Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - 8

Việc quy định đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT hiện nay quá rộng dẫn đến phát sinh nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Vì vậy, để được khấu trừ thuế đầu vào nhiều doanh nghiệp phải tìm cách thay đổi đối tác kinh doanh, tức là vô tình pháp luật đã có tác động "bóp méo" hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh doanh [26, tr. 62]. Ví dụ, đơn vị nộp thuế theo phương thức khấu trừ muốn mua hàng hóa, dịch vụ của đơn vị nộp thuế theo phương thức trực tiếp thì đối tượng nộp thuế không được khấu trừ hoặc chỉ khấu trừ theo một tỷ lệ ấn định mang tính chủ quan. Vì thế điều này ảnh hưởng đến hành vi kinh doanh của đơn vi nộp thuế theo hình thức khấu trừ. Ví dụ, Khoản 1 Điều 5, Luật Thuế GTGT năm 2008 quy định: "Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu" [29], không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Vậy nếu như đối với trường hợp doanh nghiệp chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hình thức ký hợp đồng chăn nuôi với các hộ dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thuốc men, con giống, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi còn hộ dân chịu trách nhiệm tổ chức chăn nuôi, trao sản phẩm và được thanh toán tiền công. Vậy doanh thu từ tiền chăn nuôi của hộ gia đình có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay không. Khi thu hoạch sản phẩm, doanh nghiệp bán sản phẩm chưa qua chế biến có thuộc đối tượng chịu thuế hay không. Điều này chưa được làm rõ trong Luật thuế GTGT, có thể gây ra các cách hiểu không nhất quán.

Có thể những nhà lập pháp cho rằng việc mở rộng đối tượng không chịu thuế để đảm bảo công bằng xã hội, hỗ trợ người nghèo, đạt mục tiêu phối phối hàng hóa dịch vụ tới những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên quan điểm này chưa xác đáng bởi việc giảm giá hay mở rộng đối tượng không chịu thuế hiếm khi đảm bảo hiệu quả của mục tiêu phân phối và đảm bảo công bằng xã hội bởi thuế GTGT đánh vào túi tiền người tiêu dùng nhưng lại không phân biệt thu nhập của người tiêu dùng, những người giàu cũng được hưởng lợi từ

giá giảm và không chịu thuế, họ được tiêu thụ nhiều hơn và được hưởng lợi nhiều hơn. Theo thông lệ quốc tế, số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT thường ở khoảng từ 4 đến 10 nhóm [23, tr. 153]. Các nước đang phát triển như ở Châu Phi, đã có 21 quốc gia thông qua luật thuế GTGT từ năm 1990 đến 1999, trong đó có 14 quốc gia đã có hệ tống tỷ giá duy nhất. Điển hình là Nam Phi, thực hiện thuế GTGT từ năm 1991, chỉ miễn hoặc không tính thuế đối với một số lượng hạn chế các mặt hàng như: các thực phẩm cơ bản và dầu để giúp các hộ nghèo nhất. Nó giữ cho hệ thống thuế quốc gia này đơn giản, giúp cho việc tính và thực thi thuế GTGT dễ dàng [42].

Chính vì thế chính sách mở rộng đối tượng không chịu thuế không phải là biện pháp lâu và dài hạn trong việc đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp. Thay vào đó, biện pháp hữu hiệu cần được quan tâm như: chú ý đến thủ tục kê khai, nộp thuế nhanh chóng, hiệu quả, tạo điều kiện hoàn thuế nhanh chóng cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có vốn đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh.

- Vquy đ ị nh ngư ỡ ng doanh thu đ ố i vi doanh nghip không chu thuế :

Luật Thuế GTGT còn chưa quy định ngưỡng doanh thu không chịu thuế áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT chuyển đổi căn cứ để xác định hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT của hộ, cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp từ tiêu chí nhu nhập so với mức tiền lương tối thiểu sang tiêu chí doanh thu. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Quy định này được bổ sung không chỉ để đảm bảo sự ổn định hơn của chính sách so với quy định theo mức lương tối thiểu chung như hiện hành, khắc phục sự phức tạp trong quá trình thực hiện. Quy định này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về thuế, cơ quan quản lý thuế không cần phải xác định thu nhập của cá nhân kinh

doanh, doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng đánh giá hàng hóa, dịch vụ của mình có thuộc đối tượng chịu thuế hay không. Tuy nhiên, luật thuế GTGT sửa đổi lại chưa quy định ngưỡng doanh thu miễn thuế áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ.

Điều này cũng là trở ngại cho các cơ sở kinh doanh nhỏ trong việc thực hiện luật thuế do họ phải thực hiện đủ mọi quy trình thủ tục về kê khai, nộp và quyết toán thuế như các doanh nghiệp lớn trong khi các doanh nghiệp nhỏ doanh thu hàng năm thấp hơn 100 triệu đã bị hạn chế về nhiều yếu tố như: vốn, điều kiện kinh doanh, kết quả kinh doanh. Vì vậy chi phí quản lý thu thuế đối với các đối tượng có khi còn cao hơn số thuế doanh nghiệp nộp vào. Thông thường nếu chi phí tuân thủ cao hơn hoặc bằng số thuế phải thu thì nên không nên thu thuế mà Nhà nước cần nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mở rộng kinh doanh, nộp thuế vào năm tiếp theo khi doanh thu vượt ngưỡng. Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng một mức ngưỡng miễn thuế GTGT đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đảm bảo hiệu quả của sắc thuế này. Vì vậy, việc thiếu quy định ngưỡng nộp thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ một mặt không bảo đảm hiệu quả của thuế GTGT, mặt khác sẽ không phù hợp với thông lệ quốc tế.

2.1.2. Quyền được khấu trừ thuế

2.1.2.1 Căn cứ tính thuế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Điều 6 Luật thuế GTGT quy định: Thuế GTGT có 2 căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất.

* Giá tính thuế

Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - 8

Luật thuế GTGT Việt Nam quy định giá tính thuế GTGT là giá chưa có thuế GTGT. Đồng thời quy định chi tiết giá tính thuế đối với các hoạt động kinh doanh phổ biến và một số hoạt động kinh doanh đặc thù.

- Đối với hàng hóa dịch vụ sản xuất kinh doanh trong nước là: giá bán chưa có thuế GTGT, trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu: Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu

- Đối với hàng hóa nhập khẩu chịu thuế TTĐB là: Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB + Thuế bảo vệ môi trường.

Trong quan hệ thương mại, hàng hóa nhập khẩu thường là hàng hóa là lợi thế của nước xuất khẩu hơn so với nước nhập khẩu. Vì thế, giá cả hàng hóa nhập khẩu thường thấp hơn so với hàng hóa trong nước sản xuất. Thông qua thuế nhập khẩu, Nhà nước giữ vai trò điều tiết, định giá lại các loại hàng hóa nhập khẩu cho tương xứng với giá các loại hàng hóa tương tự ở thị trường trong nước. Chính vì thế, thuế nhập khẩu được cấu thành trong giá của hàng hóa nhập khẩu để làm căn cứ tính thuế GTGT. Tương tự như việc xác định căn cứ tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu, thuế TTĐB hay thuế bảo vệ môi trường cũng được tính trong giá bán. Bởi vì thuế TTĐB thường là những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ hoặc ít, không mang lợi ích chung cho xã hội, Nhà nước cần điều tiết và định hướng tiêu dùng một cách phù hợp. Còn thuế bảo vệ môi trường đánh vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Mục tiêu của thuế môi trường là tạo nguồn thu cho NSNN, lấy từ người gây ô nhiễm và gây hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội. Khi thuế TTĐB và thuế bảo vệ môi trường chuyển vào giá vốn của hàng hóa, dịch vụ thì nó trở thành yếu tố cấu thành như trong giá bán làm căn cứ tính thuế GTGT.

Như vậy, đối với các hoạt động kinh doanh phổ biến, giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ chịu thuế là giá bán chưa có thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ đó và được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hóa nhập khẩu.

Quy định về giá tính thuế theo luật thuế GTGT có cơ sở khoa học và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên trên thực tế, thực hiện giá tính thuế GTGT ở nước ta hiện nay còn nổi cộm những vấn đề giá ghi trong hóa đơn chứng từ thường thấp hơn rất nhiều so với giá thực bán đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng. doanh nghiệp báo cáo không có lãi nên họ được hoàn thuế GTGT vì đầu vào bao giờ cũng cao hơn đầu ra trong khi người tiêu dùng lại hoàn toàn thờ ơ với vấn đề này bởi họ thấy rằng việc lấy hóa đơn hay không lấy hóa đơn khi mua hàng, hóa đơn ghi cao hay thấp hơn giá trị thực tế mà họ phải trả cũng không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của mình. Đây chính là cơ hội cho những hành vi vi phạm trốn thuế, lậu thuế.

* Thuế suất

Thuế suất là vấn đề lớn nhất, là linh hồn của Luật Thuế GTGT nên thuế suất cần quy định có tính chất thực tế cao và có tính ổn định, đảm bảo theo Chiến lược cải cách Thuế giai đoạn 2011 - 2020. Theo chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 thì nội dung cải cách thuế suất thuế GTGT là giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (ngoài mức 0%). Chiến lược này đưa các mức thuế như hiện nay trở thành một mức thuế suất tiêu chuẩn, nó là cho phép Chính phủ tăng thu ngân sách trong khi cắt giảm chi phí cho hành chính và chi phí tuân thủ. Chiến lược sẽ phần nào giúp cho hệ thống pháp luật thuế GTGT nước ta phù hợp với thông lệ quốc tế [7].

Hiện nay, Luật thuế GTGT sửa đổi 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 đã có điều chỉnh thay đổi để quy định phù hợp hơn với thực tế phát triển xã hội. Trước đây, Luật thuế GTGT chỉ quy định chung là hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%, dẫn đến nhiều vướng mắc trong việc tính thuế GTGT đầu ra và kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài, hay hoạt động mua bán hàng hóa trong khu phi thuế quan nhưng có địa điểm giao nhận ở

ngoài Việt Nam. Luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT đã quy định áp dụng thuế suất 0% cho cả hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của Chính phủ. Quy định mới này nhằm giải quyết những vướng mắc lâu nay cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp chuyên tâm cho các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, Luật thuế GTGT sửa đổi 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 đã bổ sung mức thuế suất 5% khi bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội và được áp dụng sớm hơn từ ngày 01/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 (Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT). Theo báo cáo Chính phủ, hiện có hơn

10.000 căn hộ loại này chưa bán được, việc giảm 50% mức thuế suất GTGT sẽ góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở đối với người có thu nhập thấp không đủ điều kiện mua nhà ở xã hội mua được nhà ở, đang có nhu cầu về chỗ ở, đồng thời góp phần giảm lượng nhà không bán hay cho thuê được, góp phần tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng.

Ở Việt Nam, mức thuế suất thuế GTGT theo Luật thuế GTGT cũng như Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT có 3 mức thuế suất 0%, 5% và 10%, chưa áp dụng được một mức thuế theo như chiến lược cải cách thuế đến năm 2020 do nền kinh tế nước ta vẫn còn ở mức thấp, một số lĩnh vực vẫn cần ưu tiên đặc biệt là đầu vào, đầu ra của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Mức thuế suất 0%:. Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản

phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến. Khi áp dụng mức thuế suất 0% tức là nhà nước đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

- Mức thuế 5%: Áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng và các hàng hóa, dịch vụ cần ưu đãi như: nước sạch phục vụ sản xuất sinh hoạt; phân bón, thuốc trừ sâu; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến; máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; thiết bị phục vụ nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp chưa qua chế biến, máy móc thiết bị, dụng cụ y tế; giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập; dịch vụ khoa học, công nghệ…

- Mức thuế suất 10%: Áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ thông thường không thuộc diện miễn thuế hoặc hưởng thuế suất 0%, 5%. Đây là mức thuế suất đem lại nguồn thu lớn cho NSNN.

Mặc dù mức thuế suất cao nhất áp dụng trong sắc thuế GTGT là 10% được áp dụng ở Việt Nam là tương đối thấp so với thế giới nhưng tỷ lệ thu thuế GTGT trong tổng thu thuế cho NSNN vẫn lên tới 26,8% trong năm 2012, theo Ngân hàng thế giới. Có nghĩa là mỗi 100 đồng nhà nước thu 26 đồng từ người dân. Thuế GTGT đem lại nguồn ngân sách chủ yếu cho NSNN tuy nhiên nhìn từ phía doanh nghiệp từ thị trường hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì lại có bất lợi. Bởi khi hàng hóa và giá cả tăng cao do thuế suất GTGT cao, người dân sẽ thắt chặt, giảm bớt chi tiêu. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp mong muốn giảm thuế GTGT để tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, góp phần giảm giá bán, tăng sức cạnh tranh. Người tiêu dùng thấy có lợi, cũng sẽ mua hàng nhiều hơn. Khi hàng hóa tồn kho được giải phóng, doanh nghiệp có vốn để mở rộng kinh doanh, sản xuất, kích thích thị trường kinh tế sôi động.

Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam, việc duy trì nhiều mức thuế suất gây ra vướng mắc đối với doanh nghiệp khi thực hiện thuế GTGT. Tiêu chí xác định mức thuế suất không rõ ràng khiến doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý thuế hiểu, giải thích luật không thống nhất. Ví dụ như khái niệm sơ chế, chưa qua chế biến của các sản phẩm nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi như các món ăn sushi, surimi, long nhãn, hoa quả khô…, hoặc các sản phẩm chuyên dùng trong giảng dạy không có tiêu chí cụ thể để áp dụng thuế suất 5% hay 10%. Vì thế dễ dẫn đến tình trạng lách luật và thiếu rõ ràng gây ra sự không công bằng cho các doanh nghiệp đáng ra nộp thuế với thuế suất 5% mà bị áp thuế suất 10%. Hậu quả là ngay cả các cơ quan quản lý hướng dẫn không thống nhất.

Ví dụ Công văn 3117/TCT-CS ngày 18/10/2010 của Tổng cục Thuế hướng dẫn các đơn vị đã xuất hóa đơn, kê khai, nộp thuế đối với sản phẩm surimi chả cá đã tẩm ướp với mức thuế suất là 5%, nhưng Công văn số 519/TCT-CS ngày 14/2/2011 cũng của Tổng cục Thuế lại hướng dẫn thuế suất của sản phẩm này là 10%. Nếu doanh nghiệp phải thực hiện theo công văn 519/TCT-CS hướng dẫn mức thuế là 10% thì doanh nghiệp phải gánh chịu thiệt hại lớn.

Hoặc ví dụ như trường hợp nhập khẩu lát sắn khô vào Việt Nam, tại Công văn 10373/BTC-TCHQ đã nêu: Trường hợp mặt hàng sắn lát khô nhập khẩu là thức ăn chăn nuôi thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 5%. Trường hợp mặt hàng sắn lát khô nhập khẩu không là thức ăn chăn nuôi, đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế GTGT thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Tuy nhiên việc quy định mức thuế GTGT dựa vào mục đích sử dụng của mặt hàng đã và đang gây khó cho cơ quan Hải quan và doanh nghiệp, bởi Hải quan tại cửa khẩu không thể kiểm soát được mặt hàng đó khi NK về Việt Nam được sử dụng vào mục đích gì để dựa vào đó tính thuế GTGT. Nếu chỉ căn cứ theo kê khai của doanh nghiệp thì nếu doanh nghiệp

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí