Việc gian lận để hoàn thuế GTGT là một căn bệnh khó chữa. Để giải thích lý do, ngành Thuế cho rằng doanh nghiệp trốn lậu thuế, khai man để được hoàn thuế GTGT là do một số qui định chủ quan về việc hoàn thuế làm sai lệch bản chất của thuế GTGT. Còn về phía các doanh nghiệp, họ đánh giá cơ chế hoàn thuế hiện nay còn quá nhiều bất cập, từ khi kê khai cho đến khi chính thức nhận được văn bản hoàn thuế của cơ quan thuế là cả một quãng thời gian dài, đấy là chưa kể đến những thủ tục rườm rà và máy móc của cán bộ thuế trong khâu kiểm tra hóa đơn chứng từ cũng như một phần không nhỏ lượng vốn của doanh nghiệp bị nhà nước chiếm dụng được ngụy biện bằng cách "chờ hoàn thuế". Chính vì vậy, các tranh chấp về hoàn thuế GTGT có xu hướng ngày càng tăng.
Thực tế chế định hoàn thuế GTGT ở nước ta hiện vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc như đã nêu ở những phần trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, kinh tế, vật chất của các doanh nghiệp, thâm hụt Ngân sách Nhà nước, đồng thời ảnh hưởng đến niềm tin của các doanh nghiệp làm ăn chân chính đối với chính sách hoàn thuế GTGT của nhà nước.
Vì vậy, pháp luật về hoàn thuế GTGT ở nước ta cần phải được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý kịp thời để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng được tính năng động của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
3.1 QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
Thông qua việc hoàn thuế GTGT, Nhà nước đã bước đầu có những hỗ trợ tích cực về chính sách và ưu đãi về vốn đối với các doanh nghiệp thuộc diện đối tượng được hoàn thuế, giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, kích thích hoạt động xuất khẩu hàng hóa dịch vụ góp phần kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của kinh tế - xã hội hiện nay, đòi hỏi pháp luật về hoàn thuế GTGT ở nước ta cần phải được tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý kịp thời để đáp ứng, phù hợp với nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Tuy nhiên, quy định các nội dung pháp luật về hoàn thuế GTGT là một trong những vấn đề khó, rất mới và mang tính thời sự, nhạy cảm hiện nay không những về phía các chủ thể xin hoàn thuế, mà còn ngay cả về phía các cơ quan thuế nhà nước có thẩm quyền khi xét, duyệt, giải quyết hoàn thuế GTGT. Vì vậy, khi đề xuất, xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT cần thiết phải có những quan điểm hợp lý, khả thi và nhất quán trong chính sách hoàn thuế để đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng của các chủ thể trong việc áp dụng và thực hiện chính sách về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 7
- Khi Bán Hàng Hóa, Dịch Vụ Người Bán Phải Lập Hóa Đơn. Khi Lập Hóa Đơn Phải Ghi Đầy Đủ Nội Dung Theo Quy Định Tại Nghị Định Này.
- Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 9
- Về Quy Trình Hoàn Thuế Giá Trị Gia Tăng
- Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 12
- Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Khi đề xuất các giải pháp, cần phải nắm vững quan điểm về cải cách, đảm bảo tính hiệu quả, khoa học để tạo tính thống nhất trong suốt quá trình hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT. Mặt khác, quá trình hoàn thiện pháp
luật về hoàn thuế GTGT cũng phải tuân thủ theo các định hướng, chỉ đạo cải cách về thuế của Đảng và Chính phủ. Xuất phát từ những quan điểm này để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT hiện hành theo một trật tự khoa học mới, sẽ hạn chế được tối đa những rủi ro phát sinh trong qua trình áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT trong đời sống kinh tế - xã hội.
Trước hết, hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo tính hiệu quả và khả thi. Yêu cầu này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp và giới luật học trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT cần tính đến tính khả thi của mỗi quy định, tính hiệu quả, lợi ích thu được khi đặt ra các quy định đó.
Một quy định không khả thi sẽ dẫn đến hậu quả làm giảm hiệu lực điều tiết của cả văn bản pháp luật, dưới góc độ kinh tế, việc ban hành văn bản pháp luật về hoàn thuế đó sẽ không đảm bảo hiệu quả kinh tế. Do đó, các quy định pháp luật hoàn thuế GTGT về đối tượng và các trường hợp hoàn thuế, điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ, chứng từ hoàn thuế… phải gọn nhẹ, giảm thiểu các thủ tục rườm rà, giảm thiểu các giấy tờ không cần thiết. Bên cạnh đó, các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo vừa không cản trở hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ sở có đăng ký kinh doanh, vừa phải phục vụ tốt nhất hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT, ngăn chặn được hành vi cố tình gian lận, chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của các chủ thể.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT phải bảo đảm tính thống nhất phù hợp với pháp luật thuế GTGT và pháp luật về hệ thống thuế, đồng thời, đồng bộ với pháp luật kinh tế, tài chính của đất nước. Pháp luật hoàn thuế GTGT ở Việt Nam có phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng nên có tác động và liên quan đến một số luật khác như: Luật doanh nghiệp, Luật quản lý thuế, Luật ngân hàng… Ngoài ra, để triển khai có hiệu quả các văn
bản chính sách, pháp luật về hoàn thuế GTGT trên thực tế đòi hỏi các văn bản điều chỉnh về nghiệp vụ quản lý thuế, nghiệp vụ tài chính ngân hàng phải đồng bộ, giúp cho các giao dịch kinh tế thể hiện tính minh bạch, chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ được thực hiện một cách tự giác trong quần chúng nhân dân. Thuận tiện cho các doanh nghiệp, các chủ thể thuộc diện hoàn thuế và thuận lợi ngay cả với cơ quan thuế có thẩm quyền khi xét duyệt, giải quyết hoàn thuế GTGT.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT phải đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người nộp thuế, có ảnh hưởng tích cực cho các doanh nghiệp, tạo điệu kiện thuận lợi trong sản xuất, lưu thông và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Với đặc thù là một nước đang phát triển như nước ta thì những vấn đề phát sinh về thuế GTGT cần phải được các cơ quan nhà nước quan tâm để dần hoàn thiện nhằm phản ánh đúng thực tiễn hoàn thuế GTGT ở nước ta.
Thứ tư, dựa vào những bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam và phù hợp với yêu cầu của hội nhập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính, thuế hiện nay. Các giải pháp mới về pháp luật hoàn thuế GTGT cần phải đảm bảo tính mở trong suốt quá trình hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế GTGT.
Việt Nam đã chứng tỏ là một quốc gia có trách nhiệm qua một năm nhiệm kỳ luân phiên làm chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 2010, đồng thời với vai trò là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên nước ta cũng đang phải thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan theo lộ trình đã cam kết với quốc tế. Xuất phát cũng là một nước nhập siêu nên khi thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan nên Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung nguồn lực cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, pháp luật về hoàn thuế GTGT cũng là một trong những biện pháp hợp lý để nhà nước tiếp tục hoàn thiện Luật thuế GTGT nói riêng và hệ thống chính
sách kinh tế - tài chính nói chung để đáp ứng yêu cầu hội nhập để phát triển kinh tế đất nước.
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM
Hoàn thuế là một vấn đề lớn trong việc thực hiện Luật thuế GTGT. Cơ chế hoàn thuế GTGT thời gian qua đã có những tác động tích cực, góp phần làm cho sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển. Tuy nhiên, nó chỉ tiếp tục phát huy tác dụng khi Luật thuế GTGT được tiếp tục sửa đổi một cách căn bản. Trước mắt, cần thiết phải áp dụng các giải pháp có hiệu quả nhằm ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế ngày càng phức tạp và tinh vi, tác giả luận văn xin đề xuất một số giải pháp sau đây.
3.2.1. Thu hẹp đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng
Hoàn thuế GTGT là một chính sách ưu việt của Luật thuế GTGT nhằm hỗ trợ cho các cơ sở kinh doanh, số tiền hoàn thuế được trích từ "quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng" là số tiền thuế GTGT mà các doanh nghiệp đã nộp trước đó. Hoàn thuế GTGT mang tính chất ưu đãi, tài trợ của nhà nước. Vì vậy, không phải bất cứ đối tượng nào cũng có quyền hoàn thuế, quyền này chỉ xuất hiện ở những đối tượng Nhà nước cần khuyến khích.
Hiện nay, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành về hoàn thuế GTGT hiện quy định tất cả 8 trường hợp thuộc diện được hoàn thuế GTGT (đối với mỗi trường hợp, có kèm theo các điều kiện cụ thể). Trong số đó có trường hợp hoàn thuế được quy định trong Luật thuế GTGT, có trường hợp hoàn thuế lại được quy định tại các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành.
Như đã phân tích ở chương 2, việc quy định chưa thống nhất tất cả các trường hợp hoàn thuế GTGT trong Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã gây ít nhiều khó khăn trong việc thanh tra, kiểm tra đối
với việc xin hoàn thuế GTGT cho cơ quan quản lý thuế. Vì vậy, cần thiết phải chuẩn hóa nội dung giữa các văn bản pháp quy trong Luật thuế GTGT về các trường hợp hoàn thuế.
Theo nguyên lý về thuế GTGT, đối tượng nộp thuế chỉ được khấu trừ và hoàn thuế GTGT khi xác định được số thuế đầu ra và số thuế đầu vào. Nếu đối tượng nộp thuế có phát sinh thuế đầu ra nhưng lại không có thuế đầu vào (hàng hóa, dịch vụ mua vào rơi vào trường hợp không chịu thuế GTGT) thì sẽ không được khấu trừ thuế vì không xác định được cơ sở để tiến hành khấu trừ thuế. Trường hợp đối tượng nộp thuế có phát sinh số thuế đầu vào nhưng lại không có thuế đầu ra (hàng hóa, dịch vụ bán ra không thuộc diện chịu thuế GTGT) thì đối tượng nộp thuế cũng không được hoàn thuế.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc hoàn thuế cũng như bản chất của việc hoàn thuế, pháp luật thuế GTGT nên có những sửa đổi theo hướng thu hẹp các đối tượng được hoàn thuế để cơ chế hoàn thuế GTGT đảm bảo tính bình đẳng, lành mạnh cho môi trường sản xuất, kinh doanh giữa các chủ thể tham gia quan hệ kinh tế ở nước ta. Pháp luật về hoàn thuế GTGT cần tránh những quy định đưa ra quá nhiều đặc ân đối với một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
Do vậy những trường hợp sau đây nên đưa ra khỏi diện được hoàn thuế GTGT:
* Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA: các tổ chức sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa dịch vụ tại Việt Nam nên đưa ra khỏi diện được hoàn thuế bởi chế định hoàn thuế trong thuế GTGT không kiêm nhiệm chức năng thực hiện chính sách xã hội, chức năng này được thực hiện thông qua các qui định về thuế suất và các hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT.
Do các chủ thể có sử dụng nguồn vốn ODA thường đã được hưởng các ưu đãi khác của nhà nước như ưu đãi về thủ tục xét duyệt đầu tư, thủ tục
thuê đất dài hạn hay gia hạn, miễn một phần hoặc kéo dài thời hạn nộp thuế… nên để thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi trong việc sử dụng các nguồn vốn này, hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp khác như hỗ trợ về lãi suất mà không nhất thiết phải là cho hoàn thuế GTGT. Sở dĩ có đề xuất này là nhằm tránh quá nhiều các đặc quyền cho các dự án có sử dụng vốn ODA, trong khi các doanh nghiệp trong nước lại không được hưởng các đặc quyền này
* Trường hợp đối tượng nộp thuế là tổ chức, đơn vị sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản: có số thuế GTGT nộp thừa, thì cơ quan thuế thực hiện việc thoái thu khi quyết toán thuế và được qui định trong các điều luật về quyết toán thuế, mà không nên nằm trong điều khoản về hoàn thuế. Thoái thu khác biệt với hoàn thuế về bản chất, cơ sở pháp lý đồng thời thoái thu khi quyết toán thuế là hiện tượng bình thường trong bất kỳ sắc thuế nào khi số tiền tạm nộp lớn hơn số tiền phải nộp sau khi quyết toán thuế hoặc khi có sự nhầm lẫn.
* "Hoàn thuế trong trường hợp có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" là một qui định thừa, không khả thi, mơ hồ và nên loại bỏ bởi nếu không sẽ dẫn đến trường hợp tùy tiện và lạm dụng qui định này. Bởi các quyết định hoàn thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như (Cục Thuế các tỉnh, thành phố hoặc Tổng cục Thuế) chỉ được ban hành khi hội đủ các điều kiện luật định. Không thể có một quyết định hoàn thuế lại căn cứ vào một quyết định hoàn thuế.
Điều 13 Luật thuế GTGT quy định về "các trường hợp hoàn thuế" là 4 trường hợp. Trong khi Chính phủ lại quy định chi tiết thành 8 trường hợp tại Điều 10, Chương 3 của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008. Do vậy, trong thời gian tới, Điều 13 Luật thuế GTGT cần sửa đổi và quy định các trường hợp hoàn thuế GTGT như sau:
Việc hoàn thuế GTGT chỉ áp dụng trong các trường hợp:
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
2. Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ mới thành lập hoặc có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
3. Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng.
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT phải thống nhất với các quy định tại Điều 13 Luật này.
3.2.2. Về hóa đơn hoàn thuế giá trị gia tăng
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần với nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện môi trường thuận lợi, thông thoáng cho doanh nghiệp thành lập, hoạt động. Các cơ quan chức năng của các tỉnh, thành phố đã thực hiện cải cách hành chính trong việc cấp phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế, con dấu nhằm giảm sự phiền hà cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lợi dụng chính sách thông thoáng này một số người đã thành lập doanh nghiệp không có mục đích sản xuất kinh doanh mà chỉ để mua và sử dụng hóa đơn GTGT bất hợp pháp. Theo đó, các doanh nghiệp này tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng những hóa đơn mua bán bất hợp pháp để hợp thức hóa chi phí đầu vào, khấu trừ thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế và kinh phí của Nhà nước.
Hóa đơn, chứng từ là vấn đề cốt lõi đặc biệt quan trọng trong hồ sơ hồ sơ hoàn thuế GTGT, là công cụ chủ yếu để kiểm soát hoạt động giao dịch