TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Sau khi phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai, tác giả đã tiến hành đề xuất một số giải pháp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm tăng cường công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai trong thời gian tới. Tác giả đã đưa ra 7 giải pháp là: Đa dạng hóa, cải tiến chất lượng danh mục sản phẩm huy động vốn; Phát triển nền tảng khách hàng vững chắc và tối đa hoá giá trị khách hàng, phân loại và xây dựng chính sách khách hàng; Vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách huy động vốn; Phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín của ngân hàng; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và Marketing cho công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm. Các giải pháp nói trên đều có tầm quan trọng, không nên tuyệt đối hóa một giải pháp nào trong quá trình tăng cường công tác huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, môi trường kinh doanh có nhiều biến động, diễn biến trái chiều, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả hoạt động kinh doanh thì việc tạo lập một nền vốn ổn định vững chắc là một tất yếu khách quan và hết sức cấp thiết, trong đó phát triển nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là một điều kiện tiên quyết. Nhận thức được điều này, bám sát chỉ đạo, định hướng của Agribank, Agribank Thanh Oai đã có những biện pháp, chỉ đạo quyết liệt tập trung đẩy mạnh huy động vốn tiền gửi tiết kiệm. Qua đó đã đạt được những kết quả rất khả quan, góp phần tăng trưởng nguồn vốn, giữ vững thị phần hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, do những nguyên nhân xuất phát từ cả bên ngoài và bên trong, trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Thanh Oai thời gian qua vẫn bộc lộ những tồn tại nhất định. Để khắc phục được những tồn tại hạn chế đó để hoạt động kinh doanh của Agribank Thanh Oai đạt được những kết quả cao hơn, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Đề tài Luận văn “Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai” được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề cấp bách đó. Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu đặt ra, Luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
Một là, hệ thống hoá, phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM. Từ đó thấy được sự cần thiết của việc phát triển nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm.
Hai là, trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm, luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế cần khắc phục; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế trong việc phát triển nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Thanh Oai.
Ba là, căn cứ lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển của Agribank nói chung và Agribank Thanh Oai nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Thanh Oai. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra hệ thống các kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Agribank nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp trên đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ nhận thức và sự hiểu biết về lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế; đề tài có liên quan đến nhiều các lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những người quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả hoàn thiện đề tài hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Quốc Chính (2016), Giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bản thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Tài Chính, Hà Nội.
2. Phan Thị Cúc (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản: Thống Kê.
3. Vũ Thị Thanh Dung năm (2011), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
4. Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ - ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản: Khoa học và Kỹ thuật.
5. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản: đại học Kinh tế quốc dân.
7. Lưu Thị Hương (2003), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: nhà xuất bản Thống kê.
8. TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
9. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
10. Lê Như Mai (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội, luận văn thạc sĩ, trường Học viện Ngân hàng.
11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo kết quả thường niên năm 2016- 2019
12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo hoạt động Ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2016 - 2019
13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Thanh Oai, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016-2019
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
15. Peter S. Rose, Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản: Thống kê.
16. Nguyễn Thị Phương Thảo (2011), Huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
17. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ. Hà Nội: Nhà xuất bản: Thống kê.
18. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản: Tài Chính, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
Tên Ngân hàng: |
Địa chỉ: |
(Sau đây được gọi là Ngân hàng được đánh giá) |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Thanh Oai
- Một Số Giải Pháp Tăng Cường Huy Động Vốn Tiền Gửi Tiết Kiệm Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Thanh Oai
- Kiến Nghị Với Ngân Hàng Nhà Nước
- Huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Thanh Oai - 15
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐƯỢC XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
Địa chỉ: | Phường (Xã): | Huyện (Thị xã): | |||
Tỉnh (TP thuộc TW): | |||||
Độ tuổi: | Dưới 25 tuổi | Từ 25 đến dưới 40 | Từ 40 đến 60 tuổi | Trên 60 tuổi | |
Nghề nghiệp: | Công chức, viên chức NN | Cán bộ, nhân viên DN | Hộ gia đình, hưu trí | Khác ………………………. |
PHẦN 3: THÔNG TIN VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỚI NGÂN HÀNG
Dưới 1 năm Từ 1 năm đến 3 năm Trên 3 năm | |
2. Ông/Bà biết đến Ngân hàng được đánh giá qua kênh thông tin nào? | Truyền hình, báo chí Bạn bè, người thân Khác: ……………………………………… |
3. Thu nhập bình quân hàng tháng của Ông/Bà? | Dưới 4 triệu Từ 4 đến 8 triệu Trên 8 triệu đồng |
4. Theo Ông/Bà, yếu tố nào quan trọng nhất trong việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiền? | Lãi suất cao Địa điểm giao dịch thuận tiện Hình thức huy động vốn phù hợp Nhân viên NH phục vụ tốt |
5. Ngoài Ngân hàng được đánh giá, Ông/Bà hiện nay có gửi tiền tại các Ngân hàng/Tổ chức tín dụng khác không? | Có Không |
PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
Ông/Bà chọn điểm số bằng cách đánh dấu [x] vào các số từ 1 đến 5 theo quy ước sau:
| | | | | |
Ý nghĩa | Kém | Trung bình | Khá | Tốt | Rất tốt |
Chỉ tiêu | Điểm | |
Nhóm tiêu chí mức độ tin cậy | ||
1. | Ngân hàng tạo được cảm giác an toàn trong giao dịch | |
2. | Hình thức và cách thức tính lãi chính xác và minh bạch | |
3. | Thông tin cá nhân và khoản tiền gửi được bảo mật | |
4. | Kiểm soát được các giao dịch trong tài khoản tiền gửi | |
5. | Ngân hàng thực hiện tốt các cam kết về thời gian | |
Nhóm tiêu chí mức độ đáp ứng | ||
6. | Lãi suất tiền gửi được điều chỉnh kịp thời và có sức cạnh tranh | |
7. | Quy trình thủ tục liên quan đến việc gửi tiền đơn giản, thuận tiện | |
8. | Việc đáp ứng nhu cầu vốn trước hạn nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng (Rút tiền trước hạn, vay cầm cố chiết khấu) | |