Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động Trong Và Sau Quá Trình Cổ Phần Hoá Doanh Nghiệp Nhà Nước

Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều 79 Luật doanh nghiệp năm 2005 được thực hiện như sau:

a) Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quy định để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;

b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật doanh nghiệp năm 2005 được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

Trường hợp người lao động là cổ đông sáng lập thì có các quyền lợi khác được quy định tại các điều 81, 82, 83, 84 Luật doanh nghiệp năm 2005. Trường hợp người lao động giữ các chức danh trong doanh nghiệp thì có những quyền lợi được quy định cụ thể tuỳ từng chức danh theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2.3. Thực trạng bảo vệ quyền lợi của người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

2.3.1 Ưu điểm


2.3.1.1. Ưu điểm về mặt xây dựng pháp luật

CPH DNNN được tiến hành trên thực tế từ năm 1992, bắt đầu từ việc thí điểm ở một số doanh nghiệp tự nguyện, đến nay đã có 17 năm "thâm niên".

Thực hiện chủ trương CPH DNNN nói chung cũng như bảo vệ quyền lợi NLĐ nói riêng, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Đất đai, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Kiểm toán và Kế toán, Luật Chứng khoán, Luật các Tổ chức tín dụng... Chỉ tính riêng Chính phủ đã ban hành gần 40 văn bản quy phạm pháp luật tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ cho việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước [32].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Qua thống kê cho thấy, từ năm 1987 đến nay đã có ít nhất là 111 văn bản quy phạm pháp luật và áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương (Chính chủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ: Lao động- Thương binh và Xã hội, Tài chính...) đã được ban hành nhằm tổ chức thực hiện và thúc đẩy tiến trình CPH. Trong đó có 23 văn bản đề cập đến chính sách, quyền lợi của NLĐ [33]. Các văn bản này đã góp phần thực hiện tốt chủ trương CPH DNNN nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra là: Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo NLĐ; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp; huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm : cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp; phát huy vai trò làm chủ thực sự của NLĐ, của các cổ đông; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và NLĐ.

2.3.1.2. Ưu điểm về mặt thực hiện pháp luật

Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn - 9


Theo Báo cáo số 133/BC-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về CPH DNNN, tính đến ngày 31/12/2005, cả nước đã cổ phần hoá được 2.935 DNNN. Trong đó, doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng chiếm 66,0%; ngành thương mại, dịch vụ chiếm 27,6%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6,4%. Phân theo chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiếm 61,7%; thuộc các Bộ, ngành chiếm 29%; thuộc các tổng công ty 91 chiếm 9,3%. Phân theo quy mô vốn, doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng chiếm 54,0%; từ 5 - 10 tỷ đồng chiếm 23,0%; trên 10 tỷ đồng chiếm 23,0%.

Báo cáo về cổ phần hoá DNNN tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/8/2008, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, tính đến 30/6/2008, cả nước đã thực hiện cổ phần hoá được 3.786 DN và bộ phận DN [34].

Dựa trên báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên 1 năm cho thấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%. Đặc biệt, có tới trên 90% số doanh nghiệp sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi [35], nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao động tăng bình quân 6,6%, cổ tức bình quân đạt 17,11% [36].

Bên cạnh đó, 1 nghiên cứu của một nhóm chuyên gia nước ngoài về đo lường ảnh hưởng của CPH đến hoạt động công ty ở Việt Nam bằng việc so sánh các kết quả sản xuất và tài chính trước và sau CPH của 121 DNNN. Nhóm tác giả nhận thấy có sự tăng lên đáng kể trong lợi nhuận, doanh thu, hiệu quả và thu nhập của NLĐ và CPH ở Việt Nam cải thiện hoạt động công ty trên hầu hết các chỉ tiêu hoạt động [37].

Những hiệu quả của công tác CPH DNNN nêu trên chính là cơ sở cho việc thực hiện chính sách, chế độ cho NLĐ một cách hiệu quả và công bằng.

Tại các doanh nghiệp sau CPH, việc làm và thu nhập của đa số NLĐ đều được đảm bảo ổn định và có chiều hướng tăng lên. Mặc dù có thay đổi trong cơ cấu quản lý và sử dụng lao động nhưng trên thực tế, số doanh nghiệp sa thải NLĐ khi thực hiện CPH không nhiều. Ngược lại, với việc đổi mới, mở rộng và nâng cao năng suất sản xuất, doanh nghiệp CPH đã tạo được nhiều việc làm và tăng thu nhập cho NLĐ, đặc biệt là những NLĐ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao và có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.

Theo kết quả điều tra của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tại hơn 100 DNNN đã CPH, cho thấy số lao động mới vào làm việc tại các doanh nghiệp sau CPH chiếm 15% tổng số lao động hiện có. Nhiều doanh nghiệp khi tiến hành sắp xếp lao động, số NLĐ dôi dư nghỉ hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật chiếm từ 20% đến 40% tổng số lao động trong doanh nghiệp, nhưng sau khi chuyển thành CTCP, công ty tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động hơn cả số lao động đã nghỉ trước đó.

Chỉ riêng tại Hà Nội, theo báo cáo của 65 doanh nghiệp CPH, số lao động bình quân trước khi CPH là 7.336 lao động, sau khi chuyển sang CTCP đã sắp xếp lại còn 6.741 lao động (giảm 595 lao động) nhưng đồng thời cũng tuyển thêm 622 lao động mới. Thu nhập bình quân (tại thời điểm năm 2003) của NLĐ tăng từ 591.000 đồng/tháng lên 778.000 đồng/tháng (tăng 31%) [9]. Những công ty điển hình có số lao động tăng mạnh sau CPH là: CTCP Đại lý Liên hiệp vận chuyển (tăng 43%), CTCP May Hồ Gươm (tăng 280%),CTCP giấy Hapaco Hải Phòng (tăng gần 200%) chưa kể số lao động được tuyển vào các đơn vị thành viên mới thành lập của công ty… [38].

Vấn đề tiền lương và thu nhập của NLĐ, theo kết quả khảo sát và báo cáo của công đoàn các cấp cho thấy, thu nhập của NLĐ tại các doanh nghiệp

sau CPH tăng đáng kể so với trước. Thu nhập bình quân của NLĐ tại DN CPHH từ 1 năm trở lên bình quân tăng 12% so với trước kia, chưa kể thu nhập có được từ cổ tức. CTCP Đại lý liên hiệp vận chuyển (tăng gấp 4 lần); CTCP Thuỷ sản Hoài Nhơn (tăng 200%); CTCP Hoá chất Minh Đức (tăng gấp đôi)… đó là các doanh nghiệp điển hình đã tăng thu nhập cho NLĐ [38]. Ngoài ra, với chính sách cho NLĐ mua cổ phần ưu đãi, sau CPH, NLĐ trở thành cổ đông trong các CTCP, hàng năm họ nhận được cổ tức. Đây là một khoản thu nhập không nhỏ cho NLĐ, đặc biệt là tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển, làm ăn có lãi. Khảo sát cho thấy, mức cổ tức bình quân cho các CTCP cao gấp 2-3 lần lãi suất ngân hàng (phổ biến từ 12% đến 20%/ năm). Nhiều doanh nghiệp có mức cổ tức ổn định và cao như: CTCP May Bình Minh (49%), CTCP chế biến lâm –thuỷ sản (48%), CTCP sản xuất và kinh doanh kim khí (41%), CTCP Đầu tư xây dựng Bình Chánh (35%), CTCP Khai thác đá và vật liệu xây dựng Hoá An (30%)... [38].

Lý do tiền lương và thu nhập của NLĐ tại CTCP tăng cao là do cơ chế quản lý của CTCP được đổi mới, đặc biệt, Ban kiểm soát do đại hội cổ đông bầu có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy của CTCP đựơc sắp xếp lại gọn nhẹ, năng động, khu vực hành chính được giảm tối đa. Ở nhiều CTCP, số cán bộ gián tiếp chỉ còn chiếm 7-8% tổng số lao động trong công ty. Vấn đề chi tiêu trong CTCP được giám sát chặt chẽ, giảm tối đa những khoản chi không cần thiết, lãng phí. Mọi khoản chi và mức chi trong công ty đều phải công khai, do Đại hội cổ đông và hội đồng quản trị quyết định. Ngoài ra, nhờ công khai, dân chủ nên giá cả nguyên vật liệu, thiết bị và dịch vụ đầu vào và bán thành phẩm đầu ra được kiểm soát chặt chẽ ….

Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi cho NLĐ trong việc mua cổ phần tại doanh nghiệp CPH luôn được nhà nước ta quan tâm. NLĐ phần nhiều do thu

nhập hạn chế không có khả năng mua cổ phần theo giá cạnh tranh trên thị trường, nhờ có chính sách ưu đãi về giá, họ sẽ được mua cổ phần của chính doanh nghiệp nơi mình làm việc. Thực tế cho thấy, nhiều NLĐ đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc sở hữu cổ phần nên đã cố gắng tiết kiệm chi tiêu hoặc vay mượn để mua cổ phần.

Như trên đã trình bày, NLĐ sau khi mua cổ phiếu, trở thành cổ đông của doanh nghiệp, họ trở thành những người đồng sở hữu chủ của DN, họ có các quyền lợi của cổ đông, đó là quyền biểu quyết, quyền được hưởng cổ tức khi công ty kinh doanh có lãi, quyền chất vấn, phê bình, kiến nghị về công việc của hội đồng quản trị, Giám đốc và kiểm soát viên, về hoạt động của công ty, quyền được bầu cử, ứng cử tại Đại hội cổ đông. Với tư cách là người làm chủ doanh nghiệp của mình nên ý thức của NLĐ ngày càng được nâng cao. Họ tham gia nhiệt tình vào các hoạt động quản lý doanh nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao tính chủ động, tích cực, tinh thần tự giác trong lao động sản xuất, có ý thức trong việc nâng cao trình độ chuyên môn… Họ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, mang lại những lợi ích thiết thực cho chính NLĐ, cho công ty, cho Nhà nước và xã hội

Việc giải quyết quyền lợi cho NLĐ dôi dư khi tiến hành CPH DNNN là mối quan tâm hàng đầu của NLĐ, bởi vì, đây là vấn đề việc làm cũng như thu nhập và cuộc sống của NLĐ. Lao động dôi dư sẽ đồng nghĩa với việc không có việc làm, dẫn đến mất nguồn thu nhập và cuộc sống bị ảnh hưởng. Do vậy, Nếu giải quyết quyền lợi cho các đối tượng này không thoả đáng có thể gây ra những phản ứng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến độ CPH. Chính vì vậy Nhà nước luôn quan tâm giải quyết hợp lý quyền lợi cho họ. Trên thực tế, chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp và CPH DNNN được doanh nghiệp và NLĐ đón nhận tích cực.

Bênh cạnh đó, NL Đ còn được Nhà nước trả cho họ một khoản kinh phí để họ đi tìm việc làm mới hoặc tự tạo việc làm, ổn định cuộc sống khi không còn làm việc tại doanh nghiệp Nhà nước. Theo báo cáo của Chính phủ: “Đến hết năm 2005, Chính phủ đã hỗ trợ 6000 tỷ đồng để giải quyết chế độ đối với 179.955 lao động dôi dư tại 3.520 doanh nghiệp được sắp xếp lại” [32]. Cũng theo báo cáo về kết quả khảo sát của Chính phủ, tại 2.800 NLĐ dôi dư, sau 6 tháng dời khỏi doanh nghiệp có 81,7% số lao động có thu nhập bằng hoặc cao hơn khi làm việc tại DNNN, trong đó 37% có mức thu nhập cao hơn, chỉ có 18,3% số lượng có mức thu nhập thấp hơn [32]. Tình hình cụ thể, về việc giải quyết quyền lợi cho NLĐ dôi dư tính đến năm 2005 như sau: có 464 doanh nghiệp CPH được Bộ Tài chính đã cấp duyệt kinh phí cho 21.169 NLĐ dôi dư với tổng số tiền được cấp là 617.213 tỷ đồng. Trong đó có 2.305 người nghỉ hưu trước tuổi được hưởng trợ cấp với số tiền 39.749 tỷ đồng, 18.859 người được hưởng trợ cấp mất việc làm với số tiền trợ cấp là 577.294 tỷ đồng

Thực tế cho thấy, chính sách làm cho NLĐ dôi dư phấn khởi và yên tâm nhất là được bảo lưu chế độ BHXH và được tạo điều kiện tiếp tục đóng BHXH khi làm việc ở các doanh nghiệp khác thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Phần lớn NLĐ mất việc làm do CPH DNNN đều có mong muốn nhận sổ bảo hiểm để bảo lưu chế độ BHXH, chỉ có khoảng 26% nhận trợ cấp BHXH một lần. Điêu này cho thấy, đã góp phần làm cho đời sống của NLĐ nghỉ hưu trước tuổi về cơ bản được bảo đảm.

Có thể nói, quá trình CPH DNNN đã mang lại những lợi ích thiết thực cho NLĐ. Hàng ngàn NLĐ được sắp xếp việc làm và được giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, trợ cấp và các chế độ khác như đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm. NLĐ được mua cổ phần ưu đãi và trở thành người quản lý công ty... Theo báo cáo của Chính phủ thì vấn đề lao động, một trong những vấn đề cơ bản và nhạy cảm nhất đã được giải quyết khá tốt. Chính sách

đối với lao động dôi dư đã góp phần tích cực cải thiện đời sống của NLĐ sau khi họ rời khỏi DNNN, nhất là đối với NLĐ trước khi sắp xếp có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập do doanh nghiệp khó khăn hoặc đã ngừng hoạt động; tạo điều kiện cho họ tự tạo việc làm hoặc đào tạo nghề tìm việc làm mới để có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Đạt được những kết quả nêu trên là do sự nỗ lực, cố gắng của nhà nước, các doanh nghiệp tiến hành CPH và của chính NLĐ. Điều đó một lần nữa khẳng định việc tập trung vào giải pháp CPH DNNN là một quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

2.3.2 Khuyết điểm


2.3.2.1. Khuyết điểm về mặt xây dựng pháp luật


Mặc dù có những thành công nêu trên, tạo ra được nền tảng khá vững chắc cho hệ thống cơ cấu các đơn vị kinh tế và chất lượng sản xuất kinh doanh nhưng quá trình CPH vẫn bộc lộ những hạn chế đó là:

- Thứ nhất, nhìn chung, do chính sách và quy định về CPH của nhà nước mà một số lượng lớn NLĐ bị ảnh hưởng về việc làm, nghề nghiệp, tiền lương, thu nhập...

Thực hiện các quy định về CPH buộc các doanh nghiệp phải đánh giá lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ. Bên cạnh đó, phải xây dựng lại phương án sản xuất, kinh doanh cho phù hợp với mô hình CTCP. Việc đổi mới căn bản đó đã tác động trước hết tới lực lượng sản xuất, trong đó, chịu ảnh hưởng lớn nhất, đầu tiên và trực tiếp là lực lượng lao động. Bên cạnh những NLĐ được tiếp tục làm việc tại CTCP (doanh nghiệp mới) thì có một số lượng lớn lao động bị đưa vào danh sách lao động dôi dư. NLĐ được phân thành nhiều loại và được áp dụng các chế độ như: giải quyết về hưu trước tuổi, cho thôi việc theo dạng bị mất việc làm, không được ký

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí