Quyền Lợi Người Lao Động Và Nội Dung Bảo Vệ Quyền Lợi Người Lao Động Sau Cổ Phần Hóa Theo Pháp Luật Hiện Hành

không xác định thời hạn hay là HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

- Đối với NLĐ đang thực hiện HĐLĐ không xác định thời hạn:


Căn cứ vào Điều 3, Điều 5, Điều 6 Nghị định 110/2007/NĐ-CP và Mục

II.2 Thông tư 18/2007/TT-BLĐTBXH, quyền lợi của những NLĐ đang thực hiện HĐLĐ không xác định thời hạn sẽ được giải quyết như sau:

a) Nam từ đủ 55 tuổi, nữ ̀ đủ 50 tuổi và có ̀ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy đ ịnh tại

Khoản 1 Điều 50 Luât do về hưu trước tuổi).

Bảo hiểm xã hôi

(không phải trừ % lương hưu

b) Ngườ i lao đôn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

g dôi dư đủ điều kiên

nghỉ hưu theo điểm a n êu

Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn - 8

trên, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến dướ i 60 tuổi đối vớ i nam , từ đ ủ 50

tuổi đến dướ i 55 tuổi đối vớ i nữ , đươc sau:

hưởng thêm cá c khoản trợ cấp

b.1) Trợ cấp 03 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có ) bình

quân của 05 năm cuối trướ c khi nghỉ viêc không tính thá ng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi.

cho môi

năm (đủ 12 tháng,

b.2) Trợ cấp 05 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có ) bình

quân của 05 năm cuối trướ c khi nghỉ viêc đóng bảo hiểm xã hôi.̣

cho 20 năm đầu là m viêc co

b.3) Từ năm thứ 21 trở đi, cứ môi

năm làm việc có đóng bảo hiểm

xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) bình quân của 05 năm cuối trướ c khi nghỉ viêc̣[28].

NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật BHXH nhưng còn thiếu thời gian đóng BHXH tối đa 06 tháng để hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng 1 lần cho số tháng còn thiếu, mức đóng bằng tổng

mức đóng hàng tháng của NLĐ và người sử dụng lao động theo mức tiền lương, tiền công tháng trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí

Tiền lương và phụ cấp lương (nếu có ) làm căn cứ để tính các chế độ trên cho NLĐ được tính bằng mức bình quân tiền lương, phụ cấp lương (nếu có) của 5 năm trước khi nghỉ việc. Trường hợp không đủ 5 năm thì được tính bằng mức bình quân tiền lương, phụ cấp lương (nếu có) của các năm đã làm việc trong khu vực nhà nước. Hệ số tiền lương và phụ cấp lương trước ngày 01/10/2004 được tính theo hệ số tiền lương và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang và Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp. Từ ngày 01/10/2004 trở đi, hệ số tiền lương và phụ cấp lương được tính theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với các bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.

Với NLĐ dôi dư là nam chưa đủ 55 tuổi và nữ chưa đủ 50 tuổi theo quy định để hưởng lương hưu hoặc nam đã đủ 60 tuổi, nữ 55 tuổi nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội quá 6 tháng, sẽ thực hiên chấm dứt HĐLĐ và đựơc hưởng các chế độ như sau:

a/ Trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong công việc nhà nước (công ty 100% vốn nhà nước; cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang được hưởng lương

từ ngân sách nhà nước; nông,lâm trường quốc doanh) không kể thời gian NLĐ đã nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm nhưng thấp nhất cũng bằng 02tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

b/ Được hỗ trợ thêm một tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước;

c/ Được hưởng 6 tháng tiền lương hoặc phụ cấp lương (nếu có) để đi tìm việc làm

d NLĐ có nguyện vọng học nghề thì được đào tạo tối đa 06 tháng tại các cơ sở dạy nghề theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương [29].

Nếu so với Nghị định 41/2002/NĐ-CP ta thấy, hiện nay quyền lợi của lao động dôi dư theo Nghị định 110/2007/NĐ-CP đã giảm hơn. Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 41/2002/NĐ-CP, ngoài các khoản trợ cấp như trên NLĐ thuộc nhóm này còn được hưởng trợ cấp 1 lần 05 triệu đồng. Tại Nghị định số 110/2007/NĐ-CP thì khoản trợ cấp đó đã bị bãi bỏ. Việc bãi bỏ khoản trợ cấp này nhằm giảm dần sự chênh lệch trong việc giải quyết quyền lợi cho NLĐ dôi dư do xắp xếp lại DNNN với NLĐ dôi dư trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Trường hợp NLĐ dôi dư đã nhận trợ cấp theo quy định này nếu được tuyển dụng lại vào CTCP đã cho thôi việc thì phải trả lại toàn bộ số tiền đã nhận và thời gian thực tế làm việc đã được giải quyết chế độ đối với NLĐ dôi dư theo Nghị định 110/2007/NĐ-CP được cộng nối vào thời gian thực tế làm việc tại CTCP để tính chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc sau này. Nhưng nếu NLĐ dôi dư được tuyển dụng vào công ty, đơn vị, cơ quan khác thuộc khu

vực Nhà nước cũng phải hoàn trả các khoản trợ cấp đã được nhận, nhưng không được cộng nối thời gian như trên.

Tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) làm căn cứ để tính các chế độ cho đối tượng này là tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) theo thang, bảng lương Nhà nước, được tính theo từng giai đoạn điều chỉnh hệ số tiền lương. Hệ số tiền lương để tính chế độ cho giai đoạn trước ngày 1/10/2004 là hệ số bình quân của 06 tháng liền kề đến thời điểm ngày 30/9/2004 theo Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ đã nêu trên; giai đoạn từ ngày 1/10/2004 trở đi là hệ số bình quân của 06 tháng liền kề đến thời điểm nghỉ việc theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ đã nêu trên.

- Đối với người lao động đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng:

Quyền lợi của NLĐ thuộc nhóm đối tượng này được quy định tại điều 4 Nghị định 110/2007/NĐ-CP và mục II.2 Thông tư số 18/2007/TT- BLĐTBXH. Cụ thể như sau:

a/ Trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, không kể thời gian người lao động đã nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm. Tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) làm căn cứ để tính các chế độ cho họ là tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) theo thang bảng lương nhà nước, được tính theo từng giai đoạn điều chỉnh hệ số lương. Hệ số tiền lương để tính chế độ cho giai đoạn trước ngày 1/1/2004 là hệ số bình quân của 06 tháng liền kề đến thời điểm ngày 30/9/2004 theo Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ nói trên. Giai đoạn từ ngày 1/10/2004 trở đi là hệ số bình quân của 06 tháng liền kề đến thời điểm

nghỉ việc theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

b/ Trợ cấp 70% tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động cho số tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng; trường hợp mức trợ cấp này thấp hơn mức tiền lương tối thiểu tại thời điểm nghỉ việc thì được tính bằng mức tiền lương tối thiểu. Tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) làm căn cứ tính chế độ này là tiền lương theo thang bảng lương nhà nước, được tính tại thời điểm nghỉ việc.

Nguồn kinh phí hỗ trợ lao động dôi dư do CPH DNNN lấy từ tiền bán cổ phần lần đầu. Trường hợp không đủ thì được bổ xung từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.

* Nhóm thứ hai: NLĐ không thuộc đối tượng áp ụng chính sách đối với lao động dôi dư khi CPH DNNN:

Đây là những NLĐ được tuyển dụng vào DNNN từ sau ngày 21/4/1998, thuộc diện lao động không sắp xếp được việc làm tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp, quyền lợi của họ được quy định cụ thể như sau:

Căn cứ quy định tại Điểm c, Mục II.2 của Thông tư 20/2007/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách đối với NLĐ theo nghị định 109/2007/NĐ-CP, NLĐ không thuộc đối tượng của Nghị định 110/2007/NĐ- CP thì được hưởng chế độ trợ cấp mất việc theo quy định của Điều 17 Bộ luật Lao động. Theo đó, NLĐ đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm tính theo thời gian làm việc của NLĐ đó tại doanh nghiệp. Mức trợ cấp là cứ mỗi năm làm việc, NLĐ được trợ cấp 1 tháng tiền lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng tiền lương. Nguồn kinh phí lấy từ quỹ dự phòng mất việc làm của

doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nếu còn thiếu thì đề nghị Nhà nước hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Ngoài các khoản trợ cấp trên, NLĐ thuộc diện này cũng được hưởng các quyền lợi khác như: được doanh nghiệp thanh toán hết các khoản nợ về lương, thưởng, phụ cấp …(nếu có), được nhận lại sổ lao động, sổ BHXH…

2.2.2. Quyền lợi người lao động và nội dung bảo vệ quyền lợi người lao động sau cổ phần hóa theo pháp luật hiện hành

Sau quá trình CPH DNNN hình thành các CTCP hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, do vậy quyền lợi NLĐ sau quá trình CPH được quy định căn cứ vào Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn…,

Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật lao động, NLĐ là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết HĐLĐ [30].

Quyền lợi của NLĐ được quy định cụ thể như sau:


- NLĐ được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; được bảo hộ lao động, làm việc trong những điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà nước quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ và các loại lao động có đặc điểm riêng.

- NLĐ có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo Luật công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy của doanh nghiệp và quy định của pháp luật.

- NLĐ có quyền đình công theo quy định của pháp luật.

NLĐ sau khi mua cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty. Trường hợp NLĐ là cổ đông phổ thông thì có thêm các quyền sau đây:

- Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

- Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

- Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

- Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này;

- Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

- Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty;

- Các quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty [31].

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:

a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);


b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;

c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 97 Luật Doanh nghiệp;

d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

đ) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.


Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên còn có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

b) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;

c) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023