Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Khi Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Hình Sự

- Đề ra các yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng.

- Yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra viên theo quy định; nếu hành vi của điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự.

- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác. Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định pháp luật tố tụng. Nếu không phê chuẩn thì phải nêu rõ lý do trong quyết định.

- Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ của cơ quan điều tra, yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can.

- Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.


- Những quyết định của cơ quan VKS trong KSĐT các vụ án hình sự là thể hiện quyền lực nhà nước, do vậy các quyết định đó phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân thi hành. Nhất là cơ quan điều tra phải có trách nhiệm thi hành các quyết định của VKS; nếu cơ quan điều tra không nhất trí thì cũng phải chấp hành nhưng có quyền kiến nghị với VKS cấp trên (được quy định tại Điều 330 BLTTHS năm 2003).

1.2.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Luật tổ chức VKSND năm 2002 đã được sửa đổi bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi KSĐT các vụ án hình sự. BLTTHS năm 2003 đã cụ thể hóa quyền hạn và nhiệm vụ của VKSND như sau:

- Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án hình sự của cơ quan điều tra. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm của cả quá trình KSĐT của VKSND. Với nhiệm vụ này, VKS phải:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

+ Kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can; xem việc khởi tố đó của cơ quan điều tra có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật hay không.

+ Kiểm sát các hoạt động điều tra của cơ quan điều tra như: khám nghiệm, hỏi cung bị can, lấy lời khai nhân chứng, lấy lời khai người biết việc, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp điều tra, trình tự, thủ tục tiến hành các bước điều tra ... Xem các hoạt động trên có đúng theo các quy định của pháp luật hay không; có đạt hiệu quả hay không. Kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra xem có đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật tố tụng hay không, nhất là có đúng với hướng dẫn liên ngành của Bộ Công an và VKSNDTC hay không. Để từ đó thực hiện tốt quyền công tố như quy định tại Điều 112 BLTTHS năm 2003.

Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh - 7

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng.

Những người tiến hành tố tụng là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS, kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án nhân dân.

Những người tham gia tố tụng là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự; người giám định, người phiên dịch.

- VKS là cơ quan duy nhất có trách nhiệm giải quyết việc tranh chấp thẩm quyền về điều tra vụ án hình sự. Do pháp luật TTHS quy định, hiện có ba hệ thống cơ quan điều tra theo ba ngành: cơ quan điều tra trong Công an nhân dân; cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân; cơ quan điều tra của VKSNDTC. Ngoài ra, pháp luật tố tụng hiện hành còn chia các cơ quan điều tra theo các cấp khác nhau từ Trung ương đến địa phương (ba cấp). Do đó việc xảy ra tranh chấp về thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự là điều khó tránh khỏi.

- Yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra như: sử dụng các biện pháp nghiệp vụ sai mục đích; để quá hạn thời hạn điều tra, bức cung, nhục hình; vi phạm chế độ giam, giữ … Yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh điều tra viên, cán bộ điều tra đã vi phạm pháp luật khi tiến hành điều tra, tùy theo tính chất mức độ của vị phạm mà VKS có thể kiến nghị thủ trưởng cơ quan điều

tra có những hình thức kỷ luật phù hợp; nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ xử lý về mặt hình sự.

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Thông qua KSĐT, VKS phát hiện những sơ hở, thiếu sót; những sơ hở đó có thể là nguyên nhân của tội phạm để các cơ quan, tổ chức có những biện pháp chủ động ngăn ngừa vi phạm và tội phạm. Đây là nhiệm vụ thường xuyên và có hiệu quả của ngành kiểm sát nhân dân.

VKSND thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hành công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn khi KSĐT các vụ án hình sự thì đó cũng chính là việc áp dụng pháp luật của VKSND trong quá trình KSĐT các vụ án hình sự.

1.3. vai trò của kiểm sát điều tra và những yêu cầu cơ bản về việc nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

1.3.1. Vai trò của áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND có vai trò và nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm mọi hành vi vi phạm tới lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được xử lý theo pháp luật.

áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; kích thích tư duy pháp lý mới; tạo thói quen tuân thủ pháp luật. Thực tế thấy rằng, các quy phạm pháp luật nói chung và các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KSĐT nói riêng đều được kiểm nghiệm qua công tác KSĐT, kiểm nghiệm về tính phù hợp hay không phù hợp, tính có căn cứ hay tính không có căn cứ... Là cần phải có những quy định mới hay cần sửa đổi bổ sung những quy định cụ thể nào khác... Mà chỉ có qua công tác KSĐT các vụ án hình sự mới có thể phát hiện

ra được. Qua công tác KSĐT, phát hiện ra những dạng vi phạm pháp luật mới, những dạng quan hệ xã hội mới cần phải có những quy phạm pháp luật điều chỉnh kịp thời, những quy phạm đã lạc hậu, chồng chéo cần thay thế sửa đổi.

Vai trò cơ bản của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKS là nhằm bảo đảm chế độ XHCN, bảo vệ quyền tự dân chủ của công dân;bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người dưới chế độ XHCN. áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự góp phần đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn kỷ cương phép nước. Những hành vi vi phạm và tội phạm đều phải được phát hiện, xử lý nghiêm minh và kịp thời; đảm bảo pháp chế XHCN.

áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự còn có vai trò quan trọng là hướng các chủ thể của các quan hệ pháp luật trong điều tra các vụ án hình sự thực hiện những hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật: Thực hiện đúng, đầy đủ chức trách của mình được giao khi tiến hành tố tụng; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; Ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm mới trong quá trình điều tra các vụ án hình sự của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng.

áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự còn có vai trò nổi bật: Đó là thông qua KSĐT, VKS thường có những biện pháp, cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; những biện pháp kiến nghị phòng ngừa vi phạm trên địa bàn hoạt động. Công tác vận động tuyên truyền của VKS không chỉ đối với các đối tượng vi phạm, tội phạm mà còn tác động rộng lớn trong cộng đồng dân cư, các cơ quan ban ngành hữu quan.


1.3.2. Yêu cầu cơ bản đối với áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Yêu cầu việc áp dụng pháp luật trong KSĐT của VKSND là đảm bảo cho mọi hành vi vi phạm và tội phạm phải được phát hiện, xử lý kịp thời, chính xác theo các quy định của pháp luật hiện hành; đảm bảo không làm oan người vô tội, đồng thời đảm bảo không để lọt tội phạm. Cụ thể là: Đảm bảo cho các hoạt động điều tra, truy tố các vụ án hình sự được tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Để đạt được các mục đích, các yêu cầu đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố; đặc biệt là chất lượng áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự. Trong điều kiện cải

cách tư pháp hiện nay, vấn đề bảo đảm, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự lại càng quan trọng, đòi hỏi đáp ứng những yêu cầu mang tính lý luận, thực tiễn.

Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác KSĐT các vụ án hình sự; từ yêu cầu đặt ra của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay; trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; trên cơ sở quy định của pháp luật có thể xác định yêu cầu cơ bản đối với áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND là hợp pháp, chính xác, khách quan, đảm bảo tính khả thi.

* Yêu cầu hợp pháp:


Đây là yêu cầu cơ bản của quá trình áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Yêu cầu này đòi hỏi khi áp dụng pháp luật phải phù hợp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đúng quy định của BLTTHS năm 2003.

Pháp luật TTHS hiện hành quy định rất chặt chẽ nhiệm vụ quyền hạn của VKSND nói chung và các chức năng pháp lý của VKS nói riêng. Quá trình thực hiện các biện pháp này của VKS phải phù hợp, đúng theo các quy định đã quy định trong pháp luật tố tụng, Luật tổ chức VKSND năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung. trong khi thực hiện chức năng của mình thì phải xác định rõ được cơ quan tiến hành tố tụng; người tiến hành tố tụng có nhiệm vụ quyền hạn cụ thể như thế nào. Ví dụ, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, kiểm sát viên VKSND được ký các loại văn bản nào khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Tính hợp pháp của việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKS thể hiện ở chỗ có thực hiện theo đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay không. Thẩm quyền áp dụng pháp luật của VKS theo lãnh thổ và theo cấp ra quyết định được quy định chặt chẽ. Cấp huyện được xử lý những vụ án có khung hình phạt đến mười lăm năm tù (đến nay, để phù hợp với lộ trình cải cách tư pháp, quy định thẩm quyền này được áp dụng cho một số đơn vị cấp huyện - quận - thị xã - thành phố trực thuộc tỉnh được áp dụng thẩm quyền trên). Cấp tỉnh được thụ lý xử lý những loại án này; nếu có tranh chấp về thẩm quyền thì được giải quyết theo trình tự nào; thẩm quyền giải

quyết được xác định theo nơi phát hiện tội phạm hay nơi kết thúc điều tra các vụ án hình sự: …. cũng được pháp luật quy định một cách chặt chẽ.

Tính hợp pháp của quyết định áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND còn được thể hiện ở việc các quyết định áp dụng pháp luật đó được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn theo đúng quy định. Trước hết, pháp luật đã quy định VKSND phải kiểm tra tính có căn cứ, trình tự ban hành các quyết định của cơ quan điều tra như: khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định tạm giam... Đến lượt mình, VKS khi ban hành các quyết định phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật. Ví dụ, khi VKS phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho VKS cùng cấp để xem xét phê chuẩn việc khởi tố. "Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và phải gửi ngay cho cơ quan điều tra" [25, tr. 104].

Như vậy, phù hợp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luật quy định là yêu cầu tất yếu không thể thiếu được của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND.

* Yêu cầu chính xác, khách quan:


áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND là nhằm đảm bảo cho mọi hành vi vi phạm và tội phạm phải được phát hiện, xử lý chính xác, kịp thời và đúng theo các quy định của pháp luật. Đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người đúng tội, đúng chính sách pháp luật. Chính vì vậy các quyết định áp dụng pháp luật của VKS phải luôn chính xác, phải khách quan; điều này đòi hỏi trước khi áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hình sự, các tài liệu, chứng cứ mà tự VKS thu thập được một cách khách quan và toàn diện.

Khi xem xét quyết định khởi tố vụ án, cần xem xét căn cứ khởi tố vụ án có đảm bảo như quy định tại Điều 100 BLTTHS năm 2003 không; đã xác định được dấu hiệu của tội phạm chưa.

Khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, VKS cần phân tích, đánh giá và phải có kết luận: ai là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó đã đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự chưa; đặc biệt cần xác định rõ tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của đối tượng phạm tội để trước khi ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra.

Khi phê chuẩn quyết định tạm giam, lệnh tạm giam bị can của cơ quan điều tra cần xác định rõ: Có đúng bị can đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không, tuổi của bị can, tạm giam bao nhiêu ngày, có đáng phải tạm giam hay không.

Khi ra quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra thì phải căn cứ vào đâu, lý do như thế nào, lý do không phê chuẩn có khách quan hay không hay phụ thuộc vào ý chí chủ quan của kiểm sát viên…

Tính chính xác, khách quan của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKS được thể hiện bằng việc vận dụng đúng nội dung của quy định pháp luật. Khi áp dụng, đòi hỏi người có thẩm quyền phải đánh giá phân tích kỹ những quy phạm pháp luật cần áp dụng; nội dung quy phạm pháp luật cần điều chỉnh. Tính chính xác, khách quan còn thể hiện ở chỗ khi áp dụng pháp luật người có thẩm quyền không được áp đặt ý chí chủ quan của mình; đánh giá các tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra một cách sơ sài hoặc phụ thuộc vào các tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra khi ra các quyết định áp dụng pháp luật.

* Yêu cầu đảm bảo tính khả thi:


Tính khả thi của áp dụng pháp luật đòi hỏi các quyết định áp dụng pháp luật có được thi hành có hiệu quả trên thực tế hay không. Các quyết định, các yêu cầu, các kiến nghị của VKS phải được chấp hành, thực hiện trong quá trình điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan, ban ngành hữu quan. Các quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh tạm giam của VKS phải được thi hành ngay. Khi VKS phê chuẩn lệnh tạm giam bị can thì lệnh tạm giam của cơ quan điều tra mới có hiệu lực pháp luật. Quyết định trả hồ sơ để cơ quan điều tra điều tra bổ sung, quyết định đó phải là có căn cứ, ngoài yếu tố mang tính mệnh lệnh thì yếu tố mang tính thuyết phục, có khả năng thực hiện phải được đặt lên hàng đầu. Hoặc phê chuẩn lệnh tạm giam, quyết định tạm giam bao nhiêu

ngày khi đó cơ quan VKS phải tính đến mức độ phức tạp của vụ án, khả năng kết thúc điều tra vụ án của cơ quan điều tra nói chung và khả năng của điều tra viên nói riêng; thời hạn tạm giam đó có đủ để làm rõ các tình tiết phạm tội của bị can cũng như của vụ án không.

Như vậy, hợp pháp, chính xác, khách quan và đảm bảo tính khả thi là những yêu cầu cơ bản của việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Thực hiện tốt các yêu cầu này thì việc áp dụng pháp luật của VKSND sẽ đạt hiệu quả cao; đảm bảo cho việc điều tra các vụ án hình sự được bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Kết luận chương 1


Chương 1, Luận văn tập trung phân tích những vấn đề lý luận về những khái niệm, đặc điểm cơ bản của áp dụng pháp luật nói chung; khái niệm, đặc điểm của điều tra các vụ án hình sự, KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Thông qua phân tích những vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật, luận văn tập trung làm rõ những khái niệm, đặc điểm của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Từ đó phân tích phạm vi, thẩm quyền và những yêu cầu cơ bản, vai trò hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí