Nội Dung Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam Trong Thời Gian Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng

chức khám sức khoẻ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật (Điều 11 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007).

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan quy định chế độ tài chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Điều 12 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đối với người lao động thuộc diện chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài; Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài (Điều 13 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007).

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Có kế hoạch đào tạo nguồn lao động và giới thiệu người lao động tham gia dự tuyển đi làm việc ở nước ngoài; Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Nhà nước tuyển lao động tại địa phương; Xác nhận, chứng thực các loại giấy tờ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; Tổ chức tiếp nhận đăng ký hợp đồng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân và của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề (Điều 14 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007).

Các cơ quan, tổ chức quyết định thành lập doanh nghiệp dịch vụ xuất

khẩu lao động có trách nhiệm tham gia ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định (khoản 1 Điều 15 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007).

Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm: Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức tiếp nhận lao động nước ngoài của nước sở tại; Thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường để ký kết Hợp đồng cung ứng lao động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại; Hỗ trợ cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong việc thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, địa vị pháp lý của đối tác nước ngoài (Khoản 2, 3, 4 Điều 71 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

- Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

Người lao động có thể được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo những hình thức hợp đồng khác nhau song các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa đều phải trách nhiệm bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở ngoài.

Doanh nghiệp dịch vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ: Công bố công khai giấy phép hoạt động của mình (Điều 13 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng). Việc làm này của doanh nghiệp giúp người lao động vừa có cơ hội lựa chọn, vừa không bị nhầm lẫn khi lựa chọn doanh nghiệp đưa mình đi làm việc nước ngoài; Ký kết và đăng ký hợp đồng cung ứng lao động theo đúng quy định của pháp luật (Điều 17, 18, 19 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Những nghĩa vụ trực tiếp, cụ thể hơn của doanh nghiệp dịch vụ đối với

người lao động được quy định tại Điều 27 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm: Trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí tuyển chọn của người lao động. Khi tuyển chọn lao động tại địa phương, doanh nghiệp phải thông báo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; định kỳ sáu tháng, một năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả tuyển chọn và số lượng người lao động của địa phương đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài; Phối hợp với chính quyền địa phương thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo để dạy nghề, bổ túc tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động; Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 8

Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài phải: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; Trực tiếp tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động; (Điều 30, 33 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phải thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ các thông tin về điều kiện của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở đào tạo dạy ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phù hợp với yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động

(Điều 38 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa vụ: Xây dựng phương án tổ chức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về nội dung của hợp đồng cung ứng lao động (nếu có), hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và phương án tổ chức thực hiện trước khi đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (Khoản 2 Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Nhìn chung các quy định của pháp luật đã quy định rất rõ ràng trách nhiệm bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài song do nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài của lao động Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào niềm tin, phong trào nên các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn muôn nẻo đường lách luật để có thể kiếm lời nhờ hoạt động này. Nhiều doanh nghiệp dịch vụ giao cho nhiều đơn vị trực thuộc cùng thực hiện chức năng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, lợi dụng danh nghĩa hoạt động xuất khẩu động để tuyển người lao động đi làm việc ở nước ngoài trái với quy định của pháp luật hoặc chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không những vậy, mặc dù Nhà nước quy định các doanh nghiệp dịch vụ phải trực tiếp tuyển chọn lao động, song không ít các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc nguyên tắc này mà vẫn qua trung gian (trên thị trường gọi là “cò lao động”), gây tốn kém cho người lao động [35, tr155].

Công đoàn với chức năng đặc thù là đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động , tuy nhiên, trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, vai trò của Công đoàn khá mờ nhạt, khó có thể tìm thấy văn bản pháp pháp luật nào trong lĩnh vực này quy định vai trò của Công đoàn trong việc bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng chưa quy định rõ vai trò của Công đoàn như một chủ thể đứng ra bảo vệ người lao động. Ví dụ như: Công đoàn tham gia vào quá trình tuyển chọn, thực hiện các chức năng kiểm tra, giám sát và chống các tiêu cực phát sinh gây ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Công đoàn còn có thể tham gia vào quá trình ký kết hợp đồng giữa người lao động và chủ sử dụng lao động nước ngoài, phát hiện và phản ánh kịp thời với cơ quan quản lý Nhà nước về những điều khoản trái với nội dung hợp đồng cung ứng lao động hoặc quy định pháp luật nước sở tại để có phương án điều chỉnh, công đoàn cũng có thể giúp người lao động tìm đến những tổ chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có những đơn hàng tốt với chi phí phù hợp,... Thiếu cơ sở pháp lý nên việc bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài hiện nay nằm ngoài vùng "phủ sóng" của Công đoàn. Đây là một vấn đề đang tồn tại cần sớm được giải quyết.

Phân tích các nội dung cần bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên chúng ta thấy Nhà nước đã quy định khá cụ thể, rõ ràng việc bảo vệ người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc ở nước ngoài, hướng hoạt động di cư vì việc làm của lao động Việt Nam theo con đường hợp pháp, chỉ khi đi làm việc ở nước ngoài theo con đường hợp pháp người lao động Việt Nam mới có thể có cơ hội nhận được đầy đủ sự bảo vệ của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc gia tiếp nhận lao động khi

họ làm việc ở nước ngoài. Đây là một quan điểm rất tích cực và phù hợp với mục tiêu di trí việc làm trật tự, an toàn và hợp pháp của Liên hợp quốc.

2.1.2. Nội dung bảo vệ người lao động Việt Nam trong thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Phù hợp với các quy chuẩn quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng rất đặc biệt quan tâm và bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Theo đó pháp luật Việt Nam chú trọng các nội dung:

- Bảo vệ việc làm, thu nhập và các chế độ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Việc làm và thu nhập là mục tiêu và cũng là động lực để người lao động chấp nhận rời xa gia đình, quê hương, tổ quốc để đạt được, vậy nên bảo vệ việc làm và thu nhập là nội dung bảo vệ đầu tiên trong thời gian họ làm việc ở nước ngoài.

Pháp luật luôn bảo đảm cho người lao động quyền hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; quyền được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động; quyền được gia hạn hợp đồng lao động hoặc ký kết hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động nếu người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ hoặc với tổ chức sự nghiệp (Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Đây là nội dung bảo vệ cơ bản nhất đối với một người lao động. Tuy nhiên việc bảo đảm việc làm và thu nhập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nhà nước ta thực hiện gián tiếp thông qua cơ chế giám sát thực hiện hợp đồng của các cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở

nước ngoài. Nếu có bất kể vấn đề gì xảy ra, trước tiên và chủ yếu là yêu cầu các cá nhân, tổ chức này phải thực hiện việc đàm phán với đối tác nước ngoài yêu cầu thực hiện nghiêm túc các vấn đề liên quan đến việc làm và thu nhập của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

- Trách nhiệm quản lý và bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài của các cá nhân, tổ chức liên quan.

Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, trách nhiệm quản lý và bảo vệ của các cá nhân, tổ chức có liên quan càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Công tác bảo vệ người lao động trong giai đoạn này khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước vì vấn đề chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên không vì thế mà pháp luật Việt Nam bỏ quên nội dung này mà ngược lại pháp luật càng đề cao và quy định chặt chẽ hơn nữa cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài của các cá nhân, tổ chức liên quan. Trước tiên là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, vì đây là nhóm chủ thể có tính quyết định chủ yếu đối với việc bảo đảm các quyền và lợi ích của người lao động được thực hiện trên thực tế.

Tuy mỗi một hình thức hợp đồng có những nét đặc thù khác nhau và do những cá nhân, tổ chức khác nhau thực hiện song cùng vì một mục tiêu bảo vệ người lao động nên doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề, tổ chức sự nghiệp đều phải có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung hợp đồng đã cam kết với người lao động; Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; Phối hợp với bên nước ngoài giải quyết các vấn đề phát sinh khi người lao động chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp, bị xâm hại tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động; Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh về những thiệt hại mình gây ra, Định kỳ hằng năm, đột xuất báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình người lao động đi làm việc ở nước ngoài,... (Điều 27, 30, 33 38, 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp vượt ra ngoài khả năng giải quyết của các cá nhân, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, để bảo vệ người lao động cần một sức mạnh lớn hơn từ quyền lực của nhà nước. Quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một phần không thể thiếu trong nội dung bảo vệ này. Theo đó pháp luật quy định:

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm: Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quyền và lợi ích người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tổ chức và thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý, xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; tổ chức Ban Quản lý lao động trực thuộc Cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài ở những nước, khu vực có nhiều lao động Việt Nam; Quy định, hướng dẫn chế độ báo cáo định kỳ hàng năm, đột xuất của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của nhà nước cho cơ quan quản lý nhà nước; Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Điều 8 Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007).

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí