- Luận văn được nghiên cứu theo hướng chuyên đề giúp tác giả có cách nhìn sâu sắc hơn những vấn đề lịch sử theo từng nội dung vấn đề nghiên cứu.
- Luận văn có thể sử dụng làm nguồn tài liệu cho những ai quan tâm việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu về các hoạt động văn hoá của Việt Nam hay Nhật Bản ở các trường trung học phổ thông và cao đẳng thời kỳ này.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở của quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản về giáo dục, văn hoá Chương 2. Hợp tác giáo dục Việt Nam – Nhật Bản (1992 – 2017)
Chương 3. Hợp tác văn hoá Việt Nam – Nhật Bản (1992 – 2017)
Chương 1
CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN VỀ GIÁO DỤC, VĂN HÓA
Khái niệm văn hóa và giao lưu văn hóa Khái niệm văn hóa
Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về văn hoá. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng có khoảng 300 định nghĩa khác nhau về văn hoá (Phan Ngọc, 1994). Do vậy, nên việc xác định khái niệm văn hoá có nhiều những ý kiến khác nhau. Như ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đã ghi: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” (Trần Quốc Vượng, 2010).
Các Mác coi “văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người” - hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực của con người (Đặng Hữu Toàn, 2007).
Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về văn hoá như sau:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn (Hồ Chí Minh toàn tập, 1995).
Trần Quốc Vượng cho rằng: “Một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu văn hoá là trao đổi kinh tế”. Sự trao đổi kinh tế thuờng đuợc tiến hành bằng những cuộc tiếp xúc tập thể hay cá nhân tại các điểm quy định trên đuờng biên giới
giữa lãnh thổ của các cộng đồng (bộ lạc hay nhóm bộ lạc...) (Trần Quốc Vượng, 2010).
“Ngoại giao văn hóa sẽ góp phần quảng bá và thúc đẩy du lịch, hỗ trợ cho việc xóa đói giảm nghèo của địa phương, đồng thời phát triển kinh tế xã hội. Ngoại giao văn hóa phải hiểu theo 3 góc cạnh như vậy”, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Sanh Châu khẳng định (Hùng Cường và Hoàng Lê, 2018). Phạm Sanh Châu cũng nhấn mạnh, thông điệp quốc gia hay thương hiệu địa phương thường được gắn với hình ảnh du lịch quốc gia. Và ngoại giao văn hóa góp phần vào quá trình giới thiệu, thúc đẩy du lịch, cũng như hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của các địa phương, từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội. Thông qua các hoạt động giao lưu, trao đổi, tiếp xúc đối ngoại, xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, các địa phương có thể xác định được điểm mạnh, yếu của mình và định vị được hình ảnh mong muốn xây dựng trong tương lai.
Qua những chương trình, hoạt động cụ thể, ngoại giao văn hóa chuyển tải tới bạn bè quốc tế hình ảnh về một đất nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thân thiện, cởi mở, một dân tộc Việt Nam anh dũng, bất khuất, nhân văn, một lịch sử hào hùng, một nền văn hóa đậm đà bản sắc, một quốc gia có nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên, nhiều phong cảnh đẹp (Hùng Cường và Hoàng Lê, 2018).
Tiếp đến, phải kể đến khái niệm “văn hoá” được UNESCO ghi nhận tại Hội nghị quốc tế ngày 26/07/1992 ở Mexico những nhà văn hoá đại diện cho trên 100 nước tham dự đã đi đến một định nghĩa chung về văn hoá:
Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một
cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình, là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân (Trần Quốc Vượng, 2010).
Văn hoá là một khái niệm chung chỉ những giá trị vật chất, tinh thần được con người tạo ra trong thực tiễn lao động, tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đồng thời, văn hoá cũng là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Quá trình lao động và hoạt động sáng tạo của con người là không ngừng nghỉ chính vì vậy những giá trị được tạo ra cũng vô cùng phong phú và đa dạng, tạo nên một bức tranh văn hoá đa sắc màu.
Thực tế lao động, sinh hoạt của con người ở những khu vực khác nhau trên thế giới, có những điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai, nguồn nước… đã tạo ra những thuận lợi và cả những khó khăn riêng biệt nên con người đã sinh sống trên vùng đất đó thì sẽ phải tìm cách thích ứng với vùng đất đó và đó là việc con người thể hiện sự sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần sao cho phù hợp hơn với yếu tố thiên nhiên. Và theo ý kiến của bản thân tôi thì đây cũng chính là nguồn gốc để con người ở mỗi vùng đất lại có những dấu ấn văn hoá riêng biệt.
Khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hóa
Trong các hoạt động ngoại giao thông thường có ngoại giao kinh tế dẫn đường và sau đó là đến ngoại giao văn hoá. Các hoạt động ngoại giao văn hoá góp phần tạo nên sự tác động qua lại giữa các nền văn hoá giữa các quốc gia. Từ đó cũng hình thành khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hoá.
Khái niệm tiếp xúc và giao lưu văn hóa được dịch từ những thuật ngữ như cultural contacts, cultural exchanges, acculturation của các nước phương Tây. Nhưng ngay bản thân ở các nước phương Tây, các khái niệm này cũng được dùng bởi những từ khác nhau. Người Anh thích dùng chữ Cultural Change (có thể dịch là trao đổi văn hóa), người Tây Ban Nha dùng chữ Transculturation (có nghĩa là di chuyển văn hóa), người Pháp có thuật ngữ Interpénnétration
des civilisations (có nghĩa là sự hòa nhập giữa các nền văn minh), người Hoa Kỳ dùng thuật ngữ acculturation. Đương nhiên nội hàm của những thuật ngữ trên ở các nước có giới hạn chung, nhưng các thuật ngữ đều có những nét khác nhau nhất định về sắc thái.
Khái niệm acculturation được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam dịch không thống nhất. Có người dịch là văn hóa, có người dịch là đan xen văn hóa. Cách dịch được nhiều người chấp nhận là giao lưu văn hóa, tiếp (xúc) và biến (đổi) văn hóa. Theo Hà Văn Tấn, các nhà khoa học Mỹ: R. Ritdiphin (R.Redifield), R..Linton (R.Linton) và M.Heckôvich (M.Herkovits, 1936) đã định nghĩa khái niệm này như sau: “Dưới từ acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức (pattern) văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm” (Trần Quốc Vượng, 2010).
Giao lưu văn hoá là sự tiếp xúc, trao đổi, gặp gỡ giữa những nền văn hoá khác nhau của các dân tộc và có những biến đổi nhất định sau quá trình tiếp xúc văn hoá. Giao lưu văn hoá thường diễn ra sau những hoạt động kinh tế, ngoại hay là chiến tranh nhưng sự giao lưu và tiếp xúc văn hoá mới chính là gốc rễ bền chặt.
Trong lịch sử loài người những nền văn hoá được hình thành với bề dày và sự trường tồn không phải là những nền văn hoá khép kín mà là những nền văn hoá có sự giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Bởi “biết người, biết ta” mới chính là cách để thấy được cái hay, cái tốt của mình mà tự hào và cái chưa tốt, chưa hoàn thiện để chỉnh sửa. Về phương diện văn hoá, việc học hỏi lẫn nhau đôi khi không rõ ràng nếu nhưng những điều kiện giống nhau sẽ hình thành những giá trị văn hoá tương đồng.
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia ở vùng châu Á và đã từng được Phan Bội Châu gọi là “đồng chủng, đồng văn”. Những nét tương đồng giữa hai quốc gia như đều có lịch sử hình thành và phát triển đất nước khá dài, có nền nông nghiệp lâu đời và có bờ biển dài … nên đã có sự gặp gỡ nhau giữa hai nền văn hoá Nhật -
Việt từ rất sớm và cũng đã có những tác động qua lại giữa hai nền văn hoá gần đây góp phần giúp cho người Việt hiểu hơn về Nhật Bản và người Nhật hiểu hơn về Việt Nam.
Ngày nay, chúng ta có thể thấy nhiều hơn cả những giao lưu, tiếp xúc của cư dân hai nước từ rất sớm và thể hiện rõ nhất qua những giá trị văn hoá của Hội An còn lưu giữ. Trong thế kỷ XXI, thế giới loài người đang xích gần lại nhau hơn trong kỷ nguyên công nghệ, khi những thành quả sáng tạo, giá trị văn hoá đã được đến với quốc gia khác chỉ trong vài tích tắc qua mạng internet. Nhờ vậy, những hình ảnh, tư liệu về một quốc gia, một nền văn hoá, văn minh đã được chia sẻ một cách nhanh và dễ dàng.
Đồng thời, khi giao lưu văn hoá nếu như các nền văn hoá ấy có những điểm gần nhau, có những tương đồng văn hoá thì mức độ giao lưu, tiếp xúc, đôi khi tạo nên những tiếp biến văn hoá một cách nhanh chóng.
Cơ sở hình thành quan hệ Việt Nam – Nhật Bản về văn hóa, giáo dục Điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội Việt Nam
a. Điều kiện địa lý Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, là cầu nối giữa châu Á lục địa với châu Á hải đảo. Biên giới Việt Nam trên đất liền tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển tiếp giáp với vùng biển Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Thái Lan… Đồng thời, Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài với chiều dài là 3.260 km đường bờ biển và một không gian biển rộng lớn tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và con đường giao thông vận tải trên biển.
Diện tích biển của Việt Nam trên 1 triệu km2 mặt nước và lòng đại dương với nhiều tôm cá và trữ lượng dầu mỏ lớn. Những tài nguyên này được cha ông ta khai tác lâu đời. Từ rất sớm, nhiều quốc gia trong khu vực đã có quan hệ qua lại, buôn bán với Việt Nam. Đến thế kỷ XVI – XVII, phố cảng Hội An đã trở thành nơi buôn bán tấp nập với những nhà phố của người Nhật Bản. Sự tiếp xúc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai nền văn hoá Việt Nam – Nhật Bản đã có những dấu ấn được lưu giữ
lại tiêu biểu như là khu phố cổ Hội An và những sản phẩm, dấu tích còn được bảo tồn cho đến ngày nay.
Việt Nam là đất nước có nhiều tài nguyên khoáng sản, thiên nhiên ưu dãi với những phong cảnh đẹp. Chiều dài đất nước trải dài trên 15 vĩ độ, với đặc trưng khí hậu các vùng miền khác nhau khá rõ rệt tạo nên những nét riêng của mỗi vùng địa lý nhưng đồng thời cũng tạo nên một không gian đa dạng màu sắc văn hoá.
b. Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời và là một ngành kinh tế chính của nền kinh tế Việt Nam. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước việc phát triển kinh tế của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành kinh tế theo hướng thị trường và tạo đà cho nền kinh tế phát triển vượt bậc. Năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ mở cửa đất nước, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ngừng tăng lên và có nhiều tiến triển tốt đẹp. Mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới cũng đã có nhiều thay đổi tích cực.
c. Xã hội Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có dân số đông với 48,03 triệu người năm 1975, năm 1990 là 66,02 triệu người và năm 2016 là 92,7 triệu người. Lực lượng lao động trung bình chiếm khoảng trên 55% cơ cấu dân số, tuổi thọ trung bình khoảng 76,6 tuổi. Về cơ bản, với một lực lượng lao động dồi dào Việt Nam có điều kiện tốt về nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, đồng thời cũng là cơ hội để Việt Nam có thể hợp tác với các quốc gia trên thế giới về phát triển nguồn nhân lực.
Lao động Việt Nam đã được một số thị trường lao động trên thế giới đón nhận như Đài Loan, In-đô-nê-xia, Qua-ta, Ma-lay-xia… và đặc biệt là thị trường lao động Nhật Bản với một số lượng lớn lao động đi làm việc tại Nhật Bản. Năm 2017, là năm ghi nhận kỷ lục với số thực tập sinh được phái cử sang Nhật Bản là
Bảng 1.1. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2017
Quốc gia | Số lượng lao động xuất khẩu | |
1 | Đài Loan | 66.926 |
2 | Nhật Bản | 54.504 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 1
- Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 2
- Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 4
- Các Sự Kiện Chính Trong Quan Hệ Việt Nam – Nhật Bản
- Hợp tác văn hoá, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 1992 đến 2017 - 6
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Hàn Quốc | 5.178 | |
4 | Ả rập Xê út | 3.626 |
5 | Ma-lay-xia | 1.551 |
“Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội 2017”.
d. Truyền thống, văn hoá của Việt Nam
Việt Nam là một nước ở khu vực Đông Nam Á có nền văn hiến với hàng ngàn năm tồn tại và phát triển. Vị trí ở phía Đông của bán đảo Đông Dương nên bản sắc văn hoá Việt Nam là bản sắc bán đảo, tiếp nhận và tích hợp cả ảnh hưởng văn hoá lục địa và văn hoá hải đảo: có văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển. Tuy nhiên, đặc trưng của văn hoá Việt Nam là văn hoá nông nghiệp lúa nước. Văn minh nông nghiệp lúa nước cũng là đặc trưng của văn hoá Đông Nam Á trước khi những nước này hội nhập với những giá trị văn hoá trên thế giới.
Văn hoá Việt Nam ảnh hưởng rất lớn từ văn hoá Trung Hoa và văn hoá Ấn Độ, người Việt Nam dần dần ý thức được rằng văn hoá nước ta cần thiết phải tiếp nhận những mặt mạnh của một nền văn hoá lớn bên cạnh dù bằng cách truyền bá bằng con đường hoà bình hay bạo lực. Chính quá trình tiếp thu những giá trị của văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ này đã tạo nên một số nét tương đồng của văn hoá Việt Nam với văn hoá các nước như Triều Tiên, Nhật Bản thời trung đại.
“Cả Nhật Bản và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo. Vì vậy có nhiều điểm tương đồng trong phong tục tập quán, lễ giáo trong đời sống văn hoá, tinh thần, dễ thông cảm với nhau. Đồng thời, nho giáo có ảnh hưởng lớn đến nếp nghĩ và cách xử sự của cả người Nhật và người Việt” (Nguyễn Quang Thuấn và Trần Quang Minh, 2014).
Văn hoá Trung Hoa với 3 yếu tố - chữ Hán, triều đình quân chủ cha truyền con nối, chế độ giáo dục và thi cử theo Nho giáo để đào tạo quan lại – “thực tế đã cấp cho Việt Nam một bộ mặt riêng khác xa các nước Đông Nam Á khác” (Phan Ngọc, 1994) nhưng lại có nhiều điểm giống với Triều Tiên và Nhật Bản là hai quốc gia ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá Trung Hoa. Việt Nam sử dụng chữ Hán trong thời kỳ trung đại và cũng sử dụng nền giáo dục Nho học để đào tạo quan lại nên về cơ bản những nét văn hoá Hán đặc sắc được văn hoá Việt Nam tiếp thu chọn lọc và lưu