Quyền Được Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng

Luật Thuế GTGT sửa đổi, bổ sung năm 2013 đã có quy định mới thực sự có ý nghĩa đối với doanh nghiệp, khắc phục hạn chế của quy định trước đó về kê khai thuế GTGT. Luật Thuế GTGT sửa đổi, bổ sung năm 2013 không giới hạn thời hạn kê khai, khấu trừ thuế bổ sung cho doanh nghiệp, doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở NNT. Quy định này đã tháo gỡ được khó khăn và hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi kê khai thiếu thuế. Cụ thể Luật thuế GTGT sửa đổi bổ sung đã bỏ quy định giới hạn thời hạn (6 tháng) kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào: Theo Khoản đ Điều 12 Luật Thuế GTGT sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định:

Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế [30].

Theo khoản 8 Điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 có quy định:

Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế [3].

Ví dụ: tháng 08/2013, doanh nghiệp A phát hiện hóa đơn ngày 01/4/2013 chưa kê khai thuế thì vào tờ khai thuế GTGT kỳ tháng 8/2013, doanh nghiệp A được phép kê khai bổ sung vào bảng kê số PL1-02/GTGT [3]. Điều chỉnh này của Luật Thuế GTGT tạo điều kiện cho doanh nghiệp nếu khai thiếu, có sai sót được phép bổ sung bất cứ lúc nào mà không bị giới hạn thời hạn 6 tháng như trước đây miễn là trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế.

Tuy nhiên, một số quy định của Luật thuế GTGT tồn tại những bất cập sau: Một là, điều kiện doanh nghiệp được nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:

+ Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ; có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên.

+ Tự nguyện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ; Đăng ký thuế, đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo đúng trình tự luật định.

Trên thực tế, việc xác định phạm vi nghĩa vụ khi nộp thuế và khi khấu trừ thuế cũng sẽ nảy sinh những bất cập nếu như số thuế được khấu trừ lại dựa trên những hóa đơn chứng từ phản ảnh các nghiệp vụ phát sinh không trung thực, hoặc những hóa đơn, chứng từ khống thì rõ ràng số thuế phải nộp không còn phản ánh đúng phạm vi mức độ của nghĩa vụ thuế GTGT. Để nghiệp vụ khấu trừ thuế vừa đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp nộp thuế vừa trong tầm quản lý của các cơ quan thuế đòi hỏi nghiệp vụ khấu trừ thuế được thực hiện tuân thủ chặt chẽ các thủ tục, hồ sơ pháp lý. Muốn được hưởng khấu trừ thuế đòi hỏi phải có các hóa đơn đầu vào hợp pháp và có hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên thực tế.

Hai là, hai phương pháp tính thuế chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế GTGT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Luật thuế GTGT quy định giá làm căn cứ xác định GTGT theo phương pháp tính giá trực tiếp không phải là giá chưa có thuế GTGT mà là giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT. Các đối tượng nộp thuế theo phương thức tính trực tiếp trên GTGT không được khấu trừ, hoàn thuế. Trong khi đó, tính theo phương pháp khấu trừ thì căn cứ giá tính thuế là giá chưa có thuế. Quy định này gây ra sự bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế, theo đó doanh nghiệp nộp thuế theo phương thức này sẽ bất lợi hơn trong khi họ thường là các doanh nghiệp nhỏ, ít vốn, phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ. Do đó, ở đây pháp luật thuế GTGT đã không đảm bảo được nguyên tắc dù tính thuế theo phương pháp nào thì các đối tượng có hoạt động kinh doanh như nhau, áp dụng mức thuế suất như nhau với mặt bằng giá giống nhau thì phải nộp thuế như nhau.

Mặt khác, tình trạng thuế chồng thuế đã không khắc phục được triệt để khi các doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có quan hệ giao dịch với đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp và ngược lại [1, tr. 31]. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được quyền lựa chọn một trong hai cách tính thuế GTGT: khấu trừ hoặc trực tiếp; sử dụng một trong hai loại hoá đơn bán hàng tương ứng là: Hóa đơn GTGT và Hóa đơn bán hàng thông thường (ngoài ra còn có: hóa đơn đặc thù, bảng kê mua hàng hóa của người không có hóa đơn) làm nảy sinh hiện tượng thuế trùng thuế và nguy cơ gian lận thuế.

Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - 10

Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện phương pháp khấu trừ thuế GTGT có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hộ kinh doanh thì cả hai bên đều bị thiệt hại. Cụ thể: Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế GTGT khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp để tính thuế GTGT thì dù có hoá đơn bán hàng (đã có thuế GTGT) nhưng không được sử dụng để khấu trừ thuế. Bởi, theo quy định chỉ có hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn đặc thù của các đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu

trừ thuế GTGT phát hành mới được khấu trừ thuế. Như vậy, trong các doanh nghiệp này mặc dù đã tuân thủ chế độ kế toán, giao dịch kinh tế có chứng từ pháp lý đầy đủ, nhưng trong chi phí hợp lý hình thành giá bán hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT vẫn có một phần thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Khi tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT đầu ra trên tổng giá trị hàng hoá. Vậy là, thuế GTGT đầu ra vẫn đang đánh chồng lên thuế GTGT đầu vào làm doanh nghiệp mất đi một khoản lợi nhuận, thiệt hại cho doanh nghiệp.

Tương tự, khi doanh nghiệp thực hiện phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp mua dịch vụ, hàng hoá của các doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT, doanh nghiệp có hóa đơn GTGT do doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT phát hành cũng không được khấu trừ thuế GTGT, họ cũng phải trả phần thuế GTGT đầu vào chìm trong giá bán ở đầu ra, tức là thuế vẫn đánh chồng lên thuế.

Đến nay, đã hơn 10 năm thực hiện Luật thuế GTGT nhưng tính ưu việt của Luật thuế này vẫn chưa thể thực hiện được một cách toàn diện và triệt để. Quy định về hai phương pháp tính thuế với hai loại hóa đơn bán hàng hiện nay chỉ phù hợp với giai đoạn đầu áp dụng Luật thuế GTGT giúp các doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thống nhất một chế độ chứng từ và một phương pháp tính thuế. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng không thống nhất về cách tính thuế cho các đối tượng tham gia khả năng sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, nảy sinh hiện tượng tiêu cực ở chính doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp khấu trừ, vì họ buộc phải mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa sổ sách về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và đó cũng là mảnh đất màu mỡ để các công ty hoạt động chỉ để buôn, bán hóa đơn GTGT trục lợi.

Theo quy định của Luật hiện hành, việc xuất hóa đơn GTGT có hai hình thức tương ứng với hai phương thức tính thuế GTGT, biểu mẫu hóa đơn đỏ dùng phương pháp khấu trừ và biểu mẫu tính trực tiếp. Như vậy, một doanh nghiệp phải xin hai loại biểu mẫu hóa đơn và tùy theo doanh số của doanh nghiệp để kê khai thuế GTGT. Quy định như vậy sẽ bất cập, khó triển khai bởi doanh số của doanh nghiệp là con số biến động liên tục. Việc thay đổi phương pháp tính thuế sẽ dẫn đến nhiều khó khăn cho công tác quản lý của doanh nghiệp như in, sử dụng hai loại hóa đơn khác nhau, xử lý doanh thu từ các hợp đồng kéo dài giữa hai năm nộp thuế với hai phương pháp tính thuế khác nhau. Những khó khăn này đối với doanh nghiệp cũng kéo theo khó khăn cả đối với cơ quan quản lý thuế khi mỗi doanh nghiệp lại áp dụng cả hai phương pháp tính thuế.

Trên thế giới, các quốc gia có những chính sách khác nhau đối với đối tượng kinh doanh có dưới ngưỡng doanh thu. Có những quốc gia không quy đinh thêm bất kì khoản thu nào để thay thế thuế GTGT (các nước trong EU, Thái Lan…). Chính phủ Thái Lan còn quy định xếp các đối tượng kinh doanh có doanh thu dưới ngưỡng vào nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT như một số hàng hóa và dịch vụ khác. Một số nước khác quy định đối tượng nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng chịu thuế tính trên doanh thu nhưng với mức thuế suất thấp hơn. Ví dụ như: Đài Loan, Inđônêxia, Philippin) và không được khấu trừ thuế đầu vào. Mức thuế suất chủ yếu từ 1 - 4%. Phương pháp tính thuế này được gọi là phương pháp tính thuế trực tiếp, áp dụng đối với các đối tượng kinh doanh quy mô nhỏ, doanh thu của những đối tượng này thấp. Anh, Canada cũng áp dụng phương pháp tính thuế này với ngưỡng doanh thu lần lượt là 150 nghìn bảng và 200 nghìn CAD [10]. Tuy có những chính sách, phương pháp tính khác nhau đối với các đối tượng doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thì tựu chung lại hầu hết các quốc gia đều có ưu đãi về thuế suất và phương pháp tính thuế đối với đối tượng kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ tạo điều kiện để những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, còn hạn chế về năng lực kế

toán được tính và nộp thuế nhanh chóng đồng thời tạo môi trường thuận lợi, kích thích hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ.

Các quy định khác về khấu trừ thuế GTGT còn vướng mắc:

- Pháp luật quy định thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được phép khấu trừ là nhằm hỗ trợ chi phí cho các đơn vị có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí. Tuy nhiên, dù không tìm ra được cơ chế hợp lý để điều chỉnh hay vì mục tiêu chính trị - xã hội, các ngoại lệ này cũng không nên có vì chúng làm phá vỡ tính chất của thuế GTGT và làm rối loạn các nguyên tắc, gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng quy định của pháp luật để trốn thuế.

- Về điều kiện khấu trừ thuế GTGT: Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013 v/v sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ thì các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi, dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống không được hưởng thuế suất 0%.

Rõ ràng đây là một điểm bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp chế xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ do các nhà cung cấp trong nước cung cấp. Các quy định trên làm tăng đáng kể các khoản chi phí đầu vào mà đáng ra các doanh nghiệp chế xuất phải được hưởng bởi đặc thù của loại hình này. Đồng thời, điều này cũng thể hiện sự bất cập và mâu thuẫn với nguyên tắc khấu trừ thuế của Luật thuế GTGT đó là thuế GTGT đầu vào của cơ sở thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ… thì được khấu trừ toàn bộ. Trong khi đó, các mặt hàng của các doanh nghiệp chế xuất sản xuất ra được

dùng để xuất khẩu và đương nhiên được hưởng thuế suất 0% nếu đáp ứng đủ các điều kiện về hóa đơn, chứng từ theo quy định. Vì vậy khi doanh nghiệp chế xuất có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định cũng cần phải được khấu trừ thuế đầu vào, điều này sẽ thể hiện sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp đồng thời cũng góp phần lành mạnh hóa sự cạnh trang giữa các doanh nghiệp. Do loại hình doanh nghiệp chế xuất có đặc thù là không chịu thuế GTGT vì thế sẽ không được khấu trừ đầu vào vì thế việc quy định các mặt hàng như trên là bất hợp lý và thể hiện sự phân biệt đối xử trong chính sách thuế GTGT. doanh nghiệp phải đưa các chi phí vào chi phí sản xuất, kinh doanh làm giá thành sản phẩm tăng lên làm giảm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu.

2.1.3. Quyền được hoàn thuế giá trị gia tăng

Luật Thuế GTGT sửa đổi bổ sung năm 2013 đã có những điều chỉnh nhất định để giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp và đảm bảo nhiệm vụ thu NSNN. Trong đó, Luật Thuế GTGT bổ sung quy định việc hoàn thuế đối với hàng hóa mang theo khi xuất khẩu của người mang hộ chiếu nước ngoài; luật hóa 2 trường hợp về hoàn thuế GTGT, cụ thể hoàn thuế GTGT đối với: các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo, đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về ưu đãi miễn trừ ngoại giao. Những sửa đổi này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, thu hút đầu tư, ngoại tệ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

Cùng với sự phát triển kinh tế, biến động của chỉ số giá, Luật Thuế GTGT thay đổi mức tiền thuế tối thiểu đầu vào để được hoàn thuế là 300 triệu do mức cũ 200 triệu không còn phù hợp với chỉ số giá hiện nay đồng

thời mức tối thiểu từ 200 triệu trở lên được hoàn thuế dẫn đến việc tháng trước lập hồ sơ xin hoàn thuế khi kiểm tra được hoàn thì đã phải kê khai nộp thuế. Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT đã sửa đổi lên 300 triệu đồng cho phù hợp thực thế, đơn giản và tiết kiệm chi phí cho cả NNT và cơ quan thuế. Quy định cụ thể hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý. doanh nghiệp khi đề nghị được hoàn thuế phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai liên quan đến việc xác định số thuế được hoàn trả.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích trong các quy định mới về hoàn thuế thì Luật Thuế GTGT sửa đổi, bổ sung năm 2013 có quy định về điều kiện hoàn thuế chưa hợp lý ảnh hưởng tới quyền lợi của doanh nghiệp, cụ thể là:

- Hoàn thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế trong trường hợp lũy kế sau ít nhất 12 tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau 4 quý tính từ tháng, quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ. Theo tình hình thực hiện Luật thuế GTGT (kèm theo Tờ trình Chính phủ số 06/TTr-BTC ngày 17 tháng 01 năm 2013) thì:

Chính sách cho phép cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong 03 (ba) tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết đã phát sinh vướng mắc: Do quy định 03 tháng là ngắn nên số chi từ quỹ hoàn thuế tăng nhanh trong những năm gần đây, dẫn đến khó khăn cho quỹ hoàn thuế; đồng thời một số đối tượng lợi dụng thành lập doanh nghiệp mua bán hóa đơn và gian lận thuế...; Bên cạnh đó, cũng do thời gian 03 tháng ngắn nên không đủ thời gian để kiểm tra, giám sát nên đã có tình trạng lợi dụng việc thành lập doanh nghiệp dễ dàng để kê khai hoàn thuế,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022