Hai là, hoàn thiện phương thức quản lý thu thuế
Để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về thuế, cơ quan thuế phải chú ý hoàn thiện các phương thức quản lý thu thuế, cụ thể như sau:
- Thống nhất sử dụng đồng bộ công nghệ thông tin vào việc quản lý thu thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng, nối mạng vi tính trên toàn quốc nhằm thực hiện tốt việc kiểm tra đối chiếu hoá đơn, chứng từ đầu vào, đầu ra;
- Hoàn thiện quy trình quản lý thu thuế theo hướng đơn giản, khoa học và hiệu quả trên cơ sở kết quả rà soát lại các sơ hở trong công tác hoàn thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng;
- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thuế;
- Khen thưởng kịp thời các cá nhân và tập thể chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước và áp dụng các hình thức xử lý nghiêm minh trong công tác hành thu và chấp hành luật thuế;
- Quy định bắt buộc đối với doanh nghiệp khi thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng và tin học hoá công tác tài chính - kế toán;
- Các cơ quan chức năng của Nhà nước như thanh tra, điều tra và kiểm toán phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thu thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
Ba là, nâng cao trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Tồn Tại, Hạn Chế Và Nguyên Nhân Làm Giảm Hiệu Quả Công Tác Xét Xử Các Tội Xâm Phạm Trật Tự Quản Lý Kinh Tế Trong Lĩnh Vực Hoàn Thuế Giá
- Lĩnh Vực Thuế Giá Trị Gia Tăng Và Quản Lý Hóa Đơn.
- Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Luật Khác Liên Quan Đến Thuế Giá Trị Gia Tăng.
- Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 13
- Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Chống thất thu thuế không phải là một vấn đề nan giải, song cần phải xác định đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ bằng những quan điểm, chính sách và biện pháp xử lý thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế - xã hội. Đối với kiểm toán viên nhà nước, khi thực hiện kiểm toán ở các cơ quan thuế, các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cần đặc biệt quan tâm việc phân loại các sai phạm trong lĩnh vực thuế để
có biện pháp củng cố chứng cứ và hồ sơ, bằng các biện pháp nghiệp vụ, đặc biệt là khai thác tối đa quyền điều tra của kiểm toán viên nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Kiểm toán nhà nước, nhằm làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Trong hoạt động kiểm toán khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, gian lận, trốn lậu thuế kiểm toán viên cần phân tích và xem xét kỹ lưỡng về bản chất hành vi để tiến hành xác minh đến cùng một sự việc và kết luận cụ thể, rõ ràng mức độ vi phạm của tập thể và cá nhân, nếu các hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật, không nên ngại khó, ngại khổ mà né tránh, không xử lý dứt điểm và nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật.
Đồng thời, cần khắc phục tình trạng doanh nghiệp kéo dài thời gian không lập hồ sơ xin hoàn thuế khi đủ điều kiện. Nếu doanh nghiệp không lập hồ sơ xin hoàn thuế kịp thời trước kỳ kê khai thuế sau thì số thuế GTGT đầu vào lớn hơn đầu ra sẽ không được khấu trừ cho kỳ nộp thuế kế tiếp. Tương tự như vậy, kỳ nộp thuế tiếp theo nếu có số thuế GTGT dương thì yêu cầu phải nộp, nếu có số thuế âm thì xác định cho thời gian lập hồ sơ hoàn thuế cho lần sau. Những trường hợp âm thuế GTGT quá kỳ kê khai xin hoàn thuế mới làm thủ tục xin hoàn thì ngoài xem xét cho hoàn thuế theo quy định còn bị xử phạt vi phạm chế độ kê khai nộp thuế đối với doanh nghiệp. Có như vậy, ngân sách nhà nước sẽ thu ngay được tiền thuế GTGT kê khai dương. Hồ sơ hoàn thuế trong khoảng thời gian ba tháng sẽ phức tạp và khó kiểm tra.
3.1.3. Hoàn thiện quy định trong lĩnh vực hải quan.
Theo chúng tôi, ngoài các vấn đề nâng cao hiệu quả của công tác tiền kiểm, hậu kiểm trong thủ tục hải quan. Ngành Hải quan cần phải làm tốt các vấn đề sau:
Thứ nhất, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và từng bước hoàn thiện các cơ sở pháp lý của công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Sau thời gian thực hiện quy định về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tình hình cho thấy cần phải nghiên cứu bổ sung sửa đổi. Trước hết đó là những tiêu chí để xác định “dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan”. Xác định được các tiêu chí này sẽ giúp cho công tác kiểm tra sau thông quan được tiến hành đúng với phạm vi, đối tượng và phù hợp với thẩm quyền được phép của ngành Hải quan, đồng thời cần điều chỉnh cho phù hợp với thời hạn và phương thức triển khai quyết định kiểm tra sau thông quan. Việc quy định phải thông báo trước bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra ít nhất là 05 ngày làm việc là quá dài và doanh nghiệp sẽ có đủ thời gian hoàn tất hồ sơ, sổ sách, chứng từ để đối phó. Việc quy định thời hạn kiểm tra tối đa là 05 ngày làm việc lại quá ngắn chưa tương xứng với khối lượng công việc cần thiết để tiến hành kiểm tra.
Thứ hai, cần phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp gian lận và chuẩn bị tốt cho các điều kiện cho kiểm tra sau thông quan từ các khâu trước và trong thông quan. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan, kiểm tra trước và trong thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có ý nghĩa rất lớn, ngăn chặn ngay từ đầu các biểu hiện gian lận, giảm bớt khối lượng công việc cho các khâu. Các biện pháp cụ thể là:
- Thực hiện tốt việc kiểm tra trước và sau thông quan, kịp thời phát hiện vi phạm ngay ở khâu đầu tiên;
- Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ đầy đủ, khoa học, thuận tiện trong tra cứu, sử dụng;
- Chỉ đạo ghi chép kết quả kiểm hóa, tính thuế thật rõ ràng, cụ thể;
- Tổ chức tốt công tác thu thập và phân tích về thông tin doanh nghiệp, hàng hóa, giá cả xác định trọng tâm, trọng điểm phát sinh dấu hiệu vi phạm và kiểm tra sau thông quan.
Thứ ba, cần ban hành quy chế phối hợp nghiệp vụ giữa ngành Hải quan và ngành Thuế để kịp thời phát hiện các vi phạm pháp luật nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Như phân tích ở trên, lĩnh vực buôn lậu, lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu để chiếm đoạt tiền hoàn thuế là tương đối phổ biến. Chính vì vậy, theo chúng tôi, hai ngành này cần tiến hành ban hành quy định về phối hợp công tác, hoặc Chính phủ ban hành một văn bản trong đó có quy định chặt chẽ về phối hợp giữa hai cơ quan Thuế và Hải quan với nhau nhằm tăng cường đấu tranh với các vi phạm pháp luật về chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
3.2.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng.
Trong những năm vừa qua, tình hình tội phạm xâm phạm TTQLKT nói chung và các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT nói riêng có diễn biến hết sức phức tạp, công tác điều tra truy tố, xét xử đối với các tội phạm này đã có nhiều tiến triển nhất định, nhưng cùng với tình trạng suy thoái kinh tế, các tội phạm về kinh tế ngày càng phát sinh với những vụ việc rất nghiêm trọng. Trong thời gian tới, theo chúng tôi để nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố xét xử các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng thì các cơ quan tư pháp cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ sau đây.
Một là, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong phát hiện và xử lý tội phạm. Trong tình hình hiện nay, các cơ quan
bảo vệ pháp luật cần tập trung sức và dành nhiều thời gian phối hợp điều tra dưới nhiều hình thức vào những ngành, những lĩnh vực kinh tế trọng điểm như: ngành tài chính, tiền tệ, tín dụng, xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại, xây dựng cơ bản, quản lý và bảo vệ đất đai, giao thông vận tải.... Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát, cần triệt để phát hiện tất cả các biểu hiện của tình trạng buông lỏng quản lý, những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chủ nghĩa cục bộ địa phương. Đồng thời chú trọng đặc biệt đến các tổ chức, đơn vị kinh tế buộc mọi thành phần trong khu vực sản xuất kinh doanh, đi sâu vào kiểm tra, theo dõi các tổ chức liên doanh, liên kết, các giao dịch trong hợp đồng kinh tế, các quan hệ thu nộp ngân sách, trao đổi vật tư tài sản, thu và nộp thuế... Thực tế đã cho thấy, hoạt động liên doanh, liên kết và giao dịch trong các hợp đồng kinh tế đang phát triển rất sôi động trong nền kinh tế thị trường, và tạo ra sự sống động, phong phú của hoạt động sản xuất kinh doanh, song thực tế cũng đã bộc lộ không ít các hành vi lợi dụng, mua chuộc, lừa đảo, tranh thủ chiếm dụng vốn của Nhà nước hoặc của các đối tác, trốn thuế, xâm phạm tài sản giữa các tổ chức.
Đổi mới và tăng cường hệ thống kiểm tra việc chấp hành pháp luật là một đảm bảo tốt cho việc chấp hành pháp luật. Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra phát hiện vi phạm của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Lực lượng này là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm TTQLKT nói chung và các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT nói riêng. Tuy nhiên, do tính chất của các tội phạm này liên quan đến các quan hệ kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực thuế, tài chính ngân hàng. Chính vì vậy nên theo chúng tôi, lực lượng Cảnh sát kinh tế và các lực lượng khác của các cơ quan tư pháp cần phải được đào tạo chuyên môn sâu về kinh tế học, đặc biệt là lĩnh vực thuế, tài chính ngân hàng. Điều này mới có thể góp phần nâng cao chất lượng cán bộ làm trực tiếp công tác đấu tranh đối với các tội phạm về thuế GTGT.
Các cơ quan tư pháp thông qua việc điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm cần tổng hợp rút ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình hình tội phạm cũng như những phương thức, thủ đoạn phạm tội mới hoặc phổ biến trong từng vụ án cụ thể để có biện pháp phòng ngừa có hiệu quả, kiến nghị các ngành kinh tế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế và đề xuất những biện pháp phòng ngừa; đề nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo kịp thời những điều kiện nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Vấn đề trước mắt là cần rà soát những chủ trương, chính sách về quản lý kinh tế không còn phù hợp hoặc có những sơ hở, đồng thời xúc tiến việc xây dựng, bổ sung, đổi mới các chính sách đó cho vừa đảm bảo nhịp độ phát triển kinh tế, vừa hạn chế đến mức thấp nhất những sơ hở mà bọn phạm tội có thể lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
Để nâng cao chất lượng cán bộ tham gia điều tra, truy tố, xét xử trong những vụ an về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT trong giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi cần có chủ trương rà soát lại đội ngũ cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, trên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng thích hợp. Đổi mới công tác xây dựng lực lượng cản bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật theo hướng tinh giản nhưng chất lượng. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng kết hợp với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn hóa lực lượng cán bộ chịu trách nhiệm đấu tranh chống các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực thuế GTGT. Cần thực hiện chủ trương thay đổi bằng nhiều hình thức những cán bộ của cơ quan bảo vệ pháp luật không đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp sau khi đã được đào tạo bồi dưỡng nhưng vấn yếu kém, hạn chế.
Qua những phân tích trên, theo tác giả để nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong
lĩnh vực hoàn thuế GTGT thì mỗi giai đoạn tố tụng các cơ quan cần thực hiện các nội dung sau.
Một là, về điều tra các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT. Điều tra là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT. Trong quá trình điều tra vụ án các cơ quan điều tra cần làm tốt vấn đề, tăng cường chất lượng cán bộ phục vụ hoạt động điều tra đối với các tội phạm này, đặc biệt là tăng cường đào tạo các khóa đào tạo về kinh tế, quan hệ kinh tế cho các Điều tra viên để các Điều tra viên nắm được các thuật ngữ, khái niệm cụ thể như: hóa đơn, chứng từ, hóa đơn giá trị gia tăng, hoàn thuế là gì... Đồng thời, Cơ quan điều tra các cấp cũng cần tập trung nguồn nhân lực là Điều tra viên chuyên sâu về lĩnh vực này, việc chuyến sâu sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hai là, về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra kiểm sát xét xử các vụ án hình sự về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng. Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát quyết các vụ án về kinh tế, chúng tôi đề nghị một số giải pháp và có một số kiến nghị như sau:
Lãnh đạo VKS các cấp, các đơn vị nghiệp vụ cần xác định đúng tầm quan trọng của việc giải quyết các vụ án về kinh tế để có sự tập trung chỉ đạo. Ngay từ ban đầu cần thực hiện tốt việc phê chuẩn các quyết định tố tụng một cách chặt chẽ để hạn chế oan, sai và cũng giúp việc điều tra sau đó được thuận lợi, dễ dàng hơn. Cần có quy định ràng buộc trách nhiệm của kiểm sát viên phải bám sát tiến độ điều tra, cập nhật nghiên cứu tài liệu điều tra để kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra sát, đúng trong quá trình điều tra, bảo đảm việc truy tố có căn cứ, đúng pháp luật.
Các vụ án về kinh tế thường là các vụ án phức tạp, dễ xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm, cần có sự xem xét đánh giá thận trọng, tăng cường trao đổi, nâng cao trình độ chuyên môn. Sau mỗi vụ án cần tổ chức rút kinh nghiệm để việc giải quyết các vụ án sau được tốt hơn. Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong quá trình điều tra, xét xử, những trường hợp có đơn kêu oan cần được đặc biệt quan tâm.
Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra, các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm toán trong phát hiện, xử lý tội phạm; phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, tòa án các cấp trong điều tra, xét xử tội phạm. Phối hợp tốt giữa VKSNDTC với VKSND, Tòa án các địa phương được ủy quyền thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo trong ngành kiểm sát; báo cáo cấp ủy Đảng, Ban Nội chính cấp tỉnh, Ban Nội chính Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; những vụ đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp cần báo cáo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để có sự chỉ đạo kịp thời các vụ án này, đảm bảo các yếu tố pháp lý, nghiệp vụ, chính trị…
Cần rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ tại các đơn vị có nhiệm vụ chủ chốt trong giải quyết các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ và tham nhũng để điều chỉnh, bổ sung đủ số lượng, tăng cường chất lượng. Mặt khác các đơn vị cần tăng cường đào tạo, tự đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay. Để giải quyết tốt các vụ án lớn về kinh tế, chức vụ và tham nhũng người cán bộ cần có hai tố chất cơ bản là trí tuệ và bản lĩnh.
Ba là, về nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án trong xét xử các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế về chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng. Giai đoạn xét xử là giai đoạn được xác định là trung tâm của quá trình tố tụng, hoạt động xét xử là trọng tâm. Chất lượng của quá trình áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có đạt được cao hay