Khi chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới trong quản lý Nhà nước, lúc này cần phân biệt hoạt động kinh doanh với hoạt động quản lý Nhà nước cũng như phân biệt các chủ thể thực hiện các hoạt động đó là Doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước. Từ đó dẫn đến việc hình thành các ngành luật tương ứng điều chỉnh các quan hệ trên đó là quan hệ giữa công chức với Nhà nước và quan hệ giữa những người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và đây chính là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật lao động với những đặc điểm riêng.
Trên cơ sở quan điểm mới, nhằm đáp ứng sự nghiệp đổi mới, pháp luật lao động trong thời kỳ này đã có nhiều văn bản pháp lý quan trọng nhằm điều chỉnh các quan hệ lao động mới và bảo vệ người lao động trong thời kỳ mới, đáng chú ý là các văn bản sau:
- Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 ban hành bản quy định về đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh, trong đó đề cập việc từng bước chuyển dần chế độ tuyển dụng vào biên chế Nhà nước sang chế độ hợp đồng lao động.
- Pháp lệnh Hợp đồng lao động ngày 30/8/1990 của Hội đồng bộ trưởng được áp dụng đối với người lao động làm công ăn lương. (đã hết hiệu lực).
- Nghị định số 233/HĐBT ngày 22/6/1990 về việc ban hành quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. (đã hết hiệu lực)
- Nghị định 18/HĐBT ngày 26/12/1986 quy định về thoả ước lao động tập thể (Nghị định này đã hết hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 196/ CP ngày 31/12/1994 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động 1994 về thoả ước lao động tập thể và hiện nay là Nghị định số 93/2002/NĐ- CP ngày 11/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 196 ).
- Nghị định só 26/CP ngày 23/5/1993 quy định về tiền lương của người lao động làm công.
- Nghị định số 43/CP ngày 26/6/1993 quy định ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội. (Nghị định này đã hết hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
12/CP ngày 26/11/1995 quy định về ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội và Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/01/2003 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/CP).
Trong thời kỳ này pháp luật lao động đã có những quy định cụthể bảo vệ người lao động, chẳng hạn Nghị định số 233/HĐBT ngày 26/6/1990 ban hành quy chế đối với xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng tháng các xí nghiệp này có nghĩa vụ nộp một khoản tiền bảo hiểm xã hội bằng 10% tổng quỹ lương cho cơ quan lao động địa phương để chi chế độ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Các quy định bảo vệ đối với các lao độgn yếu thế như phụ nữ, lao động tàn tật, lao động chưa thành niên cũng đã được ban hành. Đỉnh cao của giai đoạn này chính là hoạt động phát điển hoá các văn bản pháp luật lao động đơn lẻ cho ra đời Bộluật lao động 1994 quy định một cách đầy đủ, chi tiết các chế định cần thiết của luật lao động nhằm bảo vệ quan hệ lao động trong thời kỳ mới, bảo vệ người lao động trong xã hội mới. Trải qua một thời gian dài thực hiện Bộ luật lao động 1994 đã được sửa đổi bổ sung một số điều cho phù hợp với tình hình thực tế vào năm 2002.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - 1
- Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - 2
- Pháp Luật Lao Động Việt Nam Trong Điều Kiện Kinh Tế Thị Trường
- Quy Định Của Pháp Luật Bảo Vệ Người Lao Động Trong Quan Hệ Lao Động.
- Nội Dung Pháp Luật Lao Động Bảo Vệ Người Lao Động Trong Quan Hệ Hợp Đồng Lao Động
- Nội Dung Pháp Luật Lao Động Bảo Vệ Người Lao Động Về Tiền Lương.
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
1.2.2 Đặc điểm của luật lao động Việt nam
1.2.2.1 Sự điểu chỉnh của luật lao động đối với quan hệ lao động
Quan hệ lao động được hình thành trên thị trường lao động bằng việc kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất của người sử dụng lao động theo phương thức nhất định. Quan hệ lao động có thể được thiết lập thông qua hợp đồng lao động hoặc các phương thức tiếp cận khác nhau trên thị trường lao động. Tuy nhiên quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường có sự phong phú, đa dạng của nó, có người đi làm thuê bằng sức lao động của mình, có người lại làm thuê cho chính mình. . . người lao động trong doanh nghiệp có thể là có cổ phần vốn góp trong doanh nghiệp, người quản lý có thể là chủ sở hữu doanh nghiệp, có thể là người đi làm thuê. . .. Do đó, sự điều chỉnh của pháp luật cần phải xác định rõ về chủ thể, nội dung và đặc điểm để đưa ra các cơ chế điều
chỉnh khác nhau, nhưng nhìn chung pháp luật lao động bảo vệ người lao động thông qua các nội dung sau:
- Hợp đồng lao động, đây là hình thức pháp lý chủ yếu hiện nay để hình thành, duy trì và phát triển quan hệ lao động. Các bên có quyền thoả thuận hoặc chấp nhận lẫn nhau để từ đó thiết lập các điều khoản của hợp đồng, hợp đồng sẽ ràng buộc các bên trong thời gian cung ứng, sử dụng sức lao động và đây cũng chính là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý lao động ở tầm vĩ mô.
- Hạn chế sự bóc lột của người sử dụng lao động đối với người lao động thông qua các quy định hạn chế quyền của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải tuân theo những quy định của pháp luật về việc áp dụng các tiêu chuẩn lao động cho việc xây dựng các điều kiện lao động trong doanh nghiệp của mình.
- Hoạt động của tổ chức Công đoàn là nhân tố quan trọng đảm bảo việc thực hiện các quy định của luật lao động. Người lao động ở thế yếu hơn về mặt kinh tế và tình trạng phụ thuộc về mặt pháp lý trong quan hệ lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức Công đoàn để tổ chức này đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
- Người lao động sử dụng quyền đình công để bảo vệ quyền lợi của mình như là một cơ chế tự bảo vệ của người lao động mà pháp luật trao cho họ trong trường hợp các bên không đạt được sự thương lượng trong việc bảo đảm các lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Sự tồn tại của cơ chế lao động ba bên gồm có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong việc duy trì và quản lý lao động và quan hệ lao động nhằm tạo điều kiện cho các bên thoả thuận với nhau trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau và vì lợi ích chung của xã hội.
1.2.2.2 Đặc điểm của luật lao động Việt nam
Luật lao động Việt nam trong nền kinh tế thị trường được hình thành trên nguyên tắc bảo vệ người lao động trên cơ sở bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng lao động do vậy luật lao động Việt nam có những đặc điểm nổi bật sau:
* Bảo vệ người lao động: Đây là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản của luật lao động Việt nam. Bộ luật lao động 1994 đánh dấu một bước ngoặt mới cho sự phát triển của luật lao động việt nam. Quan hệ lao động do luật lao động điều chỉnh thông qua hình thức hợp đồng lao động, ở đó Nhà nước ghi nhận và bảo đảm các quyền cơ bản của người lao động. Người lao động Việt nam có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp. Pháp luật lao động đã ghi nhận khá đầy đủ các quyền cơ bản của người lao động và có những cơ chế thích hợp đảm bảo thực hiện các quyền đó như việc gia nhập và hoạt động công đoàn để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người lao động có quyền tham gia thương lượng tập thể thông qua người đại diện của mình với người sử dụng lao động. . .Bộ luật lao động quy định về vấn đề ký thoả ước lao động tập thể, quyền được trả công, được nghỉ ngơi, được đóng bảo hiểm xã hội khi tham gia quan hệ lao động cũng như quyền được làm việc trong môi trường bảo đảm về vệ sinh môi trường, an toàn lao động. . .được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm trong quá trình tham gia quan hệ lao động. . . Có thể nói pháp luật lao động Việt nam trong nền kinh tế thị trường ghi nhận khá đầy đủ các quyền cơ bản của người lao động vàcũng đã có những cơ chế thích hợp đmả bảo thực hiện các quyền đó, tuy nhiên việc thiết lập một cơ chế hợp lý để đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật lại là một vấn đề quan trọng trong quá trình áp dụng.
* Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Luật lao động hiện đại hướng đến việc bảo vệ người lao động và lợi ích chung của xã hội, tuy nhiên khi nói đến người lao động mà không nói đến người sử dụng lao động thì không hình thành nên quan hệ lao động, tức không có hoạt động sản xuất- kinh doanh, không có việc làm. Với sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước thì người sử dụng lao động ngày nay không chỉ có Nhà nước mà còn bất kỳ tổ chức, hay cá nhân nào được phép tiến hành hoạt động sản xuất,
kinh doanh đều có quyền thuê mướn người lao động làm công cho mình. Sự đa dạng về chủ thể sửdụng lao động như vậy, bảo vệ người sử dụng lao động là cần thiết và có ý nghĩa để tạo động lực xúc tiến sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Bảo vệ người sử dụng lao động nhằm tạo điều kiện cho quan hệ lao động phát triển hài hoà và ổn định trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Người sử dụng lao động có quyền thuê mướn lao động, tuyển chọn lao động, tăng giảm lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh không bị giới hạn về số lượng và địa bàn tuyển dụng lao động. Nhà nước khuyến khích và ưu đãi những người sử dụng lao động mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm và làm giàu chính đáng. Quyền tự chủ trong kinh doanh của người sử dụng lao động là nền tảng của việc tự chủ trong thuê mướn, sử dụng và trả công lao động, việc bảo hộ của Nhà nước đối với người sủ dụng lao động thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn lao động phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế và khả năng chi trả của người sử dụng lao động. Thông qua việc ghi nhận các quyền của người sử dụng lao động đối với người lao động trong quá trình phân công, quản lý, giám sát người lao động trong quá trình làm việc nhằm nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động. Bảo hộ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo rằng quan hệ lao động sẽ không bị thoái hoá về chất, vì sự thiên vị đối với một chủ thể của quan hệ lao động sẽ làm cho quan hệ lao động trở nên tiêu cực. Đây là cơ sở pháp lý bảo đảm nhân quyền và dân chủ trong lĩnh vực lao động- xã hội và là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
* Nguyên tắc thiết lập cơ chế lao động ba bên. Cơ chế ba bên trong quan hệ lao động chính là mối quan hệ giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong việc hình thành, duy trì và phát triển quan hệ lao động. Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với quan hệ lao động thông qua việc ban hành luật, tạo hành lang pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động, giảm bớt sự can thiệp và điều hành trực tiếp đối với việc sử dụng lao động trong các doanh nghiệp về kế hoạch hoá lao động.
Nhà nước tăng cường quản lý lao động thông qua chính sách phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp như các tổ chức dịch vụ việc làm và dạy nghề. Người lao động và sử dụng lao động thông qua đại diện của mình cùng với nhà nước trong việc hoạch định chính sách lao động, soạn thảo luật, giải quyết tranh chấp lao động tạo điều kiện cho quan hệ lao động phát triển vì lợi ích của ba bên.
1. 3 Sự cần thiết phải bảo vệ người lao động
1.3.1 Thực trạng về việc làm và thất nghiệp ở Việt nam
Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc hiện nay. Có thể nhận xét ngay rằng ở Việt Nam đang có sự mất cân đối giữa cung việc làm và cầu viẹc làm. Nước ta là một nước nông nghiệp nghèo, có dân số đông, tốc độ tăng dân số còn ở mức cao, nguồn lao động dồi dào, năng suất lao động lại thấp, cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động và như vậy cầu về việc làm là rất lớn. Khi cung việc làm không đáp ứng được cầu việc làm trong nền kinh tế luôn luôn tồn tại lực lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức, tình trạng thiếu việclàm là phổ biến. Năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,42%, còn ở nông thôn tỷ lệ quỹ thời gian lao động là 76,58%.Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và có nguy cơ ngày càng bị co hẹp lại, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chậm, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, mức đầu tư cho công nghiệp còn hạn chế cho nên tình trạng thiếu việc làm ngày càng trầm trọng.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi có nhiều khả năng tạo việc làm với ưu thế về quy mô và chi phí thấp để tạo ra chỗ làm, tính năng động và lợi ích trực tiếp của lao động phù hợp với chất lượng lao động và trình độ quản lý. Tuy nhiên tiềm năng thu hút thêm lao động của khu vực này cũng đang đối đầu với những khó khăn trong điều kiện mở cửa hội nhập. Sản phẩm kém tính cạnh tranh do chất lượng không cao, thiếu thông tin, hạn chế về vốn. . .
Đối với khu vực nhà nước, tạo việc làm cũng gặp thách thức không nhỏ. Quyết định 176/HĐBT ngày 9/10/1989 và Quyết định số 111/HĐBT ngày 12/4/1991 nhằm mục đích giảm 20% biên chế hành chính sự nghiệp, và cải cách hành chính cùng tinh giảm biên chế Nhà nước năm 2000, Nghị định 41/CP đòi hỏi phải tinh giảm biên chế, sắp xếp lạibiên chế hiện có, hạn chế nhận thêm lao động mới. Các doanh nghiệp nhà nước mặc dù có nhiều khoản đầu tư và chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh trước yêu cầu nâng cao hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, chống độc quyền, do vậy cơ hội tạo thêm việc làm, tuyển thêm lao động là rất hạn hẹp. Hơn nữa tình trạng dư thừa lao động trong các doanh nghiệp nhà nước cũng là một vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy có tốc độ tăng trưởng trung bình năm cao khoảng 17%, song tỷ trọng trong GDP còn thấp, hơn nữa phân phối tập trung vào các ngành cần nhiều vốn như công nghiệp nặng, dầu khí, bất động sản nên khả năng thu hút lao động không nhiều. Một số hình thức khác như dệt may, giày dép thu hút được khối lượng lớn lao động nhưng đa số là lao động phổ thông, chất lượng lao động ở nước ta cũng chưa cao khi tham gia vào lĩnh vực này. Mặt khác các sản phẩn dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh về giá cả và hạn ngạch khi xuất khẩu sang các nước khác đặc biệt là thị trường Mỹ và thị trường châu Âu. Do vậy khi giải quyết vấn đề việc làm ở Việt nam cần giải quyết các vấn đề sau đây.
- Tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động đang trở nên bức xúc đặc biệt là ở khu vực nông thôn do tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ còn chậm. Trong vòng 10 năm từ 1990-2000 khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng 14,2%, nhưng lực lượng lao động trong nông nghiệp chỉ giảm 4%. Phần lớn lực lượng lao động vẫn ở trong nông nghiệp (chiếm 68%), nhưng thời gian lao động chỉ sử dụng khoảng 65-75%, còn lại không có việc làm.
- Vấn đề tạo việc làm cho lao động trẻ hiện nay cũng là vấn đề cần quan tâm. Số lao động từ 15 tuổi trở lên bước đầu làm việc trong gia đình. Số lượng
các học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp ra trườgn tìm việc làm ngày càng nhiều tạo ra sức ép lớn cho thị trường lao động. Lao động được phân bổ ở ba khu vực chính đó là khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực doanh nghiệp và khu vực phi doanh nghiệp. Với đặc trưng như vậ, chỉ có lao động được đào tạo hoặc đào tạo lại, hoặc những người có trình độ cao mới có đủ điều kiện tìm việc làm trong khu vực hành chính sự nghiệp, tuy vậy số lượng tuyển dụng không nhiều. Khu vực doanh nghiệp nhà nước đến nay mới chỉ có thể giải quyết và đáp ứng được 5% lao động cả nước (khoảng gần 2 triệu lao động) thì nhu cầu về việc làm làm cần giải quyết là rất lớn. Số lao động còn lại tìm việc làm trong khu vực phi quốc doanh, bao gồm các doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hộ gia đình, các tổ hợp tác. . .. Đến nay có một bộ phận lao động không nhỏ (gần 30 vạn người) làm việc trực tiếp trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và thu hút hàng chục vạn lao động khác có liên quan đến khu vực này có việc làm. Tuy nhiên do trình độ lao động còn thấp nên số lượng lao động được tuyển vào làm việc ổn định, lâu dài chưa nhiều. Các doanh nghiệp như Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân đang thu hút rất nhiều các bạn trẻ mới tốt nghiệp các trường đại học đến làm việc tuy nhiên với số lượng công việc có hạn trong khi cầu về việc làm ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng, đây không phải vấn đề của riêng nước ta mà là tình trạng, vấn đề của các nước khác trên thế giới. Chính sự bất cân bằng nêu trên mà không ít người lao động chấp nhận làm việc với những điều kiện bất lợi, cũng như không được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi lao động mà đáng ra họ phải được hưởng.
1.3.2 Những bất cập trong quá trình lao động.
Khi thực hiện quan hệ lao động, thực hiện các nghĩa vụ lao động của mình đối với người sử dụng lao động, người lao động đang phải đối mặt với rất nhiều những tình trạng làm cho quan hệ lao động căng thẳng, đòi hỏi sự cần thiết phải bảo vệ họ. Những bất cập trong quá trình lao động có thể rất