tạo, đào tạo lại và quá trình tích lũy kinh nghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật của các quốc gia tiếp nhận lao động. Họ chính là lực lượng chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật nhanh nhất và hiệu quả nhất của quốc gia gửi lao động.
- Thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại (tài chính, tín dụng, xuất khẩu hàng hóa,...), và nâng cao năng lực cạnh tranh sức lao động trên trường quốc tế. Họ còn là cầu nối giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, nâng cao vị trí chính trị và uy tín của quốc gia gửi lao động trên trường quốc tế.
* Đối với quốc gia tiếp nhận lao động:
- Giải quyết tình trạng khan hiếm, thiếu hụt lao động, giảm căng thẳng cung - cầu trên thị trường lao động, nhất là trong những công việc mà người lao động bản xứ không muốn làm như công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, công việc có thu nhập thấp, ...
- Tiết kiệm các chi phí đầu tư ban đầu (nuôi dưỡng, đào tạo công dân nước mình đến độ tuổi lao động) cho người lao động.
- Góp phần phát triển kinh tế và tích lũy xã hội thông qua các khoản đóng góp của lao động nước ngoài như: thuế thu nhập, phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại phí khác
Vậy bảo vệ người lao động là rất cần thiết để đảm bảo công bằng đối với những đóng góp to lớn của người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm hướng đến một xã hội công bằng và dân chủ thực sự.
1.2.3. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro
Đi làm việc ở nước ngoài có nghĩa là người lao động phải sống xa gia đình, xa quê hương, tổ quốc, xa những người hướng dẫn, hỗ trợ và bảo vệ mình, chính vì vậy họ rất dễ bị bóc lột, bị phân biệt đối xử và xâm phạm các quyền [29, tr13]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những nguy cơ phổ biến mà
người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đối mặt, đó là:
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 1
- Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 2
- Bảo Vệ Người Lao Động Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng
- Nội Dung Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài Theo Hợp Đồng
- Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 6
- Bảo vệ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực trạng và giải pháp - 7
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
- Trước khi đi làm việc ở nước ngoài họ có thể: Bị lừa đảo biến thành nạn nhân của những kẻ buôn người; bị các nhà tuyển dụng lao động trong nước hạch sách, đòi hỏi, thu phí cao,...
- Trong thời gian ở nước ngoài người lao động có thể không được trả lương theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; Phải sinh sống làm việc trong những hoàn cảnh thiếu an toàn và vệ sinh; Bị hành hạ và lạm dụng, kể cả lạm dụng tình dục, đặc biệt đối với lao động là nữ giới; Tử vong, tai nạn lao động; Gặp thiên tai, chiến tranh, bạo loạn,... ở quốc gia tiếp nhận, quốc gia trung chuyển; Bị thu giữ trái phép Hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân khác; bị các cơ sở tuyển dụng và các cơ quan nhà nước mình bỏ rơi; bị phân biệt đối xử nặng nề so với lao động bản địa, cả về tiền lương, tiền công, điều kiện lao động, bảo hiểm và trợ cấp xã hội, ... [22, tr14]
- Sau thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động có thể bị tai nạn, tử vong, bắt cót trên đường hồi hương hay bị chính quyền địa phương bỏ rơi, thất nghiệp, nợ nần.
Ngoài ra, hạn chế về ngôn ngữ và sự khác biệt về văn hóa cũng là rào cản khiến lao động di cư chịu thêm nhiều thiệt thòi. Nghịch lý này càng ngày càng diễn ra phổ biến đòi hỏi các quốc gia phải lên tiếng và hành động kịp thời để giảm thiểu bớt những rủi ro, nguy cơ mà người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải đối mặt.
1.3. Pháp luật về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1.3.1. Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Cùng với mục tiêu di cư lao động an toàn, hệ thống pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đang ngày càng thể hiện vai trò tối ưu trong việc
bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể:
Pháp luật là phương tiện thể hiện đường lối, chính sách của mỗi quốc gia trong vấn đề bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Không có pháp luật thì mục tiêu bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài chỉ tồn tại dưới dạng ý niệm, quan niệm, tư tưởng và việc thực thi nó trên thực tế sẽ không triệt để, hiệu quả, việc bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể được thực hiện tùy ý thích theo sự đánh giá, nhận thức chủ quan của mỗi chủ thể.
Trong công tác bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, pháp luật được đánh giá là công cụ quản lý nhà nước không thể thiếu, quan trọng và hữu hiệu nhất. Muốn bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhà nước phải dựa trên căn cứ pháp luật và theo trình tự, thủ tục luật định, ngược lại người lao động đi làm việc ở nước ngoài muốn đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình cũng phải tuân thủ quy định pháp luật.
Pháp luật thể chế hóa và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách rõ ràng nhất, pháp luật yêu cầu các chủ thể phải tôn trọng các quyền và lợi ích đó của người lao động.
Ngoài pháp luật ra thì còn có các công cụ quản lý xã hội khác như: đạo đức, tập quán, quy định của các tổ chức xã hội...Tuy nhiên do tính phổ biến, tính bắt buộc thực hiện không cao, và tính được bảo đảm thực hiện trên thực tế ở mức độ thấp của các công cụ này nên pháp luật vẫn luôn giữ vai trò tối ưu và không thể thay thế trong việc bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1.3.2. Nội dung và biện pháp bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Để có cơ sở vững chắc trong việc bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài các quốc gia nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý vững chắc thông qua việc
ban hành pháp luật quốc gia, công ước quốc tế, các hiệp định song phương.
Văn kiện đầu tiên về lĩnh vực này là Công ước di trú vì việc làm của ILO, được thông qua ngày 08/06/1939, sau này được sửa đổi bằng Công ước về lao động di trú (Công ước số 97 năm 1949). Công ước số 97 năm 1949 yêu cầu các quốc gia thành viên phải đối xử với những người lao động di trú một cách bình đẳng như những người lao động là công dân của nước mình. Đến năm 1975, ILO thông qua Công ước số 143 về người di trú trong môi trường bị lạm dụng và việc thúc đẩy dự bình đẳng về cơ hội trong đối xử với người lao động di trú. So với Công ước 97, Công ước 143 tiến thêm một bước nữa trong việc bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài là yêu cầu các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo vệ tất cả các quyền con người của người lao động di trú [19, tr24]. Ngoài hai điều ước kể trên, ILO cũng đã thông qua nhiều văn kiện khác có liên quan đến việc bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: Khuyến nghị về người lao động di trú (Khuyến nghị 151 năm 1975); Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức và bắt buộc (Công ước số 29, năm 1930), Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức (Công ước số 105, năm 1957),...
Bên cạnh ILO nhiều tổ chức quốc tế khác cũng đã thông qua những văn kiện pháp lý điều chỉnh vấn đề bảo vệ lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là Liên hợp quốc. Văn kiện quốc tế quan trọng nhất của Liên Hợp quốc phải kể đến là Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ (ngày 18/12/1990). Đây là điều ước quốc tế chứa đựng các quy định về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài đầy đủ nhất vệ mặt đối tượng, toàn diện và chi tiết về mặt nội dung và biện pháp bảo vệ. Bởi vậy việc phân tích các nội dung cần bảo vệ và biện pháp bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới đây cũng xuất phát từ các quy định của Công ước.
1.1.1.1 Nội dung bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình tập trung ở các nội dung sau:
- Nội dung bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
Tuy Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình không chia rành mạch các giai đoạn bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài song các quy định trong Công ước luôn phản ánh được quan điểm bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài với trách nhiệm trước tiên và chủ yếu của quốc gia gửi lao động. Theo đó người lao động được tự do rời khỏi quốc gia xuất xứ của họ ngoại trừ những hạn chế được quy định theo pháp luật quốc gia xuất xứ và Công ước, Quốc gia gửi lao động cần bảo đảm việc thông báo đầy đủ về mọi điều kiện liên quan đến việc cư trú và các công việc mà người lao động phải làm, cung cấp thông tin và sự hỗ trợ thích hợp cho người lao động liên quan đến những giấy phép, thủ tục và dàn xếp cần thiết cho việc rời khỏi, đi đến, lưu lại, các công việc có hưởng lương, xuất cảnh và hồi hương, cũng như về các điều kiện làm việc và cuộc sống ở quốc gia nơi có việc làm và về phong tục tập quán, tiền tệ, thuế và các quy định pháp luật liên quan. Các quốc gia liên quan phải phối hợp với nhau ngăn chặn và loại trừ việc di chuyển và tuyển dụng người lao động di trú trong tình trạng bất hợp pháp một cách bất hợp pháp hoặc bí mật.
Như vậy theo quan điểm của Liên Hợp quốc dù là lao động di trú bất hợp pháp hay hợp pháp, họ cũng cần được được bảo vệ, nhưng ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình di cư, các quốc gia có liên quan cần phải hướng quá trình di cư ra nước ngoài vì việc làm của công dân là hợp pháp, có như vậy mới hạn chế được ở mức thấp nhất những rủi ro, khó khăn mà người lao động
có nguy cơ phải hứng chịu khi đi làm việc ở nước ngoài. Công ước quy định theo hướng mở tùy thuộc vào thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia mà các nội dung bảo vệ và biện pháp bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt hiệu quả cao nhất.
- Nội dung bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài
Đây là một trong những nội dung quan trọng được Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình chú trọng bảo vệ với nội dung quy định chiếm đa phần hơn các nội dung bảo vệ khác. Công ước quốc tế bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài bằng cách quy định liệt kê các quyền mà họ được hưởng khi đi làm việc ở nước ngoài và trách nhiệm bảo vệ của các quốc gia thành viên có liên quan. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, Công ước bảo vệ trước tiên là tất cả các vấn đề liên quan đến quyền con người cơ bản mà mọi người lao động, bất kể là hợp pháp hay bất hợp pháp, đó là: Vấn đề bất khả xâm phạm đến thân thể, tính mạng, danh dự nhân phẩm khi làm việc ở nước ngoài, vấn đề sở hữu tài sản, bình đẳng với công dân quốc gia sở tại ... (từ Điều 8-32 MWC) sau đến là bảo vệ việc làm, thu nhập và các quyền đặc thù dành cho lao động di trú hợp pháp (từ Điều 36-56 MWC). Quy định như vậy là nhằm mục đích bảo đảm cho mọi người lao động đi làm việc ở nước ngoài, kể cả lao động không có giấy tờ, trong mọi trường hợp đều không bị đối xử như những kẻ phạm tội, và phải được tôn trọng như những con người.
Công ước nhấn mạnh việc bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài không chỉ thuộc về quốc gia gửi lao động mà còn cần đến những tác động tích cực từ phía quốc gia tiếp nhận lao động và cộng đồng quốc tế. Việc bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài cho chúng ta thấy quy định của Công ước mang tính thực tế rất cao, không chỉ ở chỗ thừa nhận và tính đến sự đa dạng về nguồn gốc và vị thế của người lao
động đi làm việc ở nước ngoài mà còn chú trọng đến các yếu tố mang tính chất đặng thù mà người lao động đi làm việc ở nước ngoài thường gặp khó khăn bao gồm: các khó khăn liên quan đến giấy tờ tùy thân, về tiếp cận với hệ thống tư pháp, về các dịch vụ xã hội cần thiết,... Chỉ khi các quyền và lợi ích đó được bảo vệ thì người lao động mới có thể hoàn thành tốt các công việc và bảo đảm được nguồn thu nhập của mình.
- Nội dung bảo vệ người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài
Bảo vệ người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài cũng là một trong những nội dung quan trọng mà Công ước quốc tế không hề bỏ qua. Bảo vệ người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài được Công ước chú trọng ở hai nội dung, một là đảm bảo việc hồi hương của người lao động một cách trật tự, an toàn dù họ là lao động hợp pháp hay bất hợp pháp, trách nhiệm bảo vệ này chủ yếu thuộc về quốc gia tiếp nhận lao động, quốc gia quá cảnh; hai là đảm bảo việc tái hòa nhập với cuộc sống hiện tại và nhanh chóng có việc làm mới cho người lao động, nhiệm vụ này này luôn thuộc về quốc gia xuất xứ [Điều 67 MWC].
1.1.1.2 Các biện pháp bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Từ các nội dung cần bảo vệ, Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình cũng quy định các biện pháp bảo vệ tương ứng với từng giai đoạn mà người lao động đi làm việc ở nước ngoài tham gia, cụ thể:
- Các biện pháp bảo vệ người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
+ Cung cấp thông tin liên quan đến các vấn đề di trú và nhập cư cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời.
+ Giới hạn và giám sát hoạt động các thành phần chủ thể tham gia các
hoạt động tuyển dụng, giới thiệu, bố trí người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Triển khai các chương trình hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Các quốc gia có liên quan tích cực tham gia ký kết các điều ước quốc tế và hiệp định song phương về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Các biện pháp bảo vệ người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài
+ Áp dụng chế độ đối xử quốc gia và xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Giám sát việc việc sử dụng người lao động di trú của chủ sử dụng lao động.
+ Ngăn chặn và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ.
+ Giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Các biện pháp bảo vệ người lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài
+ Tạo mọi điều kiện để bất cứ một lao động di trú nào trong hoàn cảnh nào cũng được quyền hồi hương có trật tự và an toàn
+ Thúc đẩy các chương trình tái hòa nhập xã hội, tìm kiếm việc sau khi người lao động về nước
1.4. Lược sử pháp luật Việt Nam về bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1.4.1. Giai đoạn năm 1980 – 1994
Việt Nam bắt đầu đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ năm 1980. Trong giai đoạn này hoạt động hợp tác lao động thực hiện theo cơ chế tập trung bao cấp và chủ yếu với một số nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Trung Đông và Châu Phi. Cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc bảo vệ người lao động Việt