Khuyết Điểm Về Mặt Thực Hiện Pháp Luật

tiếp HĐLĐ do hợp đồng cũ hết thời hạn mà người sử dụng lao động không có nhu cầu sử dụng... Những điều trên gây nên tâm lý bất ổn, hoang mang trong lực lượng công nhân viên chức, trong đó có nhiều người từng có thời gian gắn bó với khu vực nhà nước, doanh nghiệp hoặc đã có thời gian tham gia kháng chiến. Việc nghỉ hưu trước tuổi đã gây nên sự đối lập giữa lợi ích cá nhân và nhà nước: nó làm cho NLĐ được hưởng lương hưu dưới dạng ưu đãi, được nhận các loại trợ cấp và hỗ trợ... do vậy đã làm thiệt hại cho Ngân sách nhà nước và đồng thời làm tăng thêm gánh nặng cho quỹ BHXH (quỹ thành phần hưu trí, tử tuất) vốn đang chịu sức ép với số lượng lớn đối tượng hưu trí. Tuy nhiên ở một góc độ khác, CPH đã buộc NLĐ về hưu trước tuổi, làm cho NLĐ bị mất việc làm hoặc thu nhập giảm sút, do mức lương hưu thấp hơn so với thu nhập khi đang làm trong DNNN.

Thứ hai, việc áp dụng chế độ ưu đãi về mua cổ phần đối với NLĐ còn bất cập mà các quy định của pháp luật về CPH đã không được bổ sung, sửa đổi kịp thời.

Theo quy định tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 23/11/2002, người lao động được mua cổ phần ưu đãi theo quy tắc: không quá 10 cổ phần cho một năm làm việc trong khu vực nhà nước. Đến Nghị định 187/2004/NĐ- CP ngày 16/4/2004 và Nghị định l09/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007, NLĐ được mua 100 cổ phần ưu đãi nếu có 1 năm làm việc trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên, khi áp dụng chế độ ưu đãi theo Nghị định 64/2002, người lao động được mua cổ phần với giá thực tính trên giá trị doanh nghiệp. Đến Nghị định 187/2004 và Nghị định 109/20Đ7, NLĐ được mua cổ phần sau khi đấu giá, tức là sau khi đã để cho cả những người ngoài doanh nghiệp thực hiện sự cạnh tranh, đẩy giá cổ phần lên, thậm chí rất cao và ảo, làm cho nhiều NLĐ không có khả năng mua cổ phần. NLĐ trở thành "nạn nhân" của những toan

tính của giới kinh doanh và lớp người khá giả, đã có những toan tính loại bỏ các thành phần khác.

- Thứ ba, trong thực tiễn, còn xuất hiện những tình huống mà quá trình CPH đã gây nên những thiệt thòi đối với NLĐ mà các quy định của pháp luật về CPH đã không được xây dựng để xử lý thấu đáo.

Việc CPH đã chưa tính đến phương án giải quyết quyền lợi của NLĐ trong trường hợp bị nghỉ việc do doanh nghiệp không đảm bảo việc làm trong thời gian dài không do lỗi của NLĐ. Nếu chỉ tính thời gian làm việc thực tế thì NLĐ vừa mất tiền lương (ngừng việc), vừa không được đóng BHXH (do nghỉ việc không lương), vừa không có quyền mua cổ phần ưu đãi. Nhiều NLĐ bị buộc phải nghỉ việc từ nhiều năm trước, không được hưởng lương, nay trong quá trình CPH số năm nghỉ việc đó không được tính để mua cổ phần vì không nằm trong "thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước”.

- Thứ tư, pháp luật về CPH chưa có quy định về trường hợp một bộ phận của doanh nghiệp đã CPH, nay lại CPH toàn bộ doanh nghiệp, thì giải quyết quyền mua cổ phần ưu đãi của NLĐ thế nào.

Trong thực tế có doanh nghiệp được CPH một bộ phận từ trước theo phương án thí điểm, nay theo chỉ đạo sẽ CPH toàn bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sự "hổng" của luật pháp và cách giải quyết của địa phương không có cơ sở dẫn đến việc cắt giảm quyền mua cổ phần của NLĐ đối với bộ phận đã được CPH thành công ty độc lập; đồng thời cũng cắt luôn quyền mua cổ phần ưu đãi của NLĐ trước đây làm việc tại DNNN và hiện tại là NLĐ trong CTCP được hình thành từ một bộ phận của DNNN.

2.3.2.2. Khuyết điểm về mặt thực hiện pháp luật


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bên cạnh những ưu điểm, quá trình CPH sẽ có tác động rất lớn tới số lượng và chất lượng lao động doanh nghiệp và vấn đề xã hội liên quan. Hàng

vạn NLĐ trong hơn 10 nghìn DNNN đã, đang và sắp được cổ phần hoá chắc chắn là đối tượng chịu những sức ép rất lớn về tâm lý vì vấn đề việc làm, đời sống và quyền lợi.

Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn - 10

CPH dẫn đến một số lượng lớn lao động nhất định không thể tiếp tục thực hiện quan hệ lao động vì vậy phải có chính sách, chế độ thỏa đáng đối với họ. Theo báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, tính đến hết năm 2005, chúng ta đã cổ phần hóa được gần 3.000 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện Nghị định 41/CP/2002, từ năm 2002 đến hết năm 2005, chúng ta đã giải quyết chính sách dôi dư cho gần 180.000 lao động với tổng số tiền khoảng 6.000 tỷ đồng. Tính bình quân mỗi lao động dôi dư được nhận trợ cấp là 33,4 triệu đồng [39].

Mặc dù trong nhiều năm qua chúng ta luôn có sự điều chỉnh, bổ sung chính sách, quy đinh về chế độ, quyền lợi của NLĐ nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập cả vê quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện nên hiệu quả về mọi phương diện kinh tế - xã hội, pháp lý, chính sách với NLĐ đều chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Sự bất cập này thể hiện ở việc giải quyết chế độ cả với NLĐ đã chấm dứt quan hệ lao động và cả những người tiếp tục làm việc tại CTCP, không chỉ trong quá trình CPH mà cả sau khi doanh nghiệp đã CPH. Mặt khác, việc giải quyết chế độ, quyền lợi với NLĐ khi CPH DNNN không chỉ là những vấn đề về tài chính, việc làm, thất nghiệp …. mà còn là những vấn đề tư tưởng, tâm tư hay nói cách khác không chỉ nội dung kinh tế mà là vấn đề về xã hội xã hội chủ nghĩa.

Cụ thể như sau:


Thứ nhất, bộ máy quản trị ở nhiều CTCP sau cổ phần hoá vẫn ở tình trạng "bình mới, rượu cũ” [40] [41]. Theo nhận định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các DNNN đã được CPH nhưng cách thức hoạt động và mọi cơ chế vẫn gần như trước đây [42]. Như trên đã nêu, CPH đã có

tác dụng tạo động lực mới cho doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp không được cải cách phù hợp, thì sẽ dẫn đến sự hạn chế về tư duy, trình độ quản trị doanh nghiệp, do đó dẫn đến hạn chế về hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Theo một khảo sát của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2002, sau khí CPH, bộ máy quản lý của các CTCP Ở Việt Nam rất ít được đổi mới. Đa số CTCP sau CPH vẫn sử dụng cán bộ quản lý chủ chốt thuộc bộ máy cũ (giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng). Quyền và nghĩa vụ của cổ đông không được hiểu và thực hiện đầy đủ.

Thứ hai, vai trò của cổ đông đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các công ty sau CPH mờ nhạt, chưa rõ ràng, hoặc quá lạm dụng, tiềm ẩn nguy cơ nảy sinh các xung đột lợi ích, dẫn đến sự can thiệp thường xuyên và bất hợp lý của các cơ quan quản lý Nhà nước vào quản trị công ty. Mục đích phân tách chức năng hoạch định chính sách hành chính và quản trị sẽ không được thực hiện [43]. Ở nhiều CTCP, dù phần vốn nhà nước nắm giữ không nhiều, thậm trí không còn vốn của nhà nước, nhưng vẫn bị cơ quan chủ quản trước đây bắt phải xin ý kiến về việc bổ nhiệm cán bộ, về kế hoạch mở rộng công ty... Nhiều cơ quan chủ quản cũ của CTCP thậm trí còn giao kế hoạch cho doanh nghiệp dù họ không phải là đại diện phần vốn nhà nước trong CTCP... Sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp còn do chính bản thân các CTCP không mong muốn sử dụng quyền làm chủ của mình. Nhiều CTCP đã CPH nhưng vẫn muốn có cơ quan quản lý đỡ đầu hay che chắn nên vẫn để cơ quan quản lý can thiệp vào.

Thứ ba, tình trạng thiết lập và thực hiện các giao dịch trục lợi tồn tại ở nhiều công ty (phổ biến là các giao dịch như cho thuê tài sản, mua sắm máy móc thiết bị, đấu thầu, bảo hiểm...). Nguyên nhân của tình trạng giao kết trục lợi, cơ bản phải kể đến là việc quản lý, giám sát bộ máy quản trị công ty còn lỏng lẻo, nhất là trong các công ty mà Nhà nước nắm giữ nhiều cổ phần (do

các cổ đông thiếu hiểu biết hoặc thiếu động lực và thời gian để thực hiện công việc kiểm soát bộ máy quản trị. Ngoài cổ đông lớn (thường là Nhà nước), các cổ đông khác thường không nắm rõ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy trên thực tế họ ít có khả năng can thiệp hiệu quả và tích cực vào hoạt động của công ty.

Thứ tư, vai trò của cổ đông là NLĐ - thường là cổ đông thiểu số, chưa được phát huy hiệu quả. Họ vừa là người nắm giữ cổ phiếu lại vừa là NLĐ trong công ty, về nguyên tắc chịu sự chỉ đạo, điều hành từ bộ máy quản lý. Bên cạnh đó ảnh hưởng bởi hệ thống bảo đảm an sinh xã hội được kế thừa từ thời DNNN các cổ đông là NLĐ khó có thể thực hiện đầy đủ vai trò, quyền hành của một cổ đông thực sự.

Mặt khác, tại các công ty sau khi CPH, một thực trạng khó khăn mà công ty phải đối mặt là sự chuyển đổi cổ phiếu của NLĐ, một quá trình diễn ra "âm thầm và mạnh mẽ". Có nhu cầu khác với nhu cầu đầu tư, NLĐ đã tìm cách hoán đổi cổ phiếu của mình cho những người khác để nhận tiền mặt. Điều này chính là sự thách thức đối với mong muốn "tránh xáo trộn" mà công ty đặt ra. Thực tế tồn tại ở một số CTCP đã được CPH, nhiều NLĐ chỉ là “cổ đông trên giấy", còn cổ đông thực sự thì “núp bóng". Về giấy tờ, NLĐ vẫn đứng tên sở hữu cổ phần, nhưng cổ phần thực ra lại không thuộc về họ, NLĐ bán "tiêu chuẩn" cổ phần của mình cho những người muốn mua bên ngoài để hưởng hoa hồng. Khi nhà đầu tư (NLĐ) mất niềm tin vào người quản trị doanh nghiệp thì họ tìm cách bán cổ phần cho người khác, dọn đường cho những cổ đông đa số thôn tính công ty [44]. Nói cách khác, có tình trạng sau khi đã tiến hành CPH xong, một số cá nhân tìm mọi cách để thôn tính dần số cổ phiểu của cổ đông là Nhà nước, mua gom số cổ phiếu khác dưới nhiều thủ đoạn rất tinh vi nhằm thâu tóm quyền lực, thao túng CTCP dưới nhiều hình thức [45].

Sau khi đã chuyển nhượng cổ phần, công nhân vẫn có tên trong danh sách cổ đông của công ty, thậm chí còn được những chủ sở hữu cổ phần đích thực "thuê" đi họp Đại hội đồng cổ đồng và kiến nghị, biểu quyết, bầu HĐQT theo ý của những chủ sở hữu này. Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, những chủ sở hữu đứng ngoài "điều khiển" công nhân. Như vậy, cơ cấu cổ đông của công ty, cơ cấu vốn đã hoàn toàn thay đổi. Trên sổ sách, NLĐ vẫn nắm giữ 30-40% cổ phần doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ trên thực chất lại do cổ đông ngoài nắm giữ. Thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, họ chi phối một cách tinh vi hoạt động của công ty theo chiều hướng có lợi cho họ. Do vậy, việc dành một phần lợi nhuận để đầu tư mới cho đào tạo con người, trang thiết bị, công nghệ nhằm phát triển thường không xảy ra ở các công ty nói trên.

Qua đánh giá của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Đặng Văn Thanh - người tham gia đoàn giám sát của Quốc hội - cũng cho thấy: có tình trạng, một số DNNN sau khi CPH đang dần chuyển hóa thành doanh nghiệp tư nhân do một số cổ đông đã bán, chuyển nhượng số cổ phần của mình, hoặc làm trung gian thu gom cổ phần cho tư nhân ngoài doanh nghiệp nắm giữ, có trường hợp đã nắm hơn 50% tổng giá trị cổ phần danh nghĩa để trở thành chủ nhân đích thực của doanh nghiệp. Đây là điều trái với chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước [46].

Thứ năm, tình trạng vi phạm quyền của cổ đông thiểu số trong các CTCP sau cổ phần hóa khá phổ biến. Trong điều lệ của nhiều CTCP cổ phần hóa, kể cả CTCP có cổ phần đa số của Nhà nước đã quy định tiêu chuẩn cho cổ đông (phải hội đủ bao nhiêu cổ phần đại diện trở lên như 1000 cổ phần,

10.000 cổ phần hay 50 triệu, 100 triệu...) mới được tham dự. Mục đích mà các công ty này thường đưa ra là thuận tiện cho hoạt động của công ty, tập trung dân chủ và tiết kiệm. Tuy vậy, các quy định này hoàn toàn trái với Luật

Doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tất cả các cổ đông đều có quyền tham dự và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; Đại hội đồng cổ đông gồm tất cổ các cổ đông có quyền biểu quyết.

Thứ sáu, trong một số CTCP hình thành từ CPH, quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông phổ thông bị hạn chế trái pháp luật. Có công ty quy định trong điều lệ: cổ đông phổ thông trong công ty chỉ được chuyển nhượng sau 1 năm hoạt động và trong năm đầu tiên đó, nếu có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần phải trình báo HĐQT để thông báo bán ưu tiên trong nội bộ công ty. Trường hợp không thỏa thuận được thì mới chuyển nhượng cho các đối tượng bên ngoài. Những quy định này của điều lệ công ty là trái Luật doanh nghiệp và xâm phạm quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông.

Thứ bảy, còn có nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình sắp xếp lao động. Công tác sắp xếp lao động còn chưa được một số doanh nghiệp quan tâm đúng mức, doanh nghiệp thiếu thông tin, thiếu cán bộ chuyên trách nên nhiều vấn đề không giải quyết được. Một số doanh nghiệp vẫn duy trì đơn tự nguyện nên thợ bậc cao xin ra trước còn đối tượng cần sắp xếp thì không tự nguyện. Hay nói cách khác là tình trạng lao động “dôi dư giả” và “dôi dư thật”.

Tình trạng chuyển xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch viên chức chưa đúng qui định của Nhà nước khá phổ biến, không gắn với chức danh ngành nghề, công việc đang làm, phát sinh khoản chênh lệch kinh phí không nhỏ được lấy từ Ngân sách Nhà nước. Công tác cấp sổ BHXH cho NLĐ đã nghỉ việc trước ngày 01/01/1995, số người đi hợp tác lao động về vẫn chưa được tháo gỡ thoả đáng nên còn tồn đọng một số lao động chưa được pháp luật bảo vệ tại thời điểm CPH. Một số doanh nghiệp không trả trợ cấp chấm dứt

HĐLĐ khi điều động, thuyên chuyển công tác; không trích, lập Quĩ dự phòng mất việc làm và giải quyết dứt điểm số lao động dư thừa hàng năm.

Thứ tám, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước ở một số doanh nghiệp còn chưa hợp lý, thủ tục hành chính rườm rà thẩm quyền quyết định bị phân tán trong việc xác định đối tượng, phê duyệt phương án sắp xếp lao động, phê duyệt dự toán tiền chế độ của NLĐ thuộc diện dôi dư. Doanh nghiệp thực hiện phải qua nhiều khâu, nhiều cấp, lại chưa gắn với chỉ đạo, điều hành nên không sát với thực tế mất nhiều thời gian kiểm tra, lại không xác định được trách nhiệm của DNNN thuộc phạm vi quản lý của mình.

Đặc biệt, việc đẩy lên cơ quan Bộ để giải quyết những việc mang tính sự vụ, không đúng chức năng quản lý nhà nước; trong khi đó, chưa đề cập đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các Tổng công ty 90, 91 trong công tác CPH và giải quyết lao động dôi dư do doanh nghiệp tuyển dụng còn Nhà nước trả trợ cấp thôi việc, hay giải quyết những phát sinh bất hợp lý liên quan vai trò đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thành viên thực hiện CPH, hoặc đảm bảo các điều kiện vật chất, tinh thần cho NLĐ dôi dư sau khi họ đã rời khỏi khu vực Nhà nước.

Tình trạng chậm thanh quyết toán khoản kinh phí được cấp khá phổ biến do nhiều nguyên nhân như: NLĐ dôi dư đi làm xa không đến nhận trực tiếp, hoặc thắc mắc về thời điểm tính chế độ, quyền lợi. Doanh nghiệp mắc nợ NLĐ nhưng khấu trừ không thoả đáng, doanh nghiệp còn nợ đọng kinh phí đóng BHXH nên tiến độ giải quyết các chế độ cho NLĐ thôi việc bị chậm trễ.

Thứ chín, cơ cấu sử dụng lao động sau CPH còn nhiều vấn đề bất cập. Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ chưa qui định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp giải quyết chính sách cho NLĐ thôi việc hàng năm, đối với CTCP đã đi vào hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn được Nhà nước hỗ trợ tài chính cho NLĐ thôi việc. Thực tế các CTCP chưa minh bạch

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí