methyl bromide ; Thiết bị được nạp điện trước, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ có chứa HFCs và HCFCs, bao gồm cả các thiết bị cho xe có động cơ.
- Bút chì hoặc bút vẽ có phủ các chất độc hại như chì, asen và bari quá mức cho phép.
- Thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại khác theo Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Công ước Rotterdam về thủ tục thỏa thuận được thông báo trước về các hóa chất và thuốc trừ sâu độc hại trong thương mại quốc tế và các quy định trong nước.
- Hàng hóa quân sự và các vũ khí khá bao gồm: ống thổi, nỏ, thiết bị quân sự, các chất phóng xạ.
- Ảnh khiêu dâm và các hình thức khác bao gồm trò chơi vi tính có chứa hình ảnh khiêu dâm, bạo lực, hành động khủng bố, đi ngược với tiêu chuẩn đạo đức.
b./ Các sản phẩm yêu cầu có giấy phép khi xuất khẩu ra khỏi Australia.
- Amiăng, hàng hóa có chứa Amiăng
- Những thiết bị hay tác nhân sinh học để chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm cả thiết bị, phương tiện, công nghệ và các vật liệu tuy có tính ứng dụng hợp lệ nhưng có khả năng chuyển hướng để sử dụng trong các c hương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Các hóa chất được sử dụng trong các chương trình WDM, kể cả hỗn hợp hoặc thành phẩm có chứa lớn hơn hoặc bằng 25% nồng độ hóa chất được kiểm soát.
- Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán giả, không chính hãng, bị làm nhái
- Di sản văn hóa loại A được liệt kê trong danh sách các di sản văn hóa thuộc quốc gia kiểm soát, ví dụ như huy chương Victoria Cross được trao cho nhân viên phục vụ Australia
- Một phần, một con hoặc các sản phẩm được chế biến từ động vật biển có vú.
- Tất cả các loại hàng hóa, thiết bị, công nghệ, vật liệu chiến lược quốc phòng như là: hàng hóa có liên quan đến vật liệu nổ, hạt nhân; phương tiện, máy bay, tàu quân sự; cảm biến, vật liệu bọc sắt, bao gồm cả những thiết bị, công nghệ có tính dân dụng nhưng có khả năng chuyển thành vũ khí hủy diệt hàng loạt
- Các loài động vật, thực vật hoặc sản phẩm được chế biến từ những loài được liệt kê trong danh sách “ Công ước về giao thương quốc tế về những loài có nguy cơ tuyệt chủng”, ví dụ như: San hô đen, hoa phong lan và sản phẩm ngà voi.
- Xuất khẩu thương mại vũ khí, bao gồm các bộ phận, phụ kiện và đạn dược, bất kể các loại cỡ nòng. Phụ kiện bao gồm ống ngắm kính thiên văn, tạp chí, thiết bị làm sach và các loại tương tự.
- Chất thải dễ nổ, dễ cháy, độc hại, chất lây nhiễm, chất thải lâm sàng, dầu thải, chất thải từ nhà máy hoặc gia đình theo quy đingj của công ước Basel.
- Máu người, cơ quan, mô người hoặc các chất lấy từ máu người.
- Trang thiết bị quân sự xuất khẩu tới Liberia, Rwanda, Sirrea Leone.
-Chất làm khô ozon, bao gồm :Hóa chất chlorofluorocarbons (CFCs); halons carbon tetraclorua; methyl chloroform; Hydrochlorofluorocarbons (HCFCs); hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), bromochloromethane (BCMs) methyl bromide.
- Ảnh khiêu dâm và các hình thức khác bao gồm trò chơi vi tính có chứa hình ảnh khiêu dâm, bạo lực, hành động khủng bố, đi ngược với tiêu chuẩn đạo đức.
- Chất phóng xạ và các chất thải phóng xạ: Urani, Thori, Plutonium.
- Loài cá Toothfish ở Nam cực và Patagonian, bao gồm các vùng biển Heard và quần đảo Mc Donald xung quanh bên ngoài lãnh thổ Australia. áp dụng cho tất cả các sản phẩm từ cá, dù tươi, hun khói hay đông lạnh.
- Lô hàng rượu vang, rượu mạnh, rượu nho có số lượng lớn hơn 100 lít.
2.3 Quy định về kiểm dịch
Australia có chế độ kiểm dịch rất chặt chẽ. Thực vật nhập khẩu dù tươi sống hay không, quả, hạt, cành, củ, gỗ, sản phẩm từ gỗ đều phải được kiểm dịch hoặc chuyển đến cơ quan kiểm dịch thực vật. Những sản phẩm nhập khẩu bị phát hiện có nhiễm khuẩn sẽ phải được xử lý, tiêu hủy hoặc gửi trả lại bằng chi phí của chủ hàng.
Đối với động vật, không phải bất cứ động vật nào cũng được nhập khẩu vào Australia. Hiện tại, Australia chỉ cho phép nhập khẩu chim và thỏ từ New Zealand, chó, mèo và ngựa thì chỉ những nước được AQIS (Dịch vụ kiểm dịch và giám định Australia) chấp thuận. Hiện tại, không có thêm vật nuôi nào được nhập khẩu vào Australia, bao gồm : sóc sin sin, chồn sương, cá, lợn guinea, hamster, chute, thằn lằn, rắn, nhện và rùa.
Chất bẩn bị cấm tuyệt đối nhập khẩu vào Australia. Nên bất cứ sản phẩm nào bị phát hiện nhiễm bẩn sẽ bị cách ly kiểm dịch và chỉ được trả ra khi cơ quan kiểm dịch xác định rằng nguy cơ đã được loại bỏ hoàn toàn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA
I. Đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Australia trong thời gian qua
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, quan hệ Việt Nam – Australia đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên hầu hết các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, du lịch… Việc hai bên thường xuyên trao đổi giao lưu các phái đoàn cấp cao đã góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng phát triển.
Hiện nay, Australia là đối tác thương mại lớn thứ 7 và thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Australia trong vòng năm năm qua tăng trung bình 22%/ năm, từ 32.3 triệu USD ( Năm 1990) lên 3,06 tỷ USD ( Năm 2005), và đạt giá trị hơn 9 tỷ USD năm 2009.
Như vậy là trong vòng hơn 10 năm, cùng với việc phát triển quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế văn hoá, xã hội, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều đã có những bước tiến đáng kể, tăng khoảng 28 lần.
BiÓu ®å kim ng¹ch XNK ViÖt Nam - Australia
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
1990
2005
2009
N¨m
TriÖu USD
Biểu đồ 5 : Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Australia
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Australia)
1. Tình hình xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia
1.1. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia
Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp đáng kể hàng hóa cho thị trường Australia. Năm 2008, Việt Nam đứng thứ 11 trong tốp 15 nguồn cung cấp hàng đầu cho Australia.
Nhìn chung trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Australia tăng trưởng đều và khá. Năm 2003, xuất khẩu đạt 1.420 triệu USD, tăng 6,9% so với năm 2002. Năm 2004 đạt 1.822 triệu USD, tăng 28,3%. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.570 triệu USD. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt 3.472 triệu USD, tăng 35.1%. Giai đoạn năm 2007-2008 được xem là giai đoạn có kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia đạt giá trị lớn nhất với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 4.225 tỷ USD. Năm 2008 – 2009, do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu có chút biến động, nhưng vẫn duy trì được ở mức cao, đạt 4.01 tỷ USD.13
Biểu đồ 6: Tình hình xuất khẩu Việt Nam sang Australia
13 Nguồn: Trương Đình Tuyển, ASEAN hội nhập kinh tế khu vực, slide tr 22
(Nguồn: Bộ Thương mại và Ngoại giao Australia)
Trong quan hệ thương mại với Australia, Việt Nam là nước xuất siêu. Năm 2003, Việt Nam xuất siêu 1.140 triệu USD, chiếm 67% kim ngạch thương mại. Năm 2004, xuất siêu 1.363 triệu USD, chiếm 59,8% và năm 2005 con số này tương ứng là 2.072 triệu USD, chiếm 67,5%. Năm 2006, ta xuất siêu
2.363 triệu USD, chiếm 51.6%. Năm 2007, Việt Nam xuất siêu sang Australia
2.498 triệu USD và năm 2008 là 2.864 triệu USD. Như vậy, trong vòng năm năm, Mức xuất siêu của Việt Nam sang Australia luôn duy trì ở mức cao, đạt
12.047 tỷ USD. Sở dĩ trong quan hệ thương mại hai nước, Việt Nam luôn xuất siêu là do Việt Nam xuất rất nhiều dầu thô sang thị trường này.14
1.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Australia chủ yếu là dầu thô, nông sản, thủy sản, giày dép, dệt may và những sản phẩm cần nhiều sức lao động. Trong năm 2008-2009, dầu thô vẫn giữ vững vị trí là sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất với 3,3 tỷ AUD, theo sau đó là mặt hàng đồ gỗ đạt 111 triệu AUD, vàng 100 triệu AUD và mặt hàng hoa quả 81 triệu AUD.15
14 Nguồn: Trương Đình Tuyển, ASEAN hội nhập kinh tế khu vực, slide tr 22
15 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&idmid=4
Bảng 1: Các mặt hàng xuất khẩu chính vào Australia năm 2008-2009
Đơn vị: 1000USD
Mặt hàng | Trị giá xuất khẩu | |
1 | Dầu thô | 3 353 991 |
2 | Sản phẩm đá quý & kim loại quý | 181 748 |
3 | Hải sản | 133 626 |
4 | Gỗ và sản phẩm gỗ | 75 427 |
5 | Hạt điều | 67 478 |
6 | Giầy dép các loại | 44 988 |
7 | Hàng dệt may | 31 903 |
8 | Máy vi tính và linh kiện | 19 318 |
9 | Cà phê | 17 721 |
10 | Sản phẩm nhựa | 17 690 |
11 | Sản phẩm gốm sứ | 14 328 |
12 | Than đỏ | 12 053 |
13 | Túi xách, ví, vali, mũ & ô dù | 11 712 |
14 | Dây điện và dây cáp điện | 11 374 |
15 | Sản phẩm mây, tre, cói & thảm | 6 007 |
16 | Hàng rau quả | 4 036 |
17 | Hạt tiêu | 3 079 |
18 | Gạo | 2 326 |
19 | Cao su | 1 728 |
20 | Mỳ ăn liền | 1 204 |
21 | Đồ chơi trẻ em | 1 069 |
22 | Xe đạp và phụ tùng xe đạp | 473 |
23 | Chè | 235 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiềm Năng Xuất Nhập Khẩu Của Thị Trường Australia
- Các Nước Nhập Khẩu Chính Của Australia Năm 2008-2009
- Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 5
- Các Mặt Hàng Nhập Khẩu Chính Từ Australia Vào Việt Nam Năm 2008
- Một Số Hiệp Định Thương Mại Việt Nam – Australia
- Quy Trình Về Kiểm Dịch Động Thực Vật, Tiêu Chuẩn Và Quy Trình Đánh Giá Sự Phù Hợp
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn : Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Mặt hàng dầu thô vẫn luôn là mặt hàng có tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Australia, chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm gần đây, nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam chiếm khoảng
25% tổng lượng dầu thô mà Australia đang nhập khẩu. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Australia đạt 2.130 triệu USD, chiếm 82,9% kim ngạch xuất khẩu, năm 2006, con số này là 2.944 triệu USD, chiếm 84,8%, tăng 38,2% so với năm 2005. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Australia là 2.878 triệu USD. Năm 2008, con số này là 3.350 triệu USD, tăng 16,4% so với năm 2007, chiếm 79,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường này. 16
Trong những năm gần đây, xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang Australia có những bước tiến đáng kể. Nếu như năm 2006, mặt hàng này đứng vị trí thứ ba trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu quan trọng với kim ngạch 54 triệu USD, thì năm 2008-2009, với 111 triệu USD, đồ gỗ và sản phẩm gỗ trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Australia, chỉ sau mặt hàng đặc biệt dầu thô. Hiện nay, Australia được xem là thị trường đứng thứ 11 trong những nước nhập khẩu đồ gỗ Việt Nam. Bình quân mỗi năm, giá trị nhập khẩu đồ gỗ
của Australia đạt khoảng 800 triệu USD, chủ yếu là đồ gỗ gia dụng, trang trí, nội thất văn phòng – các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam.17
Năm 2008 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong xuất khẩu kim loại và đá quý từ Việt Nam sang Australia, đạt 181,75 triệu USD, xếp thứ ba trong những mặt hàng xuất khẩu chính. Nếu như trong năm 2006, mặt hàng kim loại và đá quý còn chưa thực sự đóng vai trò là một trong những mặt hàng chủ lực Việt Nam xuất khẩu sang Australia thì trong những năm gần đây, nó đã dần khẳng định được vị thế chủ lực bằng bước nhảy vọt tăng 91,8% năm 2008 so với năm 2007 và 60% năm 2009 so với năm 2008.18
16 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&idmid=417 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&idmid=418 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=629&idmid=4