Thực Trạng Các Qui Định Của Pháp Luật Lao Động Về Bảo Vệ Người Lao Động Trong Lĩnh Vực Tiền Lương

loạt công ước quốc tế có liên quan và phản ánh ở hệ thống luật pháp, chính sách của quốc gia từ Hiến pháp đến các Bộ luật, luật và văn bản dưới luật. Việc thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới cho lao động nữ là một trong những hoạt động thường xuyên của tổ chức công đoàn. Năm 2011, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành chương trình hành động nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020; trong đó, giai đoạn 2011-2015 với mục đích nhằm tăng cường công tác vận động nữ CNVCLĐ, chăm lo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CNVCLĐ, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh với các mục tiêu: Tăng cường sự tham gia của nữ CNVCLĐ trong các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và kỹ năng nghề nghiệp cho lao động nữ [39].

Có thể nói chính sách pháp luật về lao động nữ của luật lao động khá cụ thể, chi tiết nhưng qua thực tiễn thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó đòi hỏi người sử dụng lao động phải có chế độ hỗ trợ cho lao động nữ khi nuôi con nhỏ, việc tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo cho công nhân lao động nữ cũng đã khiến cho người sử dụng lao động gặp không ít khó khăn. Do đó hầu hết các doanh nghiệp và người sử dụng lao động chú trọng tuyển dụng lao động trẻ, khỏe và lao động là nam giới để thay thế những lao động nữ đã có tuổi, sức khỏe không đảm bảo.

b/Bảo vệ việc làm cho lao động chưa thành niên: Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, cấm người sử dụng lao động sắp xếp đối tượng này vào làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ và các danh mục việc làm theo Bộ Luật lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành (Điều163, BLLĐ 2012). Về vấn đề này, pháp luật lao động của Việt Nam

cũng đã quy định tương đối chặt chẽ, cũng giống như pháp luật lao động của các nước. Ở Việt Nam quy định, những đối tượng lao động dưới tuổi 18, người sử dụng lao động phải lập danh sách riêng, ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh, công việc đang thực hiện, kết quả khám sức khỏe định kỳ để xuất trình thanh tra viên lao động khi có nhu cầu; người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào làm những công việc phù hợp với sức khỏe đảm bảo cho sự phát triển về thể lực, trí lực, nhân cách, cấm sử dụng lao động chưa thành niên làm công việc nặng, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách theo danh mục do Bộ Lao Động và Bộ Y tế ban hành. Thời gian làm việc là không quá 08 giờ trong một ngày và 40 giờ trong một tuần.

c/Bảo vệ việc làm cho lao động là người khuyết tật: Do những khiếm khuyết về thể chất hay tinh thần mà người khuyết tật ít có cơ may về việc làm và thường bị phân biệt đối xử. Đối với lao động người khuyết tật nhà nước ban hành quyền có việc làm là một trong những quyền cơ bản và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với họ. Để đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật pháp luật lao động của Việt Nam qui định “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm theo qui định của Luật người khuyết tật ” (Điều 176 BLLĐ 2012). Pháp luật lao động chỉ dừng ở mức quy định người sử dụng lao động phải ưu tiên sử dụng người lao động bị khuyết tật vào làm những công việc thích hợp và Chính phủ quy định chính sách cho vay vốn ưu đãi từ quỹ quốc gia về việc làm đối với người sử dụng lao động là người khuyết tật.

Như vậy, ở Việt Nam, đối với lao động là người khuyết tật, pháp luật lao động quy định Nhà hước bảo hộ quyền làm việc của người tàn tật, khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho người khuyết tật. Khi tham gia lao động người lao động khuyết tật được bình đẳng như những đối tượng lao động

khác, có ngân sách hàng năm để giúp phục hồi sức khỏe vá có chính sách cho vay lãi suất thấp để người tàn tật tự tạo việc làm. Chính phủ quy định tỷ lệ nhận lao động là người khuyết tật đối với doanh nghiệp, nếu không thì phải góp một khoản tiền theo quy định của Chính phủ vào quỹ tàn tật. Các doanh nghiệp nhận lao động khuyết tật vượt quá tỷ lệ quy định sẽ được hưởng sự hỗ trợ của nhà nước, vay vốn lãi suất thấp để tạo điều kiện làm việc thích hợp cho lao động khuyết tật. Giờ làm việc không được quá 08 giờ một ngày hoặc 40 giờ một tuần, cấm sử dụng lao động khuyết tật bị suy giảm khả năng từ 51% trở lên làm việc thêm giờ, làm đêm, không được sử dụng lao động khuyết tật vào làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại...(Điều 178, BLLĐ 2012).

Đối với một số nước trên thế giới hiện nay chưa quan tâm nhiều đối với lao động là người khuyết tật, chỉ đưa ra quy định chung chung không mang tính thực tế để áp dụng, không thể đảm bảo việc làm một cách tốt nhất cho người lao động khuyết tật, thiếu các biện pháp khuyến khích thực hiện một cách cụ thể như ưu tiên miễn giảm thuế, ưu đãi về lãi suất cho vay hoặc các trợ cấp khác từ phía nhà nước đối với người sử dụng lao động.

Như vậy, đối với pháp luật lao động tại Việt Nam hiện nay đã đưa ra nhiều quy định thừa nhận lao động là người khuyết tật và có quy định về bảo vệ việc làm cụ thể và riêng biệt cho các đối tượng lao động này. Đây cũng chính là một trong những đặc trưng mới của pháp luật Việt Nam và đó cũng chính là thể hiện quyền của con người trong lĩnh vực việc làm, tiền lương.

2.3. Thực trạng các qui định của pháp luật lao động về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực tiền lương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

2.3.1. Quy định về tiền lương tối thiểu

Lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được nhà nước quy định để trả cho việc thực hiện công việc đơn giản nhất, nhẹ nhàng và trong điều kiện lao

động bình thường. Việc quy định mức lương tối thiểu căn cứ vào giá sinh hoạt đảm bảo cuộc sống tối thiểu mà người lao động có thể tạm sống được. Chính phủ là người công bố mức lương tối thiểu từng thời kỳ cho phù hợp với sự thay đổi của giá sinh hoạt đời sống thực tế, nhà nước khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động quy định mức lương cao hơn mức lương tối thiểu và cấm người sử dụng lao động quy định mức lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước công bố. Các quy định mức lương, người sử dụng lao động, phải dựa vào trình độ bằng cấp, kinh nghiệm làm việc và mức lương của đơn vị khác tương đương; sức lao động mà người lao động bỏ ra; nhu cầu cuộc sống thực tế của người lao động; sự biến đổi của giá cả trên thị trường và các quyền lợi về dịch vụ bảo hiểm xã hội (Điều 46, BLLĐ 2012). Tại hội thảo diễn ra trong 2 ngày 18 – 19 tháng 12 tại Hà Nội, đã thảo luận kinh nghiệm thương lượng về vấn đề tiền lương; tổng quan các quy định pháp luật về tiền lương tối thiểu và tiền lương thực tế; các chỉ số phát triển kinh tế hiện nay liên quan đến việc tăng cường và tăng chi phí cuộc sống; kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á trong việc xây dựng tiền lương tối thiểu; đề xuất về vai trò của công đoàn trong việc xác định những tác động của tiền lương tối thiểu lên các nhóm đối tượng…tiến hành thảo luận nhóm về việc xây dựng lộ trình nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc xây dựng tiền lương tối thiểu và tăng lương…[41].

Chương VII Bộ luật lao động quy định “tiền lương hoặc tiền công là một khoản thu nhập có được từ quá trình lao động của người lao động mà người sử dụng lao động phải trả trước hoặc sau một tháng làm việc” (Điều 44, BLLĐ 2012), người lao động làm cùng một công việc tương đương phải được hưởng lương và các thu nhập như nhau, cấm phân biệt nam nữ, nguồn gốc, tuổi tác, tín ngưỡng tôn giáo hoặc vị thế trong xã hội (Điều 45, BLLĐ 2012). Đối với qui định này mặc dù đã qui định không phân biệt nam nữ, độ tuổi nhưng hiện nay ở một số doanh nghiệp vẫn còn tình trạng đăng thông báo tuyển lao động nữ

không tuyển nam hoặc khi tuyển lao động thì qui định độ tuổi từ 18 tuổi đến 35 không nhận lao động lớn tuổi. Cứ theo tình hình như vậy thì người lao động ở độ tuổi từ 40 đến 55 có chiều hướng thất nghiệp gia tăng, do đó nhà nước cần đầu tư mở các phân xưởng có công việc phù hợp để tiếp nhận hoặc giải quyết việc làm cho người lao động ở độ tuổi trung niên này.

Để đảm bảo thu nhập đời sống cho người lao động, pháp luật lao động Việt Nam qui định mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho một lao động đơn giản, đồng thời cũng khuyến khích người sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi cho người lao động ở mức cao hơn so với qui định của pháp luật. Bên cạnh đó người lao động không có nhiều cơ hội để thỏa thuận với người sử dụng lao động khi sự hiểu biết của người lao động còn hạn chế, cung lao động lớn hơn cầu, phần lớn người lao động lại không có tay nghề. Chính vì vậy mà pháp luật Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều phải quy định mức lương tối thiểu để người lao động và người sử dụng lao động có sự thỏa thuận một mức lương cho phù hợp [32, tr.119].

Cần sửa đổi và quy định rõ thêm về tiền lương tối thiểu. Hiện nay Chính phủ đã ra Nghị định 182/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 31/12/2013. Mức lương tối thiểu vùng qui định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01/01/2014. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014 tới đây như sau: Vùng I : 2.700.000đồng/ tháng; vùng II: 2.400.000đồng /tháng; vùng III: 2.100.000đồng/tháng. Cần có một điều luật trong BLLĐ tương tự như nghị định 182/ 2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 31/12/2013 để người sử dụng lao động nắm rõ bản chất và chức năng của tiền lương tối thiểu, từ đó không dùng mức lương này để trả cho những người lao động đã qua đào tạo. Qua khảo sát thị trường lao động cho thấy điều chỉnh lương sẽ tác động mạnh đến 4 triệu lao động tập trung trong các ngành như chế biến thủy sản, giày da, dệt may, sản phẩm nông nghiệp… Mặt khác, lương tăng kéo theo các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội… đều tăng.

Theo đó, các doanh nghiệp kiến nghị nên điều chỉnh lương tăng 300.000-

350.000 đồng/tháng, thay vì chọn mức cao nhất tăng 700.000 đồng/tháng [6].

Ngoài ra cần từng bước nâng cao mức lương tối thiểu, cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, phù hợp với nhu cầu đời sống và sinh hoạt hằng ngày của người lao động trên thực tế. Đó là việc tính lương và điều chỉnh lương phải dựa vào giá cả trên thực tế thị trường như: điện, nước, gạo, thịt, rau, dịch vụ khám chữa bệnh, quần áo và các sinh hoạt khác trong cuộc sống gia đình. Hằng năm Chính phủ đều có trình Quốc hội tăng lương, nhưng bảng lương chưa tăng thì hàng loạt các mặt hàng, sản phẩm tiêu dùng đều tăng giá một cách chống mặt, làm bất ổn trong đời sống kinh tế của người lao động

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2012 tại Điều 91 đã quy định: “mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng”. Qua khảo sát cho thấy điều chỉnh lương sẽ tác động mạnh đến 4 triệu lao động tại tập trung trong các ngành như chế biến thủy sản, giày da, dệt may, sản phẩm nông nghiệp…

Bảng 2.1. Phương án tính lương tối thiểu vùng năm 2003


Nguồn Hội đồng tiền lương quốc gia Nếu tính theo mức lương theo vùng như 1

Nguồn: Hội đồng tiền lương quốc gia

Nếu tính theo mức lương theo vùng như hiện nay chỉ tính riêng giá điện và nước cũng mất gần một phần ba lương: theo khảo sát, thực tế trong tháng 10 năm 2013, hiện nay hộ gia đình nhỏ nhất chi tiêu cho tiền điện trung bình là từ 300.000 đến 400.000 đ/1 tháng, giá nước máy trung bình từ 30.000 đ/1 tháng trở lên, thịt heo một cân là 90.000 đ, gạo tẻ 10.000 đ/lkg [6]. Như vậy, nói chung mức lương tối thiểu theo quy định nêu trên là chưa đủ. Ở đây, chưa nói đến các khoản sinh hoạt khác như bồi dưỡng sức khoẻ, cho con đi học và giá gửi trẻ em trong các trường tiểu học hoặc nơi nuôi dạy trẻ là tương đối cao, đối với trẻ em dưới 5 tuổi là trên 1.000.000 đ một cháu/1 tháng [6].

Như vậy, pháp luật chưa quy định cụ thể về lương tối thiểu để người sử dụng lao động có thể hiểu được là mức lương này chỉ dành cho những đối tượng lao động làm công việc đơn giản, thiếu chuyên môn bằng cấp. Điều đó cũng có thể do thiếu văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề này, thậm chí hiện nay cả văn bản hướng dẫn thi hành việc chi trả lương cho người lao động theo quy định chưa rõ ràng..Ở đây, không phải là cứ có luật thì phải có văn bản hướng dẫn, nhưng một khi luật không quy định chặt chẽ hoặc vấn đề nào không thể quy định trong luật thì chúng ta rất cần có các văn bản hướng dẫn trực tiếp thì mới có thể thực hiện đúng mục đích của pháp luật. Việc quy định lương tối thiểu của pháp luật lao động Việt Nam mặc dù đã được nhà nước quan tâm, điều chỉnh nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, để phục vụ cuộc sống hằng ngày của họ, phản ánh đúng được ý nghĩa và nhu cầu thực tế là phải đảm bảo được cuộc sống tối thiểu của người lao động, có thể tái tạo ra sức lao động và phát triển duy trì được nòi giống.

2.3.2. Quy định trả lương trong trường hợp đặc biệt

Để đảm bảo thu nhập cho người lao động, pháp luật lao động cũng quy định các khoản thu nhập bắt buộc người sử dụng lao động phải thực hiện trả thêm cho người lao động khi làm thêm giờ hoặc làm đêm....Pháp luật lao

động quy định: “ngày bình thường mức lương làm thêm giờ ban ngày ít nhất là 150%, vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%. Trong trường hợp làm thêm giờ ban ngày vào những ngày nghỉ, ngày lễ có hưởng lương ít nhất bằng 300%, còn nếu làm vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá. Trong trường hợp làm việc theo ca thì những người làm ca đêm từ 22 giở đến 6 giờ sáng, ngoài việc trả lương như đã nêu, người lao động còn được trả thêm 20% tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc vào ban ngày” (Điều 97, BLLĐ 2012). Điều này cho thấy Bộ luật Lao động ở Việt Nam đã dần từng bước quan tâm đến người lao động trong các lĩnh vực về việc làm, tiền lương, các chế độ bồi thường, mục đích là hướng tới đảm bảo thu nhập và cuộc sống cho người lao động. Giúp cho người lao động có thêm động lực tìm kiếm việc làm mới, hỗ trợ một phần cho người lao động trong lúc chưa có việc làm.

Ngoài ra pháp luật còn quy định bảo đảm cụ thể trong các trường hợp như: Nếu đơn vị tạm ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được hưởng lương đầy đủ, chỉ trường hợp do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc, được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng do Chính phủ quy định (Điều 98, BLLĐ 2012). Các trường hợp phá sản, bị chấm dứt hoạt động, người lao động được ưu tiên thanh toán tất cả các khoảng như lương, trợ cấp khác (Điều 48, BLLĐ 2012). Trong trường hợp người lao động gây ra thiệt hại không nghiêm trọng cho đơn vị do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động bồi thường nhiều nhất là 03 tháng lương và bị khấu trừ hằng tháng (khoản 1 Điều 130 BLLĐ), mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% mức lương hiện có của người lao động (khoản 3, Điều 101,BLLĐ).

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí