Nội Dung Pháp Luật Lao Động Bảo Vệ Người Lao Động Về Tiền Lương.

lượng và giá trị sức lao động của người ấy, là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Tiền lương luôn gắn liền với người lao động, là nguồn sống chủ yếu của bản thân người lao động. Tiền lương có tác động kích thích người lao động nâng cao năng lực làm việc, phát huy mọi năng lực vốn có để tạo năng suất lao động cao nhất. Tiền lương có tác động tích cực đến việc quản lý kinh tế, tài chính, quản lý lao động và kích thích sản xuất. Chính tác dụng to lớn của tiền lương như vậy đòi hỏi tiền lương phải bảo đảm cho người lao động không những đảm bảo tái sản xuất sức lao động một cách tốt nhất, mà còn duy trì được cuộc sống bình thường cho họ trong quá trình lao động.

* Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương


- Nguyên tắc phân phối theo lao động. Nguyên tắc nàykhông chỉ được áp dụng ở Việt nam, mà nó là nguyên tắc được tất cả các quốc gia áp dụng để điều chỉnh vấn đề tiền lương của người lao động hiện nay. Ngay ở khoản 1, Điều 46 Luật lao động Trung Quốc quy định: “Phân phối lương phải tuân theo nguyên tắc phân phối theo lao động”. Ở Việt nam, ĐIều 55,BLLĐ quy định: “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc”. Phân phối theo lao động ở đây là căn cứ vào lượng lao động tiêu hao để sáng tạo nên giá trị hàng hoá mới từ đó làm căn cứ để trả lương cho người lao động trên cơ sở sức lao động bị tiêu hao. Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi phải coi tiền lương là giá cả của sức lao động.

- Điều chỉnh tiền lương phải trên cơ sở phát triển của nền kinh tế và tuỳ thuộc vào điều kiện lao động cụ thể. Tiền lương được phản ánh qua giá cả sinh hoạt, khi nền kinh tế phát triển, tức lao động xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu con người tăng lên thì tiền lương không thể thấp đi, vì sức lao động lúc này cũng phải nâng cao giá trị của nó. Do vậy, điều chỉnh tiền lương phải căn cứ vào quá trình phát triển của kinh tế để khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao năng suất lao động.

- Việc trả lương phải trên cơ sở năng suất lao động. Khi trả lương phải dựa trên cơ sở hiệu quả làm việc, không để xảy ra trường hợp việc trả lương không đúng với năng lực lao động, điều đó sẽ không khuyến khích sản xuất phát triển.

Hiện nay, chế độ tiền lương mới được sửa đổi bổ sung được áp dụng đối với lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau kể từ ngày 1/10/2004 và thực tế có hiệu lực từ ngày 1/1/2005 cho tất cả các lĩnh vực và ngành nghề. Như vậy, nếu đi sâu vào phân tích chế độ tiền lương ở nước ta rất phúc tạp và nhiều vấn đề có thể viết thành những đề tài hay và khó, cho nên trong phạm vi cuốn luận văn, tác giả chỉ xin viết về những quy định về tiền lương trong luật lao động nhằm bảo vệ người lao động trong nền kinh tế thị trường.

2.1.3.2 Nội dung pháp luật lao động bảo vệ người lao động về tiền lương.


* Tiền lương tối thiểu: Quan niệm về tiền lương tối thiểu đã được ghi rõ tại điều 56 BLLĐ như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

“Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp được sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.

Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn Lao động Việt nam và đại diện của người sử dụng lao động.

Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - 7

Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế.”

Mục tiêu đặt ra của tiền lương tối thiểu là đảm bảo tái sản xuất sức lao động đơn giản, và một phần để tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng cho

những người lao động làm công ăn lương, phù hợp với khả năng chi trả của

chủ sử dụng lao động; Bảo vệ người lao động có trình độ tay nghề thấp hoặc những người lao động trong các ngành nghề có cung- cầu lao động bất lợi. Ngăn cản sự đói nghèo dưới mức cho phép; Là căn cứ để hoàn thiện hệ thống trả công lao động, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngành nghề, khu vực. Mức tiền lương tối thiểu được coi là nền tảng của chế độ tiền lương, dùng làm căn cứ tính mức lương khác của hệ thống thang, bảng lương và phụ cấp lương.

Quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu trong thời gian qua được diễn ra như sau:

Đối với khu vực nhà nước, căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng tối thiểu; mức lương tối thiểu hiện hành cộng thêm các khoản tiền công và thu nhập trên thị trường trong cả nước; kết quả điều tra tiền công và thu nhập trên thị trường một số vùng . . .Quốc hội đã quyết định mức tiền lương tối thiểu chung áp dụng từ tháng 12/1993 là 120.000 đồng/tháng. Sau đó giá cả sinh hoạt tăng lên, năm 1994 là 14,4%, năm 1996 là 4,5%, năm 1998 là 9,2% nên Chính phủ đã điều chỉnh lại mức tiền lương tối thiểu chung nhằm bảo đảm tiền lương tối thiểu, từ tháng 01/1997 là 144.000 đồng/tháng; từ tháng 01/2000 là 180.000 đồng/tháng; và từ tháng 01/2001 là 210.000 đồng/tháng. Ngày 15/1/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 03/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước quản lý cơ chế tiền lương, theo Nghị định, kể từ ngày 01/01/2003 mức lương tối thiểu nâng lên 290.000 đồng/tháng.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước từ ngày 01/01/1997, ngoài việc áp dụng mức lương tối thiểu chung, Nhà nước còn cho phép điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu theo hệ số ngành và vùng để tính vào đơn giá tiền lương. Từ tháng 01/2001 các doanh nghiệp nhà nước tuỳ vào lợi nhuận và năng suất lao động được quyền lựa chọn mức lương tối thiểu trong khoảng từ 210.000 đến 525.000 đồng/tháng. Hiện nay áp dụng với hệ thống thang bảng lương mới mức tiền lương tối thiểu này đã tăng lên, thấp nhất là 290.000 đồng/tháng.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp: theo quy định của Bộ luật lao động, người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước công bố. Năm 2003, mức lương tối thiểu không được trả thấp hơn 290.000 đồng/ tháng.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt nam: mức lương tối thiểu tính theo vùng, ngành có gốc ngoại tệ là 30-35-40-45 USD/ tháng. Từ ngày 01/07/1999 được quy định bằng đồng Việt nam với các mức không thấp hơn 417.000-487.000-555.000-

626.000 đồng/tháng.


Như vậy, đến tháng 01/2003 trong khu vực sản xuất kinh doanh có nhiều mức lương tối thiểu, thấp nhất là 290.000 đồng/tháng và không giới hạn mức cao nhất, trừ doanh nghiệp nhà nước. Quy định về tiền lương tối thiểu như vậy, người sử dụng lao động không thể trả lương cho người lao động dưới mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định.

* Quy định về các hình thức trả lương. Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận với nhau về mức lương được hưởng, các hình thức trả lương, tuy nhiên người sử dụng lao động có quyền lựa chọn các hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm, theo khoán. . . nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định. (Điều 58,BLLĐ). Với việc lựa chọn hình thức trả lương, người sử dụng lao động sẽ chủ động trong việc sử dụng vốn, lợi nhuận cũng như quay vòng vốn của mình.

Người sử dụng lao động có thể trả lương bằng tiền mặt, hoặc bằng các hình thức như chuyển khoản thông qua ngân hàng (Các đơn vị thanh toán trung gian), bằng séc hoặc ngân phiếu do Nhà nước Việt nam phát hành (Khoản 2, Điều 59, BLLĐ). Dù lựa chọn hình thức trả lương nào, thanh toán trực tiếp hay qua các đơn vị thanh toán trung gian, người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương kịp thời cho người lao động.

* Đảm bảo trả lương kịp thời, đầy đủ, chống cúp lương. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc, đó là quyền của người lao động, ngược lại đó là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Người lao động bao giờ cũng mong muốn nhận được lương đúng kỳ hạn để trang trải các chi phí trong sinh hoạt cá nhân, gia đình. Người sử dụng lao động trong nhiều trường hợp có thể quá trình sản xuất, kinh doanh, hoặc quá trình làm ăn chưa mang lại kết quả, khả năng trả lương chưa có, nhưng không vì thế mà được phép cúp lương, nợ lương người lao động, chỉ: “Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không được trả chậm quá một tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương” (Khoản 1, Điều 59, BLLĐ).

Lương phải được trả đầy đủ vì nó là thu nhập chính, trong nhiều trường hợp người lao động có thể bị khấu trừ vào lương như thực hiện chế độ cấp dưỡng theo quyết định của toà án, hoặc thực hiện trách nhiệm vật chất đối với người sử dụng lao động khi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên pháp luật quy định “Người lao động có quyền được biết lý do mọi khoản khấu trừ vào lương của mình. Trước khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động phải thảo luận với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; trường hợp khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng” (Khoản 1, Điều 60, BLLĐ).

Tiền lương không những được đảm bảo mà phải được ưu tiên thanh toán trước của doanh nghiệp, đây không chỉ có quy định của luật lao động mà ngay Luật phá sản cũng đã quy đinh về thứ tự ưu tiên thanh toán của tiền lương khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản (Điều 37, Luật phá sản). Chính vì vậy, người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động.

Lĩnh vực tiền lương ở nước ta đang có nhiều vấn đề cần được hoàn thiện

và giải quyết, việc thi hành các quy định của pháp luật về tiền lương trong thực tế cũng có nhiều điều phải bàn, cho nên trong phạm vi cuốn luận văn này

chỉ dưng lại ở mức độ các quy định hiện hành của pháp luật bảo vệ người lao động trong lĩnh vực tiền lương.

2.1.4. An toàn lao động- Vệ sinh lao động .


2.1.4.1 Khái niệm về an toàn lao động-Vệ sinh lao động


2.1.4.2 Nội dung pháp luật bảo vệ người lao động về an toàn lao động-vệ sinh lao động:

An toàn lao động- Vệ sinh lao động ở nước ta đang là vấn đề đáng báo động. Có thể nói các cơ sở kinh tế đáp ứng được các yêu cầu về an toàn lao động- vệ sinh lao động không nhiều. Trong những năm gần đây chạy theo kinh tế thị trường, làm ăn chóng vánh nhiều khi dẫn đến việc không chú ý đến vấn đề này. Lao động Việt nam chủ yếu là lao động phổ thông, lao động kỹ thuật cao còn ít, do đó việc họ được tập huấn về an toàn lao động- Vệ sinh lao động không nhiều. Đặc biệt vấn đề an toàn lao động- vệ sinh lao động đáng báo động trong một số lĩnh vực như Xây dựng; Môi trường, và một số ngành công nghiệp nặng.

Riêng về vấn đề an toàn lao động trong thời gian gần đây, khi tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, cơ sở hạ tầng phát triển, các công trình xây dựng ngày càng nhiều thì cũng đặt ra vấn đề phải đạo tạo các kiến thức về an toàn lao động- vệ sinh lao động cho người lao động để tránh thiệt hại do tai nạn lao động gây ra ngày một nhiều. Theo số liệu thống kê của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội. Số lượng vụ tai nạn lao động ngày một gia tăng, nếu như năm 1999 cả nước có 335 vụ tai nạn lao động chết người thì năm 2003 số vụ tai nạn là 469 vụ và năm 2004 đã lên tới 561 vụ tai nạn lao động làm 575 người chết và 6186 người bị thương đã nói lên rằng vấn đề về an toàn lao động đang được báo động ở nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xay dựng, mới đây thôi một số vụ vi phạm nguyên tắc về an toàn lao động dẫn đến sập giàn dáo làm

hơn 10 người lao động chết.

Đảm bảo an toàn lao động- Vệ sinh lao động đã được quy định “người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Và người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, nội quy lao động của doanh nghiệp” (Điều 95, BLLĐ). Nhưng quy định này hiện nay đang bị một số chủ cơ sở lơ là, không chú ý, đặc biệt trong các cơ sở sản xuất- kinh doanh có quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động phổ thông, và các lao động tự do.

- Người lao động làm việc ở những nơi có các yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân (Điều 101). Đó là những trang bị mà người lao động sử dụng để phòng ngừa, hạn chế sự tác động của các yếu tố nguy hiểm độc hại có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. . .

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách và định kỳ kiểm tra, đánh giá lại về chất lượng các loại đặc chủng có yêu cầu an toàn. Chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do không thực hiện đúng các yêu cầu nói trên.

Mặc dù pháp luật quy định rất rõ ràng như vậy, nhưng các vụ tai nạn lao động xảy ra trên thực tế hoàn toàn là do người lao động chưa tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động đã được Nhà nước ban hành. Việc không tuân thủ này có thể xuất phát từ phía người sử dụng lao động do không trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn lao động, nhưng có nhiều trường hợp là do người lao động còn chủ quan, không chấp hành đúng các quy định trong nội quy lao động.

* Bảo vệ sức khoẻ cho người lao động


Người sử dụng lao động khi sắp xếp lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại công việc, phải bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ của người lao động. Do vậy phải tổ chức khám sức khoẻ cho người

lao động trước khi tuyển dụng tại các cơ sở y tế. Khi đã tiến hành sử dụng lao động thì các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải bảo đảm người lao động được khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy đinh (Điều 102).

Người lao động phải được điều trị, điều dưỡng chu đáo khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho việc kiểm tra sức khỏê, khám chữa bệnh nói trên. Thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm công việc có yếu tố nguy hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Hiện vật dùng để bồi dưỡng phải là thực phẩm góp phần phục hồi sức khoẻ, tăng mức đề kháng, giảm bớt tác động của chất độc dễ xâm nhập vào cơ thể hoặc giúp quá trình thải nhanh chất độc ra ngoài. Nhưng cho đến nay các quy định này chỉ có thể được thực hiện tại các doanh nghiệp nhà nước, và việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện như thế nào chúng ta chưa có cơ chế giám sát cụ thể.

2.1.5 Bảo hiểm xã hội


2.1.5.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội


Bảo hiểm xã hội dưới góc độ kinh tế: là một phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự đảm bảo thu nhập, nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động.

Dưới góc độ pháp lý, chế độ bảo hiểm xã hội là tổng hợp những quy định của Nhà nước, quy định các hình thức bảo đảm điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động và thành viên gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động.

Ngoài bảo hiểm xã hội, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra định nghĩa về an toàn xã hội (hay còn gọi là an sinh xã hội) là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó với khó khăn về kinh tế xã hội do bị ngừng hoặc giảm nhiều về thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Bảo hiểm xã hội chỉ là một phần trong an sinh xã hội được áp dụng đối với người lao động.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí