ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ YẾN
BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường - 2
- Pháp Luật Lao Động Việt Nam Trong Điều Kiện Kinh Tế Thị Trường
- Sự Điểu Chỉnh Của Luật Lao Động Đối Với Quan Hệ Lao Động
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Chí
Hà nội - 2005
MỤC LỤC Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN PHẢI THIẾT BẢO VỆ
NGƯỜI LAO ĐỘNG 6
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG6
1.1.1 Khái niệm về thị trường lao động 6
1.1.2 Đặc điểm của thị trường lao động Việt nam 12
1.2 Pháp luật lao động Việt nam trong điều kiện kinh tế thị trường 17
1.2.1 Quá trình ra đời và phát triển của pháp luật lao động Việt Nam 17
1.2.2 Đặc điểm của luật lao động Việt nam 22
1. 3 Sự cần thiết phải bảo vệ người lao động 26
1.3.1 Thực trạng về việc làm và thất nghiệp ở Việt nam 26
1.3.2 Những bất cập trong quá trình lao động 28
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG 32
2.1. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 32
2.1.1 Việc làm và bảo đảm việc làm 32
2.1.2 Hợp đồng lao động 36
2.1.3 Tiền lương 43
2.1.4 An toàn lao động - Vệ sinh lao động 48
2.1.5 Bảo hiểm xã hội 52
2.2 HÌNH THỨC VÀ CƠ CHẾ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG. 56
2.2.1 Hình thức bảo vệ người lao động 56
2.2.2 Cơ chế bảo vệ người lao động 68
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ81
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG
3.1 Thực trạng bảo vệ người lao động ở nước ta 81
3.1.1 Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong
nền kinh tế thị trường 81
3.1.2 Thực trạng áp dụng pháp luật trong bảo vệ người lao động 83
3.2 Giải pháp nhằm bảo vệ người lao động 90
3.2.1 Nhóm các giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động 90
3.2.2 Nhóm các giải pháp khác 99
KẾT LUẬN CHUNG 103
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động-việc làm là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia trong nền kinh tế thị trường. Lao động-việc làm cũng là một trong những nhân tố chính trong thị trường lao động, phản ánh một cách khái quát nhất thực trạng kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Thị trường lao động là một trong những thị trường non trẻ ở nước ta, mới chỉ bắt đầu hình thành và phát triển trong những năm gần đây với chủ trương chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Tuy nhiên, theo dự báo thị trường này đang và sẽ diễn ra một cách hết sức phức tạp và có nhiều bức xúc đặc biệt là trong quá trình công nghiêp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của đất nước.
Lao động Việt nam trước thềm mở cửa, trước các cơ hội quốc tế hoá và hội nhập, những thách thức đặt ra với một thị trường lao động còn non trẻ ngày một nhiều. Trước các sức ép về việc làm cho người lao động, trước thực trạng thất nghiệp của người lao động, trước khó khăn của nền kinh tế trong nước, sức ép gia tăng dân số, người lao động hiên nay càng khó khăn trong công cuộc tìm kiếm việc làm. Sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động đang làm cho sức cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng khốc liệt, làm giản đi cơ hội lựa chọn của người lao động đối với việc làm. Cho đến nay, người lao động Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, sau đó là những khó khăn, bất cập trong quá trình lao động, sự vi phạm về thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động, sự trượt giá trên thị trường làm khoảng cách chênh lệch giữa mức thu nhập và giá cả thị trường. .
.Khi tham gia vào thị trường lao động, người lao động không có mong muốn gì ngoài việc sẽ tìm được một việc làm phù hợp, với mức thu nhập có khả năng nuôi sống bản thân và nếu có thể nuôi sống gia đình. Sau khi có được việc làm mong muốn tiếp theo của họ là được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trong lao động . Mong muốn này là chính đáng và hoàn toàn hợp lý và có
cở sở, bởi vì trong mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, người lao động bao giờ cũng ở thế yếu về mặt kinh tế, và bị động trong quan hệ pháp lý so với người sử dụng lao động, vì vậy họ cần và mong muốn được bảo vệ từ phía Nhà nước với công cụ hữu hiệu nhất là pháp luật, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi cung lao động lớn hơn rất nhiều so với cầu lao động, luôn được bổ sung hàng năm.
Khi sự cạnh tranh trên thị trường ngày càn khốc liệt, vì lợi nhuận không ít các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã vi phạm các quy định của pháp luật, sẵn sàng vi phạm nghĩa vụ đối với người lao động, xâm phạm đến các lợi ích của người lao động, những vi phạm này mới đầu có thể rất nhỏ và trong phạm vi hẹp nhưng dần dần nó trở nên phổ biến và bức xúc không chỉ cho bản thân người lao động mà đối với cả xã hội. Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động cần thiết phải có một cơ chế, chủ trương phát triển một thị trường lao động lành mạnh của nhà nước và các quy định của pháp luật có khả năng bảo vệ hiệu quả người lao động, bảo vệ nguồn nhân lực của đất nước.
Chủ trương xây dựng thị trường lao động ở nước ta được đặt ra trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt nam là “Mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người lao động và của người sử dụng lao động; đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức và hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động tự tìm việc làm, nâng cao trình độ, đào tạo lại, học nghề mới để người lao động có cơ hội tìm được công việc tốt hơn”.
Bộ luật lao động 1994 ra đời có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều chỉnh quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường trên cơ sở thiết lập các chế định cơ bản bảo vệ người lao động làm công ăn lương, bảo vệ người lao động trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Thực tế thi hành bộ luật lao động đã bảo vệ người lao động như thế nào? hiệu quả
của việc thực hiện và thực trạng người lao động đã được bảo vệ tốt hay chưa
theo tinh thần, ý nghĩa của Bộ luật lao động đề ra? Người lao động đã thật sự vận dụng các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ mình trước sự xâm phạm từ phía người sử dụng lao động? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động áp dụng và thực thi pháp luật của nước nhà, và một phần phụ thuộc vào khả năng am hiểu pháp luật của người lao động.
Với mong muốn nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật lao động, đặc biệt nghiên cứu cơ chế bảo vệ người lao động trong luật lao động hiện nay đặt trong mối liên hệ thực tế giữa các quy định của pháp luật và thực tế thi hành để thấy được luật đã bảo vệ người lao động như thế nào, người lao động đã được ra sao trong nền kinh tế thị trường? tôi đã chọn đề tài “ Bảo vệ người lao động bằng pháp luật lao động Việt nam trong nền kinh tế thị trường”.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Có thể nói, nghiên cứu về vấn đề lao động, thị trường lao động mới chỉ được đề cập đến chủ yếu dưới góc độ kinh tế-lao động. Việc nghiên cứu lĩnh vực này thuộc về các chế định của luật lao động cụ thể cũng đã được các nhà nghiên cứu đưa ra ở các cấp độ khác nhau của đề tài như vấn đề về Bảo hiểm xã hội; An sinh xã hội; Việc làm; Hợp đồng lao động. . . nhưng nghiên cứu dưới dạng tổng quát về việc bảo vệ người lao động trong pháp luật lao động Việt nam thì chưa có nhiều. Do vậy, đề tài luận văn chỉ muốn góp thêm một phần rất nhỏ vào việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản của luật Lao động Việt nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tình hình lao động-việc làm hiện nay ở nước ta, thực trạng người lao động ngày càng có vị thế yếu đi, sự phát triển nhanh chóng của tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước đã ảnh hưởng như thế nào đến người lao động. Người lao động đã được bảo vệ như thế nào bằng các quy định của pháp luật, thực trạng về hiện tượng vi phạm các quy định của pháp luật trong bảo vệ người lao động, từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm
hạn chế sự vi phạm, và bảo vệ một cách tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, đặc biệt là các quy định trong Bộ luật lao động 1994 đã được sửa đổi bổ sung năm 2002. Ngoài các quy định của pháp luật luận văn còn nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật lao động ở Việt nam. Tuy nhiên lao động-việc làm là hai vấn đề hết sức phức tạp, do đó trong phạm vi đề tài tác giả không có tham vọng có thể giải quyết toàn bộ tất cả các vấn đề, và toàn diện được những vấn đề đưa ra, mà chỉ tập trung vào một số các vấn đề đang trở nên bức xúc hiện nay trong lĩnh vực lao động như: việc làm, hợp đồng lao động; tiền lương. . .đó là những vấn đề quan trọng trong mối quan hệ lao động làm công ăn lương giữa người lao động với người sử dụng lao động, đối tượng chủ yếu của luật lao động.
Với mục đích và đối tượng nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
- Xem xét những vấn đề có tính khái quát chung về thị trường lao động, đặc điểm của thị trường lao động Việt nam dấn đến nhu cầu cần thiết phải bảo vệ người lao động.
- Nghiên cứu quá trình hình thành, pháp triển và đặc điểm của pháp luật lao động Việt nam.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ người lao động, đặc biệt là các quy định của Bộ luật lao động 1994 đã được sửa đổi bổ sung năm 2002. Thực tế người lao động và người sử dụng lao động đã vận dụng và thực hiện nó như thế nào, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ người lao động.
- Đưa ra các kiến nghị nhằm bảo đảm cho việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật cũng như trong việc bảo vệ tốt hơn nữa những quyền và lợi ích hợp pháp của người lao đọng, người sử dụng lao động trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiếp cận và giải quyết vấn đề, tác giả sử dụng phép biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật. Ngoài ra để phù hợp với đề tài, và những vấn đề của luận văn, tác giả còn sử dụng đan xen các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Hệ thống hoá; phân tích; tổng hợp, khảo sát. . .
5. Ý nghĩa của luận văn
Khi thực hiện đề tài, tác giả không có nhiều tham vọng, tuy nhiên với những gì được viết trong đề tài này tác chỉ mong muốn luận văn sẽ đưa ra được những vấn đề đang cần được quan tâm, đáng quan tâm khi chúng ta mong muốn phát triển nguồn nhân lực dồi dào của đất nước, luận văn đã:
- Làm sáng tỏ thêm những vấn đề có tính lý luận về lao động, thị trường lao động, sức lao đọng, vấn đề việc làm, cũng như ý nghĩa của việc bảo vệ người lao động, giải quyết việc làm, chống thất nghiệp dưới góc độ kinh tế- xã hội cũng như góc độ điều chỉnh của pháp luật.
- Tìm hiểu được những bức xúc của người lao động, khó khăn mà họ gặp phải, cũng như những tồn tại của quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật ở nước ta, vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
- Đưa ra một số kiến nghị có tính chất phương hướng, cũng như một số giải pháp cụ thể, nhằm góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống một cách hiệu quả hơn, bảovệ tốt nhất người lao động trong nền kinh tế thị trường
Ngoài ra luận văn còn có ý nghĩa tham khảo đối với những ai quan tâm.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương.
Chương 1: Khái quát chung về thị trường lao động, pháp luật lao động Việt nam, sự cần thiết phải bảo vệ người lao động trong nền kinh tế thị trường.