Những Kết Quả Đạt Được Trong Việc Bảo Đảm Quyền Con Người Của Phạm Nhân

tụng với người chưa thành niên phạm tội (từ Điều 301 đến Điều 309). Ngoài ra Luật thi hành án hình sự, Luật Đặc xá cũng dành nhiều chương, điều cụ thể để quy định đảm bảo cho quyền con người được bảo vệ và thi hành nghiêm chỉnh. Các văn bản dưới luật quy định chi tiết hơn về các quyền con người của phạm nhân trong từng lĩnh vực cụ thể.

Pháp luật thi hành án hình sự hiện hành về bảo vệ quyền của phạm nhân chủ yếu nằm trong chương 37 Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 260 tới điều 263), chương 38,39 (Điều 268 tới điều 271), chương 3 Luật thi hành án hình

sự (Điều 21 tới điều 53).

Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Thi hành án hình sự tại kỳ họp thứ 7 khóa XII ngày 17/6/2010. Đây là luật thi hành án hình sự đầu tiên trong lịch sử pháp luật thi hành án ở Việt Nam, quy định toàn diện và hệ thống, khắc phục được những hạn chế về các văn bản đơn hành về thi hành án hình sự trước đây. Trên cơ sở pháp lý này, trong thời gian qua hoạt động thi hành án hình sự Việt Nam đã được tổ chức, thực hiện bảo đảm sự nghiêm minh, khoan hồng, nhân đạo, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Cùng với Luật thi hành án hình sự năm 2010 nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn được ban hành hỗ trợ việc thi hành án hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng đạt hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt nhất quyền và các chế độ của phạm nhân trong trại giam. Những văn bản hướng dẫn có liên quan trực tiếp đến bảo đảm các quyền của phạm nhân là:

Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ về Quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân;

Nghị định 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ về Quy định các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đới với người chấp hành xong án phạt tù, áp dụng từ ngày 16/11/2011;

Nghị định 20/2012/NĐ-CP ngày 20/3/2012 của Chính phủ về Quy định cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự;

Nghị định 09/2012/NĐ-CP ngày 17/02/2012 của Chính phủ Quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh theo quy định của Luật thi hành án hình sự;

Thông tư 46/2011/TT-BCA ngày 30/6/2011 Quy định việc phạm nhân gặp nhân thân, nhân, gửi thư, nhận tiền, quà, liên lạc điện thoại với nhân thân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Thông tư 40/2011/TT-BCA ngày 27/6/2011 Quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân;

Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BTC-BCA-BQP ngày 12/01/2010 Hướng dẫn chế độ lao động, dạy nghề và sử dụng kết quả lao động của phạm nhân trong trại giam;

Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam - 7

Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BCA-BYT ngày 09/08/2010 Hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, trại viên cơ sở giáo dục, học sinh trường giáo dưỡng tại bệnh viện nhà nước;

Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06/02/2012 Hướng dẫn việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân;

Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG ngày 13/02/2012

Hướng dẫn việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân.

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam giai đoạn này chính là sự ra đời của Luật thi hành án hình sự năm 2010. Lần đầu tiên, pháp luật thi hành án hình sự ở Việt Nam được luật hóa ở một đạo luật có hiệu lực pháp lý cao, có nhiều quy định liên quan tới quyền con người. Từ cơ sở pháp lý này, quyền của phạm nhân cũng được bảo vệ một cách toàn diện nhất từ trước đến giờ.

2.2. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân

2.2.1. Chế độ ăn của phạm nhân

Theo chế độ của Nhà nước, phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù về cơ bản được các trại giam bảo đảm thực hiện chế độ ăn, mặc, ở.

Tiêu chuẩn ăn tối thiểu một tháng của phạm nhân gồm: 17kg gạo tẻ thường; 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá; 0,5 kg đường loại trung bình; 01 kg muối; 15 kg rau xanh; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột ngọt; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.

Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật có thể được tăng thêm 15% so với tiêu chuẩn định lượng nêu trên. Phạm nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được đảm bảo tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ và được tăng thêm định lượng về thịt, cá từ 20% đến 30% so với tiêu chuẩn định lượng. Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng cha, mẹ trong trại giam được hưởng chế độ ăn như đối với cha, mẹ; ngày 01 tháng 6, tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường.

Trong những ngày Tết Nguyên đán (bao gồm 01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch), ngày Tết Dương lịch (ngày 01 tháng 01), ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch), các ngày lễ: 30 tháng 4, 01 tháng 5, 02 tháng 9, phạm nhân được ăn gấp 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Trong trại giam đều có bếp ăn tập thể và những dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho từng phạm nhân riêng. "Mỗi phân trại giam trong trại giam được tổ chức một hoặc một số bếp ăn tập thể. Định mức dụng cụ cấp dưỡng của một bếp tập thể dùng cho 100 phạm nhân gồm: 01 tủ đựng thức ăn có lưới hoặc kính che kín, 03 chảo to, 01 chảo nhỏ, 01 nồi to dùng trong 5 năm; các loại dao, thớt, chậu rửa bát, rổ, rá, bát, đũa

dùng trong 01 năm và các dụng cụ cấp dưỡng cần thiết khác phục vụ việc nấu ăn, đun nước uống và chia khẩu phần ăn cho phạm nhân.

Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho mỗi mâm ăn của 06 phạm nhân bao gồm 01 lồng bàn, 01 xoong đựng cơm, 01 xoong đựng canh dùng trong 3 năm; 02 đĩa thức ăn, 01 bát đựng nước chấm, 01 muôi múc cơm, canh dùng trong 01 năm.

Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 phạm nhân ăn riêng theo suất gồm 01 hộp 03 ngăn bằng nhựa chuyên dùng đựng đồ ăn cơm và 01 thìa ăn cơm bằng nhựa dùng trong 02 năm.".

Việc nấu ăn cho phạm nhân do chính phạm nhân đảm nhiệm dưới sự kiểm tra, giám sát của trại giam. Nhiều trại giam đã tổ chức cho phạm nấu ăn theo mâm (06 người), có nhà ăn, bếp ăn. Phạm nhân được ăn chín, uống sôi, có phương tiện, dụng cụ phục vụ cho việc ăn, uống. Một số trại đã tổ chức hệ thống dịch vụ và cải thiện cho phạm nhân nấu ăn thêm ngoài định lượng Nhà nước cấp.

2.2.2. Chế độ mặc của phạm nhân

Mỗi năm, phạm nhân được phát 02 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất, 02 bộ quần áo lót, 02 khăn mặt, 02 chiếc chiếu, 02 đôi dép, 01 mũ hoặc nón, 01 áo mưa nilông; mỗi tháng phạm nhân nữ được cấp thêm đồ dùng vệ sinh cá nhân cần thiết có giá trị tương đương 02 kg gạo tẻ thường; 04 năm, phạm nhân được cấp 01 màn, 01 chăn; đối với phạm nhân ở các trại giam từ thành phố Đà Nẵng trở vào được phát chăn sợi, từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra được phát chăn bông không quá 02 kg và 01 áo ấm dùng trong 03 năm.

Phạm nhân tham gia lao động mỗi năm được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác.

Trẻ em dưới 36 tháng tuổi là con của phạm nhân ở cùng cha, mẹ trong trại giam, mỗi năm được cấp 02 khăn mặt, 02 kg xà phòng, 02 bộ quần áo bằng vải thường, 01 màn;

Phạm nhân hết thời hạn chấp hành hình phạt tù hoặc đặc xá ra trại được cấp 01 bộ quần áo thường (nếu họ không có quần áo riêng mang theo). Những thứ họ được cấp phát trong thời gian ở trại giam đều phải nộp lại.

2.2.3. Chế độ ở của phạm nhân

Phạm nhân đều được ở trong các buồng tập thể của trại giam quy định (trừ những phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; hoặc phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam). Chỗ ở của phạm nhân đều đảm bảo thoáng mát, hợp vệ sinh và môi trường. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02 mét vuông (2m2), có bệ gạch men, ván sàn hoặc giường. Đối với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 mét vuông (3m2), có bệ gạch men, ván sàn hoặc giường.

Trong các buồng giam đều có khu vực vệ sinh riêng biệt (sát buồng giam) đảm bảo kín, hợp vệ sinh. Hiện nay khu vệ sinh trong các buồng giam đã được cải tạo, sửa chữa, đều thiết kế theo hệ thống tự hoại, đảm bảo tốt hơn về mặt vệ sinh.

Trong các trại giam đều có buồng giam kỷ luật theo mẫu quy định để giam riêng số phạm nhân vi phạm nội quy trại giam, đảm bảo thông thoáng, đủ ánh sáng, hợp vệ sinh.

Thực tế chỗ ở của phạm nhân những năm qua đã được cải thiện đáng kể. Nhà giam được xây dựng chắc chắn hơn, nơi ở, nơi sinh hoạt, buồng vệ sinh đã được xây mới hoặc sửa chữa cao ráo hơn. Chương trình nước sạch đã được triển khai ở nhiều trại giam nên nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt dồi dào hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt của phạm nhân. Việc bảo đảm vệ sinh trong buồng giam và nơi công cộng cũng được quan tâm, chỉ

đạo thường xuyên nên có nhiều chuyển biến tốt, phong trào "Xanh, sạch, đẹp" đã được duy trì thường xuyên nên nhiều trại giam đã tạo được không khí thoáng đãng trong khu vực sinh hoạt và buồng giam. Trật tự nội vụ, vệ sinh trong buồng giam ngăn nắp, gọn gàng và chừng mực nào đó đã giảm được không khí hôi hám, ngột ngạt do nhiều người sống chung.

2.2.4. Tổ chức lao động sản xuất, dạy nghề cho phạm nhân

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, bằng công cụ sản xuất để cải tạo và tạo ra những sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của mỗi con người và xã hội. Lao động sáng tạo ra chính bản thân con người và xã hội loài người. Lao động để cải tạo thiên nhiên và cải tạo con người.

Đối với phạm nhân, lao động càng có ý nghĩa giáo dục. Phạm nhân lao động 08 giờ/ngày, được nghỉ các ngày lễ, tết, chủ nhật theo quy định chung của Nhà nước. Các nghề chủ yếu nhất hiện nay là làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng, chế biến,... trong đó nhiều nhất vẫn là làm nông nghiệp chiếm khoảng 74,4% tỷ lệ phạm nhân lao động hiện nay. Việc tổ chức cho phạm nhân lao động vừa thể hiện quyền và nghĩa vụ của họ: phạm nhân chấp hành hình phạt tù phải lao động, lao động có kỷ luật và đạt năng suất. Qua theo dòi công tác quản lý, lao động sản xuất ở các trại giam cho thấy đa số phạm nhân tích cực tự giác thực hiện đúng nghĩa vụ của bản thân. Lao động đúng giờ giấc, đảm bảo ngày công lao động và làm việc theo sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách. Đây cũng là những yếu tố tạo nên các quyền lợi khác có liên quan họ được hưởng như: được nhận tiền thưởng, được khen và lưu vào hồ sơ cải tạo. Lao động tốt, tích cực, có kết quả là yếu tố không thể thiếu đối với việc nhận xét, xếp loại thi đua để phạm nhân được xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt cũng như xét đề nghị đặc xá.

Trong trường hợp có công việc đột xuất, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ và được nghỉ bù. Phạm nhân được phép lao

động ngoài giờ để cải thiện đời sống bản thân. Nữ phạm nhân có thai được nghỉ lao động trước và sau khi đẻ theo quy định chung của Nhà nước.

Kết quả do phạm nhân làm ra đều được nộp vào ngân sách Nhà nước để đầu tư trở lại, mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất của trại, thưởng cho cán bộ, chiến sĩ có thành tích trong việc tổ chức quản lý sản xuất, thưởng cho phạm nhân làm công việc nặng nhọc,...

Phạm nhân sản xuất vượt chỉ tiêu, kế hoạch thì trại sẽ sử dụng số vượt chỉ tiêu, kế hoạch này để thưởng cho phạm nhân trực tiếp lao động, cán bộ trực tiếp quản lý có quyền được hưởng thụ một phần sản phẩm do mình làm ra và bổ sung một phần vào quỹ phúc lợi của trại. Phạm nhân được sử dụng số tiền thưởng này để ăn thêm, mua các vật dụng sinh hoạt, giúp đỡ gia đình hoặc gửi lưu ký để sử dụng và nhận lại sau khi ra trại.

Dạy nghề và truyền nghề cho phạm nhân đã và đang được quan tâm. Kết quả, đã đào tạo nghề cho hàng nghìn phạm nhân, trong đó có một số phạm nhân được cấp chứng chỉ nghề, tạo điều kiện cho phạm nhân sau khi chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng sẽ dễ dàng xin được việc làm, có thu nhập ổn định cuộc sống, không tái phạm tội.

Các nghề phổ biến hiện nay là may mặc, mộc dân dụng, xây dựng, thủ công mĩ nghệ, gò hàn, cơ khí sửa chữa, điện dân dụng,... Nhiều trại giam có các đội xây dựng phạm nhân với tay nghề rất khá, hoặc có đội phạm nhân chuyên làm nghề chạm khắc, thêu ren, dệt thảm với khối lượng sản phẩm làm ra khá lớn,...

2.2.5. Chế độ bảo hộ lao động

Lao động ở trại giam thường là lao động phổ thông với các ngành nghề như nông nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng (khai thác đá, than, gạch), khai thác nông lâm sản (bóc tách hạt điều, vận hành máy cưa). Thấy được những bất lợi và ảnh hưởng đến sức khỏe, Tổng cục thi hành án hình sự và hỗ trợ tư

pháp cũng đã chỉ đạo ráo riết các trại giam phải thực hiện bảo vệ lao động và hầu hết các trại có phạm nhân lao động với công việc độc hại đều có bảo hiểm như găng tay, mũ bảo hiểm (nếu làm nghề xây dựng), ủng, khẩu trang,... Những trại giam tại Đắk Lắk về cơ bản đã bảo đảm về chế độ bảo hộ lao động cho phạm nhân.

2.2.6. Chế độ học tập

Học tập pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức của trại giam tác động lên phạm nhân một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm hình thành những thói quen trí thức pháp lý, hành vi phù hợp các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành cũng như xã hội.

Học tập pháp luật là khâu rất quan trọng của công tác giáo dục cải tạo để hình thành và rèn luyện ý thức tôn trọng, tuân thủ và trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật cho phạm nhân.

Mục đích của việc học tập pháp luật là nhằm chuyển tải những kiến thức cơ bản về pháp luật cho phạm nhân, nhất là đối tượng ít hiểu biết hoặc chưa hiểu biết pháp luật; nâng cao nhận thức đúng đắn về pháp luật và ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật cho phạm nhân, quan tâm đến số đối tượng có kiến thức pháp luật nhưng cố tình làm sai, làm trái pháp luật và những quy định của Nhà nước; rèn luyện thói quen hành vi về thực hiện pháp luật; các quy định của Nhà nước, các quy định về nếp sống, đạo đức xã hội,... xây dựng cho phạm nhân có thói quen thực thi pháp luật.

Hàng năm, tất cả phạm nhân đều được trại giam tổ chức học tập, tuyên truyền, phổ biến những vấn đề cơ bản được quy định trong các văn bản pháp luật như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các Bộ luật: hình sự, tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật Hôn nhân gia đình, Luật phòng chống ma túy, Luật phòng chống HIV/AIDS,... Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định trong Luật thi hành án hình sự và các

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí