Nâng Cao Chất Lượng, Hiệu Quả Kiểm Tra, Giám Sát Việc Tuân Thủ Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động Trong Quá Trình Cổ Phần Hóa

NLĐ còn nhiều bất cập, có 1 trong những nguyên nhân là do hiệu lực của văn bản về bảo vệ quyền lợi NLĐ thấp, nên thường bị vô hiệu hoá khi có mâu thuẫn trong việc điều chỉnh các vấn đề như sở hữu nhà nước, CTCP, chứng khoán, việc làm, bảo hiểm. Đây là những vấn đề đã được điều chỉnh bằng các văn bản luật. Do trong hoạt động lập pháp của nước ta tồn tại một nguyên tắc phổ biến là ưu thế của pháp luật chuyên ngành. Cụ thể là nếu có mâu thuẫn giữa các quy định trong những văn bản khác nhau thì ưu tiên áp dụng các quy định cụ thể của pháp luật chuyên ngành.

Bên cạnh đó các văn bản quy định về bảo vệ quyền lợi NLĐ còn mâu thuẫn lẫn nhau làm hạn chế hiệu quả bảo vệ quyền lợi NLĐ. Do vậy việc xây dựng luật về CPH và pháp luật về bảo vệ quyền lợi NLĐ sẽ giúp việc rà soát, loại bỏ những quy định chồng chéo, mâu thuẫn và hệ thống hoá những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NLĐ đã phát huy hiệu quả trên thực tế.

Chính vì vậy, để công tác bảo vệ quyền lợi NLĐ trong và sau CPH DNNN đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội đã đề ra thì cần thiết phải cụ thể hoá văn bản pháp luật về bảo về quyền lợi NLĐ, tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và hoàn chỉnh để điều chỉnh được các quan hệ, các vấn đề liên quan đến quyền lợi NLĐ trong và sau CPH. Cụ thể, cần bổ xung nhằm hoàn thiện một số quy định liên quan đến quyền lợi NLĐ như sau:

- Cần bổ sung các quy định về trường hợp tính thời gian để NLĐ được mua cổ phần ưu đãi. Thời gian để NLĐ được tính để mua cổ phần ưu đãi phải bao gồm cả thời gian NLĐ phải ngừng việc không do lỗi của họ. Điều đó là phù hợp với quy định trả lương ngừng việc và tính thời gian NLĐ nghỉ việc không hưởng lương được coi là "thời gian làm việc" để tính toán chế độ nghỉ hằng năm.

- Cần bổ sung quy định buộc người sử dụng lao động phải thanh toán tiền lương ngừng việc cho NLĐ trong thời gian đã buộc NLĐ phải nghỉ việc thụ động do doanh nghiệp không bố trí được công việc cho NLĐ. Bởi lẽ việc không bố trí được công việc cho NLĐ là lỗi của doanh nghiệp và không phải là lỗi của NLĐ. Do vậy NLĐ có quyền được hưởng tiền lương ngừng việc thì mới thỏa đáng theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động.

- Cần sửa đổi quy định về việc bán cổ phần ưu đãi cho NLĐ. Hiện nay theo quy định tại Khoản 2 Điều 37, Khoản 1 Điều 51 Nghị định 109/NĐ-CP ngày 26/6/2007: NLĐ được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước với giá ưu đãi bằng 60% giá đấu thành công bình quân. Mặc dù đã có "ưu đãi" nhưng quy định này đã đẩy NLĐ vào hoàn cảnh khó khăn là: giá cổ phần là giá đã đấu giá thành công chứ không phải là "mệnh giá ban đầu như quy định tại Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002. Và vì giá thường là cao nên NLĐ không có khả năng mua hết số cổ phần ưu đãi. Điều này đã tạo cơ hội để cổ phần doanh nghiệp rơi vào tay của những người có khả năng kinh tế. Còn NLĐ sau nhiều năm gắn bó và xây dựng, gìn giữ doanh nghiệp đã lại trở về địa vị làm thuê trên khối tài sản do chính họ tạo nên. Chính sách CPH vì vậy đã không đạt được mục tiêu kinh tế

- xã hội của nó. Hơn nữa, quy định về việc tạo điều kiện để NLĐ mua cổ phần trong doanh nghiệp dường như không có tác dụng.

3.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền lợi của người lao động trong quá trình cổ phần hóa

Một trong những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của bảo vệ quyền lợi NLĐ trong quá trình và sau CPH thời gian qua, một phần là do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các cán bộ làm công tác CPH không thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ pháp luật, chính sách, kế hoạch về bảo vệ

quyền lợi NLĐ. Do đó, cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Trên thực tế, việc nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, kế hoạch về CPH DNNN nói chung, chế độ, quyền lợi của NLĐ nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

- Thái độ, ý thức chấp hành pháp luật, chính sách, kế hoạch CPH DNNN của các đối tượng như: các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, cán bộ quản lý tại các DNNN thuộc diện CPH, NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp… Nhận thức của các đối tượng nêu trên về CPH DNNN đầy đủ, đúng đắn, ý thức chấp hành pháp luật cao thì công tác tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi NLĐ sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn - 12

- Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác CPH DNNN: cần có trình độ chuyên môn cao, với những hiểu biết sâu rộng về những vấn đề có liên quan đến CPH DNNN, về chế độ chính sách của NLĐ, việc tổ chức hoạt động của CTCP trong nền kinh tế thị trường, pháp luật cũng như thông lệ quốc tế về vấn đề này…. Với đội ngũ cán bộ kể trên sẽ có đầy đủ tự tin và năng lực khi xây dựng các chương trình, kế hoạch CPH DNNN, bảo vệ quyền lợi của NLĐ và tổ chức thực hiện chúng trên thực tế.

- Tính đúng đắn, hợp lý, hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tiễn của pháp luật, chính sách về bảo vệ quyền lợi NLĐ … một khi pháp luật, chính sách, chế độ về quyền lợi NLĐ đáp ứng được các yêu cầu trên thì sẽ chắc chắn đạt được sự ủng hộ, hưởng ứng của NLĐ cũng như toàn xã hội, từ đó các chủ thể có liên quan đến công tác này sẽ nghiêm túc, tích cực thực hiện.

Như vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quyền lợi NLĐ phải gắn liền với việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác CPH DNNN, cũng như cán bộ quản lý trong và sau CPH DNNN; gắn liền với việc làm tốt công tác phổ biến,

tuyên truyền cũng như hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền lợi NLĐ trong và sau CPH DNNN.

Tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng quan trọng và cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế. Đối với công tác CPH DNNN nói chung và bảo vệ quyền lợi NLĐ nói riêng, với những hạn chế đang đặt ra thì vấn đề này lại càng cần được đề cao hơn nữa. Trong thời gian tới, để đảm bảo cho tiến trình CPH DNNN cũng như bảo vệ quyền lợi NLĐ được thuận lợi, đạt được các kết quả tốt theo đúng mục tiêu định hướng của Đảng và Nhà nước ta thì nhất thiết phải nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác CPH DNNN mà trước hết phải kiểm tra, giám sát nghiêm việc tuân thủ pháp luật, chính sách về CPH DNNN cũng như kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ bằng nhiều phương thức khác nhau như:

- Ban hành văn bản bổ xung, hoàn thiện các thủ tục kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thực hiện CPH và đối với các CTCP có vốn Nhà nước sau CPH. Điều này sẽ có tác dụng làm tăng hiệu lực của hoạt động kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực thi công vụ.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục để nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ thanh tra, tuyển chọn người làm công tác thanh tra có chuyên môn giỏi, nắm vững quy định của pháp luật có liên quan tới CPH DNNN, có phẩm chất chính trị vững vàng, có lương tâm nghề nghiệp. Đồng thời có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với cán bộ thanh tra để họ yên tâm công tác và hạn chế được các tiêu cực khi thực thi công vụ. Đồng thời có những biện pháp kỷ luật nghiêm đối với những cán bộ thanh tra vi phạm pháp luật. Cán bộ thanh tra làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cũng

phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu gây ra những thiệt hại nhất định trong quá trình thanh tra.

Hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với NLĐ phải trên tinh thần không ngừng nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện như: trách nhiệm của các bộ, của UBND các cấp, các cán bộ quản lý điều hành CPH DNNN…

Kịp thời biểu dương, khen thưởng, đồng thời kiểm điểm nghiêm túc đối với những tổ chức, cá nhân không chấp hành hoặc cố tình gây khó khăn, cản trở việc thực hiện chế độ chính sách đối với NLĐ trong và sau quá trình CPH.

- Kiện toàn tổ chức, hoạt động của các cơ quan kiểm toán và hoàn thiện hệ thống kế toán để kiểm soát hữu hiệu quá trình CPH DNNN cũng như đối với việc thực hiện chế độ, chính sách đối với NLĐ.

- Bên cạnh các biện pháp có tính cưỡng chế, cần phát huy tính tự giác, tự kiểm tra từ phía các doanh nghiệp được CPH, kết hợp với sự giám sát của nhân dân và công luận bằng cách tạo cơ chế để các đối tượng này phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chế độ, chính sách đối với NLĐ phải được coi là một nội dung quan trọng đặc biệt trong các nội dung kiểm tra công tác CPH DNNN và phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, cần tránh kiểm tra, kiểm soát tuỳ tiện, gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp. Đồng thời, cần có sự quy định rõ việc sử dụng kết quả thanh tra chuyên ngành, tránh sự chồng chéo chức năng, phủ định lẫn nhau.

3.4. Bồi dưỡng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người lao động của cán bộ làm công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và cán bộ quản lý tại các công ty cổ phần có vốn Nhà nước sau cổ phần hóa

Đối với cán bộ làm công tác CPH DNNN: Cán bộ làm công tác CPH DNNN với tư cách là những người trực tiếp áp dụng các quy định của Pháp luật, chính sách… vào thực tiễn CPH DNNN và bảo vệ quyền lợi NLĐ trong và sau CPH; là người xây dựng các kế hoạch tổng thể và các phương án CPH chi tiết cho từng DNNN thuộc diện CPH. Do đó, để thực hiện thành công công tác CPH DNNN cũng như bảo vệ quyền lợi NLĐ trong và sau quá trình CPH, Nhà nước phải có chương trình đào tạo chuyên sâu về các nghiệp vụ có liên quan đến kỹ năng CPH DNNN, chế độ chính sách đối với NLĐ, về các hoạt động quản lý nhà nước đối với CPH DNNN… Điều này đòi hỏi sự phát huy vai trò đào tạo của các Học viện, Viện, Trường đại học, Trung tâm nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, trong đó có vấn đề chế độ chính sách đối với NLĐ trong và sau CPH DNNN. Việc đào tạo này cũng nhất thiết phải do các chuyên gia giỏi, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và phải gắn liền với tình hình thực tiễn của CPH. Ngoài ra, việc đào tạo đó không chỉ diễn ra ở trong nước mà cần phải có chương trình đưa cán bộ Việt Nam sang học tập ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm CPH DNNN của những nước đã thực hiện thành công quá trình này.

Đối với cán bộ quản lý tại các công ty cổ phần có vốn Nhà nước sau

CPH:

Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau CPH phụ thuộc rất nhiều

vào năng lực quản lý điều hành của các cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp này. Bởi vậy, một trong những giải pháp cần nhanh chóng thực hiện một cách có hiệu quả, đó là phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý tại doanh nghiệp, thậm chí trước khi tiến hành CPH.

Để giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý trong các CTCP có vốn Nhà nước có đủ trình độ để điều hành hoạt động của doanh nghiệp, có ý thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi NLĐ, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách sử dụng nhân

lực một cách đúng đắn, cụ thể là: trong phương án CPH DNNN đã phải có kế hoạch bố trí, tuyển dụng cán bộ quản lý doanh nghiệp sau CPH, tránh tình trạng DNNN hoạt động không hiệu quả do bộ máy quản lý kém mà sau CPH, bộ máy đó vẫn tiếp tục được sử dụng.

Đối với các trường hợp này, Nhà nước cần phải có những chỉ đạo kiên quyết hơn, những doanh nghiệp nào mà cán bộ quản lý không có trình độ thì phải thay thế bằng cách tuyển chọn ngay những người có năng lực trong doanh nghiệp đó hoặc thậm chí có thể tuyển dụng mới với mục tiêu xây dựng một bộ máy quản lý thật sự chuyên nghiệp.

Hơn nữa, trong các CTCP có vốn Nhà nước, Nhà nước còn tồn tại với tư cách là một cổ đông thậm chí còn là một cổ đông lớn (do tỉ lệ vốn Nhà nước trong các coanh nghiệp sau chuyển đổi rất thường rất lớn), do đó, Nhà nước phải cử được người "đại diện phần vốn góp của Nhà nước" tại doanh nghiệp (thông thường những người này lại giữ những chức vụ chủ chốt trong doanh nghiệp) có những năng lực đặc biệt như:

- Được trang bị đầy đủ những kiến thức về quản trị doanh nghiệp, kiến thức về QLNN đối với doanh nghiệp, kiến thức về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, về các công nghệ mà doanh nghiệp đang ứng dụng trong sản xuất…

- Phải có trình độ ngoại ngữ cần thiết để giao tiếp với các đối tác nước ngoài, nhất là tiếng Anh.

- Phải là những người có một số tố chất đặc thù như: tháo vát, tinh nhanh, dũng cảm, nhiệt huyết, có tầm nhìn xa trông rộng, dám mạo hiểm nhưng nhiều khi phải biết kiềm chế, hiểu biết sâu rộng…

Để hội tụ đủ những yếu tố trên, đội ngũ cán bộ quản lý trong các công ty cổ phần có vốn Nhà nước cần được đào tạo lại, đào tạo mới để giúp họ không ngừng bổ sung, cập nhật các kiến thức mới. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp sau:

- Xây dựng hệ thống đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh một cách bài bản, tiếp cận được các tri thức kinh tế thị trường hiện đại của thế giới;

- Sàng lọc và bồi dưỡng các nhân tài về quản lý qua các công tác hoạt động thực tiễn một cách công phu, sát sao và hiện thực;

- Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát “người đại diện quản lý phần vốn góp Nhà nước tại doanh nghiệp” thông qua việc hoàn thiện hệ thống kế toán, thông kê, kiểm toán, thông qua vai trò của hệ thống kiểm tra của tổ chức Đảng, của các tổ chức đoàn thể khác; thông qua dân chủ cơ sở… để đảm bảo cho đội ngũ cán bộ đó luôn luôn hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, vì lợi ích của doanh nghiệp, Nhà nước và NLĐ.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải đặt ra các yêu cầu, lộ trình cụ thể đối với đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp sau chuyển đổi (chẳng hạn giám đốc các doanh nghiệp có vốn Nhà nước ở những lĩnh vực đặc thù cần có những bằng cấp chuyên môn hay chứng chỉ đặc biệt gì…) để trên cơ sở đó, các cán bộ quản lý phải tự học tập, tu dưỡng, đáp ứng các yêu cầu cần thiết cho công việc quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Chỉ trên cơ sở doanh nghiệp sau CPH nhận thức được vị trí, vai trò của cán bộ quản trị doanh nghiệp; hoạch định và tổ chức thực hiện tốt các chính sách về thu hút chuyên gia quản lý, đào tạo nâng cao; đánh giá, đãi ngộ xứng đáng cho từng chức danh quản lý trong doanh nghiệp… thì chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý này sẽ được nâng cao, các quyết định quản lý mới đảm bảo, hoạt động của doanh nghiệp mới đúng hướng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó mới có thể đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cũng như thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với NLĐ.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 29/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí