Tăng Cường Công Tác Phổ Biến, Tuyên Truyền Chủ Trương, Chính Sách Pháp Luật Về Cổ Phần Hoá Doanh Nghiệp Nhà Nước Và Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Lợi

trong tuyển dụng lao động hoặc tuyển dụng khép kín trong nội bộ nên có tình trạng NLĐ xin thôi việc, sau đó quay lại ký hợp đồng với CTCP; do việc không phải thanh toán trợ cấp nên CTCP dễ dàng chấp thuận. Sau khi chuyển đổi, cơ cấu HĐLĐ của CTCP được trẻ hoá và giảm dần tỷ lệ người biên chế cũ, đặc biệt là doanh nghiệp thi công xây lắp ký kết các HĐLĐ theo thời hạn của công trình xây dựng để có thể cơ động trong phạm vi cả nước. Đây cũng là chuyển dịch đúng đắn, CTCP kinh doanh đa ngành nghề nên số lao động sử dụng bước đầu được tuyển dụng theo cơ chế thị trường và chấm dứt những khoản còn bao cấp đối với người biên chế cũ.‌

2.4. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm


2.4.1. Nguyên nhân của ưu điểm


Do có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về CPH và bảo vệ quyền lợi NLĐ: Việc sắp xếp, đổi mới các DNNN nói chung, CPH DNNN nói riêng là một chủ trương lớn, một quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới. Về chủ trương của Đảng đã được thể hiện trong các văn kiện sau:

- Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 17/3/1995 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước;

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII;


- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (tháng 12/1997) Khoá VIII;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX;

Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Lý luận và thực tiễn - 11


- Nghị quyết số 05-NQ-TW ngày 24/9/2001 của Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN...

Đây là những văn bản hết sức quan trọng của Đảng, xác định rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp lớn, toàn diện trong việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Chủ trương đẩy mạnh CPH DNNN, trong đó xác định rõ mục tiêu, đối tượng CPH là những DNNN hiện có mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh; hình thức cũng như chính sách và phương pháp tiến hành CPH.

Riêng về chính sách đối với NLĐ, Nghị quyết của Đảng đã nêu rõ: Nhà nước có quy định để NLĐ giữ được cổ phần ưu đãi trong một thời gian nhất định. Sửa đổi, bổ sung cơ chế ưu tiên bán cổ phần cho NLD trong doanh nghiệp để gắn bó NLD với doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng một phần vốn của doanh nghiệp để hình thành cổ phần của NLĐ, NLĐ được hưởng lãi nhưng không được rút cổ phần này khỏi doanh nghiệp; và: bổ sung cơ chế, chính sách đối với lao động dôi dư trong sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp phải rà soát và xây dựng đúng định mức để xác định số lượng lao động cần thiết. Lao động dôi dư được doanh nghiệp tạo điều kiện đào tạo lại hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương một thời gian để tìm việc; nếu không tìm được việc thì được nghỉ chế độ mất việc theo quy định của Bộ Luật Lao động. Bổ sung sửa đổi một số chính sách cụ thể đối với NLĐ dôi dư có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi. Chính phủ bố trí nguồn kinh phí để giải quyết chính sách cho số lao động dôi dư... Khẩn trương bổ sung chính sách BHXH; ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng Nhà nước, doanh nghiệp và NLĐ cùng đóng góp.

+ Văn kiện Đại hội X của Đảng xác định: Đẩy mạnh và mở rộng điện CPH DNNN, kể cả các tổng công ty, nhằm tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vốn nhà nước được sử dụng có hiệu quả và ngày càng

tăng lên, đồng thời thu hút mạnh các nguồn lực trong, ngoài nước cho phát triển. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc CPH DNNN.

Nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với các tổng công ty, CTCP hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực thiết yếu bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế; chỉ giữ 100% vốn nhà nước trong các doanh nghiệp hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng và những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu mà chưa CPH được. Chuyển các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức CTCP, công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc nhiều thành viên mà chủ sở hữu là nhà nước".

Về chính sách của Nhà nước: Nhà nước đã kịp thời thể chế hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng thành các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó quan trong nhất là các Nghị định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành CTCP ( như đã nêu ở phần trên) và các Thông tư của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các Nghị định nói trên của Chính phủ.

2.4. 2. Nguyên nhân của khuyết điểm


Thứ nhất, về phía DNNN: cơ cấu lao động trong doanh nghiệp có nhiều bất hợp lý do lịch sử để lại, Nhà nước trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh nhưng chưa có cơ chế quản lý định biên, định mức lao động dẫn đến việc sử dụng lao động bị buông lỏng. Khi gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh cũng là lúc có nhiều người xin thôi việc hoặc bị mất việc làm, người sử dụng lao động phải thanh toán 100% khoản trợ cấp cho người thôi việc, doanh nghiệp lúng túng, bị động về tài chính nên nhiều doanh nghiệp không có khả năng chi trả, các doanh nghiệp khác cũng không thể "gồng gánh" cho nhau được. Bộ Luật Lao động vẫn còn mang dấu ấn của thời bao cấp, khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng lao động, còn cho NLĐ thôi việc thì rất khó nếu họ không

tự nguyện; đây là nguyên nhân chính dẫn đến Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 21/4/2002 nhưng phải chờ Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung có hiệu lực vào năm 2003.

Thứ hai, về phía Nhà nước: khi nền kinh tế gặp khó khăn, lao động thôi việc, mất việc làm nhiều, người sử dụng lao động không có tiền để chi trả trợ cấp thôi việc; lúc đó ngân sách Nhà nước cũng vào thời điểm khó khăn. Mặt khác, bước vào cơ chế thị trường, thất nghiệp đã trở thành hiện tượng kinh tế

- xã hội tất yếu, Nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu nên đổ dồn trách nhiệm vào người sử dụng lao động. Một số chế độ, chính sách về xã hội chưa đáp ứng thị trường, như: Bảo hiểm thất nghiệp; BHXH tự nguyện; mức trợ cấp thôi việc chưa hấp dẫn. Hơn nữa, kinh nghiệm giải quyết vấn đề lao động dôi dư cho thấy: do không có chế độ Bảo hiểm thất nghiệp nên khi vấn đề xã hội nảy sinh chỉ có Ngân sách nhà nước chi trả mà không huy động được nguồn lực của xã hội “cùng chia sẻ rủi ro” với một bộ phận người mất việc trong điều kiện sản xuất, kinh doanh chưa thuận lợi. Mặt khác, mục tiêu CPH là sử dụng tối đa lao động hiện có, đây là cơ chế mang năng tính bao cấp và không hợp lý khi Hội đồng quản trị quyết định thuê Giám đốc điều hành sau khi CTCP chính thức đi vào hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Thứ ba, về phía NLĐ: khi họ mất việc làm không có nguồn thu nhập, kinh tế còn khó khăn; nhiều khi họ không được doanh nghiệp trả trợ cấp thôi việc một lần mà trả nhiều lần, nhỏ giọt ít ỏi. Mặt khác, NLĐ thiếu vốn lại phải tự mình tìm kiếm việc làm, không được giúp đỡ hoặc hỗ trợ tài chính nên họ vẫn cảm thấy thua thiệt không muốn rời khỏi DNNN. Với độ tuổi trung niên, trình độ tay nghề thấp, sức khoẻ giảm sút họ rất khó tìm việc làm mới, nên vẫn muốn có tên trong danh sách của DNNN để đóng tiếp BHXH tự nguyện, hoặc chờ những quyền lợi còn bao cấp, như: Bảo hiểm y tế, BHXH, nhà, đất ở và cho con vào làm việc thay thế...

Tuy nhiên, quá trình triển khai chương trình CPH đã giải quyết được những tồn tại chủ yếu về tài chính và lao động của DNNN trước đó như: giá trị phần vốn Nhà nước tăng thêm bình quân từ 2 đến 3 lần, cá biệt có doanh nghiệp tăng trên 7 lần do thị trường đã tính đúng vị trí lợi thế về địa điểm và thế mạnh của ngành nghề kinh doanh chính. Lao động sử dụng giảm đi 18,13% so với số hiện có, nhưng doanh nghiệp vẫn ổn định mức tăng trưởng kinh tế ở mức cao so với trước đó. Từ thực tế này cho thấy, cơ cấu sử dụng vốn và lao động của doanh nghiệp còn nhiều bất hợp lý mà từ trước đến nay chưa có điều kiện để giải quyết dứt điểm.

Thứ tư, sự thiếu đồng bộ, không kịp thời về các văn bản pháp lý của Nhà nước đối với công tác CPH: đến nay hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước về CPH tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, từ Nghị định 28/CP năm 1996 đến Nghị định 109/2007/NĐ-CP là cả một quá trình nhận thức, tìm tòi vừa làm vừa học, sự chỉ đạo của Chính phủ đối với thực hiện CPH cũng có khi không kịp thời, thiếu đồng bộ, có khi văn bản chỉ đạo được sửa đổi bổ sung liên tục cũng ảnh hướng đến tiến độ và hiệu quả của công tác CPH. ví dụ như: lấy tiêu chí các DNNN có vốn nhà nước từ 10 tỷ đồng trở lên là do Chính phủ quyết định việc CPH; DNNN có vốn từ 1 0 tỷ đồng trở xuống là do các Bộ quyết định việc CPH, và điều này khi đi vào thực hiện không phù hợp phải sửa đổi, bổ sung sau một thời gian nhất định.

Thứ năm, một bộ phận lãnh đạo, đảng viên ở các cấp, NLĐ trong doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về CPH cũng như chế độ chính sách đối với NLĐ. Thời gian đầu (từ 1999 đến 2003) nhiều lãnh đạo các Tổng công ty và một số doanh nghiệp không muốn CPH, đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Do sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân cũng như sợ CPH sẽ làm thay đổi vị trí lãnh đạo doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3


MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG VÀ SAU QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC


Nhằm khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm đã nêu ở phần trên, bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi NLĐ trong và sau quá trình CPH DNNN, tác giả mạnh dạn đề xuất 6 nhóm giải pháp như sau:

3.1. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người lao động

Tăng cường tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật về CPH cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong các DNNN thực hiện CPH và mọi tầng lớp nhân dân là công việc đầu tiên phải tiến hành. Cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền sâu rộng trước hết đối với cán quản lý doanh nghiệp, sau đó là đội ngũ công nhân, viên chức để họ hiểu rõ mục tiêu, cách thức, biện pháp CPH DNNN, đặc biệt là các quyền lợi của họ khi tiến hành CPH doanh nghiệp của chính họ. Khi những thành viên trong doanh nghiệp hiểu rõ quyền lợi của mình thì họ sẽ cùng lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài làm chậm quá trình CPH.

Công tác tuyên truyền cần được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như: sử dụng phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, internet…), tổ chức các buổi tham quan thực tế cho NLĐ và cán bộ quản lý trong các DNNN để học tập kinh nghiệm, cách làm hay của các doanh nghiệp đã CPH thành công, về áp dụng tại doanh nghiệp mình.

Vấn đề nhận thức, tư tưởng là một vấn đề đầu tiên khi triển khai quá trình CPH, khi được quán triệt, thông suốt sẽ trở thành sức mạnh cũng như nhận được sự đồng lòng, ủng hộ của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về CPH trong phạm vi ngành, các doanh nghiệp đã, đang và sẽ CPH và trên cả nước để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân và các cơ quan hữu quan trong quá trình và sau CPH. Sự nhận thức đúng và đầy đủ về doanh nghiệp CPH sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm đúng mức hơn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CPH, tránh phân biệt đối xử.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần áp dụng những hình thức tuyên truyền như: hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, nêu gương điển hình CPH có hiệu quả... để phổ biến các nội dung liên quan đến CPH và quyền lợi NLĐ đến từng doanh nghiệp thuộc diện CPH, để cán bộ quản lý doanh nghiệp và NLĐ nhận thức đầy đủ các lợi ích mà CPH DNNN mang lại như:

- CPH DNNN ở nước ta là phù hợp với xu thế khách quan của thế giới cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong một “thế giới phẳng”, thì nếu không có sự đổi mới, sửa đổi những vấn đề yếu kém, khuyết điểm của các DNNN thì sẽ không thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt. CPH DNNN cũng chính là một đòi hỏi khách quan của công cuộc sắp xếp đổi mới DNNN. CPH là giải pháp khắc phục những yếu kém hiện nay của các DNNN. Đồng thời phát huy những thế mạnh của mô hình CTCP, giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động được các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác nhau vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp chữa được căn bệnh trầm kha của các DNNN trước đây là vấn đề “thiếu vốn”.

- Việc CPH DNNN mang lại lợi ích thiết thực, khơi dậy tinh thần sáng tạo, phát huy tính tích cực, quyền làm chủ của các thành viên trong doanh

nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu của CPH DNNN là đem lại những lợi ích to lớn cho Doanh nghiệp và các thành viên của doanh nghiệp đó.

- CPH DNNN qua việc áp dụng mô hình CTCP với những ưu điểm trong quản trị doanh nghiệp đã làm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DNNN, từ đó bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước. Bên cạnh đó Nhà nước còn thu được lợi tức từ cổ phần của Nhà nước trong các CTCP khi công ty kinh doanh có lãi. Ngược lại CTCP khi đó cũng sẽ đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Nhà nước qua việc nộp các khoản thuế.

Ngoài ra, để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thì nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tổ chức tư vấn cho doanh nghiệp sau CPH (như các công ty luật, văn phòng luật sư...,). Bên cạnh đó cần quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tiếp tục cung cấp thông tin, phổ biến chế độ chính sách cho doanh nghiệp sau chuyển đổi.

3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người lao động trong quá trình cổ phần hóa

CPH là một chủ trương lớn, mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, nó có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. CPH còn liên quan đến vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của NLĐ. Do vậy CPH cần được xây dựng trên nền tảng pháp lý vững chắc. Trong khi đó các văn bản trực tiếp điều chỉnh vấn đề CPH DNNN cũng như vấn đề quyền lợi NLĐ trong quá trình CPH DNNN là các văn bản pháp lý dưới luật (cao nhất là Nghị định 109/2007-NĐ-CP, Nghị định 110/2007/NĐ- CP…). Thực tế đã cho thấy các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/10/2023