c) Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
d) Người lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, chờ việc theo quyết định của giám đốc doanh nghiệp” [25].
NLĐ được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá ưu đãi bằng 60% giá đấu thành công bình quân được xác định trên cơ sở bán cổ phần theo phương thức đấu giá công khai do Nhà nước quy định. Đối với những NLĐ đặc biệt khó khăn ở khu vực vùng sâu, vùng xa giá bán cổ phần ưu đãi cho NLĐ có thể thấp hơn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước của NLĐ đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp để tính mua cổ phần với giá ưu đãi, bao gồm:
a) Thời gian ngườ i lao đôn
g thưc
tế là m viêc
tai
doanh nghiệp
100% vốn nhà nước ; cơ quan hà nh chính nhà nướ c , đơn vị sự nghiệp
nhà nước, đơn vi ̣thuôc ngân sá ch Nhà nướ c;
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Về Cổ Phần Hoá, Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam
- Lịch Sử Phát Triển Pháp Luật Về Quyền Lợi Của Người Lao Động Khi Cổ Phần Hoá Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Đủ 55 Tuổi Đến Dưới 60 Tuổi Đối Với Nam, Đủ 50 Tuổi Đến Dưới 55 Tuổi Đối Với Nữ, Có Thời Gian Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Đủ 20 Năm Trở Lên:
- Quyền Lợi Người Lao Động Và Nội Dung Bảo Vệ Quyền Lợi Người Lao Động Sau Cổ Phần Hóa Theo Pháp Luật Hiện Hành
- Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động Trong Và Sau Quá Trình Cổ Phần Hoá Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Khuyết Điểm Về Mặt Thực Hiện Pháp Luật
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
lưc
lươn
g vũ trang đươc
hưởng lương từ nguồn
b) Thờ i gian có hưởng lương từ nguồn doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước , ngân sá ch nhà nướ c (thờ i gian đà o tao , công tá c… ), hưởng
chế độ bảo hiểm xã hôi
(nghỉ ốm đau ; thai sản; tai nan
lao đôn
g , bênh
nghề nghiêp);
c) Thờ i gian là m viêc
theo hình thứ c nhân
khoá n sản phẩm , khối
lươn
g công viêc
trong thờ i gian nà y mà doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước có trả lương và có đóng bảo hiểm xã hôi
cho ngườ i lao đôn
g theo
quy điṇ h của phá p luât
(theo điểm 5 Mục I, Thông tư số 20/2007/TT-
BLĐTBXH).
NLĐ còn được chia số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (bao gồm cả giá trị tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi) để mua cổ phần. Khoản 4, Điều 14 Nghị định 109/2007/NĐ-CP quy định:
Tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp CPH được tính vào giá trị doanh nghiệp và CTCP tiếp tục sử dụng trong sản xuất, kinh doanh. Phần vốn tương ứng với giá trị tài sản này doanh nghiệp CPH có trách nhiệm hoàn trả Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi để chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Số dư bằng tiền của hai quỹ này được chia cho NLĐ đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp theo số năm công tác tại doanh nghiệp CPH. Như vậy, NLĐ có thêm tiền để đầu tư mua số cổ phần ưu đãi nêu trên và trở thành một cổ đông của công ty. Khi đó, NLĐ vừa được hưởng các quyền lợi về kinh tế như: hưởng cổ tức, được chia cổ phiếu thưởng, được mua cổ phần tăng vốn khi CTCP tăng vốn điều lệ…vừa có được các quyền lợi quan trọng khác như: trở thành người đồng sở hữu chủ của doanh nghiệp, từ chỗ ở “thế yếu” trong quan hệ lao động, giờ đây họ đã có quyền bàn bạc và biểu quyết bằng lá phiếu của mình, quyết định những vấn đề quan trọng trong CTCP.
Bên cạnh những quyền lợi nêu trên, NLĐ còn được mua cổ phần của công đoàn cơ sở. Đây là một điểm mới của Nghị định 109/2007/NĐ-CP. Lần đầu tiên pháp luật cho phép “Tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp CPH được sử dụng nguồn quỹ hợp pháp của công đoàn tại DNNN (không huy động, vay vốn) để mua cổ phần, nhưng không quá 3% vốn điều lệ” (theo điểm c, khoản
2, Điều 35). Tổ chức công đoàn có quyền nắm giữ cổ phần này nhưng họ không đựơc phép chuyển nhượng. Với quy định này đã nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp bởi lẽ khi công đoàn là cổ đông của công ty, thì công đoàn cũng có quyền biểu quyết, quyết định những vấn đề quan trọng trong CTCP. Do đó, công đoàn có khả năng và điều kiện làm tốt hơn vai trò bảo vệ quyền lợi NLĐ trong doanh nghiệp. Mặt khác, từ nguồn thu từ lợi tức của cổ phần, công đoàn có điều kiện về cơ sở vật chất tốt hơn cho hoạt động của tổ chức, phát triển được quỹ công đoàn và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ trong doanh nghiệp.
Đồng thời, NLĐ khi chuyển sang làm việc tại CTCP vẫn được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động. Quyền lợi của NLĐ sẽ được xác định theo quy định của pháp luật theo HĐLĐ đã ký kết với DNNN trước đó, theo Thoả ước lao động tập thể của CTCP và theo Nội quy, Quy chế lao động của CTCP. Thực tiễn cho thấy, sau CPH, CTCP và NLĐ có thể thoả thuận giữ nguyên hay thay đổi, bổ sung hợp HĐLĐ đã ký trước đó giữa NLĐ với DNNN hoặc họ sẽ giao kết HĐLĐ mới. Khi đó, quyền lợi của NLĐ sẽ thay đổi tương ứng HĐLĐ sau khi sửa đổi, bổ sung hoặc HĐLĐ mới. Tuy nhiên theo quy định pháp luật, dù HĐLĐ giữa các bên có thay đổi hay không thì thời gian làm việc của NLĐ trong khu vực Nhà nước trước đó đều được tính vào thâm niên làm việc của NLĐ để giải quyết các quyền lợi tương ứng với thâm niên làm việc tại DNNN trước khi chuyển sang làm việc tại CTCP.
Doanh nghiệp CPH có trách nhiệm lập danh sách và làm thủ tục để cơ quan BHXH tiếp tục thực hiện chế độ BHXH và cấp sổ BHXH cho NLĐ (nếu chưa cấp sổ) theo quy định, có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ về BHXH và thanh toán các khoản nợ với NLĐ trước khi chuyển sang CTCP.
Từ quy định trên ta thấy, với những NLĐ mua cổ phần và tiếp tục làm việc tại CTCP họ sẽ đồng thời vừa là NLĐ được hưởng các quyền lợi của
NLĐ, vừa là cổ đông được hưởng các quyền lợi của một cổ đông theo quy định của pháp luật. Vì vậy, cần phải xử lý để đảm bảo hài hoà hai mặt này, hạn chế tình huống đặt NLĐ vào hoàn cảnh có sự đối lập, mâu thuẫn giữa quyền lợi của người chủ doanh nghiệp với quyền lợi của NLĐ trong doanh nghiệp.
2.2.1.2. Quyền lợi của người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu
Doanh nghiệp phải lập danh sách lao động đủ điều kiện nghỉ hưu tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp. Do đây là những NLĐ có tên trong danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước nên họ cũng được hưởng quyền mua cổ phần ưu đãi theo quy định tại Điều 54 và 37 Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 và được chia số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Quyền lợi này của NLĐ thuộc diện đủ điều kiện nghỉ hưu cũng được quy định tương tự như đối với NLĐ tiếp tục làm việc tại CTCP như đã nêu trên.
Đối với NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì giám đốc doanh nghiệp CPH và cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) nơi doanh nghiệp đóng BHXH giải quyết quyền lợi về BHXH đối với NLĐ theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 50, 51 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 và Điều 26, Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, những NLĐ thuộc các trường hợp sau đây sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng:
a/ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
b/ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c/ Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d/ Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên [26].
đ/ Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên, đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
e/ Người lao động có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm 61% khả năng lao động trở lên [27].
Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ. Mức lương hưu tối đa mà NLĐ được hưởng là 75% so với mức tiền lương bình quân là căn cứ đóng BHXH. Riêng đối với trường hợp d) và e) mức lương hàng tháng cũng tính như trên, sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi chuẩn thì bị giảm đi 1% nhưng mức lương hưu thấp nhất cũng phải bằng mức lương tối thiểu chung.
Ngoài ra NLĐ có thể được hưởng trợ cấp một lần tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam và năm thứ 26 trở đi đối với nữ.
Mức trợ cấp một lần được tính: cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.
Bên cạnh đó, khi nghỉ hưu, NLĐ còn được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế do quỹ BHXH chi trả. Trong thời gian này, toàn bộ tiền đóng bảo hiểm y tế của NLĐ do quỹ BHXH chịu trách nhiệm chi trả. Khi NLĐ bị ốm đau, tai nạn… phải điều trị sẽ được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo pháp luật hiện hành.
2.2.1.3 Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
Theo điều 51 khoản 5 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP: Trường hợp NLĐ “bị mất việc, thôi việc tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì được thanh toán trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật”. Doanh nghiệp khi tiến hành CPH có một số lao động chấm dứt HĐLĐ do tự nguyện chấm dứt hợp đồng, hết thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp sẽ giải quyết quyền lợi của NLĐ theo quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động. Cụ thể: khi chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian đã làm việc theo các bản HĐLĐ giao kết (kể cả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà NLĐ thực tế làm việc tại DNNN. Mức trợ cấp thôi việc được tính: cứ mỗi năm làm việc bằng nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương (nếu có).
Ngoài ra, NLĐ thuộc diện này còn được được doanh nghiệp thanh toán hết các khoản nợ tiền lương, tiền nợ, trả lại sổ lao động cùng với các giấy tờ khác. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ trợ cấp lấy từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nếu còn thiếu thì doanh nghiệp đề nghị Nhà nước hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Ngoài ra,
doanh nghiệp đó còn có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục để cơ quan BHXH giải quyết quyền lợi cho NLĐ theo quy định của pháp luật.
Mặc dù, những NLĐ này sẽ chấm dứt HĐLĐ, nhưng họ vẫn được hưởng quyền ưu đãi mua cổ phần của doanh nghiệp với giá giảm 60% so với đấu giá bình quân thành công và được chia số dư bằng tiền từ quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng (bao gồm cả giá trị tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi) của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 51 Nghị định 109/2007/NĐ-CP.
2.2.1.4 Quyền lợi của người lao động bị dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Lao động dôi dư là vấn đề thường xảy ra trong quá trình CPH DNNN do việc sắp xếp, bố trí lại lao động ở CTCP. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 110/2007/NĐ-CP, ta có thể hiểu: NLĐ dôi dư là NLĐ đang làm việc hoặc người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp nhưng không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm CPH, DNNN đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng không bố trí được việc làm.
Theo quy định tại Điểm C Khoản 2 Mục II Thông tư số 20/2007/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 109/2007/NĐ-CP: NLĐ không bố trí được việc làm tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp được phân thành hai nhóm: nhóm thứ nhất là NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chính sách đối với lao động dôi dư khi CPH DNNN theo quy định của Nghị định 110/2007/NĐ-CP, nhóm thứ hai là NLĐ không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 110/2007/NĐ-CP
Việc phân biệt lao động dôi dư thành hai nhóm như trên dựa vào thời điểm NLĐ được tuyển vào làm việc tại DNNN. Mốc thời gian đựơc sử dụng làm cơ sở phân biệt là thời điểm ngày 21/4/1998- Đây là thời điểm thực hiện
Chỉ thị 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới DNNN (theo Điều 2 Khoản 1 Nghị định số 110/2007/NĐ-CP). Nếu NLĐ được tuyển dụng lần cuối cùng vào DNNN trước ngày 21/4/1998 thì người đó thuộc diện hưởng chính sách theo Nghị định 110/2007/NĐ-CP. Còn nếu được tuyển dụng sau ngày 21/4/1998, thì NLĐ đó không thuộc diện áp dụng của Nghị định này, quyền lợi của họ sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động.
Dù vậy, hai nhóm đối tượng này bên cạnh việc hưởng một số quyền lợi khác nhau thì họ đều được hưởng quyền mua cổ phần ưu đãi với mức giá giảm như đã nêu ở phần trước.
* Nhóm thứ nhất: NLĐ thuộc đối tượng áp dụng, chính sách đối với lao động dôi dư khi CPH DNNN.
Chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN được áp dụng với các đối tượng sau:
- NLĐ đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng mà được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty trước ngày 21/4/1998, gồm:
+ NLĐ đang làm việc, khi sắp xếp lại công ty nhà nước đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm, nhưng không bố trí được việc làm.
+ NLĐ có tên trong danh sách thường xuyên của công ty nhà nước nhưng không có việc làm (đang chờ việc) tại thời điểm sắp xếp lại, công ty vẫn không bố trí được việc làm.
-Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Thành viên ban kiểm soát.
Theo quy định của Nghị định 110/2007/NĐ-CP, quyền lợi của NLĐ được xác định căn cứ vào loại HĐLĐ mà NLĐ đang thực hiện là HĐLĐ