Chẳng hạn, doanh nghiệp X là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng dệt may. Để đầu tư, đổi mới dây chuyền, thiết bị, công nghệ mới. Doanh nghiệp phải mua một số máy dệt may nhập ngoại với giá 500 triệu đồng. Giả sử thuế suất GTGT là 10% thì số tiền thuế GTGT doanh nghiệp phải đóng 50 triệu đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền yêu cầu các cơ quan thuế cho phép được khấu trừ số tiền thuế khi nộp thuế GTGT đầu ra. Giả định thuế suất thuế GTGT đầu ra là % thì doanh nghiệp X sẽ được hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT đầu vào đã nộp trước đó.
Vì thế, doanh nghiệp X chỉ phải trả 500 triệu đồng cho việc thay thế một số máy móc, dây chuyền dệt, may có công nghệ tiên tiến đó. Do được đầu tư, cải tiến dây chuyền, công nghệ mới mà năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao. Mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế có sự đổi mới, phát triển cũng sẽ có tác dụng kích thích nền kinh tế đất nước phát triển.
Như vậy, hoàn thế GTGT đã tạo được động lực cần thiết để các doanh nghiệp trong nước xúc tiến, đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình ra nước ngoài, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và thu về nguồn ngoại tệ cần thiết. Kích thích việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thu về lượng ngoại tệ cần thiết, phục vụ vào mục tiêu tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.
Thứ tư: Hoàn thuế GTGT là động lực để doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, chứng từ, chế độ kế toán.
Hoàn thuế GTGT được thực hiện trên cơ sở căn cứ vào yếu tố thuế đầu ra và yếu tố thuế đầu vào. Vì vậy, các chủ thể muốn được hoàn thuế phải chứng minh được quyền hoàn thuế của mình thông qua các hồ sơ, chứng từ hợp pháp. Để thực hiện được quyền hoàn thuế của mình thì trong quá trình hoạt động, kinh doanh của mình các chủ thể này phải tuân thủ đúng chế độ hóa đơn, chứng từ.
Đối với các tổ chức, cá nhân khi mua hàng thì bản thân họ cần ý thức được quyền lợi của mình và yêu cầu được cung cấp hóa đơn, chứng từ ghi rõ số tiền thuế họ đã nộp vào ngân sách nhà nước khi mua hàng hóa, dịch vụ đó. Hành vi nhận hóa đơn GTGT của các cá nhân, tổ chức khi mua hàng hóa, dịch vụ có ý nghĩa quan trọng vì hóa đơn, chứng từ hợp lệ chính là căn cứ để các chủ thể xin hoàn thuế đầu vào sau này, vừa góp phần buộc các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, chứng từ, chế độ kế toán.
Bên cạnh những vai trò, ý nghĩa tích cực đã được phân tích ở trên thì hoàn thuế GTGT vẫn còn nảy sinh và tồn tại một số vấn đề phức tạp. Cụ thể như: Khi thực hiện hoàn thuế GTGT, nhà nước phải sử dụng ngân sách nhà nước để giải quyết cho các đối tượng thuộc diện hoàn thuế. Hoàn thuế GTGT có thể gây ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước vào thời điểm Nhà nước cần tập trung nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Vì vậy, Luật thuế GTGT và hệ thống các văn bản pháp luật về hoàn thuế GTGT chính là công cụ hữu hiệu, đảm bảo tính pháp chế, để các cơ quan thuế căn cứ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc giải quyết, xét, duyệt và ra quyết định hoàn thuế GTGT.
1.4. NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 1
- Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 2
- Các Nguyên Tắc Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng
- Điều Kiện Khấu Trừ, Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng
- Quy Trình, Thời Hạn Giải Quyết Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng
- Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 7
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Pháp luật về hoàn thuế GTGT điều chỉnh mối quan hệ giữa một bên là nhà nước (đại diện là cơ quan thuế) và một bên là chủ thể yêu cầu hoàn thuế. Quan hệ pháp luật này xuất hiện khi có sự kiện pháp lý là đơn yêu cầu hoàn thuế của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có quyền này.
Quan hệ pháp luật hoàn thuế GTGT được xem xét như cấu trúc hoàn chỉnh của một quan hệ pháp luật, đó là chủ thể, khách thể và nội dung quan hệ pháp luật. Mục đích của cơ quan thuế hay các chủ thể yêu cầu hoàn thuế khi tham gia quan hệ hoàn thuế GTGT, chính là đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, bảo vệ được quyền lợi của các chủ thể nộp thuế và thực hiện tốt
nhiệm vụ công vụ nhà nước giao cho, đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong lĩnh vực thuế.
Quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong lĩnh vực thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng, quy định về hoàn thuế GTGT, cụ thể về: Đối tượng, điều kiện, các trường hợp được hoàn thuế, trình tự, thủ tục, thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế GTGT như:
Luật thuế GTGT được Quốc hội khóa XII, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03/6/2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009;
Luật quản lý thuế được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và hệ thống các văn bản về thuế đã quy định, hướng dẫn khá chi tiết về các nội dung liên quan đến hoàn thuế GTGT;
Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 01/01/2009;
Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội;
Thông tư số 129/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT;
Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế 2006 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP;
Quyết định số 1485/QĐ-TCT ngày 14/10/2009 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình hoàn thuế;
Thông tư số 205/2009/TT-BTC ngày 26/10/2009 hướng dẫn thủ tục hoàn thuế GTGT đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư xây dựng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm;
Thông tư số 94/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 30/6/2010, có hiệu lực thi hành ngày 14/8/2010 hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008.
Hoàn thuế GTGT được thực hiện khi có quyết định hành chính của cơ quan thuế có thẩm quyền. Cơ quan thuế ra quyết định hoàn trả lại cho chủ thể nộp thuế GTGT một khoản tiền thuế nhất định. Quyết định hoàn thuế được ban hành khi có đầy đủ căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn. Cụ thể, trường hợp yêu cầu hoàn thuế của doanh nghiệp phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 13, Luật thuế GTGT. Đồng thời, quyết định hoàn thuế GTGT chỉ được thực hiện sau khi cơ quan thuế đã xác thực được rằng chủ thể nộp đơn yêu cầu hoàn thuế GTGT đã cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định tại Điều 14, Luật thuế GTGT để chứng minh họ có đủ điều kiện hoàn thuế.
Tại điều 10, Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 đã quy định về việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Điều 13, Luật thuế GTGT năm 2008;
Như vậy, pháp luật về hoàn thuế GTGT được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữa một bên chủ thể là nhà nước (đại diện là các cơ quan thuế có thẩm quyền) và một bên chủ thể là các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu hoàn thuế GTGT có liên quan đến việc hoàn lại số tiền thuế nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ hết cho chủ thể được hoàn thuế GTGT khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về thuế. Thông qua việc ra quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan thuế đối với chủ thể được hoàn thuế GTGTcho thấy pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này mang
đậm tính mệnh lệnh hành chính. Cụ thể, pháp luật về hoàn thuế GTGT bao gồm các quan hệ pháp luật điều chỉnh về đối tượng và các trường hợp hoàn thuế GTGT, điều kiện khấu trừ, hoàn thuế GTGT, quy trình, thời hạn giải quyết hoàn thuế GTGT, hồ sơ, hóa đơn hoàn thuế GTGT và giải quyết tranh chấp về hoàn thuế GTGT.
Tóm lại, chế định hoàn thuế GTGT không những có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn góp phần tạo đà, tăng trưởng đối với nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập để phát triển.
Thông qua hoàn thuế GTGT, Nhà nước mong muốn bảo đảm tính công bằng, bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế, góp phần kích thích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo các điều kiện hỗ trợ cơ chế, chính sách, ưu đãi về vốn cho doanh nghiệp; thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, hoàn thuế GTGT cũng sẽ tạo động lực cần thiết để kích thích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, nhằm tăng kim ngạch hàng xuất khẩu của đất nước.
Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có nền kinh tế đang hội nhập để phát triển. Do đó, việc áp dụng chế định hoàn thuế GTGT ở nước ta là rất cần thiết, phù hợp với mong muốn của các chủ thể có nộp thuế khi tham gia hoạt động kinh tế. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là, cơ quan thuế nhà nước có thẩm quyền và ngay cả các doanh nghiệp khi thực hiện chính sách về hoàn thuế GTGT thì đều phải nghiêm chỉnh và đảm bảo tính pháp chế đối với luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn nói riêng và hệ thống về thuế của nhà nước nói chung.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
2.1.1. Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng
Hoàn thuế GTGT chỉ áp dụng cho các chủ thể chịu thuế, nộp thuế GTGT. Tại Điều 3, Luật thuế GTGT năm 2008 quy định về đối tượng chịu thuế "Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ 25 loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 5 của Luật này" [29].
Theo nguyên lý về thuế GTGT, đối tượng nộp thuế chỉ được hoàn thuế GTGT khi xác định được số thuế đầu ra và số thuế đầu vào. Về nguyên tắc, nếu đối tượng nộp thuế có phát sinh thuế đầu ra nhưng lại không có thuế đầu vào (hàng hóa, dịch vụ mua vào rơi vào trường hợp không chịu thuế GTGT) thì sẽ không được khấu trừ thuế vì không xác định được cơ sở tiến hành khấu trừ thuế.
Trường hợp đối tượng nộp thuế có phát sinh số thuế đầu vào nhưng lại không có thuế đầu ra (hàng hóa, dịch vụ bán ra không thuộc diện chịu thuế GTGT) thì đối tượng nộp thuế cũng không được hoàn thuế.
2.1.2. Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng
Pháp luật về thuế GTGT không quy định cho từng đối tượng cụ thể được hoàn thuế mà chỉ quy định các trường hợp hoàn thuế GTGT. Theo quy định tại mục C, Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT thì các trường hợp được hoàn thuế GTGT được quy định như sau:
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu vào, đầu ra như sau:
- Tháng 01/2009, thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng là 200 triệu đồng; thuế đầu ra phát sinh trong tháng là 100 triệu đồng; thuế phải nộp (âm 100 triệu đồng), lũy kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ (âm 100 triệu đồng).
- Tháng 02/2009, thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng là 300 triệu đồng; thuế đầu ra phát sinh trong tháng là 350 triệu đồng; thuế phải nộp (50 triệu đồng), lũy kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ (âm 50 triệu đồng).
- Tháng 3/2009, thuế đầu vào được khấu trừ trong tháng là 300 triệu đồng; thuế đầu ra phát sinh trong tháng là 200 triệu đồng; thuế phải nộp (âm 100 triệu đồng), lũy kế số thuế đầu vào chưa khấu trừ (âm 150 triệu đồng).
Theo ví dụ trên, doanh nghiệp A thuộc diện lũy kế ba tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra. Do vậy, căn cứ theo quy định tại mục C, Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009 thì doanh nghiệp A thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT với số thuế là 150 triệu đồng.
Hoàn thuế GTGT trong trường hợp này áp dụng cho cả cơ sở kinh doanh có đầu tư mới và đầu tư chiều sâu.
Thực tế hiện nay cho thấy, các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp được thành lập ở quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ khá nhiều. Quyết định hoàn thuế cho doanh nghiệp là một chế định tiến bộ nhằm hỗ trợ về chính
sách ưu đãi và về vốn để doanh nghiệp có thể hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ nên lũy kế số thuế đầu vào trong thời gian ba tháng cũng không đáng kể. Các cơ sở kinh doanh không có hoạt động xuất khẩu hoặc có nhưng giá trị thấp, thì dù số thuế đầu vào trong tháng phát sinh cao đến mấy vẫn không được hoàn theo tháng mà phải chờ đủ ba tháng. Điều này sẽ làm cho vốn của các doanh nghiệp bị lưu lại khá lâu, gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh tiếp theo của họ. Đây là một hạn chế rất lớn của quy định về hoàn thuế GTGT.
2. Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
Mục đích của hoàn thuế GTGT trong trường hợp này là nhằm tạo điều kiện hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư với giá trị lớn và thời gian đầu tư lâu dài. Các doanh nghiệp trong trường hợp này đều đã đăng ký kinh doanh, đã kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, nhưng do lĩnh vực hoạt động yêu cầu vốn lớn mà thời gian thực hiện lại lâu dài.
Nhằm thực hiện một dự án về tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ dầu khí thì hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị để tiến hành thăm dò, khai thác phải mất vài năm. Trong khi đó, chưa phát sinh thuế GTGT đầu ra. Hơn nữa, yêu cầu về vốn đầu tư lại rất lớn. Nếu khi quyết toán thuế năm mà các cơ sở kinh doanh này được hoàn thuế GTGT thì sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư này một khoản kinh phí nhất định.
3. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư