Phương Pháp Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng

khai đúng thì rõ ràng chịu nhiều thiệt thòi trong khi cùng mặt hàng đó doanh nghiệp khác khai không là thức ăn chăn nuôi dù cùng đặc điểm và tính chất. Vì vậy nếu tiêu chí xác định không rõ ràng thì dễ gây khó khăn trong giải thích và vận dụng, nên có sự hiểu lầm vô tình hoặc cố ý khi thực hiện của doanh nghiệp và cơ quan quản lý là không tránh khỏi. Nếu tiêu chí xác định mức thuế suất không rõ ràng sẽ tác động đến ý thức tuân thủ thuế GTGT của doanh nghiệp đồng thời Hải quan, cơ quan quản lý thuế khó lòng kiểm soát được. Do đó, quy định về tiêu chí xác định mức thuế suất khác nhau không nên dựa vào mục đích sử dụng hay công dụng của hàng hóa nữa.

Thêm vào đó, duy trì nhiều mức thuế suất sẽ làm "bóp méo" hành vi tiêu dùng do việc lựa chọn những hàng hóa tương tự có cùng công dụng, tính năng nhưng ở mức thuế suất khác nhau… Điều này đem lại ưu thế cho doanh nghiệp này mà lại gây bất lợi cho doanh nghiệp khác. Nói cách khác thì với nhiều mức thuế suất dẫn đến một môi trường cạnh tranh thiếu công bằng và lành mạnh cho doanh nghiệp.

Khi ban hành Luật thuế GTGT, các nước thường lựa chọn giữa việc thực hiện chế độ nhiều mức thuế suất hoặc chế độ một mức thuế suất. Mỗi sự lựa chọn này đều có tính hai mặt. Việc áp dụng nhiều mức thuế suất, các nhà luật học xuất phát từ đặc điểm của thuế GTGT là loại thuế gián thu mang tính lũy thoái, mục đích là sẽ đảm bảo tính công bằng xã hội, khuyến khích phát triển, đầu tư cho đối tượng áp dụng thuế suất thấp. Đồng thời, việc áp dụng một mức thuế suất sẽ góp phần hạ thấp chi phí tuân thủ thuế, đơn giản hóa yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, việc quy định nhiều mức thuế suất sẽ không đảm bảo tính trung lập của thuế GTGT cũng như không phản ánh được bản chất thuế GTGT đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, dễ gây bất bình đẳng trong đối xử của nhà nước đối với các doanh nghiệp nộp thuế. Một số nước thực hiện cơ cấu một mức thuế suất như: Brasil (17%), Anh (15%), Đan Mạch (22%), Nhật Bản, Singapo (3%), Italia (38%), Inđônexia (10%)… [11].

Theo điều tra của Ngân hàng Thế giới, hiện nay có khoảng 54% số nước áp dụng thuế GTGT có biểu thuế suất gồm 1 mức (không tính mức thuế suất 0% cho xuất khẩu); 23% số nước áp dụng biểu thuế suất GTGT với hai mức thuế suất và số còn lại là nhiều hơn hai mức [27]. Trên thế giới. nhóm các nước thuộc OECD được phân thành hai loại.

Nhóm thứ nhất là nhóm nước chủ yếu là các nước thuộc liên minh Châu Âu hạn chế nhóm các hàng hóa, dịch vụ một mức thuế suất tiêu chuẩn, tùy từng mặt hàng hóa, dịch vụ mà có thể giảm dưới mức thuế suất tiêu chuẩn. Chỉ thị VAT Châu Âu cho phép các nước thành viên EU áp dụng một tỷ lệ tiêu chuẩn tối thiểu là 15% và mức giảm đi không quá 5% [42]. Lý do cho việc giảm của các nước này là để giảm bớt thuế trên nhu cầu cơ bản, chẳng hạn như thực phẩm và quần áo, cho người có thu nhập thấp. Một ví dụ cho thấy việc giảm thuế GTGT không đem lại hiệu quả như những nhà hoạch định chính sách mong muốn. Ở Pháp, Chính phủ quốc gia này năm 2009 cắt giảm thuế GTGT từ 19,6% đến 5,5% trong nỗ lực khiến hàng hóa dịch vụ thuộc nhóm nhà hàng và dịch vụ ăn uống tăng trưởng. Tuy nhiên theo Viện thống kê quốc gia Pháp, giá hàng hóa giảm không quá 1,1% vào tháng 7 năm đó và thực sự lại nhích lên một chút vào tháng 10. Chỉ có 30% lợi ích của việc cắt giảm thuế GTGT là đến với khách hàng trong khi chính sách giảm thuế này lại mất đi của Chính phủ khoản thu không nhỏ [42].

Nhóm thứ hai là nhóm các nước áp dụng dụng mức thuế suất tiêu chuẩn đối với nhiều đối tượng chịu thuế. Nhóm này gồm các nước như: Úc, Canada, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore và Nam Phi với mức thuế tiêu chuẩn thường thấp hơn các nước thuộc nhóm 1 với Úc là 10%, New Zealand là 15% và Nam Phi là 14% [42]. Các nước này cải cách hệ thống pháp luật về thuế GTGT từ bài học của các nước nhóm 1. Tiêu biểu là ở New Zealand, chính phủ nước này đã giới thiệu một loại thuế suất hàng hóa, dịch vụ gọi là GST trong năm 1986 với cơ sở áp dụng cho đối tượng chịu thuế rộng trong cùng

một mức thuế suất chỉ với vài ngoại lệ hay miễn trừ. Kết quả là điểm số tỷ lệ thu được thuế GTGT cao nhất trong OECD.

Trên thế giới, thuế suất thường được chia thành các nhóm thuế suất cơ bản như: nhóm thuế suất thông thường; nhóm thuế suất ưu đãi; nhóm thuế suất đặc biệt ưu đãi; nhóm thuế suất đặc biệt 0% dành cho hàng hóa xuất khẩu. Mức thuế suất thấp thường được áp dụng đối với mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: thực phẩm; sản phẩm y tế, sản phẩm nông nghiệp… và đây là những sản phẩm mà những người có thu nhập thấp trong xã hội sử dụng nhiều và xét trong mối tương quan với thu nhập của nhóm người tiêu dùng này. Nhóm hàng hóa và dịch vụ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT thấp hơn mức thuế suất phổ thông ở một số quốc gia như sau:

- Trung Quốc: Mức thuế suất phổ thông là 17%, mức thuế suất thấp 13% được áp dụng đối với nhóm hàng và dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, ngũ cốc, nước sạch, phân bón, thức ăn gia súc…

- Nga: Mức thuế ưu đãi thấp 10% (mức thuế suất phổ thông 18%) được áp dụng đối với ba nhóm hàng hóa cơ bản là: thực phẩm thiết yếu; một số sản phẩm dành cho trẻ em và sản phẩm y tế…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

- Anh: Mức thuế suất thấp 5% (mức thuế suất phổ thông là 20%) được áp dụng đối với ghế ngồi cho trẻ em trong ô tô, sản phẩm cai thuốc lá…

- Đức: Mức thuế suất thấp 7% (mức thuế suất phổ thông là 19%) được áp dụng đối với thực phẩm, cây trồng và vật nuôi; sách giáo khoa và báo; sản phẩm nghệ thuật và sưu tầm; phí tham quan vào các di sản văn hóa…[27].

Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - 9

Việc áp dụng một mức thuế suất sẽ làm cho thuế GTGT mang tính lũy thoái nhiều hơn, không đảm bảo công bằng theo chiều dọc của thuế. Tuy nhiên, việc thống nhất một mức thuế suất, mọi hàng hóa, dịch vụ đều chịu chung một mức thuế suất nên luật thuế GTGT đơn giản, dễ hiểu, chi phí quản lý hành chính thuế và chi phí thu nộp thuế, chi phí tuân thủ sẽ thấp đối với cả

doanh nghiệp và cơ quan thuế. Các nhà hoạch định chính sách sẽ không gặp khó khăn khi phân biệt nhóm hàng dịch vụ với mức thuế suất khác nhau, cán bộ quản thuế cũng như doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng xác định được phạm vi nghĩa vụ thuế GTGT. Mặt khác việc áp dụng thống nhất một mức thuế suất sẽ đơn giản hóa mẫu tờ khai thuế GTGT, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong việc kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của doanh nghiệp. Đồng thời do tất cả các hàng hóa, dịch vụ đều chung một mức thuế suất nên hiện tượng kê khai, gian lận doanh số theo mức thuế suất để trốn thuế, lậu thuế sẽ được hạn chế.

Dù cả hai lựa chọn thuế suất đều có những mặt ưu điểm điểm và yếu điểm riêng tuy nhiên trong tương lai, để phù hợp với thông lệ quốc tế và cải cách thuế đến năm 2020 thì quy định một mức thuế suất là cần thiết đồng thời khi duy trì một mức thuế suất thì mức thuế suất cần quy định ở mức hợp lý để kích thích hoạt động sản xuất doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng, nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN.

Về mức thuế suất, trên thế giới, mức thuế suất GTGT có sự khác biệt khá lớn giữa các quốc gia. Mức thuế suất GTGT đặc biệt cao ở các nước phát triển ở trong EU và thuộc Đông Âu. Nhóm nước có mức thuế suất thấp hơn 10% thường ở nhóm nước khu vực Châu Á (Nhật Bản 5%, Singapo và Thái Lan 7%). Xu hướng chung của các nước hiện nay là tăng cường vai trò của thuế GTGT, đồng thời từng bước giảm dần thuế thu nhập để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, giảm gánh nặng cho doanh nghiệp đóng thuế. Trong 3 năm (2009-2011) đã có 13 trên tổng số 27 quốc gia trong EU đã điều chỉnh tăng mức thuế suất phổ thông thuế GTGT. Theo Nghị quyết của Hội đồng Châu Âu 006/112/EC ngày 28/11/2006 về hệ thống thuế GTGT chung thì trong giai đoạn 1/1/2006 - 31/12/2010, các nước thành viên EU phải đảm bảo mức thuế suất thuế GTGT tối thiểu là 15% (kéo dài đến 31/12/2015) (Điều 97). Ở khu vực Châu Á, chính sách thuế GTGT cũng đang được nhiều nước

xem xét, sửa đổi. Tháng 7/2012, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua lộ trình điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 5% hiện hành lên 8% vào tháng 4/2014 và sau đó lên 10% vào tháng 10/2015. Thái Lan đang xem xét kế hoạch điều chỉnh tăng mức thuế suất GTGT từ 7% lên 10% [27]. Mức thuế suất thuế GTGT tăng chứng tỏ vai trò ngày càng cao của thuế GTGT đối với Ngân sách NN và công cụ quản lý hiệu quả của Nhà nước đối với nền kinh tế. Ở nước ta, nhằm tiến gần với mục tiêu cải cách thuế thì ngoài quy định một mức thuế suất, cần xem xét vai trò, tầm quan trọng của thuế GTGT và đánh giá tác động của thay đổi của từng mức thuế suất đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng để lựa chọn một mức thuế suất hợp lý.

2.1.2.2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

* Ngưỡng tính thuế GTGT

Chiến lược cải cách thuế đi tới hoàn thiện phương pháp tính thuế là thực hiện phương pháp khấu trừ thuế. Luật thuế GTGT hiện nay vẫn duy trì hai phương pháp tính thuế là khấu trừ và trực tiếp trên cơ sở xác định ngưỡng doanh thu tính thuế. Theo thông lệ quốc tế, đa số các nước đều có quy định ngưỡng doanh thu kê khai nộp thuế GTGT để xác định đối tượng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (có doanh thu vượt trên mức ngưỡng). Số doanh nghiệp có doanh thu dưới ngưỡng (doanh nghiệp nhỏ) nộp thuế theo phương pháp trực tiếp nhằm đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm chi phí cho NNT có qui mô kinh doanh nhỏ và chống việc gian lận thuế. Ngưỡng đăng ký nộp thuế đặt ra để làm căn cứ áp dụng phương pháp tính thuế.

Ở Việt Nam, luật thuế GTGT sửa đổi bổ sung quy định về ngưỡng đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, theo đó áp dụng phương pháp khấu trừ đối với cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên, trừ hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và bổ sung quy định về cách xác định GTGT theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp tính

thuế và ngưỡng thu thuế 1 tỷ đặt ra tạo điều kiện nộp thuế cho hộ, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu năm thấp và chưa đủ điều kiện thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Bản thân quy định về ngưỡng nộp thuế là quy định tích cực nhằm tiết giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho NNT, cũng như hạn chế hiện tượng gian lận hoá đơn để khấu trừ, hoàn thuế.

Tuy nhiên, ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng còn chưa hợp lý vì với mức doanh thu 1 tỷ đồng trên một năm thì tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc diện áp dụng phương pháp trực tiếp là lớn, dẫn đến chưa thể hiện được bước tiến bộ hơn trong quản lý áp dụng thuế GTGT, chưa đáp ứng được mục tiêu tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế đề ra trong chiến lược cải cách thuế. Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, hiện nay cả nước có gần 450.000 doanh nghiệp và dự báo trong thời gian tới sẽ có số lượng lớn doanh nghiệp tăng thêm [20]. Và theo tính toán thì có khoảng 30% doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ sẽ áp dụng nộp thuế theo phương thức tính thuế trực tiếp (những doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng). Luật thuế GTGT quy định ngưỡng nộp thuế cao thì số lượng doanh nghiệp tham gia nộp thuế theo phương pháp trực tiếp là quá lớn, áp dụng cách tính thuế trực tiếp không thể hiện được bản chất ưu việt của thuế GTGT. Luật thuế GTGT nếu vẫn quy định ngưỡng nộp thuế thì ngưỡng nộp thuế nên thấp hơn để nhiều doanh nghiệp được tham gia nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, dần dần làm quen một phương pháp tính thuế thống nhất để áp dụng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, đối với phương pháp khấu trừ cùng với ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng/năm thì doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp tính thuế theo năm nếu doanh thu thay đổi lên xuống ngưỡng doanh thu. Trong khi đó có một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế thông thoáng trong việc thành lập doanh nghiệp để mua bán hoá đơn, lợi dụng hoá đơn khống để khấu trừ, hoàn thuế làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, gây thất thu cho NSNN.

Mặt khác, theo quy định này, có doanh nghiệp có doanh số lớn hơn 1 tỷ đồng/năm nhưng sẽ tách doanh nghiệp ra, áp dụng phương án nào có lợi cho mình dẫn đến sự không thống nhất trong việc quản lý thuế.

* Phương pháp tính thuế

Ở nước ta, các doanh nghiệp đều áp dụng chế độ kế toán và kinh doanh có hóa đơn, chứng từ nên ngoài phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với cá nhân kinh doanh hay doanh nghiệp nhỏ có doanh thu ít, chưa thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ thì thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ là phổ biến. Luật thuế GTGT quy định hai phương pháp tính thuế là vì xuất phát từ phạm vi của đối tượng nộp thuế GTGT trước mắt phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, song chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế GTGT, thể hiện ở chỗ cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào khi thỏa mãn các điều kiện nhất định được pháp luật quy định tại Điều 12; còn các đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp không được khấu trừ thuế GTGT.

- Phương pháp tính thuế trực tiếp

Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp tại Điều 11 Luật thuế GTGT 2008 và Luật sửa đổi bổ sung 2013. Theo đó, cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng năm dưới 1 tỷ đồng (trừ hộ, cá nhân kinh doanh và trừ trường hợp có đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ) sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, với số thuế phải nộp bằng (=) Tỷ lệ % x Doanh thu.

Tỷ lệ phần trăm để tính thuế GTGT được quy định theo từng hoạt động như sau: thương mại, phân phối cung cấp hàng hóa 1%, sản xuất vận tải dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3%, dịch vụ xây dựng trừ dịch vụ có bao thầu nguyên vật liệu 5%, hoạt động kinh

doanh khác 2%. Quy định Luật thuế GTGT trước đây thì áp dụng tỷ lệ GTGT và tỷ lệ thu nhập cá nhân với 6 nhóm ngành tỷ lệ theo 5 khu vực và mỗi tỉnh đều có biểu tỷ lệ áp dụng riêng, tổng cộng trên cả nước có hơn 600 tỷ lệ thuế khác nhau. Việc áp dụng Luật thuế GTGT mới chỉ với 04 tỷ lệ sẽ tạo điều kiện cho NNT nhỏ (bao gồm doanh nghiệp nhỏ, đơn vị sự nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh) tiết giảm rất nhiều chi phí tuân thủ, đồng thời đảm bảo tính rõ ràng, đơn giản trong thực thi pháp luật thuế.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp lại gây bất bình đẳng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh khi cùng tham gia thị trường nhưng lại có cách tính thuế và hưởng chế độ khấu trừ khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp trực tiếp là do tính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và xét về bản chất thì áp dụng tính trực tiếp là việc xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các bất cập khác nhau trong việc thực thi pháp luật thuế GTGT như gian lận trong hoàn thuế, dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp khi cùng tham gia trên thị trường.

Thêm vào đó, phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT chỉ là phương pháp kế toán, không thể áp dụng thu thuế. Đây chi là thể hiện cách tiếp cận khoa học trong nghiên cứu nhằm chỉ rõ thuế GTGT là loại thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm mỗi khi có GTGT xuất hiện. Phần lớn các doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp tính trực tiếp này đều không thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Do vậy, trong thực tiễn các cơ quan thuế thường xác định GTGT thông qua việc ấn định tỷ lệ GTGT hoặc ấn định doanh thu. Có trường hợp xác định GTGT khá cao, dẫn đến mức nộp thuế GTGT trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, nên các doanh nghiệp thường có xu hướng khai doanh thu thấp hơn thực tế để trốn thuế. Điều này có nghĩa là thuế GTGT chỉ tồn tại về mặt lý thuyết.

- Phương pháp khấu trừ

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí