Nội Dung Pháp Luật Bảo Vệ Người Lao Động Về Hiểm Xã Hội

Chế độ bảo hiểm xã hội được pháp luật lao động Việt nam quy định nhằm mục đích mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác.

2.1.5.2 Nội dung pháp luật bảo vệ người lao động về hiểm xã hội


Bảo hiểm xã hội là một phần của an sinh xã hội, trong lĩnh vực lao động, pháp luật lao động điều chỉnh vấn đề bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ người lao động với những nội dung sau:

- Các loại hình bảo hiểm xã hội. Hiện nay có các hình thức bảo hiểm xã hội sau đây.

* Bảo hiểm bắt buộc: Đó là loại hình bảo hiểm mà khi người lao động và người sử dụng lao động có quan hệ lao động với nhau phải thực hiện việc tham gia bảo hiểm xã hội, đây là nghĩa vụ bắt buộc được áp dụng đối với Doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 BLLĐ. Người lao động sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội như: ốm đau; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; thai sản; hưu trí và tử tuất được quy định tại Điều 142, 143,144,145 BLLĐ. Với loại hình bảo hiểm này, nghĩa vụ tham gia không chỉ là người lao động mà cả người sử dụng lao động, cho nên người lao động rất mong muốn được tham gia loại hình bảo hiểm này, vì độ an toàn cao khi gặp rủi ro.

* Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Loại bảo hiểm xã hội này được áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng

, người lao động giúp việc trong gia đình. Lúc này người sử dụng lao động sẽ thanh toán các khoản bảo hiểm xã hội thuộc nghĩa vụ phải đóng của mình cho người lao động vào tiền lương trả cho người lao động. Người lao động có

quyền lựa chọn việc tham gia bảo hiểm xã hội hay không một cách tự nguyện, hoặc tự lo liệu về bảo hiểm.

Giữa hai hình thức bảo hiểm xã hội này, BLLĐ cũng đã quy định: nếu người lao động đã hết hạn hợp đồng theo mùa vụ, hợp đồng lao động dưới ba tháng mà vẫn tiếp tục làm việc, hoặc giao kết hợp đồng mới, lúc này bảo hiểm xã hội tự nguyện không được áp dụng mà áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quy định về hình thức bảo hiểm xã hội nêu trên nhằm đảm bảo người sử dụng lao động không được trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nêu người lao động làm việc theo các hợp đồng lao động buộc phải tham ra bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc.

* Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - 8


Để hình thành quỹ bảo hiểm xã hội, thực hiện việc chi trả cho người lao động khi phát sinh sự kiện bảo hiểm. Hàng tháng, các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thực hiên việc đóng phí bảo hiểm xã hội. Mức đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội được xác định theo tỷ lệ (Điều 149, BLLĐ)

- Người sử dụng lao động đóng 15% so với tổng quỹ tiền lương


- Người lao động đóng bằng 5% tiền lương


- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động

Ngoài ra tiền sinh lời của quỹ, một số nguồn khác cũng được đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bên tham gia bảo hiểm xã hội có thể là người lao động và người sử dụng lao động hoặc chỉ có người lao động tuỳ theo loại hình bảo hiểm xã hội. Trong loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện, quyền tham gia hay không do người lao động quyết định, người sử dụng lao động không có nghĩa vụ. Đối với loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động phải tham gia một số chế độ bảo hiểm bắt buộc nhất định, còn người sử dụng lao động phải đóng phí bảo hiểm

theo tỷ lệ chung so với tổng chi phí nhân công. Với việc mở rộng loại hình bảo hiểm tự nguyện chúng ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia thuộc mọi thành phần kinh tế mà ở đó không áp dụng loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhất là lao động tự do nhằm bảo đảm cuộc sống cho người lao động khi họ già, yếu, ốm đau, bệnh tật. . .

* Các chế độ bảo hiểm xã hội.


-Chế độ ốm đau (Điều 142,143, BLLĐ)

- Chế độ thai sản ( Điều 144, BLLĐ).

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Điều 143, BLLĐ).

- Chế độ hưu trí (Điều 145, BLLĐ).

- Chế độ tử tuất. (Điều 146, BLLĐ).


Các quy định về bảo hiểm xã hội nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của người lao động khi có sự suy giảm về sức lao động làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động, xác định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc đóng phí bảo hiểm xã hội đối với người lao động, trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm trong việc chi trả bảo hiểm cho người lao động khi có các điều kiện bảo hiểm. Nếu như trong thời kỳ bao cấp, mọi người lao động thuộc biên chế Nhà nước đều được Nhà nước đóng bảo hiểm xã hội. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động được mở rộng, và với việc mở rộng loại hình bảo hiểm xã hội đã thu hút nhiều đối tượng khác nhau tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên việc tham vào đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động chưa thực sự được các tổ chức kinh tế thực hiện một cách nghiêm túc. Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt nam, năm 2004 toàn quốc có trên 400 nghìn đơn vị doanh nghiệp thuộc kinh tế ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh cá thể với 2,9 triệu người phảit ham gia bảo hiểm xã hội nhưng thực tế chỉ có gần 29.000 đơn vị tham gia (chiếm 7,25%) với 954.360 lao động (chiếm 32,8%) được bảo hiểm. Ở địa bàn Hà nội, các phòng lao động thương binh xã hội quận huyện đã chủ động phối hợp kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội, pháp luật lao động ở 476 doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử

dụng 38.626 lao động. Kết quả cho thấy: chỉ có 127 doanh nghiệp (chiếm

26,5%) với 14.161 lao động (chiếm 36,6%) đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội. 222 doanh nghiệp (chiếm 47%), sử dụng 14.540 lao động (chiếm 38%) chưa tham gia bảo hiểm xã hội; số còn lại có thực hiện nhưng chưa đầy đủ, còn để ngoài danh sách đóng bảo hiểm xã hội trên 40% tổng số lao động.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng không có sự tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật bảo hiểm. Tình trạng để lao động ngoài danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, hoặc chỉ giao kết hợp đồng lao động có thời hạn ngắn hạn 3-6 tháng hoặc dưới 1 năm và không đăng ký danh sách tham gia bảo hiểm xã hội. Do vậy cần phải có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp về chính sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước hạn chế các hiện tượng vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.‌

2.2 CÁC HÌNH THỨC VÀ CƠ CHẾ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG.


2.2.1 Các hình thức bảo vệ người lao động


2.2.1.1 Thoả ước lao động tập thể


Thoả ước lao động tập thể là một loại hợp đồng, đó là kết quả của quá trình thương lượng tập thể giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của người lao động về các điều kiện thuê mướn lao động. Thoả ước lao động tập thể là sự cụ thể hoá những quy định của pháp luật lao động vào từng trường hợp thuê mướn lao động thực tế của doanh nghiệp dưới dạng một hợp đồng nhưng không phải hợp đồng lao động.

Điều 44, BLLĐ quy định: Thảo ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Thoả ước lao động tập thể do đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai.

Thoả ước lao đông tập thể được hình thành thông qua quá trình thương lượng tập thể và luôn tồn tại dưới hình thức một văn bản, có giá trị pháp lý bắt

buộc đối với người sử dụng lao động, người lao đông, tổ chức Công đoàn nhưng không phải là một văn bản pháp luật. Những vấn đề được đề cập trong thoả ước lao động tập thể đều gắn liền với quyền và lợi ích của số đông người lao động, do vậy nó quy định nguyên tắc hành động chung cho tập thể lao động trong quan hệ lao động.

 Ý nghĩa của thoả ước lao động tập thể


Trong một doanh nghiệp, thoả ước lao động tập thể có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động đó là:

- Bảo vệ người lao động. Trong nền kinh tế thị trờng, khi mà cung lao động lớn hơn cầu lao động, thì sự tự do thuê mướn lao động ngày càng được đặt dưới sự điều chỉnh của luật lao động, một ngành luật bảo vệ người lao động nhằm hạn chế sự bóc lột của người sử dụng lao động. Nhà nước quy định, người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Thời giờ làm việc tối đa trong một tuần, tháng; thời giờ làm thêm luôn đượckhống chế ở mức tối đa trong luật. Người sử dụng lao động sa thải lao động phải có lý do chính đáng, cấm sự phân biệt đối xử, cấm cưỡng bức lao động và yêu cầu thuê mướn lao động công bằng. Sự cụ thể hoá các quy định này trong từng doanh nghiệp khác nhau, lĩnh vực khác nhau chỉ có thể thông qua thoả ước lao động tập thể.

Nguyên tắc chính đặt ra trong thương lượng tập thể đó là đạt được các điều khoản theo hướng có lợi cho người lao động. Nhiệm vụ chủ yếu của Công đoàn trong thương lượng đó là làm cho luật lao động trở nên linh động, uyển chuyển trong thực tế để người lao động thật sự được hưởng các lợi ích đã được ghi nhận trong luật. Hơn nữa sự tồn tại của thoả ước lao động tập thể đã bảo vệ được lợi ích hợp pháp và chính đáng của người sử dụng lao động, tạo nên sự thuận lợi về phân phối lợi ích giữa các bên trên tinh thần hợp tác, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích của nhau.

- Thảo ước lao động tập thể là cơ sở cho việcký kết hợp đồng lao động. Việc ký kết hợp đồng lao động về nguyên tắc phải tuân theo các quy định của

Bộ luật lao động. Tuy nhiên Bộ luật lao động chỉ quy định chung cho tất cả các lao động nói chung, do vậy nhiều điều khoản của luật không thể chi tiết và cụ thể, mà phải được thiết kế mang tính định khung, bao quát chung. Thoả ước lao động tập thể là hợp đồng được hai bên ký kết, quy định về các vấn đề việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ nghơi; tiền lương, tiền thưởng . . .và bảo hiểm xã hội đối với người lao động (khoản 2, Điều 46,BLLĐ). Khi ký kết hợp đồng lao động, nội dung của hợp đồng lao động phải phù hợp với các quy định của thoả ước lao động tập thể. Trong trường hợp quyền lợi của người lao động đã thoả thuận trong hợp đồng lao động thấp hơn so với thoả ước tập thể thì phải thực hiện những điều khoản tương ứng của thoả ước tập thể. Thoả ước là nơi cụ thể hóa pháp luật trong doanh nghiệp, ngành cho nên nó thực tế hơn văn bản pháp luật. Trong điều kiện kinh doanh hiện đại, thoả ước lao động là một công cụ quản lý lao động phát huy được dân chủ, đảm bảo quyền lợi của các bên, duy trì và phát triển quan hệ lao động.


- Thảo ước lao động là nguồn luật đặc biệt của luật lao động. Đối với bản thân doanh nghiệp, thoả ước lao động có hiệu lực mọi quy định về lao động trong doanh nghiệp phải phù hợp với thoả ước lao động tập thể. Vì thoả ước quy định những nội dung chính của sự cam kết từ phía người sử dụng lao động. nếu người sử dụng lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những cam kết trên thì người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp theo trình tự luật định. Thoả ước tập thể là sự cụ thể hoá luật lao động vào trong từng trường hợp cụ thể, riêng biệt. Là công cụ để đưa luật lao động vào cuộc sống thực tế, chính vì vậy, khi thoả ước lao động được hình thành hợp pháp thì nó được coi như căn cứ pháp lý có giá trị trực tiếp điều chỉnh quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Mặc dù nó không phải là một văn bản pháp luật nhưng nó là một cơ sở pháp lý quan trọng để Toà án áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp lao động.


* Đối tượng và phạm vi áp dụng thoả ước lao động tập thể.

Theo quy định tại Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể thì các đối tượng áp dụng thoả ước lao động tập thể là các Doanh nghiệp, tổ chức có tổ chức Công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành lâm thời (trích Khoản 1, Điều 49).


a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị- xã hội

c) Hợp tác xã thành lập theo luật hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

d) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá.

e) Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động hợp đồng là người Việt Nam,trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

* Thoả ước lao động tập thể có lợi cho việc công đoàn tham gia quản lý, nâng cao địa vị của tổ chức Công đoàn.

-Với tư cách là đại diện cho tập thể lao động, quá trình thúc đẩy, đề nghị đàm phán ký kết thoả ước lao động cũng chính là quá trình Công đoàn tham gia hoạt động quản lý trong doanh nghiệp, thể hiện vai trò là tổ chức của người lao động, bảo vệ người lao động thông qua việc ký kết và giám sát quá trình thực hiện thoả ước từ hai bên.

Thuật ngữ thoả ước lao động tập thể không phải là mới ở nước ta. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường thì thuật ngữ này hết sức quen thuộc. Thoả

ước lao động tập thể thực chất là quá trình thương lượng tập thể giữa một bên là một người, một nhóm người, tổ chức của người sử dụng lao động và một bên là một tổ chức hay nhiều tổ chức của người lao động. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã có Công ước 154 về xúc tiến thương lượng tập thể được thông qua ngày 19/6/1981 có hiệu lực từ ngày 1/8/1983. Ở Việt nam, ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời, năm 1947, Hồ chủ tịch đã ký sắc lệnh số 29/SL về điều chỉnh mối quan hệ làm công ăn lương thì các điều khoản về khế ước cũng được ghi nhận, và thoả ước lao đông tập thể được biểu hiện ở các tên khác nhau như: Tập hợp khế ước (Sắc lệng 29/SL). Hợp đồng tập thể (Nghị định 172/CP năm 1963); và Thoả ước lao động tập thể (1994 BLLĐ).

Có thể nói, hầu hết các ngành, doanh nghiệp Nhà nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài đều có thoả ước lao động tập thể, tuy nhiên thoả ước lao động tập thể được thực hiện như thế nào ở các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH và nó thật sự có là công cụ bảo vệ người lao động như bản chất vốn có của nó hay không là một vấn đề.

2.2.1.2 Đình công.


Là sự đồng tình cùng nghỉ việc một cách có tổ chức của một số người lao động để buộc phía người sử dụng lao động chấp nhận yêu cầu của tập thể lao động. Đìng công thông thường là biện pháp cuối cùng mà người lao động sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình , gây áp lực đối với người sử dụng lao động đáp ứng các yêu cầu về lương hay bảo đảm các lợi ích khác ở mức cao hơn, hoặc cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn.

 Đặc điểm của đình công.


- Đình công là sự ngừng việc triệt để của tập thể người lao động, do vậy nó chỉ có thể phát sinh tùe tranh chấp lao động tập thể, nhưng không phải tất cả tranh chấp tập thể đều là đình công.

Ngày đăng: 19/12/2022