Các Yêu Cầu Của Pháp Luật Về Hạch Toán Kế Toán Tài Sản Của Doanh Nghiệp Giúp Cho Định Giá Tài Sản Trí Tuệ Còn Bất Cập

vô hình, trong đó có tài sản trí tuệ làm hạ thấp tỉ trọng vốn góp của chủ sở hữu tài sản trí tuệ trong các liên doanh.

Năm 2010, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng Thông tư hướng dẫn việc góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, đến nay thì văn bản này vẫn chưa được ban hành vì có nhiều ý kiến khác nhau và cũng chưa có tổng kết, đánh giá được hết các vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn. Việc xác định giá trị, nhượng quyền sử dụng tài sản trí tuệ, góp vốn liên doanh, liên kết… bằng giá trị tài sản trí tuệ đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta đến nay vẫn còn là một khoảng trống.

2.2.5. Các yêu cầu của pháp luật về hạch toán kế toán tài sản của doanh nghiệp giúp cho định giá tài sản trí tuệ còn bất cập

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 quy định về tài sản cố định vô hình đã hướng dẫn cách xác định nguyên giá và nguyên tắc ghi sổ kế toán đối với các tài sản trí tuệ được coi là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp, bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính, bản quyền, bằng sáng chế. Các nhãn hiệu hàng hóa được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình. Việc không có quy định về tên thương mại và các loại tài sản trí tuệ khác, cũng như không coi nhãn hiệu hàng hóa do doanh nghiệp tạo ra là tài sản cố định vô hình đã gây nhiều trở ngại và thiệt thòi cho doanh nghiệp trong quá trình định giá, mua bán sáp nhập doanh nghiệp và khi phát hành chứng khoán. Bởi vì trên thực tế, đối với nhiều doanh nghiệp, tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ lại có giá trị lớn, nhiều khi lớn hơn cả tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Và đối tượng hướng tới trong các hoạt động liên doanh, liên kết, sáp nhập của doanh nghiệp nước ngoài trong các thương vụ với doanh nghiệp Việt đa phần chính là vì những nhãn hiệu mạnh cũng như thị phần của những doanh nghiệp này.

Về việc xác định các chi phí khi tính nguyên giá của tài sản trí tuệ tại

Thông tư số 45/2013/TT-BTC: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại,… không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Khoản 3, Điều 3). Tuy nhiên, trong các quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giá trị thương hiệu (bao gồm nhãn hiệu và tên thương mại) lại được xác định dựa trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang web... [16]. Như vậy, giữa các quy định về kế toán doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có sự không thống nhất trong việc xác định giá trị tài sản trí tuệ là nhãn hiệu, tên thương mại. Sự không thống nhất trong các quy định ghi nhận giá trị tài sản trí tuệ đã khiến cho mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty kiểm toán có cách nhìn và ứng xử khác nhau.

Điển hình như trường hợp công ty Cổ phần Kinh Đô xác định giá trị thương hiệu trong báo cáo tài chính. Tháng 6/2012, Công ty cổ phần Kinh Đô công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng của công ty mẹ và các công ty con. Tại phần thuyết minh số 9 của báo cáo tài chính, từ ngày 6/9/2002, Công ty Kinh Đô đã ghi nhận thương hiệu “Kinh Đô” là tài sản cố định vô hình với giá trị 50 tỷ đồng, thể hiện phần góp vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô. Thương hiệu này được khấu trừ theo phương pháp đường thẳng trong vòng 20 năm và đã bao gồm trong tổng tài sản của Công ty cổ phần Kinh Đô. Tính tới 30/6/2012, sau gần 10 năm

được ghi nhận là tài cố định vô hình, giá trị thương hiệu “Kinh Đô” đã được khấu trừ gần 24,17 tỷ đồng và giá trị còn lại là hơn 25,83 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ quan kiểm toán Ernst & Young cho rằng, khoản 50 tỷ đồng thể hiện giá trị thương hiệu “Kinh Đô” mà công ty đề cập trong báo cáo tài chính không đủ cơ sở để ghi nhận là tài sản cố định vô hình. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 và Công văn số 12414 do Bộ Tài Chính ban hành ngày 03/10/2005, thương hiệu mặc dù là tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản vì: nó không phải là nguồn lực có thể xác định được; không đánh giá được một cách đáng tin cậy và doanh nghiệp không kiểm soát được. Việc ghi giá trị thương hiệu vào tài sản cố định làm tăng tổng tài sản công ty, tăng vốn chủ sở hữu và làm giảm lợi nhuận của công ty. Đây không phải lần đầu tiên và duy nhất cơ quan kiểm toán có ý kiến không đồng tình với việc Công ty cổ phần Kinh Đô ghi nhận thương hiệu là tài sản cố định vô hình. Từ năm 2006, cơ quan kiểm toán của Kinh Đô là Ernst & Young đã đề cập và duy trì quan điểm này trong suốt 6 năm. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Kinh Đô vẫn tiếp tục ghi nhận thương hiệu là tài sản cố định vô hình và khấu hao tài sản đó, đến cuối quý II năm 2012 còn lại hơn 25,83 tỷ đồng [29].

Các quy điṇ h về hac̣ h toán giá tri ̣tài sản cố điṇ h vô hình cũng như xác

điṇ h “giá tri ̣thương hiêụ ” của doanh nghiêp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

đều dưa

trên phương pháp chi

Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam - 10

phí quá khứ để xác định giá trị của các tài sản trí tuệ. Tuy nhiên cách xác điṇ h này cũng tồn tại nhiều hạn chế : chỉ có những tài sản trí tuệ có chi phí phát

sinh thì mới được xem xét để ghi nhận, môt

số đối tươn

g như nhan

hiêu

hàng

hóa, quyền phát hành ... hình thành trong nội bộ doanh nghiệp sẽ không được hạch toán vào giá tri ̣tài sản trí tuê ̣mà tính vào chi phí sản xuất , kinh doanh.

Viêc

tính toán giá tri ̣thương hiêu

dưa

trên các chi phí để tao

ra thương hiêu

đó cũng chưa thể đảm bảo phản ánh chính xác giá tri ̣thương hiê ̣ u. Trong

nhiều trường hơp

giá tri ̣thương hiêu

có thể thấp hơn hoăc

cao hơn nhiều so

́i các chi phí tao

ra thương hiêu

. Giá trị đó thường phải do thị trường quyết

điṇ h. Thực tế cho thấy giá trị vô hình của tài sản trí tuệ, đặc biệt là nhãn hiệu, tên thương mại nhiều khi lại nằm ở cảm nhận của khách hàng, ở hệ thống phân phối mà doanh nghiệp xây dựng được. Câu chuyện thương hiệu Diana của Công ty cổ phần Diana là một ví dụ. Năm 2011, khi Diana bán 95% cổ phần cho Tập đoàn Unicharm (Nhật Bản), với trị giá 184 triệu đô, tính theo định giá của Tạp chí tài chính Châu Á vào tháng 11/2011. Theo đánh giá của Unicharm, Diana có danh mục các nhãn hàng mạnh cũng như hệ thống phân phối vững chắc trên khắp cả nước. Unicharm quyết định mua lại Diana với mục tiêu thông qua thương hiệu đã nổi tiếng này để từng bước mở rộng kinh doanh và đưa thêm các sản phẩm khác của Unicharm vào Việt Nam [46].

Như vậy, nếu sử dụng phương pháp chi phí quá khứ để xác định giá trị tài sản trí tuệ sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sở hữu khối lượng lớn các tài sản trí tuệ trong các hoạt động liên doanh, liên kết, sáp nhập, cổ phần hóa doanh nghiệp.

2.2.6. Quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa hoàn thiện

Quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam đặt ra mục tiêu hoàn thành cơ bản vào năm 2010. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, quá trình cổ phần hóa vẫn chưa hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Mà một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của quá trình cổ phần hóa là do sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật quy định về việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Một trong các căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp trong cổ phần hóa là giá trị lợi thế kinh doanh, bao gồm: giá trị thương hiệu và tiềm năng phát triển. Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp

100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần quy định về cách xác định giá trị thương hiệu như sau:

Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang web...).

Tuy nhiên, gần đây Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 127/2014/TT- BTC ngày 5/9/2014 thay thế Thông tư số 202/2011/TT-BTC, hướng dẫn xác định giá trị thương hiệu như sau:

Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 5 năm, bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang web.....

Không rõ xuất phát từ nguyên nhân nào mà Bộ Tài chính bổ sung thêm quy định về giới hạn thời gian 5 năm khi tính các chi phí thực tế phát sinh trong việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại. Tuy nhiên, theo cách tính mới này, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ giảm so với cách xác định trong Thông tư số 202/2011/TT-BTC.

Mặc dù có sự thay đổi trong quy định về cách xác định giá trị thương hiệu, nhưng phương pháp được sử dụng khi tính giá trị thương hiệu trong các

văn bản pháp luật từ trước đến nay về cổ phần hóa vẫn là phương pháp chi phí. Nguyên tắc chi phí phát sinh khi xác định giá trị thương hiệu không thể phản ánh đúng giá trị thực của thương hiệu đó. Bên cạnh đó, việc xác định giá trị các tài sản vô hình, trong đó có tài sản trí tuệ được xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán. Theo chuẩn kế toán, giá trị tài sản phải ghi nhận dựa trên chi phí vốn. Chỉ có những tài sản trí tuệ có chi phí phát sinh thì mới được xem xét để ghi nhận. Ngoài ra, nếu không có căn cứ về phát sinh chi phí đều không được phép ghi nhận vào sổ sách kế toán. Điều đó dẫn đến tình trạng rất nhiều tài sản trí tuệ khác thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận. Nhưng nếu thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác không đủ cơ sở để xác định là tài sản vô hình, Nhà nước có thể bị mất khối lượng tài sản đáng kể trong quá trình thực hiện mục tiêu cổ phần hóa.

2.2.7. Thiếu quy định về định giá tài sản trí tuệ trong việc thực hiện các giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ

Pháp luật hiện hành về giao dịch bảo đảm đối với quyền sở hữu trí tuệ còn khá sơ lược và chưa thực sự tạo cơ sở pháp lý an toàn cho việc cho vay vốn có tài sản bảo đảm là tài sản trí tuệ.

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005, quyền tài sản là một loại tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Điều 322 Bộ luật dân sự quy định: “Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng,… đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” [38]. Mặc dù Điều 322 của Bộ luật dân sự liệt kê rõ ràng các quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng làm tài sản bảo đảm nhưng Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 lại không đề cập tới việc thế chấp các quyền sở hữu trí tuệ này. Cũng không

có bất cứ quy định nào về việc xác lập và hệ quả pháp lý của giao dịch bảo đảm có đối tượng là quyền sở hữu trí tuệ trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 6, Điều 3 Thông tư số 05/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 16/02/2011 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp chứ không phải tại Cục sở hữu trí tuệ như thông lệ tại nhiều nước trên thế giới.

Xác định giá trị tài sản bảo đảm là một vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch bảo đảm, đặc biệt là trong việc vay vốn bằng tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Khoản 1 Điều 324 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" [38]. Về “thỏa thuận khác” được giải thích tại Điều 5 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 quy định về giao dịch bảo đảm như sau: “các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm”. Đây là những quy định pháp lý duy nhất về xác định giá trị tài sản bảo đảm trong các giao dịch bảo đảm.

Vì vậy, trên thực tế, đối với hoạt động cho vay vốn của các tổ chức tín dụng, việc cho vay dựa trên tài sản bảo đảm là quyền sở hữu trí tuệ hầu như chưa được thực hiện do chưa có các quy định hướng dẫn về định giá một cách cụ thể và phù hợp để các bên liên quan có thể yên tâm sử dụng tài sản trí tuệ

làm tài sản bảo đảm. Trong tình hình nợ xấu ngày càng gia tăng như hiện nay, để hạn chế các rủi ro, các ngân hàng Việt Nam ngày càng thận trọng trong việc xét duyệt các khoản vay của mình. Như vậy, một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thông thường đã khó tiếp cận vốn thì các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ sẽ còn khó tiếp cận vốn hơn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã trình bày ở Chương 1, Chương 2 tập trung vào việc đánh giá về thành công, hạn chế của những quy phạm pháp luật hiện hành về định giá tài sản trí tuệ thông qua thực tiễn của các hoạt động đầu tư, kinh doanh về tài sản trí tuệ. Với các quy định về trường hợp định giá, phương pháp định giá, tổ chức cá nhân cung ứng dịch vụ định giá, pháp luật hiện hành đã từng bước tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các giao dịch về tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, pháp luật vẫn còn tồn tại những bất cập trong việc xác định giá trị tài sản trí tuệ mà nếu không khắc phục sẽ không thể thúc đẩy hoạt động ứng dụng và khai thác giá trị tài sản trí tuệ ở Việt Nam.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí