Quy Định Của Pháp Luật Bảo Vệ Người Lao Động Trong Quan Hệ Lao Động.

khác nhau, nhưng sau đây là một số tình trạng theo cá nhân tôi có thể là phổ biến hiện nay, đó là:

- Tình trạng nợ lương. Hiện tượng này không phải là hiếm mà có phần phổ biến. Lương là khoản tiền người lao động được hưởng khi đã bỏ sức lao động của mình làm công việc nhất định cho người sủ dụng lao động, nó thể hiện giái trị của sức lao động. Tiền lương phải đảm bảo được khả năng tái tạo sức lao động và bảo đảm nhu cầu cuộc sống của người lao động. Cùng với các khoản thu nhập khác, lương chính là nguồn tài chính nuôi sống người lao động và gia đình họ.

Với tầm quan trọng như vậy, lương phải đảm bảo được trả cho người lao động kịp thời, đúng kỳ hạn và đúng về số lượng. Tình trạng nợ lương của người lao động hiện nay vẫn còn phổ biến. Nếu như trong thời kỳ bao cấp, một số xí nghiệp do làm ăn thua lỗ, không hiệu quả đã trả lương cho người lao động bằng chính sản phẩm mà xí nghiệp đó làm ra, điều này đã vi phạm các quy định của pháp luật lao động về trả lương cho người lao động. Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, khi các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, giải quyết việc làm cho số đông người lao động, cũng đồng nghĩa với việc vi phạm về nghĩa vụ trả lương ngày một nhiều. Người lao động hết tháng vẫn bị nợ lương, thậm trí lương của họ không được thanh toán liên tiếp trong ba tháng. Đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có nhiều biện pháp, nhiều lý do để nợ lương người lao động. Khi pháp luật có quy định về việc nghiêm cấm tình trạng cúp lương của người lao động cũng như xử phạt kỷ luật lao động bằng cách trừ vào tiền lương nhưng rất nhiều người lao động bị cúp lương do bị phạt vi phạm một lỗi nào đó. Tình trạng này xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sau đó là các doanh nghiệp tư nhân.

- Người lao động bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm. Kinh tế thị trường đã đem lại những thành quả to lớn đốiv ới nền kinh tế, nhưng mặt trái của nó cũng không phải là ít. Lĩnh vực lao động cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, khi

mà có một lực lượng không nhỏ phải bán sức lao động bằng cách đi làm thuê.

Những ông chủ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có toàn quyền trong việc định đoạt, sắp xếp công việc cho những người làm thuê này, từ đây dẫn đến tình trạng coi thường người lao động của một số người sử dụng lao động. Họ có thể xúc phạm danh dự của người lao động bằng nhiều hình thức, đặc biệt tại các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khi có sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác xa về dân tộc, các ông chủ người nước ngoài đã có những hành vi hành hạ người lao động Việt nam. Chúng ta không thể quên hình ảnh một chuyên gia Hàn Quốc cầm cả chiếc giày đánh vào mặt những công nhân Việt nam vì họ làm chưa đúng yêu cầu. Ngoài ra do nhu cầu việc làm, thu nhập người lao động luôn chấp nhận tình trạng buộc phải làm thêm giờ, hoặc trong các điều kiện lao động tồi tệ khác như không đảm bảo về vệ sinh an toàn lao động, áp lực công việc cao, làm việc thiếu các điều kiện tối thiểu, chẳng hạn như bắt làm việc dưới trời mưa, cấm đi vệ sinh trong khi làm việc. . . những vi phạm này phổ biến ở các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, đó cũng là nguyên nhân làm cho các xung đột lao động dẫn đến các cuộc đình công của người lao động trong khu vực này ngày một nhiều.

- Trong các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chủ doanh nghiệp có quyền sa thải người lao động bất kỳ lúc nào. Họ quan niệm, người lao động chỉ là người làm thuê, khi thị trường lao động luôn đầy ắp người lao động cần việc làm, khi cần họ có thể tới các trung tâm giới thiệu việc làm, thậm trí chỉ cần dán cthông báo tuyển dụng tại trụ sở họ sẽ có quyền lựa chọn. Chính nhu cầu việc làm bức xúc như vậy, không ít trường hợp người lao động đã bị lừa khi tìm kiếm việc làm từ các trung tâm môi giới việc làm. Đó là tình trạng muốn có việc làm, người lao động phải mất một khoản tiền nhất định cho việc giới thiệu từ các trung tâm này. Sau đó, khi đã có cuộc tiếp xúc giữa người lao động và người sử dụng lao động, người lao động lại mất một khoản tiền nữa gọi là chi phí trả cho trung tâm khi có việc làm, mức phí này tuỳ thuộc vào thu nhập của người lao động sẽ được trả khi làm việc.

Một hiện tượng phổ biến nữa đang được áp dụng đối với người lao động đó là hình thức đặt cọc khi làm việc. Hình thức này được một số doanh nghiệp

áp dụng với mục đích bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động, hạn chế sự vi phạm về nghĩa vụ lao động của người lao động, ngăn chặn khả năng người lao động bỏ việc làm khi chưa hoàn tất công việc, hoặc việc chấm dứt lao động sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi phải tuyển dụng lao động mới. Trong nền kinh tế thị trường, người lao động có quyền tự do lựa chọn việc làm, có quyền ký kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau, cho nên nhiều trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động một cách bất ngờ vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho người sử dụng lao động trong việc tuyển dụng, đào tạo lao động mới thay thế vị trí của họ, gây thiệt hại về kinh tế như phí đào tạo lao động mới. .

.. Nhiều trường hợp người lao động chấp nhận làm việc trong một doanh nghiệp nào đó chỉ để lấy kinh nghiệm hạơc để học việc, học nghề. Khi tìm được công việc tốt hơn, họ sẵn sàng bỏ vị trí làm việc cũ, đây chính là động lực khiến cho sản xuất phát triển, và tạo sự cạnh tranh giữa những người sử dụng lao động với nhau trong việc tuyển dụng được những người lao động có kinh nghiệm, làm được việc và có trình độ chuyên môn, cũng như áp dụng các chế độ đãi ngộ đối với người lao động. Nhưng việc làm này cũng phản ánh thái độ thiếu kỷ luật, không am hiểu pháp luật của người lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Mặt tiêu cực của hình thức đặt cọc mà hiện nay đang được một số trung tâm môi giới việc làm và một số doanh nghiệp câu kết với nhau, làm ăn bất chính đó là: Trung tâm giới thiệu người lao động đến doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng, sau khi đã hoàn thành công việc tuyển dụng, người lao động muốn làm việc tại công ty phải đóng một khoản tiền gọi là đặt cọc, trong hợp đồng đặt cọc có đưa ra các điều kiện để người lao động được nhận khoản đặt cọc này cũng như không nhận được khi vi phạm một điều kiện nào đó và sẽ bị sa thải. Không ít trường hợp người lao động đã nộp tiền đặt cọc cho doanh nghiệp nhưng họ không được sắp xếp việc làm, vẫn phải chờ việc mà không có bất kỳ lời giải thích nào từ phía người sử dụng lao động. Có trường hợp người lao động được phân công công việc quá sức, hoặc không đúng chuyên môn, kéo thời gian thủ việc. . . trong thời gian làm việc đó, với những

lỗi vi phạm rất nhỏ họ có thể bị sa thải, mà không lấy lại được tiền đặt cọc, hoặc hết thời gian thử việc họ không được nhận vào làm việc do không đáp ứng được yêu cầu công việc, hoặc một số doanh nghiệp lại lấy chính tiền cọc của người lao động để trả lương cho người lao động, khi tiền đặt cọc hết cũng chính là lúc hợp đồng lao động kết thúc vì lý do vi phạm từ người lao động. . .

Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - 5

Tình trạng bóc lột sức lao động của người lao động cũng đang rất phổ biến, dưới nhiều hình thức như bắt lao động làm thêm giờ không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Tăng áp lực công việc bằng cách đặt ra các chỉ tiêu khắt khe, quá sức của người lao động. Hoặc sử dụng lao động dưới hình thức học nghề, học việc, dạy nghề. . . hết thời gian này, người lao động không được nhận vào làm việc như đã được hứa trước đó. .

Những bức xúc của người lao động rất nhiều, họ không mong muốn nhiều, chỉ có mong muốn tìm được công việc ổn định với thu nhập hợp lý để đảm bảo cuộc sống gia đình, đó là mong muốn chính đáng. Nhưng dưới sức ép về việc làm hiện nay, quyền lợi của họ đang bị vi phạm từ các hướng khác nhau với nhiều lý do và nguyên nhân, mong muốn được bảo vệ của họ là hoàn toàn chính đáng.‌‌

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG.


2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG.

2.1.1 Việc làm và bảo đảm việc làm


2.1.1.1 Khái niệm việc làm


Định nghĩa về việc làm theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): người có việc làm là những người làm một việc gì đó được trả công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích.

Xét về phương diện kinh tế- xã hội, có thể hiểu việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho người lao động, và việc làm là hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội thừa nhận.

33

Xét ở phương diện pháp lý, tại Điều 13 Bộ luật lao động đã quy định về việc làm đó chính là hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm

Việc làm luôn là một vấn đề được mỗi cá nhân, và xã hội quan tâm, vì việc làm gắn liền với lao động, là nơi tạo ra nguồn thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Do đó việc làm luôn được người lao động, Nhà nước quan tâm, bởi gắn liền với vấn đề này là tình trạng thất nghiệp là tình trạng trong đó một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm. Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động hiện không có việc làm và đang đi tìm việc làm. Hiện nay vấn đề thất nghiệp đang trở nên bức xúc ở nước ta, đặc biệt tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên (15-35) có xu hướng tăng cao, nhất là đối với các học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường do có sự định hướng nghề nghiệp chưa đúng đắn, và một phần do vấn đề đạo tạo ở nước ta chưa gắn liền với thực tế.

Do đó, giải quyết việc làm không chỉ có ý nghĩa với người lao động, mà còn có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế của đất nước, phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế qua tỷ lệ lao động bị thất nghiệp, và tình hình trật tự an toàn xã hội. Đảm bảo việc làm được đặt ra khi cầu về việc làm lớn hơn cung về việc làm, khi mà tình trạng thất nghiệp có xu hướng gia tăng.

Bảo đảm việc làm cho người lao động không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của người lao độngmà còn bảo vệ người sử dụng lao động trong việc duy trì công việc ổn định, thường xuyên, ổn định sản xuất, kinh doanh từ đó ổn định kinh tế đất nước. Vấn đề bảo đảm việc làm cho người lao động không chỉ có pháp luật Việt nam quy định, mà nó được rất nhiều quốc gia quan tâm với những đạo luật riêng về vấn đề này như: Nhật Bản có luật về ổn định việc làm năm 1847. Hoa Kỳ có luật về việc làm và đào tạo nghề (1973); Trung Quốc có sắc lệnh trợ cấp việc làm (1996). Ngay trong Luật lao động Trung Quốc (1994) đã quy định một chương riêng (Chương II) về vấn đề xúc tiến việc làm và bảo

đảm việc làm.

Bảo đảm việc làm đã được Bộ luật lao động Việt nam quan tâm và quy định tại Chương II Bộluật lao động 1994 đã được sửa đổi bổ sung năm 2002. Ngoài các quy định trong bộ luật lao động, khi chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, nguy cơ thất nghiệp do chuyển đổi ngày càng cao, nhất là việc tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước đã dẫn đến một lực lượnglớn lao động dôi dư, mất việc làm. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để giải quyết tình trạng trên, đặc biệt là Nghị định 41/CP ngày 11/4/2002 về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong các doanh nghiệp Nhà nước, và đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 155/CP ngày 10/8/2004. Đồng thời để thực hiện các quy định của bộ luật lao động trong lĩnh vực việc làm, Chính phủ đã có Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về việc làm, sau khi BLLĐ được sửa đổi, Chính phủ cũng đã có Nghị định số 39/2003/NĐ- CP ngày 18/4/2003 cũng về nội dung này và thay thế cho Nghị định 72/CP nói trên.

Ngoài các quy định của pháp luật lao động về việc làm, bảo đảm việc làm, thì vấn đề việc làm nói chung và giải quyết việc làm cũng được đề cập khá nhiều trong các đạo luật khác như Luật doanh nghiệp; Luật doanh nghiệp nhà nước; luật khuyến khích đầu tư trong nước; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. . .

2.1.1.2 Nội dung pháp luật lao động bảo vệ người lao động về việc làm


Bảo vệ người lao động trong lính vực việc làm, Bộ luật lao động đã có các quy định nhằm bảo vệ người lao động trên các phương diện sau đây:

- Bình đẳng về việc làm: Bộ luật lao động quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo” (Khoản 1, Điều 55 BLLĐ). Đây là sự khẳng định về quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm của người lao động. Cụ thể

hoá một nguyên tắc hiến định được quy định tại Điều 5 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 “Lao động là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc về tự do việc làm của pháp luật lao động quốc tế.

- Quyền lựa chọn việc làm: Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc làm tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ (Khoản 1, Điều 16 BLLĐ). Ghi nhận điều này cũng đồng nghĩa với việc “ Cấm ngược đãi người lao động, cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào (Khoản 2, Điều 5, BLLĐ). Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động về việc làm trong mối quan hệ với người sử dụng lao động có vị thế cao hơn.

- Khuyến khích mọi hoạt động tạo ra việc làm và hỗ trợ tạo việc làm. Khoản 3, Điều 16 BLLĐ quy định “Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiên thuận lợi hoặc giúp đỡ”. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, có một số đối tượng yếu thế trong vấn đề tìm việc làm, cũng như làm việc cần được Nhà nước bảo vệ trong quá trình lao động và tìm việc làm đó là lao động chưa thành niên, lao động tàn tật, lao động nữ. . . Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng trên nhằm đảm bảo công bằng việc làm đối với họ và tạo khả năng làm việc để họ tự bảo đảm được cuộc sống của mình.

* Xây dựng chiến lược việc làm qua các thời kỳ. Để đảm bảo các quyền cơ bản của công dân trong đó có quyền lao động, Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện các quyền của mình. Thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân trong lĩnh vực việc làm , Nhà nước phải có kế hoạch tạo việc làm mới trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội qua các giai đoạn 10 năm; 5 năm và hàng năm. Chính phủ sẽ lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong cả nước. Uỷ ban nhân

dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngvà quỹ giải quyết việc làm địa

phương phối hợp để xây dựng chiến lược về việc làm trong địa phương mình, thực hiện các chương trình giải quyết việc làm cùng với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. . .

Để xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm , Chính phủ giao nhiệm vụ đó cho Bộ lao động, thương binh và Xã hội đảm nhiệm với tư cách là cơ quan chuyên môn. Bộ lao động thương binh và Xã hội đã có những chương trình giải quyết việc làm cụ thể được triển khai thực hiện qua các giai đoạn và thu được những kết quả nhất định: Ví dụ trong thời gian từ năm 1998-2000, trên phạm vi cả nước đã tạo được 2,6 triệu chỗ làm, trong đó 75% việc làm được tạo ra do các chương trình phát triển kinh tế xã hội như xoá đói giảm nghèo; chương trình xây dựng khu kinh tế mới. .

.Trong 5 năm 1996-2000 đã tạo việc làm mới và việc làm thêm cho 6,1 triệu lao động, tạo việc làm ổn định cho 23,5 triệu lao động và thu hút thêm 2,2 triệu lao động ở khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, khu vực dịch vụ thu hút 2,3- 2,4 triệu lao động. (Chiến lược việc làm thời kỳ 2001-2010 do Bộ lao động- Thương binh và Xã hội công bố tháng 8/2000)

Trong năm 2004, thực hiện các chiến lược quốc gia về việc làm, chúng ta đã tạo việc làm trong cả nước cho 1,490 triệu người,đạt 103,8% kế hoạch năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5,6%, nâng tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động nông thôn lên 79% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ lao động-Thương binh và Xã hội).

* Các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động: các doanh nghiệp là nơi tập trung nhièu nhất người lao động tới làm việc, sự thay đổi trong tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến người lao động nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Do vậy, Điều 17 BLLĐ quy định “trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ dể tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không giải quyết

được việc làm mới phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022