Công Cụ Gửi Thư Điện Tử Của Vnexpress.net (Nguồn: Internet)


> Diễn đàn trực tuyến trực tiếp: Thường được BMĐT tổ chức 1 - 2 tháng/1 lần, dưới các hình thức: giao lưu trực tuyến qua e.mail, bàn tròn, đối thoại (talk), Hot Face. Kịch bản cụ thể phải được chuẩn bị kỹ trước đó từ 5 đến 10 ngày, gồm: chủ đề thảo luận, khách mời có thể là 1 - 5 chuyên gia, thường là cá nhân có thẩm quyền hoặc nhà khoa học, nhà chuyên môn nghiệp vụ, người nổi tiếng. Người tổ chức diễn đàn phải là những nhà báo có trình độ chuyên môn cao, có bề dày tri thức về mọi mặt và sự nhạy cảm nhất định để có thể quyết định nhanh việc thông tin gì có thể mang ra tranh luận, thu hút được nhiều công dân tham gia, mà vẫn kiểm soát được hướng đi của diễn đàn, dự báo được hiệu quả tác động của thông tin trong diễn đàn đối với xã hội. Công dân có thể đặt câu hỏi đối với khách mời của diễn đàn, hoặc với những công dân khác đang tham gia trực tuyến với diễn đàn. Công dân tham gia thảo luận trên diễn đàn (thông qua e.mail) có thể chính danh, nặc danh hoặc ẩn danh. Ví dụ: nhandan.com.vn/Giao lưu trực tuyến về tăng tuổi nghỉ hưu/15:09 24/12/2019

NDĐT- Từ 9 giờ đến 11 giờ sáng nay, 21-5, Báo Nhân Dân phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động. Đây là một trong những nội dung trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) thu hút sự quan tâm của xã hội.

- Nội dung diễn đàn: vnexpress.net thường xoay quanh những vấn đề gần gũi với cuộc sống dân sinh; vnn.vn: về vấn đề chính trị, kinh tế tầm vĩ mô, mang tính nghiêm túc, hoặc bàn bạc về các chủ trương, chính sách mới; nhandan.com.vn: đánh giá những thành tựu mà chính sách mang lại cho cuộc sống thực tiễn, những chênh lệch giữa chính sách và thực tiễn, từ đó tìm ra giải pháp tháo gỡ; dantri.com.vn tuoitre.vn: tập trung vào những chủ đề nóng trong thời điểm tổ chức diễn đàn, liên quan đến những vấn đề quốc kế, dân sinh, hay văn hóa, y tế mà công dân đang quan tâm, hay chia sẻ kinh nghiệm, quan điểm xã hội.

Kết quả khảo sát cho thấy, BMĐT tổ chức rất tốt diễn đàn, với nhiều hình thức phong phú, với các chủ đề đa dạng, thiết thực với cuộc sống, được đông đảo công dân tham gia thảo luận. Theo góc nhìn của tác giả luận án, vnexpress.net, dantri.com.vn, tuoitre.vn có cách thức tổ chức diễn đàn gần gũi, chủ đề diễn đàn bám sát cuộc sống đời thường, nên thu hút được đông đảo tầng lớp bình dân


tham gia. Cách thức tổ chức diễn đàn của nhandan.com.vn, vnn.vn khá nghiêm túc, chủ đề diễn đàn mang tầm vĩ mô, các khách mời tham gia diễn đàn thường là những nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn khoa học lớn, do đó, công dân bình thường ít tham gia. Trả lời cho câu hỏi B13, mục 7, lý do công dân không tham gia thảo luận trên diễn đàn do BMĐT tổ chức, ngoài ý kiến cho rằng không có thời gian, thì còn có nguyên nhân thuộc về hạn chế của những tờ BMĐT này, như: diễn đàn quá nghiêm túc; cách tổ chức không thân thiện; tờ báo ở “tầm cao” quá nên ngại.

* Báo mạng điện tử tiếp nhận thông tin, ngôn luận của công dân thông qua địa chỉ Tòa soạn và địa chỉ E.mail, qua số điện thoại nóng

- Địa chỉ Tòa soạn và Địa chỉ E.mail:

Bất cứ cơ quan BMĐT nào cũng phải cung cấp công khai địa chỉ thực của Tòa soạn và địa chỉ e.mail, với mục đích để tiếp nhận mọi thư từ, tài liệu, công văn, báo cáo phản hồi vụ việc, giấy mời của các cơ quan hành chính Nhà nước, của tổ chức xã hội và doanh nghiệp, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và gặp gỡ trực tiếp với mọi công dân. Khảo sát trên trang chủ của BMĐT, các tòa soạn BMĐT chỉ cung cấp địa chỉ e.mail chung của tòa soạn hoặc của Ban Bạn đọc, không cung cấp địa chỉ e.mail của từng chuyên mục nhỏ và của cá nhân nhà báo. Tuy nhiên, tùy theo mối quan hệ thân thiết hay không giữa nhà báo và công dân (nguồn tin), nhà báo sẽ chủ động cung cấp địa chỉ e.mail của mình cho công dân để tiện liên hệ hai chiều.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Thay vì cung cấp địa chỉ e.mail, vnexpress.net cung cấp một công cụ gửi thư điện tử trực tiếp trên giao diện tờ báo - hộp Liên hệ - khá hiện đại và mang tính chuyên nghiệp, khi nhấp chuột vào hộp Liên hệ, hộp thư được mở ra với các tùy chọn có sẵn, rất dễ thực hiện. Chỉ cần nhấp chuột vào mục “Gửi tới” sẽ hiện địa chỉ tất cả các Phòng - Ban trong Tòa soạn, bạn đọc dễ dàng chọn địa chỉ và gửi tác phẩm do mình thực hiện, hoặc đơn thư khiếu nại, tố cáo,....đến nơi mình muốn. Sau một hoặc hai giây, thư của bạn đọc sẽ đến tay người nhận và cũng khoảng sau vài giây, bạn đọc sẽ nhận được thông báo thư của mình đã đến nơi theo yêu cầu. Lượng thư tín theo đường Bưu chính và e.mail được gửi về địa chỉ Tòa soạn của các tờ BMĐT mỗi ngày cũng không nhiều, trung bình khoảng


10 đến 100 thư, chủ yếu là công văn, giấy tờ hành chính của các cơ quan nhà nước, trong số đó, đơn thư của công dân chỉ chiếm 1 - 2%.

2000

Liên hệ Tòa soạn

S

Họ tên

v…

Cá…

Email Gửi tới Tiêu đề

Nội dung

KiểuĐịnh dạng



File đính kèm (không bắt buộc)

Kéo thả tập tin vào đây hoặc chọn tập tin để tải lên


S

Hình 2.2: Công cụ gửi thư điện tử của vnexpress.net (Nguồn: Internet)

Theo kết quả điều tra của tác giả luận án, công cụ Địa chỉ Tòa soạn không thực sự hiệu quả đối với công dân khi thực hiện QTDNL trên báo chí. Có một số nguyên nhân được chỉ ra, tuy nhiên, đáng chú ý là nguyên nhân về tâm lý “khép kín” người Việt: không thích đến chốn công quyền; tốn tiền vì phải gửi phát nhanh [Câu B13, mục 2, 3, 4].

Đối với bài vở, đơn thư của công dân gửi theo địa chỉ E.mail, bộ phận tiếp nhận, xử lý e.mail, hoặc Ban Bạn đọc, sẽ xử lý theo đúng quy trình nghiệp vụ: đọc, tiến hành phân loại, sàng lọc lựa chọn những thông tin tốt, có cơ sở chắc chắn thì chuyển về cho các bộ phận chuyên môn thích hợp để xử lý, đăng tải, hoặc để làm tư liệu sử dụng cho tác phẩm báo chí tương lai Những thông tin nào không có cơ sở chắc chắn, nếu xét thấy không sử dụng được, các trưởng Ban hoặc Thư ký tòa soạn sẽ tiến hành xóa e.mail mà không phải trả lời [tổng hợp từ các PVS 2,5,6,7,9,12, mục 2.2., câu 2,4,6]. Từ thông tin của công dân cung cấp qua địa chỉ Tòa soạn và E.mail, Dantri.com.vn đã


thực hiện rất tốt công việc Điều tra qua thư bạn đọc, như: Vụ hàng chục hộ dân thấp thỏm vì mỏ đá: “Dân đồng thuận mới cho khai thác”[ngày 3/8/2020]; Chính quyền tháo dỡ, bê tông hóa “con đường đau khổ”, dân vỡ òa vui sướng (Phú Yên) [ngày 02/8/2020],...

Theo kết quả điều tra của tác giả luận án (câu B13, mục 4), công dân thường sử dụng công cụ e.mail để chia sẻ các địa chỉ từ thiện cần được giúp đỡ trong cộng đồng, còn mức độ công dân sử dụng e.mail để bàn luận về những vấn đề thời sự của đất nước thì không cao, chỉ có vnexpress.net tuoitre.vn là có nhiều người đã sử dụng công cụ e.mail nhiều lần (từ 11 lần đến 31 lần). Điều đó có nghĩa, BMĐT chưa thực sự thu hút được số lượng lớn công dân trở thành bạn đọc thân thiết của mình thông qua địa chỉ e.mail, có nhiều lý do, trong đó có lý do: “không nhớ địa chỉ”.

- Số điện thoại nóng:

Số điện thoại nóng là một công cụ tiện ích để công dân có thể nhanh chóng cung cấp thông tin, chia sẻ ý kiến, tố cáo hành vi tiêu cực của ai đó, bởi trong thời đại số, ngày càng nhiều hơn số lượng công dân có điện thoại di động. (Theo Vnetwork, năm 2019, nước ta đã có 143,3 triệu số thuê bao điện thoại/ gần 97 triệu dân). Mỗi ngày, BMĐT có thể nhận được hàng trăm cuộc điện thoại, hầu hết là thông tin về tai nạn giao thông, cháy nổ, môi trường, hoặc tranh chấp dân sự,... Những thông tin này sau khi sàng lọc, nếu thấy có giá trị thì lãnh đạo bộ phận sẽ cử PV đi xác minh, triển khai thành tin - bài. Đường dây nóng của nhandan.com.vn hoạt động khá hiệu quả, thể hiện ở chuyên mục Thông tin nhanh qua đường dây nóng của nhandan.com.vn mỗi tuần thông báo từ 10 - 15 vụ việc mà tờ báo nhận được từ công dân cả nước (như: Cầu Ông Me Lớn, trên quốc lộ 53, đoạn qua tỉnh Vĩnh Long, chưa được lắp đèn chiếu sáng, tiềm ẩn nguy hiểm cho người đi lại vào ban đêm; Nhiều cơ sở chế biến mực và ao tôm xả thẳng chất thải chưa qua xử lý xuống vùng biển Đề Gi, đoạn qua xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định,...), sau đó là thông điệp của tờ báo: “Đề nghị chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan những vụ việc nêu trên chỉ đạo kiểm tra, xử lý và hồi âm cho báo để


thông tin cho bạn đọc”. Đường dây nóng của Tuoitre.vn hoạt động cũng khá hiệu quả (Ví dụ: tin báo hóa đơn tiền điện chênh lệch ở Tp. HCM; nhà có 4 tầng hầm ở Hà Nội,...). Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà báo [PVS 4, mục 1.1, câu 2; PVS 13, mục 2.2, câu 4], công cụ đường dây nóng hoạt động chưa thực sự hiệu quả với vai trò là một “nguồn tin” tin cậy, bởi có những cuộc điện thoại nặc danh, thậm chí, mượn danh nghĩa là cung cấp thông tin để “bới móc, hạ bệ” một cá nhân nào đó.

* Báo mạng điện tử khai thác và sử dụng “lời nói chính danh” của công dân trong tác phẩm báo chí:

Khai thác và sử dụng tư liệu “lời nói chính danh” của công dân trong tác phẩm báo chí là phương thức tối ưu để BMĐT thực hiện quyền “tự do nói trên báo chí” của công dân. Theo lý thuyết Thông tin giao tiếp, khi công dân đồng ý nói cho nhà báo biết, có nghĩa là, mối quan hệ pháp lý đã diễn ra, thì hệ quả thông tin thật hay giả, đúng hay sai, cũng sẽ được nhìn nhận dưới góc độ quan hệ pháp lý, cả người cung cấp thông tin và nhà báo - ai cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều mình đã nói, đã viết. TDNL lúc này sẽ được “soi” dưới góc độ “quyền”, có nghĩa là, dưới sự giám sát của luật pháp.

- Tần suất báo mạng điện tử sử dụng lời nói của công dân trong tác phẩm báo chí

Khảo sát số lượng tin - bài của BMĐT có dẫn lời nhân vật, cho thấy, số lượng Tin có dẫn lời nhân vật thì chỉ chiếm khoảng 1/150 số lượng Tin được đăng tải trong ngày - một số lượng quá nhỏ, do đó tác giả luận án không khảo sát thể loại này, mà chỉ khảo sát thể loại là “bài”, như: phản ánh, phóng sự, điều tra. Các “bài” là các thể loại khác, như: bình luận (thuộc về quan điểm cá nhân nhà báo) cũng không khảo sát. Bài khoảng 1.300 chữ đến 1.500 chữ thường có ít nhất là 1 trích dẫn lời nói của nhân vật, nhiều nhất là 9 trích dẫn (kể cả trong box đính kèm). Ví dụ: Khảo sát hiện trạng tác phẩm BMĐT về sự kiện Covid - 19 bùng phát ở miền Trung trong khoảng thời gian từ ngày 25/7/2020 đến ngày 13/9/2020.


500

400

300

200

100

0

TP không có TD

TP có TD

Biểu đồ 2.3: Số lượng tác phẩm BMĐT có trích dẫn lời nói của công dân trong sự kiện Covid - 19, từ ngày 25/7/2020 đến ngày 13/9/2020


vnexpress

vnn

nhandan

dantri

tuoitre

(Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2020)

Theo kết quả khảo sát, đa số tác phẩm là “bài” có từ 1 - 3 trích dẫn lời nói của nhân vật. Số lượng bài có từ 6 - 9 trích dẫn lời nói nhân vật không nhiều.

Biểu đồ 2.4: Số lượng trích dẫn trong tác phẩm BMĐT về Covid - 19 từ ngày 25/7/2020 đến ngày 13/9/2020

Nguồn Kết quả khảo sát của luận án năm 2020 Hình thức báo mạng điện 1

(Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2020)

- Hình thức báo mạng điện tử sử dụng lời nói của công dân trong tác phẩm báo chí:

> Báo mạng điện tử trích dẫn lời nói của nhân vật

Trích dẫn lời nói nhân vật là một hình thức phổ biến trong sáng tạo tác phẩm báo chí. Theo lý thuyết Thông tin giao tiếp và lý thuyết Người gác cổng, để có được một trích dẫn lời nói của nhân vật đúng như những gì họ nói và đúng bản chất của sự thật, nhà báo phải có sự giao tiếp trực tiếp với nhân vật, trực tiếp nghe và ghi âm (nếu được nhân vật cho phép), hoặc ghi chép cẩn thận, sau đó kiểm chứng độ chính xác qua nhiều nguồn, biên tập để cắt bỏ những từ


ngữ khó hiểu, thô thiển, hoặc nội dung không tốt, rồi mới đưa vào sử dụng trong tác phẩm báo chí. Hầu hết tác phẩm dạng bài đều sử dụng lời nói của nhân vật dưới dạng trích dẫn trực tiếp, hoặc gián tiếp, hoặc phỏng theo.

Biểu đồ 2.5: Số lượng trích dẫn lời nói trực tiếp, gián tiếp trong tác phẩm BMĐT về Covid - 19, từ ngày 25/7/2020 đến ngày 13/9/2020

Nguồn Kết quả khảo sát của luận án năm 2020 Dù trích dẫn lời nói của 2

(Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2020)

Dù trích dẫn lời nói của nhân vật theo hình thức nào thì nhà báo cũng chỉ là người đứng sau nhân vật được trích dẫn. Thông qua lời nói của người được trích dẫn và các từ nối, quan điểm cầm bút và thái độ của nhà báo sẽ được bộc lộ rõ ràng, dẫn dắt người đọc nhận thức sự kiện theo quan điểm và thái độ ấy của nhà báo. Kết quả khảo sát cho thấy, BMĐT đã khá thành công trong việc sử dụng lời nói chính danh của công dân trong tác phẩm báo chí: (i) Hầu hết BMĐT đều làm rất tốt việc trích dẫn lời nói của ai trước, ai sau, thể hiện rõ quan điểm chính trị trong thông tin; (ii) Độ dài - ngắn của trích dẫn lời nói trong tác phẩm báo chí phù hợp với nội dung cần truyền tải; (iii) Hầu như BMĐT không mắc lỗi trích dẫn lời nói của nhân vật, dạng như: trích không hết câu, hoặc chỉnh sửa toàn bộ nội dung câu nói theo ý đồ của mình (buộc công dân phải kiện), hoặc đưa vào ngoặc kép những gì nhân vật không “nói”, mà chỉ “nghĩ”; hoặc thêm dấu ba chấm (...) vào cuối câu nói, làm cho người đọc không biết chỗ dấu ba chấm ấy hàm chứa điều gì. Kết quả điều tra của tác giả luận án ý kiến công dân về mức độ BMĐT thể hiện ngôn luận của công dân trong tác phẩm báo chí (câu B15, 781 người có ngôn luận = 95,12%) cũng phù hợp với nhận định này của tác giả luận án:


Biểu đồ 2.6: Hình thức BMĐT sử dụng ngôn luận của công dân trong Tác phẩm báo chí

Nguồn Kết quả điều tra của tác giả luận án tháng 3 2018 tháng 12 2018 3

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án, tháng 3/2018 - tháng 12/2018)

Kết quả này cho thấy, BMĐT đã giữ đúng nguyên tắc nghề nghiệp là trung thực, khách quan, tôn trọng chủ thể phát ngôn khi sử dụng ngôn luận của công dân trong tác phẩm báo chí.

- Báo mạng điện tử hầu như giữ nguyên phong cách ngôn ngữ cá nhân (cách dùng từ, khẩu ngữ, khẩu khí, ...) của chủ thể phát ngôn

Mức độ và ý nghĩa sự hiện diện của các chủ thể lời nói trong sự kiện được phản ánh trên tác phẩm báo chí sẽ cho biết họ đang ở “vòng xoắn” nào theo lý thuyết Vòng xoắn im lặng. Thực trạng cụ thể trên các trường hợp BMĐT được khảo sát:

> Báo mạng điện tử sử dụng lời nói của chủ thể công dân là Cá nhân có thẩm quyền:

Cá nhân có thẩm quyền, cao nhất trong thời điểm hiện tại là các vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ, thấp nhất là lãnh đạo tổ dân phố. Lời nói của cá nhân có thẩm quyền trong mỗi sự việc thường có ý nghĩa mang tính chỉ đạo, khẳng định đúng - sai, quyết định thực hiện hay không thực hiện, hoặc phân tích, kết luận làm rõ vấn đề,.... Chính vì vậy, những vụ việc liên quan đến chính trị, chủ quyền đất nước, chống tham nhũng, quyền lợi người dân bị xâm hại, án oan, hầu hết các tác phẩm BMĐT đều dẫn lời của các cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm tính chân thật và tính chính thống của thông tin. Những lời nói của cá nhân có thẩm quyền thường được trích dẫn trực tiếp trong ngoặc kép,

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí