Giải Pháp Để Nâng Cao Tính Hiệu Quả Trong Việc Thực Thi Bảo Vệ Quyền Con Người Trong Bốn Công Ước Geneva Và Hai Nghị Định Thư Bổ Sung

nghĩ đã tồn tại trong hàng nghìn năm của những người thực thi với mục đích thay đổi ngay lập tức tư tưởng trong thời gian ngắn thì thực sự rất khó.Vì thế, bản thân những người thực thi pháp luật chưa tuân thủ tốt các quy định của Luật Geneva và minh chứng này thấy rất rõ trong chiến tranh Iraq – Hoa Kỳ, Việt Nam – Hoa Kỳ như đã trình bày ở trên.

Thứ năm, pháp luật quốc gia và hoạt động của ICC chưa đủ sức răn đe Như đã trình bày ở phần thực trạng, hình phạt trong pháp luật hình sự

của các quốc gia trên thế giới nói chung còn rất nhẹ, chưa tương xứng với mức độ hành vi vi phạm, mặt khác còn một hệ thống các tình tiết giảm nhẹ để giảm khung hình phạt nên thường hình phạt không đáng kể. Bên cạnh đó, hoạt động của ICC tưởng chừng là hoạt động mang tính độc lập nhưng nhiều khi là công cụ chính trị để bảo vệ cho các nước lớn, có sự kiểm soát của Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nato và sự hỗ trợ của LHQ (đứng sau LHQ là 5 ủy viên thường trực có vai trò quyết định, trong đó có Hoa Kỳ). Do đó, hoạt động của ICC chỉ đưa ra xét xử một số vụ mà chủ thể là các nước không có thế lực trên chính trường quốc tế, còn đối với hoạt động vi phạm nhân quyền của các cường quốc, đặc biệt là trừng trị người đứng đầu nhà nước thì hoạt động của ICC chưa đủ sức mạnh. Chính điều này đã tạo ra một rào cản vô cùng lớn trong việc bảo vệ quyền con người trong chiến tranh.

Thứ sáu, do ý chí chính trị của nhà lãnh đạo, người cầm quyền

Với ý đồ của kẻ xâm lược, với bản chất bành chướng, tự họ cho họ cái quyền giẫm đạp lên người khác nên họ nghĩ họ được quyền tước đoạt quyền sống của người khác, được quyền tra tấn, giết kẻ yếu. Mặt khác, do ý chí chính trị của nhà lãnh đạo nên không tổ chức, hướng dẫn người dân, người đại diện cho quyền lực nhà nước hiểu biết Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và Luật Geneva nói riêng, thể chế hóa vào trong luật từng quốc gia cũng như đảm bảo thực hiện trên thực tiễn một cách hiệu quả. Trên thực tế, vẫn tồn tại

tình trạng quyền lực nhà nước mà cụ thể là người lãnh đạo nhà nước bảo vệ, bao che cho những quân nhân của nhà nước mình khi vi phạm nhân quyền.Vì thế, lực lượng cầm quyền, cơ quan cầm quyền của các quốc gia thẩm quyền chưa ý thức được trách nhiệm của mình, tổ chức việc thực thi cho rõ đồng thời vẫn chưa xét xử đúng tội đối với trường hợp quân nhân nước mình vi phạm Luật Geneva.

Thứ bảy, do nhận thức của từng người, trình độ văn hóa của từng người Đối tượng tham gia vào xung đột vũ trang có trình độ văn hóa khác

nhau, có những trường hợp trẻ em 13 -14 tuổi bị đẩy vào xung đột vũ trang trong khi nhận thức, suy nghĩ chưa đủ trưởng thành, nhiều hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhưng có khi chúng chưa thể nhận thức một cách đầy đủ hoặc nhiều trường hợp lính đánh thuê là những người nghiện ma túy, trốn nợ, những phần tử có tư tưởng cực đoan khát máu, được đào tạo bởi những công ty tư nhân với những tư tưởng vô nhân đạo thì những đối tượng này làm sao có thể đạo đức, tính yêu con người, nhân đạo với con người. Hoặc trong nhận thức của bên tham chiến là siêu cường quốc, những nhận thức, suy nghĩ vẫn tồn tại trong hàng nghìn năm này khó có thể mà thay đổi đó là: chiến tranh thuộc về kẻ mạnh, kẻ mạnh có quyền làm những gì họ muốn, và thái độ khinh thường, coi thường đối phương.

Thứ tám, một phần nguyên nhân là do vẫn còn tồn tại tình trạng phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc

Đó là sự phân biệt đối xử màu da giữa da trắng - da màu, nạn phân biệt chủng tộc. Sự coi thường ấy vẫn tồn tại trong thời bình thì khi chiến sự xảy ra, một điều tất yếu sự coi thường sẽ gây ra những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền khủng khiếp như hành động xả sung vô tổ chức, cưỡng hiếp, mổ bụng, chặt đầu… Hoặc một thực tế, do cộng đồng quốc tế nói chung có cái nhìn thiển cận, miệt thị đối với lính đánh thuê vì phần lớn họ là những cái đầu máu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

lạnh, giết người không ghê tay… Tuy nhiên, trên thực tế, lính đánh thuê vẫn là một con người, nhiều trường hợp vì kế sinh nhai hoặc nhiều khi bị bắt ép nhưng khi họ trở thành tù binh thì bị đối xử tàn tệ, không được đối xử như là một con người, mất đi những quyền cơ bản nhất của một con người.

3.3. Giải pháp để nâng cao tính hiệu quả trong việc thực thi bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư bổ sung

Bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh - 14

Thứ nhất, các quốc gia tiếp tục tuyên truyền, giáo dục luật Nhân quyền quốc tế, luật Nhân đạo quốc tế nói chung và các quy tắc của Luật Geneva nói riêng

Một thực trạng đã được trình bày ở trên chứng tỏ rằng vẫn còn tình trạng vi phạm nhân quyền rất phổ biến. Đó cũng là điều dễ hiểu vì suy nghĩ của con người như thế nào thì sẽ hành động như vậy, mà ý thức cũ của cả một cộng đồng quốc tế đã tồn tại hàng nghìn năm nay khó có thể thay đổi nhanh chóng được. Do đó, để thúc đẩy nhân quyền trong chiến tranh trước hết, các quốc gia phải tuyên truyền, giáo dục đối với nhân dân về Luật Nhân quyền quốc tế để họ có thể hiểu biết, nhận thức sâu sắc về quyền cũng như sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống như một thói quen, một quy tắc sống. Khi nhận thức về nhân quyền nói chung được thấm sâu vào trong trái tim, suy nghĩ, hành động của con người, thì dù ở đâu, bất cứ hoàn cảnh nào dù hòa bình hay chiến tranh họ sẽ có những hành động tôn trọng các quyền con người.

Và một yếu tố quyết định tới tính hiệu quả trong việc thực thi bảo vệ quyền con người tại các quốc gia không thể không tuyên truyền, giáo dục về Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và các quy tắc của Luật Geneva nói riêng. Vì đó là những quy tắc cụ thể mà con người phải làm hoặc không được làm trong xung đột vũ trang. Nó có tác dụng định hướng đúng đắn hành vi của con người trong chiến tranh đồng thời bảo vệ quyền của những đối tượng bảo hộ. Như trình bày ở trên, tồn tại một số nhận thức về chiến tranh như khi

chiến tranh cả hai đất nước là kẻ thù của nhau, chỉ quan tâm đến đánh bại kẻ thù mà chưa quan tâm đến nhân quyền… Ý thức này tồn tại rất lâu và để gọt bỏ ý thức đó thì cần phải tuyên truyền, giáo dục trong thời gian rất dài. Chính vì thế, các quốc gia trên thế giới nói chung và các quốc gia thành viên nói riêng phải tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nội dung này vào trường đại học, sau đại học, trong các chương trình nhân đạo, chương trình đào tạo của Quân đội nhân dân cả trong thời bình và trong thời chiến. Tuy nhiên, quá trình này thực sự rất khó khăn đòi hỏi các quốc gia phải kiên trì, nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề này.

Đối với Việt Nam, lĩnh vực nhân quyền vẫn là lĩnh vực còn rất mới mẻ, quyền con người mới được Hiến pháp 2013 thừa nhận. Nên, việc tuyên truyền, giáo dục nhân quyền, đặc biệt là Luật Nhân đạo quốc tế và bốn Công ước Geneva mới chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp, một số đối tượng đặc thù, hoặc mới chỉ dừng lại ở dịch tài liệu chưa có sự nghiên cứu sâu sắc và chưa được tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể nhân dân. Chính vì thế, trong những năm tới, Việt Nam cần triển khai nội dung môn học về Luật Nhân đạo quốc tế vào trong chương trình giảng dạy ở bậc đại học, sau đại học, mở rộng hơn các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực này, đặc biệt xây dựng một chương trình riêng về tuyên truyền, giáo dục cho binh lính, người đứng đầu những kiến thức cơ bản về các quy tắc Geneva và luật Nhân đạo quốc tế để thúc đẩy nhân quyền trong chiến tranh.

Thứ hai, các quốc gia giáo dục con người sống nhân văn, đạo đức, sống vì lý tưởng cao đẹp trong cộng đồng quốc tế

Việc thực hiện Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và Luật Geneva nói riêng trước hết xuất phát từ tâm của người dân, người lãnh đạo, những người lính trực tiếp cầm súng. Dù có tuyên truyền, giáo dục tốt đến đâu về nhân quyền mà chính người thực thi pháp luật không có tâm, có đạo đức thì sẽ rất khó bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh. Nếu không có đạo đức, có lương

tâm thì có thể bề ngoài hô hào đấu tranh cho nhân quyền, hô hào bảo vệ những đối tượng cần được bảo vệ trong chiến tranh nhưng khi thực tiễn xảy ra thì hành động một cách phi nhân tính (chủ nghĩa nhân đạo hình thức) gây ra thiệt hại khủng khiếp cho loài người. Do đó, sự giáo dục con người sống nhân văn, đạo đức, sống có ý thức vì lý tưởng cao đẹp trong cộng đồng quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế tối thiểu những tổn thất của con người trong chiến tranh.

Thứ ba, thúc đẩy xu hướng đa cực hóa trong quan hệ quốc tế để hạn chế được sức mạnh của một số siêu cường trên thế giới

Như chúng ta đã biết, bốn Công ước Geneva là một văn kiện pháp lý cao nhưng bị chính trị hóa sâu sắc, các thế lực mạnh nhất thế giới lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” cả trong thời bình lẫn thời chiến để chống phá các quốc gia khác trong đó có Việt Nam hoặc luôn dựa vào sức mạnh của mình mà bao che những hành động vi phạm nhân quyền của quân nhân nước mình hoặc khi cộng đồng quốc tế lên án thì cậy thế kẻ mạnh giữ thái độ “im lặng”… Chính vì thế, một biện pháp được đặt ra đó là thế giới cần thúc đẩy xu hướng đa cực hóa trong quan hệ quốc tế để hạn chế được sức mạnh của một số siêu cường trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Sau 1991, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô – Đông Âu tạo ra thế giới đơn cực, nhưng hiện nay trong quan hệ quốc tế, các quốc gia nỗ lực đẩy theo xu hướng đa cực hóa, xuất hiện các hiện tượng kinh tế như G7, G20 để hạn chế được sức mạnh toàn cầu của cường quốc. Điều này không những có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nhân quyền nói chung, đặc biệt là nhân quyền trong chiến tranh. Giả sử Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền trong chiến tranh khi đã hình thành xu hướng đa cực hóa về chiều sâu thì sẽ có một cộng đồng quốc tế có tiếng nói, có sức mạnh yêu cầu xét xử nghiêm minh, yêu cầu đưa ra tòa án hình sự quốc tế, phản đối hiệp định miễn trừ song phương của Hoa Kỳ.

Như vậy, việc thúc đẩy đa cực hóa trong quan hệ quốc tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hạn chế sức mạnh siêu cường của Hoa Kỳ, thúc đẩy sức mạnh của một cộng đồng các quốc gia,từ đó tạo ra sức mạnh kiềm chế, kiểm soát, răn đe nhau, vì thế, sẽ thúc đẩy nhân quyền trong chiến tranh.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật của Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và bốn Công ước Geneva nói riêng cũng như pháp luật quốc gia trong việc bảo vệ quyền lợi của những được bảo hộ trong chiến tranh

Trước hết, bốn Công ước Geneva nên bổ sung quy định bảo hộ thương bệnh binh đối với các trường hợp nhiễm chất độc màu da cam/ dioxin, những trường hợp bị dị dạng bởi nhiễm chất độc màu da cam đối với các quốc gia tham chiến cũng như thừa nhận sự hỗ trợ nhân đạo của Hội chữ thập đỏ thế giới và các tổ chức nhân đạo khác để xoa dịu đi nỗi đau, cũng như những mất mát mà những người dân vô tội, binh lính… phải chịu đựng. Đồng thời, nên quy định xung đột vũ trang xuyên quốc gia là xung đột vũ trang mang tính quốc tế.

Đối với luật quốc gia, các quốc gia vẫn phải tiếp tục nội luật hóa công ước vào trong pháp luật của nước mình tạo ra một sân chơi quốc tế, đặc biệt là luật hình sự với phải tăng số năm hình phạt tù cao hơn để đủ sức răn đe, xử lý nghiêm minh đúng tội, đúng mức độ vi phạm trên thực tiễn. Bên cạnh đó, các quốc gia cần phải thế chế nội dung tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bắt ép trẻ em vào xung đột vũ trang vào trong luật hình sự với những chế tài đủ tính răn đe. Cụ thể, cần quy định trong pháp luật hình sự quốc gia về tội “huấn luyện, tuyển dụng, thuê trẻ em dưới 15 tuổi vào hoạt động trong xung đột vũ trang” , “ tội bắt ép trẻ em làm lính đánh thuê”…để bảo vệ quyền lợi của trẻ em một cách triệt để nhất. Mặt khác phải tổ chức triển khai cho tốt để tạo điều kiện cho Hội chữ thập đỏ để bảo vệ dân thường, mỗi một quốc gia cần có chính sách xây dựng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực về y tế để hỗ trợ nạn nhân chiến tranh.

Thứ năm, tiếp tục tăng cường đối thoại đối với các quốc gia thành viên để tìm giải pháp tăng cường sự tuân thủ các quy định Luật Geneva dưới sự hỗ trợ của ICRC và Thụy Sỹ:

Chúng ta thấy rất rõ rằng: “Một quyền của con người nếu bị xâm phạm một cách thường xuyên mà không có phản ứng đáp trả rõ ràng thì rất dễ mất giá trị theo thời gian” [4] Vì thế, các quốc gia cần một diễn đàn để cùng nhau quyết định các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo thi hành Luật Nhân đạo quốc tế nói chung và Luật Geneva nói riêng. Một diễn đàn với sự tham gia của nhiều quốc gia cùng đối thoại, cùng giải quyết sẽ tạo ra những điều kiện cần thiết để đảm bảo rằng pháp luật sẽ chi phối sự phát triển trong tương lai của chiến tranh cũng như giải quyết ngay lập tức những vấn đề thực tiễn phát sinh.. Trong các cuộc đối thoại, việc các quốc gia tạo ra các chế tài tương ứng cũng như đồng tình mở các cuộc điều tra để đáp lại những hành vi vi phạm nghiêm trọng trong luật góp phần ngăn chặn tội ác trong tương lai và bảo vệ dân thường khỏi những đau khổ và mất mát.

KẾT LUẬN


1. Mỗi con người khi sinh ra tạo hóa đã ban tặng cho họ có những quyền cơ bản nhất, vì đơn giản họ là con người. Chiến tranh như một hiện thực khách quan khủng khiếp cướp đi rất nhiều quyền cơ bản của con người, mà trước hết là quyền sống. Chính vì thế, các quy tắc Geneva ra đời như một yêu cầu khách quan và chấp nhận sự thật rằng dù muốn hay không muốn chiến tranh luôn xảy ra, và nó ra đời không phải vì mục đích cấm chiến tranh, mà chỉ nhằm hạn chế tới mức tối thiểu thiệt hại về người và vật chất. Từ đó, ta thấy được tính nhân văn sâu sắc trong các quy định của bốn Công ước Geneva.

2. Các quy tắc Geneva không thể bảo vệ tất cả đối tượng tham gia xung đột vũ trang mà chỉ liệt kê một số đối tượng cụ thể: nhóm tham chiến (người bị ốm, bị thương thuộc lực lượng vũ trang trên chiến trường; người bị ốm, bị thương, bị đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang trên biển) và nhóm đối tượng dân sự (nhân viên y tế, nhân viên tôn giáo, thường dân, tù binh và một số đối tượng khác). Đồng thời, pháp luật cũng có quy định một số biện pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc bảo vệ đối tượng này trong chiến tranh như các quốc gia phải dịch và nội luật hóa nội dung của Công ước vào pháp luật quốc gia, hoạt động tìm kiếm của phòng thông tin, Cơ quan thông tin Trung ương, Ủy ban chữ Thập đỏ quốc tế, tòa án hình sự quốc gia, tòa án Hình sự quốc tế. Từ đó, tạo ra một khung pháp lý hoạt động thúc đẩy việc bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh.

3. Hầu hết các quốc gia thành viên đã từng bước nội luật hóa các quy định của bốn Công ước Geneva vào trong pháp luật quốc gia và các Ủy ban quốc gia đã được thành lập ở nhiều nước để triển khai nội dung bốn Công ước Geneva trên thực tế. Tuy nhiên, một thực trạng mà tác giả đã trình bày ở trên cho thấy, một số ưu điểm về thực tiễn bảo vệ quyền con người trong bốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/12/2022