Hoàn Thiện Các Quy Định Pháp Luật Khác Liên Quan Đến Thuế Giá Trị Gia Tăng.

hiện rõ ràng là cố ý thì dấu hiệu lỗi mới không cần mô tả. Nên bỏ quy định về các đặc điểm cá nhân của người phạm tội là dấu hiệu định tội.

Bốn là, tiếp tục nghiên cứu và triển khai hoạt động tội phạm hoá và phi tội phạm hoá trong lĩnh vực kinh tế. Thể hiện ý nghĩa chủ động phòng chống tội phạm, cần bổ sung trong BLHS một số hành vi nguy hiểm cho xã hội cao, gắn liền với cơ chế thị trường. Những lĩnh vực cạnh tranh, đấu thầu, thị trường chứng khoán,... còn khá mới mẻ, song đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực này có thể gây ra thiệt hại rất lớn đến tài sản của Nhà nước, các tổ chức và nhân dân, gây rối loạn trật tự kinh tế, do đó cần bị coi là tội phạm và xử lý hình sự nghiêm khắc. Đồng thời, cần nhanh chóng loại bỏ một số tội phạm không còn phù hợp trong cơ chế mới như tội lừa dối khách hàng; tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ, bổ sung vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng.

Năm là, sửa đổi bổ sung một số tình tiết định khung hình phạt trong các tội xâm phạm TTQLKT, đảm bảo yêu cầu: 1)các dấu hiệu trong cùng một khung hình phạt phải phản ánh các trường hợp phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội tương đương; và 2)khoảng cách giữa các mức phạt trong khung hình phạt không quá cách xa.

Sáu là, nghiên cứu sửa đổi chế tài đối với các tội xâm phạm TTQLKT theo hướng đảm bảo và tăng cường khả năng áp dụng của hình phạt tiền. Cụ thể là tăng các chế tài quy định phạt tiền là hình phạt độc lập.

Bảy là, tiếp tục nghiên cứu định hướng thừa nhận pháp nhân là chủ thể của các tội xâm phạm TTQLKT.

Thứ hai, hoàn thiện quy định về tội trốn thuế nhằm phòng chống hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng

Tội trốn thuế quy định tại Điều 161 BLHS có liên quan trực tiếp đến hành vi chiếm đoạt tiền thuế GTGT. Trên thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trong lĩnh vực thuế GTGT có thể nhận thấy, rất nhiều vụ án có hành vi

trốn thuế. Qua nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung Tội trốn thuế trong BLHS như sau:

Một là, cần mô tả hành vi khách quan của tội trốn thuế trong điều luật hoặc có sự hướng dẫn cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành BLHS. Hiện nay, theo quy định của Luật Quản lý thuế thì thì trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn giảm. Thực chất, hành vi trốn thuế bao gồm hai dạng hành vi: 1) vi phạm pháp luật về thuế và

2) không nộp thuế hoặc nộp thuế ít hơn mức phải nộp làm thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Hành vi trốn thuế là sự kết hợp chặt chẽ hai dạng hành vi này. Hành vi vi phạm pháp luật về thuế tạo cơ sở cho hành vi không nộp thuế hoặc nộp thuế ít hơn mức phải nộp. Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt trốn thuế với dây dưa không nộp thuế (chỉ là hành vi vi phạm chế độ thu nộp tiền thuế, chủ thể không có sai phạm trong việc kê khai đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế hay sử dụng hóa đơn, chứng từ....).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hai là, trong điều kiện trước mắt chưa thể thừa nhận TNHS của pháp nhân, cần quy định tình tiết định khung tăng nặng “lợi dụng tư cách pháp nhân để trốn thuế”. Hiện nay, chủ thể của tội phạm nói chung, chủ thể của tội trốn thuế nói riêng chỉ có thể là cá nhân. Trên thực tế, phần lớn hành vi trốn thuế là của các tổ chức, doanh nghiệp. Việc trốn thuế của các đối tượng này thể hiện mức độ nguy hiểm cao và gây hậu quả nghiêm trọng. Việc tăng nặng TNHS đối với những người có chủ trương hoặc trực tiếp thực hiện việc trốn thuế bằng cách lợi dụng tư cách pháp nhân của tổ chức, doanh nghiệp là cần thiết.

Ba là, sửa đổi hình phạt đối với tội trốn thuế theo hướng mở rộng việc áp dụng phạt tiền. Một trong những nguyên nhân thu hẹp khả năng áp dụng của hình phạt tiền là do hình phạt này được quy định là chế tài lựa chọn cùng với cải tạo không giam giữ (khoản 1) hoặc hình phạt tù (khoản 2). Chúng tôi

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 11

cho rằng trong trường hợp phạm tội ở khoản 1, chỉ cần quy định phạt tiền là hình phạt chính duy nhất.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật lập pháp nhằm đảm bảo sự thống nhất trong các quy định cũng như thể hiện rõ ràng đường lối phân hoá TNHS đối với các trường hợp phạm tội trốn thuế có mức độ nguy hiểm cho xã hội. Trong văn bản này, hành vi trốn thuế được đề cập với tư cách là vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Quy định hiện nay tại khoản 1 Điều 161 “Người nào trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định trong các các điều...” chưa thể hiện được rõ ràng số tiền trốn thuế trong các trường hợp bị coi là phạm tội ở khoản 1 Điều 161.

Việc quy định cấu thành tội phạm tăng nặng ở khoản 2 Điều 161 “Phạm tội trốn thuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này thì bị...” cũng chưa thể hiện sự thống nhất về kỹ thuật lập pháp quy định về các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt [32, tr.114].

Từ những phân tích trên, chúng tôi đề xuất phương án sửa đổi cụ thể như sau: “Điều 161. Tội trốn thuế

1. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng hoặc dưới năm mươi triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định trong các các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 193, 194, 195, 196, 230, 233 và 238 bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì...”

Thứ ba, bổ sung tội lập hóa đơn chênh lệch giá trị

Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã bổ sung 02 tội liên quan đến việc vi phạm quy định về mua bán, phát hành, bảo quản hóa đơn tại Điều 164a và 164b. Tuy nhiên, theo chúng tôi các tội phạm trên chưa đủ để xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý hóa đơn. Theo chúng tôi, BLHS cần bổ sung thêm Tội lập hóa đơn chênh lệch giá trị. Điều này nhằm chống lại hành vi viết hóa đơn chênh lệch, nhằm khai tăng hoặc giảm số lượng hàng hóa xuất ra hoặc mua vào để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Theo chúng tôi điều luật này có thể quy định như sau:

“1. Người nào mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà có một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ .......

a. Lập hóa đơn có giá trị chênh lệch giữa các liên của cùng một số hóa đơn mà tổng giá trị chênh lệch của số hóa đơn đã được lập từ ... triệu đồng trở lên.

b. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lập hóa đơn chênh lệch giá trị giữa các liên của cùng một số hóa đơn mà tiếp tục vi phạm.

c. Đã bị kết án tù về tội này chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm.”

Theo đó, tội phạm này gồm các hành vi chủ yếu như: (i) Hành vi mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ xảy ra trước. Đây là điều kiện để phân biệt hành vi mua, bán, cho nhận hóa đơn được quy định tại Điều 164a; (ii) Hành vi lập hóa đơn xảy ra sau. Đa số các trường hợp, liên 2 của hóa đơn có giá trị cao hơn các liên còn lại. Việc lập hóa đơn chênh lệch thường theo yêu cầu của bên mua hàng; (iii) Về phía người bán hàng có thể xảy ra các trường hợp sau: Lập hóa đơn (liên 1) có khối lượng (số lượng) và giá trị hàng hóa, dịch vụ đúng với thực tế đã mua, bán, trao đổi; lập hóa đơn (liên 1) có khối lượng (số lượng) và giá trị hàng hóa, dịch vụ, ít hơn thực tế đã mua bán, trao đổi. Nếu hành vi này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm của tội Trốn thuế thì người bán có thể bị truy tố về tội Trốn thuế; Lập hóa đơn (liên 2) có khối lượng (số

lượng) và giá trị hàng hóa, dịch vụ, mua bán, trao đổi nhiều hơn thực tế để người mua tự ghi; Bỏ trắng liên 2 của hóa đơn để người mua tự ghi.

Thứ tư, cần sửa đổi, bổ sung Điều 164a Bộ luật hình sự cho phù hợp với tình hình mới

Như trên đã phân tích, BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã bổ sung 02 tội phạm liên quan đến hành vi mua bán, vi phạm quản lý hóa đơn GTGT tại Điều 164a và 164b. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng cho thấy, Điều 164a có nhiều điểm có bất cập dẫn đến khó khăn trong thực tế áp dụng.

Trên cơ sở một vụ án thực tế xảy ra ở Hải Phòng có nội dung cụ thể như sau: trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 10/2009, Nguyễn Văn Gia (SN: 1962, ở: thị trấn Yên Mỹ - Huyện Yên Mỹ) đã thuê Ngô Văn Thanh (SN: 1957, cùng thị trấn) đứng tên Giám đốc để thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thương mại đầu tư Phú Tài, đăng ký thuế tại Chi cục Thuế quận Hải An, và mua của Chi cục thuế Hải An 02 quyển hóa đơn GTGT. Sau đó Gia đã chỉ đạo Thanh ký khống vào các hóa đơn GTGT (100 tờ) và các hợp đồng mua bán hàng hóa, báo cáo thuế hàng tháng cùng một số giấy tờ khác để hợp thức hóa việc bán trái phép hóa đơn cho các doanh nghiệp. Cụ thể Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái đã bán trái phép 02 quyển hóa đơn gồm 98 hóa đơn GTGT (02 hóa đơn bị hủy) cho các doanh nghiệp với tổng số tiền hàng chưa thuế là 19.742.676.343đ, tổng tiền thuế GTGT là 1.245.764.938đ, nhưng không có việc mua bán hàng hóa trên thực tế.

Trong vụ án trên, thứ nhất vướng mắc về tội danh để khởi tố đối với bị can. Sự không thống nhất của các cơ quan tiến hành tố tụng, và cả hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ quan tư pháp cấp trên cũng có sự không thống nhất, có ý kiến cho rằng các đối tượng phạm tội quy định tại Điều 164a BLHS, nhóm ý kiến thứ hai cho rằng các đối tượng là “hành vi mua bán trái phép hóa đơn GTGT là hành vi mua bán những hóa đơn mà khi mua, bán trái phép vẫn còn nguyên bản như khi phát hành. Còn đối với hành vi mua bán những

hóa đơn GTGT mà hóa đơn đã được ghi đầy đủ như đã mua hàng hóa thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 181 BLHS.”

Theo chúng tôi, Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 đã bổ sung thêm tội danh mới qui định riêng đối với các hành vi mua bán trái phép hóa đơn. Vì vậy, cần thiết phải được áp dụng theo Điều 164a để xử lý đối với tất cả các hành vi thành lập doanh nghiệp “ma” để bán trái phép hóa đơn GTGT nhằm thu lời bất chính, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước, không phân biệt các hóa đơn đó đã được ghi đầy đủ như mua bán hàng hóa thật hay chưa.

Hai là, về định lượng cấu thành tội theo Điều 164a qui định phải là hành vi mua bán trái phép hóa đơn với số lượng lớn, nhưng lại không quy định cụ thể thế nào là lớn, đặc biệt lớn? Do đó, theo chúng tôi, luật càng cần quy định cụ thể bao nhiêu càng đảm bảo tính thống nhất trong việc áp dụng bấy nhiêu.

Như vậy, theo chúng tôi Điều 164a BLHS nên sửa đổi theo hướng quy định kể cả hành vi mua bán trái phép hóa đơn mà chưa cần ghi đủ thông tin hoặc không ghi đủ thông tin đều phạm tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ theo Điều 164a. Điều này đảm bảo trên thực tế áp dụng có thể xử lý được các trương hợp mua bán hóa đơn nhưng không ghi thông tin trên tờ hóa đơn đó.

3.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật khác liên quan đến thuế giá trị gia tăng.

Thứ nhất, hoàn thiện quy định về thành lập doanh nghiệp

Có thể nói nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc tình trạng chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT hiện nay là do chúng ta đã quá dễ dãi trong việc thành lập doanh nghiệp. Việc một người có thể thành lập nhiều doanh nghiệp, không có cơ chế kiểm tra, giám sát chính là nguyên nhân nhiều doanh nghiệp “ma” được thành lập với mục tiêu mua bán hóa đơn GTGT, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.

Chính vì vậy theo chúng tôi, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành sửa đổi theo hướng, quy định chặt chẽ về thủ tục thành lập doanh nghiệp, có cơ chế kiểm tra về tư cách thành lập của các chủ doanh nghiệp, ngăn chặn tình trạng một người được thành lập nhiều doanh nghiệp một lúc. Để ngăn chặn việc một người thành lập doanh nghiệp ở nhiều tỉnh thành khác nhau, theo chúng tôi Bộ Kế hoạch đầu tư nên có cơ chế xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, để kiểm tra một người đã thành lập hay chưa?

Trong quá trình sửa luật doanh nghiệp cần quy định chặt chẽ về các điều kiện đăng ký kinh doanh, quy định rõ về lý lịch tư pháp với người đứng đầu doanh nghiệp, về thẩm định hồ sơ trước khi cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, phải kiểm tra năng lực pháp luật, năng lực hành vi, khả năng tài chính, khả năng quản lý doanh nghiệp của các đối tượng đăng ký thành lập doanh nghiệp. Việc thành lập doanh nghiệp hiện nay liên quan tới hành chục bộ luật, luật, pháp lệnh. Nếu giám đốc hoặc đại diện theo pháp luật thiếu hiểu biết pháp luật thì rất dễ dẫn đến vi phạm. Vì vậy, yêu cầu về trình độ của người đứng đầu doanh nghiệp cần được xem xét, qui định cụ thể.

Cần qui định mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan Thuế và cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc nộp thuế và sử dụng hóa đơn.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng

Hiện nay, các quy định về thuế GTGT còn nhiều kẽ hở, dẫn đến việc doanh nghiệp lợi dụng để trục lợi chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của nhà nước. Do đó, theo chúng tôi trong thời gian tới Nhà nước cần hoàn thiện triệt để Luật thuế GTGT và các văn bản khác có liên quan để siết chặt hơn quy định về hoàn thuế GTGT. Việc chống gian lận trong sử dụng hóa đơn để hoàn thuế GTGT là một vấn đề nan giải. Thị trường hóa đơn bất hợp pháp vẫn tồn tại. Các hiện tượng gian lận hóa đơn ngày càng tinh vi, năng lực kiểm tra đối

chiếu hóa đơn của ngành thuế tuy đã có cải thiện nhưng vẫn còn chưa tương xứng với mức độ vi phạm. Hóa đơn phải được đa dạng hóa để phù hợp với các loại hình trao đổi hàng hóa rất đa dạng như hiện nay, đồng thời cần điều chỉnh chính sách tài chính, sách thương mại để người mua và bán thấy được quyền lợi của mình khi nhận hoặc xuất hóa đơn. Đối với những bảng kê mua hàng có bất hợp lý về vùng nguyên liệu hay địa bàn sản xuất phải kiên quyết loại bỏ. Theo chúng tôi, Nhà nước cần phải hoàn thiện những vấn đề sau về pháp luật thuế.

Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý và chính sách về thuế

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật và các chính sách về thuế của Nhà nước đảm bảo khoa học, chặt chẽ và có tính ổn định lâu dài, tránh sự thay đổi quá nhanh và nhiều làm cho các nhà quản lý thuế và người nộp thuế rơi vào tình trạng lúng túng trong thi hành, gây nên sự hoài nghi của các nhà đầu tư, làm phương hại đến lợi ích của người nộp thuế, tăng trưởng kinh tế và lợi ích của quốc gia;

- Tôn trọng thuộc tính trung lập của hệ thống thuế hiện đại, hạn chế tối đa các quy định miễn giảm, khấu trừ làm xói mòn những mục tiêu cốt lõi của thuế, dễ gây nên tình trạng trốn, lậu thuế;

- Quá trình cải cách hệ thống thuế phải gắn chặt với vấn đề cải cách quan hệ tài khoá giữa các cấp chính quyền, năng lực quản lý hành chính thuế, khả năng thu thuế và “văn hoá” của người nộp thuế, như vậy mới tạo ra sự quan tâm, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương đối với việc triển khai thực hiện hệ thống thuế mới;

- Việc cải cách chính sách thuế phải đi đôi với các biện pháp cải cách về thể chế, về cơ cấu trên toàn bộ nền kinh tế; đặc biệt coi trọng các lĩnh vực hỗ trợ cho cải cách hệ thống thuế như: hệ thống kế toán, kiểm toán, hệ thống các luật lệ liên quan đến hệ thống thuế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2024