Chương 2: Nội dung pháp luật bảo vệ người lao động trong luật lao động Việt nam
Chương 3:Các giải pháp để bảo vệ người lao động tốt hơn trong nền kinh tế thị trường.
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN PHẢI THIẾT BẢO
VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1.1.1 Khái niệm về thị trường lao động
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - 1
- Pháp Luật Lao Động Việt Nam Trong Điều Kiện Kinh Tế Thị Trường
- Sự Điểu Chỉnh Của Luật Lao Động Đối Với Quan Hệ Lao Động
- Quy Định Của Pháp Luật Bảo Vệ Người Lao Động Trong Quan Hệ Lao Động.
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
1.1.1.1 Khái niệm về thị trường lao động
Cùng với thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. . . thị trường lao động là một trong những thị trường đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp đến con người, đến sức lao động của con người. Lý luận về thị trường lao động đã được đề cập nhiều trong các tác phẩm kinh điển, trong sách giáo trình kinh tế học hiện đại cũng như trong các công trình nghiên cứu khoa học.
Thị trường lao động là thị trường luôn vận động và thay đổi qua các chế độ xã hội khác nhau do đó các khái niệm về thị trường lao động cũng thay đổi và hoàn thiện cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội, và nhận thức về thị trường lao động cũng không thể đồng nhất, bất biến mà nó có sự thay đổi cùng với sự thay đổi của các điều kiện về kinh tế, lịch sử và xã hội. Dưới đây ta tiếp cận các khái niệm khác nhau về thị trường lao động.
Khái niệm thị trường lao động đã được đưa ra trong Đại từ điển kinh tế thị trường là: “Thị trường lao động là nơi mua bán sức lao động của người lao động”. Định nghĩa được đưa ra ở đây nhấn mạnh về một loại hàng hoá phổ biến và chủ yếu của thị trường lao động, đó là sức lao động. Quan điểm coi sức lao động là một loại hàng hoá đã được các nhà kinh điển nghiên cứu và
đưa ra, cụ thể như Mác đã nghiên cứu về giá trị của sức lao động và đưa ra định nghĩa về quy luật giá trịvà giá trị thạng dư trong kinh tế chính trị.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra một định nghĩa về thị trường lao động đó là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của người lao động cũng như mức độ tiền công. Khái niệm trên của ILO lại định nghĩa về thị trường lao động về khía cạnh việc làm và tiền công mà không phải là sức lao động như định nghĩa trên.
Với cách đặt vấn đề khác nhau, nhấn mạnh ở một phương diện nào chúng ta sẽ đưa ra định nghĩa về thị trường lao động dựa trên phương diện đó. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể đưa ra khái niệm về thị trường lao động có tính chất phổ biến, và dễ hiểu nhất đó là:
Trước hết thị trường lao động phải là nơi thực hiện mua bán hàng hoá giữa bên bán và bên mua, hàng hoá được mang ra trao đổi chính là sức lao động và công việc phải làm được trả công. Trong quan hệ mua bán này người mua chính là người sử dụng lao động, có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Người bán là cá nhân người lao động, và chính bản thân người lao động phải tham gia, họ mang sức lao động của mình làm một công việc nhất định và được trả công cho công việc đó. Do đó, khái niệm thị trường lao động có thể hiều là nơi thực hiện việc làm được trả công qua các quan hệ mua và bán giữa người cung ứng lao động và người sử dụng lao động, tức là thông qua các quan hệ về cung cầu lao động.
1.1.1.2 Đặc điểm của thị trường lao động
Lao động được đem ra mua bán trên thị trường lao động không phải là lao động trừu tượng mà là lao động cụ thể, lao động đó thể hiện qua việc làm, và để đánh giá chất lượng lao động chúng ta đánh giá thông qua năng suất lao động của người lao động. Một thị trường lao động tốt, lý tưởng là thị trường ở đó số lượng và chất lượng cung ứng việc làm, sử dụng việc làm về cơ bản là tương ứng nhau.
Thị trường lao động ra đời và phát triển khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, ở đó có những người bị bần cùng hoá, không có tư liệu sản xuất đã phải bán sức lao động, tài sản duy nhất của mình cho người có trong tay tư liệu sản xuất và có nhu cầu thuê mướn người khác làm việc cho mình , quan hệ thuê mướn này luôn gắn liền với việc thực hiện một công việc nhất định đó là việc làm, nhưng cho đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời, sức lao động của con người mới hoàn toàn được giải phóng và là tài sản riêng của mỗi cá nhân con người, thị trường lao động mới thực sự đúng với nghĩa của nó. Trải qua quá trình phát triển, các đặc trưng phân biệt thị trường lao động với các thị trường khác chủ yếu dựa vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá sức lao động. Trong các nước, dù thể chế chính trị- xã hội và trình độ phát triển khác nhau nhưng đặc trưng của thị trường lao động có những nét tương đồng đó là:
- Lao động không thể tách rời khỏi người cung ứng (người lao động), sức lao động là một loại hàng hoá, khác với hàng hoá thông thường mối quan hệ giữa người mua và người bán kết thúc khi đã thoả thuận xong việc mua bán, quyền của người mua sẽ được thiết lập khi đã thực hiện việc thanh toán, còn người bán không còn sở hữu hàng hoá của mình khi được thanh toán. Nhưng đối với hàng hoá sức lao động thì lúc này quan hệ lao động mới bắt đầu được hình thành, người làm thuê không hoàn toàn tách biệt sức lao động của mình mà phải tích cực chủ động trong quá trình khai thác và sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ với số lượng, chất lượng ngày càng tốt hơn.
- Người lao động vẫn giữ quyền kiểm soát sức lao động, do vậy mối quan hệ lao động là mối quan hệ lâu dài. Việc duy trì và phát triển mối quan hệ lao động tốt đẹp là cần thiết nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, người sử dụng lao động cần phải xây dựng một chế độ đãi ngộ, khuyến khích, tạo động lực phù hợp với người lao động thông qua việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi xã hội. . . là những công cụ hữu hiệu góp phần duy trì và phát triển quá trình lao động.
- Chất lượng lao động của người lao động không đồng nhất. Chất lượng lao động ở mỗi người lao động khác nhau về giới tính, tuổi tác, thể lực, trí lực và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng khéo léo, độc lập trong công việc, sức sáng tạo. . .do vậy việc đánh giá chất lượng lao động của người lao động là công việc hết sức khó khăn cho người tuyển dụng, bởi khả năng này nhiều khi chỉ được bộc lộ thông qua quá trình làm việc.
- Lao động vừa là đầu vào của quá trình sản xuất, vừa là yếu tố quyết định số lượng và chất lượng của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, do vậy các chính sách về tuyển dụng, tiền lượng, bảo hiểm. . .không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một tổ chức mà còn ảnh hưởng đến các chính sách vĩ mô như giá cả, việc làm. . .
- Kết quả của quá trình lao động được phản ánh qua năng suất lao động của người lao động, thông thường năng suất lao động này luôn mang lại lợi ích hơn giá trị ban đầu của nó (khoản tiền công được trả để người lao động làm việc) do vậy nó thường đem lại lợi nhuận, làm tăng thêm giá trị hàng hoá nên dễ phát sinh tình trạng bóc lột nên cần sự quản lý, điều tiết của Nhà nước.
1.1.1.3 Hàng hoá sức lao động và việc làm trên thị trường lao động
Khi tham gia thị trường lao động, người lao động luôn mong muốn sẽ bán được hàng và người sử dụng lao động luôn móng muốn sẽ mua được hàng. Hàng hoá ở đây chính là sức lao động của người loa động và việc làm có trả công của người sử dụng lao động.
a) Sức lao động
Sức lao động của cá nhân người lao động, là tài sản gắn liền với người lao động, nó chính là năng lực làm việc của người lao động bao gồm cả thể lực và trí lực. Đặc trưng của sức lao động:
- Sức lao động luôn tồn tại gắn liền với bản thân người lao động. Nó là loại hàng hoá đặc biệt không thể nhìn thấy, sờ thấy, không thể mang ra đong đếm được nhưng nó lại là hàng hoá có giá trị nhất, chính vì vậy mà người ta
không thể định tính hay định lượng được trong việc xác định giá trị đích thực
của nó. Tuy không nhìn thấy, nhưng không vì thế mà nó trừu tượng mà ngược lại nó được biểu hiện ra ngoài hết sức cụ thể thông qua người lao động cụ thể.
- Sức lao động không thể đem ra mua đứt, bán đoạn như các loại hàng hóa khác, nó được thực hiện trong một thời gian dài và luôn có sự giàng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua quan hệ lao động. Trong suốt thời gian đó người lao động sẽ làm những công việc nhất định cho người sủ dụng lao động và được trả tiền công cho công việc đó.
- Sức lao động là một loại hàng hóa mà khi sử dụng nó sẽ sáng tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu của bản thân. Đây là đặc trưng nói lên giá trị của sức lao động so với các loại hàng hoá thông thường. Giá trị hàng hoá sức lao động trên thị trường lao động được biểu hiện thông qua tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Tiền lương này được xác định thông qua năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động.
Giá trị sức lao động sẽ kết tinh vào trong sản phẩm mang lại giá trị cũng như giá trị sử dụng của sản phẩm. Chính sự kết tinh của sức lao động vào sản phẩm mà khi tính tiền lương người sử dụng lao động sẽ căn cứ vào sức lao động của anh ta bỏ ra cho từng sản phẩm để trả lương cho người lao động. Như vậy sức lao động vừa là yếu tố chi phí của quá trình sản xuất đồng thời cũng là yếu tố mang lại lợi ích cho quá trình đó.
b) Việc làm
Cùng với sức lao động, việc làm là yếu tố làm nên thị trường lao động hoàn chỉnh, việc làm cũng có thể coi là một loại hàng hoá trên thị trường lao động, do vậy việc làm trước hết phải có ích tức là việc làm đó chứa đựng khả năng đem lại lợi ích cho người mua nó, theo đó việc làm được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn sau.
- Tính chất cá nhân hay tập thể của việc làm.
- Tính chất kỹ thuật của việc làm. Đó là đòi hỏi việc áp dụng công nghệ và khoa học vào công việc đó.
- Tính chất thành thạo của việc làm
- Tính chất kinh tế của việc làm
- Tính chất cơ động của việc làm
Dựa vào các tính chất nêu trên của việc làm mà người ta chia việc làm thành những phạm trù nghề nghiệp-xã hội khác nhau. Các tính chất trên thể hiện cả hai mặt của việc làm đó là tính cá nhân của việc làm (Mức độ thành thạo, khả năng cơ động . . .) và cả tính xã hội của việc làm (tính kinh tế của việc làm, tính tập thể vì mỗi một cá nhân là một thành viên trong tổ lao động như một phân xưởng hay một doanh nghiệp. . . ). Trên thị trường lao động có rất nhiều các loại nghề nghiệp-xã hội khác nhau, đó là tập trung của những công việc cùng một loại lại với nhau tạo nên sự phong phú của việc làm và chất xã hội của việc làm. Tuy nhiên tính chất xã hội của việc làm đòi hỏi nó phải đáp ứng được những tiêu trí nhất định thể hiện các yêu cầu của xã hội và phải được xã hội chấp nhận. Điều này lý giải vì sao trong xã hội có rất nhiều hoạt động tạo ra thu nhập nhưng không được coi là việc làm cả về phương diện xã hội lẫn pháp luật.
Như vậy, xét về phương diện kinh tế-xã hội, việc làm là các hoạt động lao động, đem lại lợi ích, thu nhập cho người lao động. Việc làm là hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội thừa nhận.
Việc làm là vấn đề hết sức quan trọng và được người lao động quan tâm, vì đi liền với vấn đề việc làm là thất nghiệp, vì vậy giải quyết việc làm là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm tạo việc làm và đảm bảo việc làm cho người lao động, hạn chế thất nghiệp, thực hiện phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo các vấn đề xã hội.
Khi giải phóng sức lao động, pháp luật thừa nhận sức lao động là tài sản thuộc sở hữu của mỗi cá nhân, người lao động có quyền bán sức lao động của mình cho bất kì ai. Và ai có trong tay tư liệu sản xuất đều có thể thuê mướn người khác làm việc cho mình tạo nên thị trường lao động phong phú và sôi động .
Tuy nhiên, con người sống trong một xã hội, cho dù chế độ xã hội đó tôn trọng quyền tự do của con người ở mức độ tối đa thì quyền tự do đó cũng không phải là tuyệt đối. Quan hệ tự do giao kết hợp đồng lao động cũng vậy, nó chỉ có thể thực hiện khi tuân theo các quy định của pháp luật và khi gạt bỏ các quy định của pháp luật ra nó còn phải tuân thủ các quy luật của thị trường, một trong các quy luật cơ bản cần quan tâm đó là quy luật về cung cầu trên thị trường. Mức cung cầu của lao động lại phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác của thị trường, của tình hình kinh tế- xã hội của đất nước và thế giới. Mức cầu lao động của người sử dụng lao động trước hết bị chi phối bởi nhu cầu của con người trong xã hội, ttrong khi đó nhu cầu của con người luôn thay đổi theo khả năng và sở thích tiêu dùng. Nếu mức cung lao động phù hợp với mức cầu lao động, với điều kiện mức cầu có khả năng thu hút tất cả những người có khả năng lao động trong xã hội thì thị trường lao động cân bằng và vận hành thắng lợi. Trong trường hợp ngược lại , cung lao động lớn hơn cầu lao động thì thị trường lâm vào tình trạng không ổn định, khi cung cao hơn mức cầu, sức lao động sẽ bị dôi dư và được bán thấp hơn giá trị của nó, và thấp hơn rất nhiều, lúc này nạn thất nghiệp trên thị trường lao động sẽ xảy ra với những hậu quả rất nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân người lao động mà nó còn ảnh hưởng đến tật tự kinh tế- xã hội của đất nước. Do vậy một thị trường lao lý tưởng là thị trường ở đó tỷ lệ lao động thất nghiệp thấp, thậm trí bằng không tuy nhiên khả năng này khó có thể xảy ra.
1.1.2 Đặc điểm của thị trường lao động Việt nam.
Trong một thời gian dài, ở Việt nam quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất bị cấm, chúng ta không chấp nhận tình trạng người bóc lột người nên không thể có quan hệ thuê mướn lao động, tất nhiên quan hệ kinh tế thị trường chưa xuất hiện.
Với chính sách mở cửa từ năm 1986, qua việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu được chấp nhận và phát triển đã từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành thị
trường lao động ở Việt Nam. Hiến pháp 1992 ra đời, quy định về mục đích
phát triển nền kinh tế ở nước ta đó là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Quuyền tự do kinh doanh của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, xoá bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch, tập trung bao cấp. Với việc thừa nhận quyền tự do kinh doanh, quyền chủ động trong việc thuê mướn, sử dụng và trả công lao động của người chủ sử dụng lao động được bảo đảm bằng hợp đồng lao động. Bộ luật lao động 1994 ra đời quy định người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sủ dụng lao động nào mà không phụ thuộc vào địa bàn tuyển dụng. Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng lao động, tăng giảm lao động theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh của mình. Do đó, hợp đồng lao động trở thành phương tiện chính của việc hình thành quan hệ lao động trên thị trường lao động, và người lao động có quyền tự do dịch chuyển lao động giữa các khu vực khác nhau thông qua hợp đồng lao động, thông qua hình thức này, người lao động và người sử dụng lao động có thể thoả thuận với nhau về tiền lương, công việc phải làm. . .Đó chính là nền tảng cho sự ra đời và hoạt động của thị trường lao động ở Việt nam.
Thị trường lao động Việt nam, bước đầu được hình thành và đi vào hoạt động với những phức tạp riêng. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã dẫn đến sự tồn tại của hai loại lao động trên thị trường hiện nay đó là: lao động trong khu vực quản lý nhà nước và quản lý xã hội, và lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh, hình thành nên hai đối tượng khác nhau thuộc sự điều chỉnh của hai ngành luật khác nhau. Đặc biệt, lao động trong các Doanh nghiệp Nhà nước trước đây làm việc theo chế độ biên chế suốt đời, lương được đảm bảo bằng ngân sách Nhà nước thì nay chuyển sang giao kết hợp đồng lao động. Sự chuyển đổi này đã gây một trở ngại khó khăn không ít cho lực lượng lao động này, buộc Nhà nước phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho việc giải quyết chế độ cho lực lượng lao động dôi dư, sắp xếp lại biên chế và đào tạo lại để cung cấp cho thị trường lao động. Sự chuyển dịch lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân cũng là một vấn đề của thị trường lao động Việt nam hiện nay bởi nó có liên quan