Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 2

Tùng “Bảo vệ người lao động di trú ở Khu vực Đông Nam Á”, Phạm Hồng Thái - Vũ Công Giao “Khuôn Khổ pháp lý quốc tế về bảo vệ người lao động di trú”.

Với tính chất là cơ quan chủ quản và quản lý chuyên ngành về vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việcnước ngoài theo hợp đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như tổ chức nhiều hội thảo về vấn đề này: Báo cáo tình hình cho vay đi XKLĐ tại các quốc gia ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông, 2011; Báo cáo tình hình lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia, 2009; Hội Thảo Đối thoại chính sách về bảo vệ quyền lợi của người lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, Hà Nội...

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhiều tác giả đã quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như: Luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển Xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế Quốc tế”, 2010 - Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

- Trường Đại học Kinh tế - Luật; Khoá luận tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam” , năm 2010 tác giả: Vũ Thị Vân; Khóa luận tốt nghiệp: “Xuất khẩu lao động Việt Nam- thực trạng và triển vọng 2010”, năm 2003 tác giả: Lê Văn Tùng,... Các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam, phản ánh thực trạng quy định pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đưa ra được rất nhiều biện pháp hoàn thiện pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Như chúng ta đã biết thì xuất khẩu lao động là một đề tài nóng, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều bài viết, bài bình luận về vấn đề này, tuy nhiên đến nay số lượng các công trình nghiên cứu toàn diện,

sâu sắc vấn đề bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng theo từng giai đoạn của tiến trình di cư rất ít. Vì vậy việc lựa chọn đề tài này là khá mới mẻ, vừa có giá trị lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn như một sự bổ sung cần thiết và khoa học Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn

- Mục đích:

Khái quát pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong từng giai đoạn người lao động đi làm việc ở nước ngoài để từ đó tìm ra các vướng mắc, bất cập để đề xuất các biện pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đáp ứng các yêu cầu trong thời kỳ hội nhập.

- Nhiệm vụ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của Luận văn là:

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Khái niệm người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sự cần thiết phải bảo vệ người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng, pháp luật về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, lược sử pháp luật Việt Nam về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 2

+ Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong từng giai đoạn của tiến trình di cư, đã có những bước tiến bộ gì và đang còn những tồn tại nào.

+ Đưa ra các biện pháp hoàn thiện các quy định pháp luật và các kiến

nghị về việc thực hiện pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng kết hợp những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta cũng như các quy định pháp luật về bảo vệ người lao động nói chung và bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nói riêng và quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Phương pháp phân tích, hệ thống được tác giả sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài để đánh giá, nhận xét các quy định pháp luật cũng như thực tiễn pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, phương pháp lịch sử để đánh giá sự phát triển, tiến bộ cũng như hạn chế còn tồn tại của các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng nguyên tắc.

5. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu về các vấn đề lý luận về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thực trạng quy định và thực hiện pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong từng giai đoạn của quá trình đi làm việc ở nước ngoài; các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và các biện pháp bảo đảm thực hiện pháp luật bảo vệ quyền người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn

Cách tiếp cận của đề tài và hướng nghiên cứu của đề tài có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu lập pháp và hành pháp về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhất là trong thời kỳ hội nhập.

- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ và nghiên cứu cho sinh viên, học sinh.

- Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và những ai quan tâm đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

7. Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luật và Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG


1.1. Khái niệm người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, di cư lao động quốc tế đã trở thành một trong những vấn đề lớn của thời đại. Theo ước tính của các cơ quan Liên Hợp quốc, hiện trên thế giới có gần 200 triệu người lao động di trú, chiếm khoảng 3% dân số toàn cầu, và con số này vẫn đang ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của dân số và khả năng giải quyết việc làm của mỗi quốc gia.

Tình trạng di trú vì việc làm góp phần làm năng động hóa các hoạt động kinh tế của thế giới nói chung, nền kinh tế quốc gia nói riêng cũng như cho nhiều người lao động, gia đình. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức mà các Chính phủ và người lao động di trú khắp nơi phải đối mặt. Đây là một bất công có tầm vóc toàn cầu, bởi lao động di trú là lực lượng đã và đang có những đóng góp to lớn và không thể phủ nhận với nền kinh tế và sự thịnh vượng xã hội của cả nước tiếp nhận và nước gốc [22, tr3]. Để có cái nhìn khái quát nhất về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu thế nào là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cách phân loại và đặc điểm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ra sao.

1.1.1. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Có nhiều thuật ngữ để chỉ những người lao động ra nước ngoài làm việc

như “người lao động di trú”, “lao động di cư”, “người di trú vì việc làm”,

“người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”... và theo thời gian,

các quan điểm của các tổ chức quốc tế, của các quốc gia về người lao động đi

làm việc ở nước ngoài cũng có nhiều thay đổi, bổ sung. Mỗi một quốc gia

khác nhau thì việc công nhận một người là người lao động đi làm việc ở nước

ngoài cũng khác nhau.

Quan niệm về người lao động đi làm việc ở nước ngoài lần đầu tiên

được quy định tại Điều 11 Công ước 97 của ILO năm 1949, khi đó ILO đã sử

dụng thuật ngữ người di trú vì việc làm để hàm chỉ nhóm người này. Theo đó,

người di trú vì việc làm được hiểu là một người di cư từ một quốc gia này tới

quốc gia khác để tìm kiếm việc làm bao gồm bất kỳ người nào được tuyển

dụng một cách lâu dài như là một người di trú vì việc làm. Khái niệm này

không bao hàm: những lao động qua lại các vùng biên giới, những nghệ sĩ và

người có chuyên môn hành nghề tự do đến làm việc ở nước khác trong thời

gian ngắn và các thủy thủ. Với cách giải thích đó, ILO quan niệm người lao

động đi làm việc ở nước ngoài khá rộng, không đặt ra vấn đề người di trú có

quốc tịch hay không, sự di chuyển có cần xuất phát từ nước gốc hay không,

việc sinh sống và làm việc ở nước ngoài là có thời hạn hay không có thời hạn.

Chính vì quan niệm một cách khái quát và chung chung như vậy đã khiến cho

việc quản lý cũng như bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài thời kỳ

này gặp khó khăn hơn và trên thực thế khó được thực hiện vì vấn đề quốc tịch

không được đặt ra. Bởi quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa công dân một nhà nước xác định, quốc tịch cho phép người lao động đi làm việc nước ngoài quyền được bảo vệ bởi nhà nước nơi họ có quốc tịch khi tham gia quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài.

Kế thừa và phát huy quan niệm của ILO, năm 1990, Liên Hợp quốc đã cụ thể hóa khái niệm người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ (Viết tắt: MWC). Liên Hợp quốc gọi những người lao động đi làm việc nước

ngoài là “lao động di trú”, “lao động di trú” được định nghĩa là một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân (Khoản 1 Điều 2 MWC).

Khái niệm này khẳng định đi làm việc ở nước ngoài là cả một quá trình từ chuẩn bị lên đường, trên đường sang nước ngoài, trong thời gian làm việc ở nước ngoài và cả sau thời làm việc ở nước ngoài. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ có những người đang làm việc ở nước ngoài mà còn bao gồm cả những người chuẩn bị, trên đường sang nước ngoài, và những người đã hồi hương, đây cũng chính là những đối tượng cần được bảo vệ. Quan niệm này đã giúp các tổ chức quốc tế, các quốc gia liên quan dễ dàng đề ra các biện pháp bảo vệ người lao động thích hợp cho giai đoạn.

Khái niệm của Liên Hợp quốc đã đề cập đến vấn đề quốc tịch của người lao động. Người không quốc tịch, không chịu sự ràng buộc nghĩa vụ pháp lý và được hưởng sự bảo vệ của một quốc gia thì không được coi là người lao động đi làm việc nước ngoài, đi làm việc nước ngoài ở đây được hiểu là đi làm việc tại nước mà người lao động không phải là công dân.

Liên Hợp quốc còn quan niệm mục đích di cư sang nước khác của người lao động phải là vì tìm kiếm việc làm, hưởng lương ở một quốc gia khác trong một khoảng thời gian nhất định. Quan điểm mục đích tìm kiếm việc làm và hưởng lương tại quốc gia khác là để loại trừ những đối tượng di cư ra nước ngoài vì những mục đích khác như học tập, nghiên cứu, du lịch, tránh nạn, làm từ thiện, ... từ đó đưa ra biện pháp bảo vệ phù hợp nhất với nhóm đối tượng này. Việc xác định thời hạn làm việc của người lao động ở nước ngoài cũng là nhằm để loại trừ những đối tượng đi làm việc và định cư luôn ở nước ngoài.

Dựa trên tình trạng pháp lý của việc cư trú và lao động, Liên Hợp quốc

đã chia người lao động đi làm việc ở nước ngoài thành hai loại là: người lao

động di trú có giấy tờ hợp pháp (hay lao động di trú hợp pháp) và người lao

động di trú không có giấy tờ (hay lao động di trú bất hợp pháp), trong đó

người lao động di trú hợp pháp là những người được một nước cho phép vào,

ở lại và được làm một công việc được trả lương tại quốc gia đó, còn người lao

động di trú bất hợp pháp thì không được trao các quyền tương tự. Để làm rõ

khái niệm người lao động di trú, Liên Hợp quốc còn liệt kê và định nghĩa

những đối tượng được coi là lao động di trú và những đối tượng không được

coi là lao động di trú dựa trên tính chất nghề nghiệp. Theo đó, những đối

tượng được coi là lao động di trú (Khoản 2 Điều 2 MWC) gồm 8 dạng: Nhân công vùng biên, Nhân công theo mùa, Người đi biển (bao gồm cả ngư dân), Nhân công làm việc tại một công trình trên biển, Nhân công lưu động, Nhân công theo dự án, Nhân công lao động chuyên dụng, Nhân công tự chủ.

Những đối tượng không được coi là lao động di trú (Điều 3 MWC), bao

gồm 6 dạng chính: Những người được cử hoặc tuyển dụng bởi các cơ quan và tổ chức quốc tế, hoặc những người được cử hoặc được tuyển dụng bởi một nước sang một nước khác để thực hiện các chức năng chính thức mà việc tuyển dụng người đó và địa vị của người đó được điều chỉnh bởi pháp luật quốc tế chung hoặc các hiệp định hay công ước quốc tế cụ thể; Những người được cử hoặc tuyển dụng bởi một nước hoặc người thay mặt cho nước đó ở nước ngoài tham gia các chương trình phát triển và các chương trình hợp tác khác mà việc tiếp nhận và địa vị của người đó được điều chỉnh theo thỏa thuận với quốc gia nơi có việc làm và theo thỏa thuận này, người đó không được coi là người lao động di trú; Những người sống thường trú ở một nước không phải quốc gia xuất xứ để làm việc như những nhà đầu tư; Những người tị nạn và không có quốc tịch; Sinh viên và học viên; Những người đi biển hay người làm việc trên các công trình trên biển không được nhận vào để cư trú và tham gia vào một công việc có hưởng trả lương ở quốc gia nơi có việc làm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022