Bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh - 12

để lưng người tù tóe máu, tróc da tơi tả, lấy thùng phi úp lên tù nhân đang ngồi xổm rồi gõ vào thùng để tù nhân bị đau đầu, điếc tai hoặc thùng phi đổ đầy nước, gõ thật mạnh khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép của nước, đục răng và bẻ răng bằng việc dùng búa đóng, dùng roi các đuối quấn lấy thân nạn nhân rồi giật ra làm da thịt bị đứt theo rồi dùng muối ớt xát vào da thịt nạn nhân, dùng đinh 3 phân đóng vào tay tù binh khiến xương ngón tay của người tù bị vỡ nát hoặc dùng bóng đèn công suất lớn để sát mặt người tù trong thời gian dài cho nổ con ngươi hoặc dùng lửa đốt miệng, bộ phận sinh dục [1].

Với sự tra tấn dã man đó tất yếu dẫn tới một hậu quả thương tâm là xác người chết không đếm nổi, hàng chục ngàn người mang dị tật hay bị tàn phế cả đời. Tổ chức chữ thập đỏ quốc tế đã đến Côn Đảo vào năm 1969 và 1972, họ đã nhận thấy sự tra tấn tù nhân 1 cách tàn bạo, có hệ thống và kéo dài. Họ tìm được các vật chứng của nhục hình ở các tù binh, trong đó có các vết sẹo do tra tấn bằng điện, thể hiện của sự thiếu ăn, suy dinh dưỡng. Nhưng chính quyền Việt Nam cộng hòa không thừa nhận và cho rằng tổ chức Hội Chữ thập đỏ quốc tế đã báo cáo sai lệch về tình trạng ở nhà tù. Như vậy, có thể đưa ra nhận xét đó là, dù đã có sự tham gia giám sát của Hội chữ thập đỏ quốc tế và có những báo cáo tận mắt chứng kiến sự tra tấn đáng sợ, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhưng hành động của các tổ chức này chỉ dừng lại ở báo cáo, việc giám sát chỉ dừng lại ở quan sát, hành động của họ là đưa ra báo cáo, còn việc lên án hay không hoặc có hành động ngăn chặn hay không còn phụ thuộc vào sức ép của cộng đồng quốc tế, sức ép của các quốc gia thành viên nhưng dường như một lần nữa tính “chính trị hóa” làm các quốc gia e ngại, sợ liên quan đến quyền lợi dân tộc, sợ sức mạnh của đế quốc mạnh nhất thế giới nên im lặng, không lên tiếng để bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh.

Một minh chứng điển hình khác đó là Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (2006) đã từng công bố bản báo cáo dày 54 trang lên án Mỹ đã vi

phạm Công ước quốc tế về nhân quyền nói chung và Luật Geneva nói riêng đối với các tù nhân bị giam giữ tại Guantanamo (Cuba), bản báo cáo do 5 điều tra viên thực hiện sau 6 tháng tiếp nhận các cựu tù nhân ở Guantanamo và thu thập thông tin từ các luật sư và một số cơ quan của Mỹ (Mỹ không cho phép phỏng vấn riêng các nghi can đang bị giam giữ tại đây). Theo đó, “tù nhân tại đây bị đánh đập, bị tra tấn và ngược đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua đường mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết quần áo rồi đẩy họ vào những nơi thật lạnh hoặc xua chó dữ hăm doạ” [59].

Như vậy, việc bảo vệ quyền lợi của tù binh trong chiến tranh vẫn bị vi phạm phổ biến và ở mức độ nghiêm trọng. Họ bị tước đi những quyền làm người cơ bản nhất. Thực trạng này thể hiện sự bất lực của cơ chế đảm bảo thực thi các quy tắc Geneva. Kết lại rằng việc quyết định dừng hay không dừng việc tra tấn vẫn phụ thuộc vào tính nhân đạo của lương tâm của đối phương quản thúc tù binh.

* Tồn tại hệ thống bắt giữ và giam cầm tù binh ngoài sự thống trị của pháp luật (tiêu biểu là Hoa Kỳ), không có tòa án bảo vệ quyền lợi của họ:

Như chúng ta đã biết, tù binh trong chiến tranh là con người, là đối tượng được bảo vệ theo các quy tắc Geneva, thế nhưng, trên thực tế, những thực trạng thương tâm vẫn diễn ra trước mắt, họ không những bị tra tấn dã man, bị dẫm đạp quyền cơ bản của một con người mà họ còn phải chịu đựng tình trạng bị giam giữ vô thời hạn, không có hệ thống tòa án đứng ra xét xử và bảo vệ quyền lợi cho họ.

Gần đây, theo Tổ chức nhân quyền quốc tế "Human Rights Watch" ngày 7/3/2004 đã công bố báo cáo chỉ trích Hoa Kỳ nặng nề trong việc vi phạm quyền của người Afghanistan, trong đó có việc người Mỹ ngược đãi tù nhân. Cuộc nghiên cứu kết luận "hệ thống bắt giữ và giam cầm của chính quyền Mỹ tồn tại bên ngoài sự thống trị của luật pháp" [7]. Đồng thời, những

tù nhân này bị giam trong những lỗ đen luật pháp, không có toà án, không có cố vấn pháp luật, không được gia đình thăm viếng và không được sự bảo vệ pháp lý cơ bản nào. HRW nêu rõ đến nay Washington vẫn chưa đưa ra câu trả lời thích hợp cho những thực tế này.

HRW đưa ra trường hợp ba tù nhân mà họ cho là đã chết khi bị giam giữ, hai người tại cơ sở quân sự Bagram ở Kabul vào tháng 12/2002 và một tại Asadabad hồi tháng 6/2003. Hai trường hợp đầu tiên được các nhà giám định pháp y kết luận là bị giết chết, tuy nhiên các quan chức Mỹ tới nay vẫn chưa giải thích vì sao [7].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Báo cáo còn cho biết những tù nhân được trả tự do cho biết họ bị đánh đập nhiều lần, giội nước lạnh, quì gối trong những tư thế gây đau đớn trong một thời gian dài... Sự im lặng của quốc gia lớn mạnh nhất thế giới trong khi cộng đồng quốc tế không có hành động nào để bảo vệ tù nhân chiến tranh đã thể hiện sự bất lực của Luật Geneva trước sức mạnh của siêu cường quốc Hoa Kỳ.

* Tồn tại một thái độ im lặng, lờ đi của quốc gia siêu cường trên thế giới (tiêu biểu là Hoa Kỳ) thể hiện sự bất lực của quy tắc Geneva và cơ chế thực thi:

Bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh - 12

Như đã trình bày ở trên, các tổ chức quốc tế hoạt động bảo vệ nhân quyền như HRW, ICRC, UNHR… đã lên án hành động của Hoa Kỳ, thế nhưng câu trả lời là “im lặng”, “lờ đi” hay “phủ nhận hoàn toàn”. Điều này chứng tỏ quy tắc Geneva và cơ chế thực thi, cũng như cộng đồng quốc tế không thể giải quyết được.

Có thể nói, dù Luật Geneva đã đưa ra những nguyên tắc bảo vệ tù nhân, nhưng việc thực hiện thực thi trên thực tế quyền của tù binh thực sự không được bảo vệ một cách hiệu quả. Sự im lăng lờ đi của các siêu cường quốc nói chung trước sự ghi chép rõ ràng của các tổ chức quốc tế chứng tỏ sự yếu kém,

bất lực của các quy tắc bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh của Luật Geneva đối với bên tham chiến là kẻ mạnh như Hoa Kỳ trên thực tế.

Thứ hai, vấn đề bảo vệ dân thường, phụ nữ, trẻ em vẫn vi phạm thường nhật trong chiến tranh:

* Tấn công không có sự phân biệt giữa dân thường và binh lính, giữa mục tiêu quân sự và mục tiêu dân sự:

Tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến, hàng ngày hàng giờ loài người vẫn phải chứng kiến thảm cảnh dân thường bị giết, bị bắn chết trong các cuộc chiến trong. Trong chiến tranh Việt Nam, với thực hiện chính sách “giết nhầm còn hơn bỏ sót”, không lực Hoa Kỳ ném bom bừa bãi khắp nơi, bất kể đó là mục tiêu dân sự hay quân sự thì chỉ cần nhận được tin tình báo hoặc do thám vị trí có quân giải phóng là họ ném bom không thương tiếc. Chính vì thế mà nhiều công trình dân sự dân sinh và cả nhà dân đều bị trúng bom không phải 1-2 lần mà rất nhiều lần, gây thiệt hại nhiều khu vực trọng yếu như khu dân cư, đê điều.

Điển hình tại khu phố Khâm Thiên, Hà Nội, “các máy bay B52 của Mỹ đã dội bom thẳng vào một bên dãy phố đông dân thường sinh sống, giết chết 278 người” [18]. Có thể nói, trong nhận thức của binh lính Hoa Kỳ dường như tham gia chiến tranh không phải bảo vệ nhân quyền mà làm thế nào để bá chủ thế giới nên chúng tấn công không có sự phân biệt mục tiêu dẫn tới tình trạng dân thường bất cứ lúc nào mà bị nghi ngờ là du kích, dù có lý do hay viện cớ vô lý đều bị bắt và giết hết sức dã man. Cụ thể, trong vụ thảm sát Mỹ Lai, Quảng Ngãi (16/03/1968) lính lục quân Hoa Kỳ đã:

Thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể...Theo ghi chép của đài BBC news, trong vụ thảm sát này phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt, những

người quỳ lạy xin tha bị đánh đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị đâm bằng lưỡi lê [16].

Trong những cuộc chiến tranh gần đây, tình trạng giết người vô lý của quân đội Hoa Kỳ đã có phần giảm xuống một phần do nhận thức về nhân quyền của binh lính tăng lên và Hoa Kỳ đã là thành viên bốn Công ước Geneva 1955 nhưng vẫn tồn tại một tình trạng rất phổ biến không tuân thủ Luật Geneva. Cụ thể, “vụ việc lính Mỹ bắn giết, cười trên xác dân thường Iraq được WikiLeaks ghi lại bằng video” [29], lính Mỹ xả đạn một cách vô nhân đạo dù đã quan sát được đó là những người dân thường, hành động đó làm khoảng 9 người bị chết. Nhưng một điều đáng buồn ở đây là một sự vô trách nhiệm đối với nhân quyền trong chiến tranh của một bộ phận không nhỏ lính Mỹ, cụ thể trong trường hợp này, “khi bắn được dân thường họ kêu hò sung sướng như một chiến tích đã đạt được "Ha ha ha, tao đã bắn trúng. Một giọng nói khác vang lên đáp lời: "Đúng rồi, nhìn các xác chết kìa” [29]. Điều này chứng tỏ, sự nhận thức trong nhiều binh lính Mỹ khi chiến tranh xảy ra cần phải bảo vệ dân thường không tồn tại. Một vụ việc khác cũng trong chiến tranh Iraq (19/11/2005), “lính Mỹ đã nổ súng vào dân thường, trẻ em, sinh viên với những vết đạn khắp thân thể với tổng số 24 người dân bị chết” [15]. Sau vụ thảm sát trên, tất cả đều rơi vào im lặng như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Vào 2006, khi tạp chí Time và các đài truyền hình Ả Rập thu thập và công bố đoạn băng ghi cảnh thi thể phụ nữ và trẻ em nằm giữa những vũng máu lênh láng, quân đội Mỹ mới mở cuộc điều tra. Thực tiễn cho ta thấy, tình trạng binh lính Hoa Kỳ không tôn trọng các quy tắc Luật Geneva vẫn còn xảy ra phổ biến và chính quyền thì tìm mọi cách để bưng bít thông tin về vụ thảm sát đã ngăn cản rất lớn việc bảo vệ quyền của những người dân.

Bên cạnh đó, quyền của người phụ nữ thì bị xâm phạm nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực Trung Đông. Điển hình vụ việc gần đây, những người phụ

nữ từ vùng tôn giáo thiểu số Yazid (miền Bắc, Iraq) bị nhóm Nhà nước Hồi giáo - IS bắt “chịu sự tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần khi phải sống trong điều kiện tồi tệ, thường xuyên bị đánh đập và hãm hiếp” [11]. Điều này chứng minh rằng việc vi phạm nhân quyền trong chiến tranh vẫn diễn ra khá phổ biến với những hành vi man rợ, vô nhân đạo gây tổn thương vô cùng nghiêm trọng đến thể xác và tinh thần của người dân vô tội.

* Vẫn còn tình trạng trẻ em tham gia vào đấu tranh vũ trang, bị bán, bị ép buộc tham gia xung đột vũ trang

Theo Ủy ban Điều tra quốc tế độc lập về Syria, một ủy ban của LHQ chuyên điều tra tội ác chiến tranh trong cuộc xung đột ở Syria kết luận là nhà nước hồi giáo tự xưng IS lạm dụng trẻ em trên quy mô lớn "theo một cách có hệ thống và có tổ chức" [42]. Trẻ em 10, 12 tuổi đang bị lạm dụng trong nhiều vai trò khác nhau, là chiến binh, người đưa tin, gián điệp, lính gác, thực hiện nhiệm vụ ở các trạm kiểm soát và cả những công việc nội bộ như nấu ăn, lau dọn, đôi khi phải chăm sóc y tế cho những kẻ bị thương. Ngoài ra chúng ta không thể không nhắc đến Liberia là một đất nước nổi tiếng về việc bắt trẻ em và biến chúng thành chiến binh khi xung đột vũ trang xảy ra. Điều này ảnh hưởng khủng khiếp đến tâm sinh lý của những đứa trẻ vì phải chứng kiến cái chết, súng đạn, hoặc bị thương, bị chết và đặc biệt phải đau khổ trong tâm hồn. Tại Liberia “có hàng chục ngàn trẻ em (hầu hết là các em bị mồ côi, không nơi nương tựa) bị các "ông chủ của chiến tranh" huấn luyện và biến thành chiến binh trẻ em” [20]. Sau khi chiến tranh kết thúc, các em mồ côi, không còn gia đình, bị mọi người nhìn khinh miệt. Tiêu biểu trong cuộc nội chiến (2002 – 2003) tại Liberia giữa lực lượng ủng hộ tổng thống đắc cử Alassane Ouattara và lực lượng trung thành với tổng thống mãn nhiệm Laurent Gbagbo, bất chấp sự phản đối của quốc tế, cựu tổng thống Laurent Gbagbo đã “chiêu mộ thêm nhiều bé trai độ tuổi từ 14 đến 17 ở Liberia để huấn luyện, tham gia vào các

cuộc tấn công trong cuộc nội chiến” [56]. Như vậy, tình trạng này vẫn còn diễn ra hết sức phổ biến, ảnh hưởng đến quyền của trẻ em một cách trầm trọng, nhiều trường hợp bị đẩy ra chiến trường làm bia đỡ đạn, hoặc còn sống thì phải chịu sự đau khổ trong tâm sinh lý và về thể xác.

Thứ ba, thực tiễn hoạt động của tòa án quốc gia, tòa án hình sự quốc tế trong việc bảo vệ quyền con người:

* Khi có hành vi vi phạm các bên tham chiến luôn tìm mọi cách bưng bít thông tin, che giấu sự vi phạm, chỉ trong trường hợp vụ việc phát giác và chịu sức ép từ dư luận quốc tế mới tiến hành điều tra ở tòa án quốc gia:

Nhìn chung, các quốc gia đều muốn giữ thể diện, tránh chịu trách nhiệm vì nếu phải chịu trách nhiệm thì thông thường phải chịu một khoán phí rất lớn hoặc tránh tạo ra các mâu thuẫn cho mình ví như bạo loạn, mâu thuẫn sắc tộc, khủng bố, đòi ly khai hoặc lãnh đạo bị đưa ra xét xử tại tòa án hình sự quốc tế… nên tìm mọi cách bưng bít thông tin về các vi phạm trong chiến tranh. Cụ thể, trong vụ thảm sát Mỹ Lai (19/03/1969):

Quân Hoa Kỳ đã che giấu sự thật bằng việc tuyên bố 128 Việt Cộng và 22 dân thường bị giết. Chỉ đến khi một nhân tố đối lập với chính phủ Hoa Kỳ, nhà báo Seymour Hersh đã tiến hành cuộc điều tra đồng thời các tạp chí lớn, đài truyền hình đã đăng tải thì Hoa Kỳ mới mở cuộc điều tra thực sự và đưa ra truy tố các đối tượng [16].

Như vậy, các quốc gia tham chiến vi phạm nhân quyền nói chung đều cố gắng bưng bít thông tin bằng việc giữ kín, che đậy không cho truyền tải trên phương tiện thông tin đại chúng và cố gắng ngăn cản những chủ thể tìm kiếm sự thật về vi phạm của quân nhân trong chiến tranh ví dụ Hoa Kỳ luôn tìm cách tiêu diệt Wikileaks vì đã đăng tải rất nhiều tài liệu mật liên quan đến các cuộc chiến tranh và tội ác của Hoa Kỳ. Mặt khác, trong hầu hết luật hình

sự của các quốc gia đều quy định “tội làm lộ bí mật quân sự đối với quân nhân” nên việc tiết lộ thông tin bí mật trong nội bộ về vi phạm nhân quyền trong chiến tranh của quân nhân rất khó có thể xảy ra. Do đó, việc bưng bít thông tin luôn là một rào cản trong việc đưa các vụ việc ra xét xử tại tòa án.

* Hình phạt tù đối với quân nhân phạm tội trong chiến tranh còn rất nhẹ, chưa đủ sức răn đe

Nhìn chung, trong pháp luật quốc gia, số năm phạt tù đối với quân nhân phạm tội trong chiến tranh là rất ít, những loại tội như tội ngược đãi tù binh theo luật hình sự Việt Nam “chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ đến phạt tù từ ba tháng đến ba năm” [33, Điều 340], giả sử trong trường hợp này lại có những tình tiết giảm nhẹ nhân thân tốt như có công với đất nước, không vi phạm pháp luật thì hình phạt không đáng kể hoặc trong luật hình sự Hoa Kỳ thì đưa ra khung hình phạt rất rộng mà thẩm phán khi xử phạt có thể lựa chọn trong các loại hình phạt phạt tiền, phạt tù hoặc chung thân hoặc tử hình… Do đó, tạo sự lách luật để bảo vệ quân nhân của họ khi vi phạm pháp luật trong chiến tranh, vì thế, các quy định chưa thực sự chưa đủ sức răn đe đối với các chủ thể vi phạm.

Hơn nữa, thực tiễn xử án các vụ phạm tội trong chiến tranh rõ ràng là vẫn nghiêng về bảo vệ những người vi phạm. Điển hình là Tòa án Hoa Kỳ tiến hành điều tra và xử tội những binh lính tham gia thảm sát vụ Mỹ Lai và buộc tội 14 sĩ quan về việc che giấu thông tin, nhưng sau đó thì các đối tượng này được tuyên bố trắng án, chỉ có duy nhất trung úy Calley bị tòa tuyên là có tội với các tội danh giết người có chủ ý và ra lệnh cho cấp dưới nổ súng với hình phạt chung thân nhưng chỉ 2 ngày sau tổng thống Nixon đã ra lệnh thả Calley và chỉ phải chịu án 4 tháng rưỡi ngồi tù. Như vậy về thực tiễn, việc điều tra, xử tội để trừng trị các đối tượng vi phạm pháp luật trong chiến tranh vẫn được bảo vệ bởi chính quyền quốc gia.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí