Nội Dung Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng

Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ này là Quyết định 46/ CP ngày 11/02/1980 quy định về việc đưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn tại các nước XHCN, Nghị quyết số 362/CP ngày 29/11/1980 về việc hợp tác sử dụng lao động với các nước XHCN.

Đến năm 1986, đường lối đối mới toàn diện đất nước được mở ra trong đó có hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiềm năng lao động xã hội, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 108/HĐBT ngày 30/06/1988 chỉ thị các ngành, các cấp thực hiện tốt chủ trương mở rộng hợp tác lao động và chuyên gia với nước ngoài. Chỉ thị cho phép thành lập các tổ chức kinh tế xuất khẩu lao động và chuyên gia. Đây có thể nói là mốc đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, đến năm 1989 nhiều biến động chính trị lớn xảy ra tại các nước Đông Âu và khủng hoảng kinh tế, chính trị tại nhiều nước châu Phi dẫn đến phần lớn các nước này không còn nhu cầu nhận lao động Việt Nam, nhiều công nhân Việt Nam tuy chưa hết hợp đồng nhưng vẫn phải trở về nước.

Bước sang năm 1991, chủ trương và chính sách đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đã được đổi mới một cách căn bản so với thời kỳ hợp tác lao động. Ngày 9/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 370/HĐBT về việc ban hành Quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong đó quy định đổi mới phương thức và mục tiêu đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, coi hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định cụ thể quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, các điều kiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức kinh tế cũng như

trách nhiệm của các tổ chức kinh tế, bộ, ngành, các cấp trong việc chăm lo và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ việc tìm kiếm thị trường, lựa chọn hình thức đưa người lao động đi làm việc phù hợp với yêu cầu công

việc, bảo đảm thực hiện các điều khoản hợp đồng như đã cam kết và thỏa

thuận với người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài, đến trách

nhiệm đưa người lao động về nước và giải quyết chính sách, chế độ cho người

lao động theo quy định (Điều 6, 8, 9, 12, 13, 14 Nghị định số 370/HĐBT ngày 9/11/1991 về việc ban hành Quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài).

Những quy định về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn này bước đầu cũng thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nhóm đối tượng lao động này. Tuy nhiên những quy định đó còn hết sức chung chung và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên việc bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên thực tế chưa được áp dụng thường xuyên, hiệu quả bảo vệ chưa cao, nhiều người lao động bị xâm hại quyền lợi nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không nắm bắt được tình hình hoặc không bảo vệ được tạo nên tâm lý lo sợ, e ngại khi đi làm việc ở nước ngoài của người lao động.

1.4.2. Giai đoạn năm 1994-2006

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Nhằm khắc phục những thiếu sót, hạn chế pháp luật giai đoạn trước, ngày 23/06/1994, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật lao động, đây là văn bản đầu tiên luật hóa hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đến năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/1999/NĐ-CP quy định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Nghị định đã cụ thể hóa đường lối, chủ tương chính sách bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ mới với việc giới hạn các đối tượng được phép đi làm việc ở nước ngoài,

thủ tục cấp phép hoạt động chuyên doanh và đăng ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,... Trên cơ sở đó, nhiều văn bản pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được ban hành để hướng dẫn các vấn đề: cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, phí môi giới đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động,...

Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 5

Các văn bản pháp luật đó kế thừa, cụ thể hóa và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong các quy định pháp luật về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở giai đoạn trước ở các khía cạnh: giới hạn và quy định cụ thể các “tổ chức kinh tế” được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bổ sung thêm nhiều quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người lao động xuất khẩu (hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ pháp lý, thủ tục xuất nhập cảnh...), giới hạn các đòi hỏi của doanh nghiệp đối với người lao động, xử lý vi phạm quyền lợi người lao động,... Với những hướng dẫn cụ thể đó công tác bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên thực tế đạt nhiều hiệu quả hơn giai đoạn trước, ngày càng có nhiều người lao động Việt Nam có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài hơn, họ có quyền lựa chọn những thị trường lao động, hình thức đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh bản thân, tin tưởng vào sự bảo hộ của nhà nước, mạnh dạn đi xuất khẩu lao động để tìm kiếm việc làm và thực hiện ước mơ thoát nghèo, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận lao động từ đó cũng ngày càng được củng cố và mở rộng hơn.

1.4.3. Từ năm 2006 đến nay

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc pháp điển hóa các quy bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nói riêng, ngày 29/11/2006, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật người lao động Việt Nam đi

làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ ngày 29/11/2006.

Trên cơ sở Luật nói trên, Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện như: Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 q uy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo

hợp đồng; Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/09/2007 quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội số 18, 19, 20 năm 2007 về vấn đề bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;...

Đặc biệt, để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thực hiện chương trình hỗ trợ các huyện nghèo giảm nghèo nhanh và bền vững, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020. Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định

95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp

đồng thay thế cho Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2007. Các thông tư mới hướng dẫn Luật và Nghị định cũng được ban hành như: Thông tư 21/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/10/2013 quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà Doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động, Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2013 quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Các văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung tiếp tục thực hiện mục tiêu bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, quản lý chặt chẽ hoạt động đưa

người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó pháp luật càng ngày càng mở rộng các quyền lợi mà người lao động được hưởng, giới hạn các đòi hỏi mà các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể có liên quan và quy định xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài,...

Những thành tựu trong công tác hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong giai đoạn này đã tỏ rõ sự quan tâm mạnh mẽ của Nhà nước ta trong việc đánh giá vai trò của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và tính cấp thiết phải bảo vệ nhóm đối tượng này, đồng thời tạo ra được khung pháp lý bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tương đối đầy đủ, chặt chẽ, mở ra cơ hội làm giàu, con đường tìm kiếm việc làm an toàn cho nhiều người lao động nghèo Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG


2.1. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Bảo vệ người lao động là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với triết lí người lao động là kẻ yếu trong quan hệ lao động, trên thị trường lao động và lực lượng lao động xã hội là nguồn tài nguyên vô giá của quốc gia. Trong đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài là đối tượng cần quan tâm đặc biệt [35, tr118]. Trong hệ thống pháp luật hiện hành, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong việc bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tập trung chủ yếu bảo người lao động ở tất cả các giai đoạn: trước khi đi làm việc ở nước ngoài, trong thời gian làm việc ở nước ngoài và sau thời gian làm việc ở nước ngoài ở tất cả các hình thức hợp đồng.

2.1.1. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Ngay từ lúc có nhu cầu, nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài người lao động đã phải được sự quan tâm, bảo vệ của pháp luật, bởi nếu không được bảo vệ họ dễ trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo xuất khẩu lao động và hứng chịu hàng loạt các rủi ro khi ra nước ngoài làm việc. Bảo vệ người lao

động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo Bộ luật Lao động, Luật Người lao động Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành tập trung chủ yếu các nội dung:

- Đảm bảo cho mọi người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hiểu và nắm bắt rõ mọi thông tin liên quan đến chính sách và việc làm ngoài nước.

Việc cung cấp các thông tin cần thiết về việc đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện một cách công khai trong quá trình tuyển chọn lao động, tư vấn trực tiếp, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động. Khi người lao động hiểu và nắm bắt rõ chính sách và pháp luật của Việt Nam, của quốc gia tiếp nhận lao động họ có thể an tâm lên đường sang nước ngoài làm việc hơn. Trong lượng lớn các thông tin về chính sách và pháp luật Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì các thông tin liên quan đến điều kiện được đi làm việc ở nước ngoài của người lao động và nghĩa vụ tài chính mà người lao động phải thực hiện là những thông tin quan trọng mà mỗi một người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc quan tâm đầu tiên và các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp.

Người lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có đủ các điều kiện luật định về năng lực hành vi dân sự, sự tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; trình độ ngoại ngữ, tay nghề [30, Điều 42, Điều 50] và đặc biệt là phải đi làm việc ở nước ngoài theo một trong bốn hình thức hợp đồng pháp luật quy định.

Trong 4 hình thức hợp đồng pháp luật quy định thì người lao động Việt Nam hiện nay chủ yếu đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp dịch vụ, bởi với hình thức này người lao động chỉ cần trả một khoản tiền cho doanh nghiệp dịch vụ thì có thể “mua” được một công việc ở nước ngoài một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn các hình thức khác. Các doanh nghiệp dịch vụ cũng là đơn vị khai thác thị trường lao động ngoài nước năng động hơn so

với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp trúng thầu, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài.

Bất kể một người lao động nào khi có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài cũng muốn được biết chi phí mà họ phải bỏ ra là bao nhiêu, nghĩa vụ tài chính của họ được pháp luật quy định, giới hạn như thế nào. Vì thế pháp luật quy định các doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm cung cấp thông tin tài chính (về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ, phí đào tạo, phí visa, phí vé máy bay...) liên quan đến việc đi làm việc ở nước ngoài để người lao động có thể lựa chọn thị trường đi làm việc phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân và gia đình.

Tiền môi giới: là khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ phải trả cho bên môi giới để ký kết thực hiện hợp đồng cung ứng lao động [30, Điều 20]. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới. Để bảo vệ người lao động và thống nhất trong công tác quản lý, pháp luật quy định về mức trần tiền môi giới người lao động phải hoàn trả cho doanh nghiệp dịch vụ, loại tiền nộp và tỷ giá áp dụng việc sử dụng tiền môi giới, quản lý tiền môi giới, những trường hợp doanh nghiệp dịch vụ không được thu tiền môi giới của người lao động, hoàn trả tiền môi giới. Theo đó, mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá một tháng lương/người lao động cho một năm hợp đồng (Mục II Thông tư liên tịch 16/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 4 tháng 9 năm 2007 quy định cụ thể về tiên môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng). Một số thị trường lao động đặc thù được quy định mức trần tiền môi giới như: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Macau, Séc, Slovakia, Ba Lan... [9]. Để bảo vệ người lao động trong trường hợp họ phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí