Pháp Luật Lao Động Việt Nam Trong Điều Kiện Kinh Tế Thị Trường

nhiều đến tiền lương, thu nhập đó là tình trạng dẫn đến nạn chảy máu chất xám trong những năm gần đây.

Đối với lao động trên thị trường theo hợp đồng lao động, mặc dù sự điều chỉnh của Bộ luật lao động là thống nhất trong cả nước nhưng luôn có sự phân biệt khá rõ giữa lao động trong khu vực kinh tế quốc doanh và lao động trong khu vực kinh tế tư nhân, cũng như sự phân biệt giữa lao động làm việc trong các doanh nghiệp trong nước với lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, biểu hiện cụ thể nhất của sự phân biệt này chính là các quy định về tiền lương đặc biệt là lương tối thiểu. Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường lao động bằng việc thiết lập những điều kiện lao động và sử dụng lao động ở mức tối thiểu hay khống chế ở mức tối đa, nhằm tạo điều kiện cho hai bên người lao động và người sử dụng lao động có thể thoả thuận và chấp nhận lẫn nhau trong việc thực hiện pháp luật lao động. Đặc điểm của thị trường lao động Việt nam hiện nay là:

- Có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động, cũng như sự phân bố không đồng đều giữa các khu vực đặc biệt là khu vực nông thôn và thành thị.

Với tốc độ gia tăng dân số đang có chiều hướng bùng phát ở nước ta hiện nay luôn có xu hướng tăng lên, theo tổng điều tra dân số năm 1989, dân số Việt nam có gần 65 triệu người, khoảng hơn 30 triệu trong độ tuổi lao động. Năm 1999, tổng dân số là 76,328 triệu người, có khoảng 44,566 triệu người trong độ tuổi lao động. Đến năm 2005 theo dự đoán có khoảng trên 80 triệu người và khoảng trên 50 triệu người trong độ tuổi lao động. Như vậy dân số không ngừng tăng lên, kéo theo lực lượng lao động mới không ngừng được bổ sung cần phải giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, số lượng lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chính sách cổ phần hoá cần phải sắp xếp lại lao động làm tăng thêm lực lượng lao động trong xã hội cần được giải quyết việc làm, trong khi số lượng việc làm hàng năm được tạo thêm còn hạn chế chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của một lực lượng lao động dồi dào

như hiện nay.

Sự phân bố lực lượng lao động ở nước ta không đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, trong khi quỹ thời gian lao động được sử dụng của lao động nông thôn chỉ đạt khoảng 75,41% (năm 2002). Lao động tập trung nhiều ở khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, do không sử dụng hết quỹ thời gian lao động nên có tình trạng di cư lao động nông thôn ra các thành thị lớn tìm việc làm hình thành nên các “chợ người” ở một số đô thị lớn hiện nay. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá hiện nay cũng tác động không nhỏ đến sự chênh lệch cung cầu lao động đó chính là xu hướng xây dựng ngày càng nhiều các khu công nghiệp, khu đô thị mới làm cho một lực lượng không nhỏ lao động nông nghiệp bị mất đi phương tiện sản xuất đó chính là diện tích đất nông nghiệp không ngừng được thu hẹp trở nên thất nghiệp. Vì không có việc làm và chưa có chính sách giải quyết việc làm đúng đắn cũng như kế hoạch đào tạo nghề cho họ làm cho lực lượng lao động bị thất nghiệp tăng lên trong khi giải quyết việc làm còn hạn chế. Trong giai đoạn 1996-2001, nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, có sự phối hợp giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, chính trị-xã hội. . . trong việc thực hiện chính sách về việc làm cũng như việc mở rộng các hoạt động xúc tiến việc làm của các trung tâm giới thiệu việc làm nên cầu về việc làm phần nào được giải quyết. Nhưng do tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây đang chững lại, tốc độ gia tăng dân số, sắp xếp lại lao động dôi dư trong các doanh nghiệp Nhà nước dẫn đến hàng năm thất nghiệp tồn đọng khoảng 1,1-1,5 triệu người, và số người đến tuổi lao động hàng năm được bổ sung vào lực lượng lao động khoảng 1,2 triệu người thì mức cầu lao động vẫn ở mức thấp, cung lao động vẫn ngày càng nhiều.

- Quy mô lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật ở nước ta còn nhỏ. Năm 2000 cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật là: Không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 84,49%; Sơ cấp và công nhân kỹ thuật 6,77%; Trung học chuyên nghiệp 4,84%; Cao đẳng,đại học trở lên 3,9% (Điều tra lao động- việc làm 1/7/2000 Bộ lao động- Thương binh và Xã hội). Mặc dù thị trường lao động Việt nam có lực lượng lao động trẻ do luôn được bổ sung

15

lực lượng lao động mới nên có khả năng thích ứng với đòi hỏi và yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Nhưng thị trường lao động còn thiếu lao động có trình độ tay nghề và chuyên môn giỏi, đặc biệt lao động Việt nam không có khả năng thích ứng với công việc có yêu cầu phức tạp, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, dẫn đến tồn tại mâu thuẫn lớn giữa cung và cầu lao động trên thị trường. Lực lượng lao động đông nhưng không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Do đó mặc dù lao động rất nhiều nhưng các doanh nghiệp lại không thể tuyển dụng được những lao động đáp ứng được đòi hỏi của công việc dẫn đến tình trạng thừa tương đối lao động phổ thông nhưng thiếu tuyệt đối lao động có trình độ và tay nghề cao.. Với sự non kém về trình độ lao động kỹ thuật, lao động Việt nam chủ yếu thực hiện các công việc có tính thủ công, phổ thông, phân bổ nhiều trong các ngành nghề như dệt may, giày dép. . . tiền công rẻ mạt và dễ bị lạm dụng.

- Thị trường lao động thiếu các chế định pháp lý quan trọng. Việc làm, thu nhập và thất nghiệp là những nội dung chính của thị trường lao động. Bộ luật lao động đưa ra khái niệm về việc làm và xác định trách nhiệm của Nhà nước, của doanh nghiệp, của toàn xã hội trong việc giải quyết và đảm bảo việc làm cho người lao động. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm và các điều kiện làm việc cho lao động nữ, lao động tàn tật cũng như việc thực hiện cấc ưu đãi cho doanh nghiệp đều được quy định trong luật nhưng chưa có cơ chế thực hiện và xúc tiến việc thực hiện những quy định đó. Tình trạng thất nghiệp của lao động chưa có cơ chế bảo vệ bằng trợ cấp thất nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Tăng cường tốc độ di chuyển lao động ra các thị trường lao động nước ngoài, và di chuyển lao động đến những vùng có tốc độ phát triển kinh tế cao trong nước, đặc biệt là các thành phố lớn và khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài có sức thu hút mạnh đối với dòng di chuyển lao động từ nông thôn. Sự quản lý của Nhà nước còn hạn chế đối với nguồn cung ứng và di chuyển lao động giữa các khu vực, nên hoạt động điều tra, thống kê lao động và lao động thất nghiệp trên thị trường và khu vực hết sức khó khăn từ đó ảnh hưởng đến

việc hoạch định chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động của các tổ chức giới thiệu việc làm chưa thể đảm nhận được chức năng điều tra và thông tin về thị trường lao động cho cả ba bên người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.

Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - 3

- Ngoài những khó khăn khách quan ra, thị trường lao động Việt nam còn vướng vào những khó khăn nằm ngay ở chính bản thân người lao động. Sự hạn chế về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ thì người lao động còn có ý thức kỷ luật chưa cao, chưa có tác phong công nghiệp. Ý thức của người lao động về trách nhiệm đối với doanh nghiệp và cộng đồng còn hạn chế. Người sử dụng lao động trên thị trường lao động Việt nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô hoạt động hẹp, số lao động ít nhưng sự ổn định lại không cao, do đó hợp đồng lao động trên thị trường phần lớn là hợp đồng lao động ngắn hạn và theo thời vụ.

- Sự dịch chuyển cơ cấu lao động trong những năm gần đây cho thấy, lĩnh vực dịch vụ đang thu hút lượng lớn lao động tham gia, bởi vì do sự phát triển của nền kinh tế và tốc độ đo thị hoá ngày càng cao, các hoạt động thuộc về lĩnh vực dịch vụ ngày càng cần , mặt khác số lượng lao động cần thiết cho các khu công nghiệp đã bảo hoà thì lao động còn lại sẽ dịch chuyển sang lĩnh vực dịch vụ như hiện nay.‌

1.2 Pháp luật lao động Việt nam trong điều kiện kinh tế thị trường


1.2.1 Quá trình ra đời và phát triển của pháp luật lao động Việt nam.


Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm miền Nam, xây dựng chế độ cai trị, bảo hộ đối với miền Trung và miền Bắc, điều khiển triều đình phong kiến, bắt tay vào các công cuộc khai thác thuộc địa ở nước ta đã dẫn đến sự hình thành, ra đời của một giai cấp mới, giai cấp công nhân lao động đó là những người bị bần cùng hoá buộc phải đi làm thuê. Tuy nhiên quan hệ thuê mướn lao động của những người công nhân trong chế độ cũ chưa chịu sự điều chỉnh của luật lao động tiến bộ mà hoàn toàn đơn thuần là quan hệ thuê mướn giữa các ông chủ và những người lao động bị thất nghiệp.

Khi Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời, vị thế của người lao động đã thay đổi theo lịch sử của đất nước thông qua bốn giai đoạn lịch sử, đồng thời đánh dấu sự ra đời của pháp luật lao động bảo vệ người lao động ở Việt nam.

a) Thời kỳ 1945-1954


Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà non trẻ ra đời nên còn nhiều việc trước mắt phải làm nhằm bảo vệ thành quả cách mạng và bước vào cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, do đó nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội chưa được quan tâm đầy đủ cho nên các quy định của pháp luật lao động chưa có nhiều, nhưng do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ lao động hiện đang tồn tại trong xã hội, bảo vệ người lao động trong thời kỳ mới Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Nghị định số 01 ngày 1/10/1945 quy định các điều kiện bảo đảm việc làm, bênh vực quyền lợi người lao động, quy định thời hạn báo trước khi muốn thải hồi công nhân ( 1 tháng) . Sắc lệnh số 64/SL ngày 5/8/1946 về thành lập hệ thống cơ quan lao động trong cả nước với chức năng bảo đảm việc làm và bênh vực quyền lợi người lao động.

Hiến pháp 1946 ra đời mới chỉ quy định các quyền cơ bản của công dân và nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật. Trong lĩnh vực lao động mới chỉ quy định các nguyên tắc cơ bản về quan hệ lao động. Các quy định về lĩnh vực lao động trong thời kỳ này nhằm bảo đảm công ăn, việc làm cho người lao động, hạn chế sự bóc lột của người sử dụng lao động, cải thiện một số mặt cơ bản về điều kiện lao động, và điều kiện sinh hoạt cho người lao động. . .được thể hiện qua các Sắc lệnh của Chủ tịch nước như:

- Sắc lệnh 22/SL ngày 18/2/1946 quy định về ngày lễ, tết nghỉ được hưởng lương.

- Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1946 quy định quan hệ lao động của người lao động Việt nam hay nước ngoài với công nhân Việt nam làm trong các xí nghiệp.

- Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 quy định quy chế công chức trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, quyền và nghĩa vụ của công chức, khen thưởng, kỷ luật.

- Sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 quy định về chế độ tuyển dụng theo quy chế hợp đồng, ngạch, bậc lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chế độ thôi việc đối với công nhân viên chức làm việc trong các xí nghiệp.

Trong các sắc lệnh được ban hành, Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 quy định khá nhiều về các lĩnh vực của lao động và việc làm như học nghề, khế ước làm công, tiền công tối thiểu, tuổi làm việc, thời hạn làm việc, cấm cưỡng bức lao động. . .

Các văn bản sau đó chủ yếu điều chỉnh quan hệ tuyển dụng, làm việc của công chức, viên chức với Nhà nước.

b) Thời kỳ 1955-1985


Giai đoạn này miền Bắc đã hoàn toàn độc lập, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc các mạng dân tộc dân chủ để thống nhất cả nước vào năm 1975 đưa cả nước bước vào công cuộc mới, công cuộc bảo vệ tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là giai đoạn mà chiến tranh và cơ chế kinh tế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt kinh tế-xã hội của đất nước trong đó có lập pháp.

- Giai đoạn 1955-1960, đây là giai đoạn khôi phục kinh tế và các hợp tác xã ở miền Bắc, trong giai đoạn này pháp luật lao động đã hình thành một số chế định của một ngành luật độc lập với hai sự kiện lớn về lập pháp đó là: Hiến pháp 1960 ra đời đã quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động Việt nam, và lần đầu tiên quy định về quyền có việc làm của công dân. tiếp đó là sự ra đời của Luật Công đoàn ngày 5/11/1957 quy định mối quan hệ

giữa Công đoàn và người sử dụng lao động trong việc bảo vệ người lao động.

Từ năm 1961-1975, với sự tồn tại của hai thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể nên pháp luật lao động xác định đối tượng điều chỉnh mới phù hợp với thực tiễn kinh tế- xã hội, đó là quan hệ lao động giữa cán bộ công nhân viên chức với các xí nghiệp, cơ quan nhà nước và các quan hệ liên quan trực tiếp. Trong thời kỳ này pháp luật lao động đã có sự hoàn chỉnh một bước các chế định của ngành luật, ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh nhiều các lĩnh vực khác nhau như:

- Nghị định 24/CP, ngày 13/3/1963 quy định về tuyển dụng và cho thôi việc đối với công viên chức Nhà nước.

- Nghị định 119/CP, ngày 19/7/1969 quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.

- Nghị định 181/CP ngày 18/12/1964 quy định về bảo hộ lao động.


- Nghị định 195/CP ngày 31/12/1964 quy định về kỷ luật lao động


- Nghị quyết ngày 22/4/1960 quy định về tiền lượng


- Nghị định 172/CP ngày21/11/1963 quy định về hợp đồng lao động tập thể. . .

Khi cả nước thống nhất, nhận rõ nhược điểm của cơ chế hành chính- bao cấp trong quản lý kinh tế, Nhà nước đã tiến hành cải tiến trong quản lý kinh tế theo hướng xoá bỏ lối hành chính- cung cấp, thực hiện phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở cải tiến quản lý kinh tế, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/CP ngày 29/1/1976 về chấn chỉnh tổ chức sản xuất, đưa quản lý kinh tế vào nền nếp và cải tiến một bước về lao động, quy định về quyền làm chủ tập thể của công nhân viên chức tại các đơn vị sản xuất- kinh doanh của Nhà nước thể hiện qua bốn vấn đề đó là: Lao động sản xuất; Xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước, bảo vệ tổ quốc, cơ sở, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa; Tổ chức phân phối và chăm lo đời sống cho người lao động.

Một sự kiện pháp lý hết sức quan trọng trong thời kỳ này là sự ra đời của Hiến pháp 1980 đã quy định “Lao động là quyền, nghĩa vụ và là vinh dự hàng đầu của công dân. Công dân có quyền có việc làm. Người có sức lao động phải lao động theo quy định của pháp luật. Nhà nước dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá mà tạo thêm việc làm, sắp xếp công việc căn cứ vào năng lực, nguyện vọng cá nhân và yêu cầu của xã hội, nâng cao trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡng sức lao động. . .” (Điều 58 Hiến pháp 1980).

Có thể nói trong thời kỳ này, do mô hình kinh tế được áp dụng một cách dập khuôn, máy móc chỉ dựa vào hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh mà luật lao động trong thời kỳ này chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ hành chính giữa công nhân viên chức với Nhà nước. Chưa phát huy được tiềm năng lao động- việc làm của các thành phần kinh tế và người lao động. Hậu quả là biên chế Nhà nước ngày càng phình ra trong khi năng suất lao động không cao, tăng trưởng kinh tế còn chậm dẫn đến khủng hoảng kinh tế- xã hội thời kỳ này.

c) Thời kỳ 1987 đến nay


Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt nam đã đề ra và tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế với chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới về kinh tế đã kéo theo sự thay đổi trong lĩnh vực lập pháp, pháp luật lao động trong thời kỳ này cũng có nhiều nét nổi bật, xây dựng được một ngành luật lao động với đối tượng điều chỉnh mới.

Hiến pháp 1992 ra đời ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các thành phần kinh tế tư nhân, quyền tự do thuê mướn lao động được thừa nhận. Lúc này quan hệ lao động không chỉ tồn tại trong các xí nghiệp, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước mà có trong mọi tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 19/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí