bảo đảm giữ nguyên cách sử dụng từ ngữ cá nhân; tính nghiêm túc hoặc hài hước, thần thái và sức mạnh trong lời nói của cá nhân được thể hiện qua từ ngữ. Ví dụ: Bài: Hải Phòng lệnh bắt khẩn cấp 2 phụ nữ hắt dầu luyn vào thịt lợn, (Trinh Phúc, vnn.vn, ngày 07/6/2017), dẫn lời Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình: “ Tôi đề nghị quận Ngô Quyền điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Đề nghị Sở Công thương, quản lý thị trường, ban quản lý chợ kiểm tra lại, đảm bảo trật tự, văn minh thương mại và không để xảy ra các hiện tượng như vụ việc chị Xuyến trên địa bàn thành phố. Chúng ta không chấp nhận việc thành phố đang phát triển mà xảy ra chuyện như ở chợ Lương Văn Can.” Trong bài này, lời nói của cá nhân có thẩm quyền có thần thái dứt khoát, mạnh mẽ, mang tính chỉ đạo thực hiện và cũng thể hiện sự sâu sát thực tế của lãnh đạo.
Kết quả khảo sát trường hợp Covid - 19 cũng cho thấy, phát ngôn của nhân vật có thẩm quyền được BMĐT sử dụng ở mức độ cao, chiếm từ 11,3% đến 22,7%, thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt “chống dịch như chống giặc”, sâu sát của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan ban ngành.
Biểu đồ 2.7: Chủ thể phát ngôn trong tác phẩm BMĐT về Covid - 19 từ ngày 25/7/2020 đến ngày 13/9/2020
tuoitre dantri.com.vn nhandan.com.vn
vnn.vn
Cá nhân có thẩm quyền Nhà chuyên môn, khoa học Người nổi tiếng
Dân thường
vnexpress.net
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Có thể bạn quan tâm!
- Comment/378 Tác Phẩm Của 5 Tờ Bmđt Trong 2 Năm 2019 - 2020 (Vnexpress.net: 42 Bài; Vnn.vn: 163 Bài; Nhandan.com.vn: 77 Bài; Dantri.com.vn: 55 Bài; Tuoitre.vn: 41 Bài), Mong Đợi
- Bình Luận Của Công Dân Ở “Box Ý Kiến Bình Luận” Về Vụ Trung Quốc Hạ Đặt Giàn Khoan Hd981 Ở Biển Đông Năm 2014 - 2015
- Công Cụ Gửi Thư Điện Tử Của Vnexpress.net (Nguồn: Internet)
- Đánh Giá Khái Quát Thực Trạng Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân Việt Nam Hiện Nay
- Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân
- Đề Xuất Giải Pháp Thúc Đẩy Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Tốt Hơn Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân Trong Thời Gian Tới
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2020)
Pháp luật quy định nhà báo có quyền hạn và nghĩa vụ gặp gỡ, trao đổi với các cá nhân có thẩm quyền để khai thác thông tin, tuy nhiên, điều các nhà báo sợ nhất là sự né tránh cung cấp thông tin của các cá nhân có thẩm quyền. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (báo Lao động) chia sẻ: “Có bài điều tra khi đã có đầy đủ tư liệu, chứng cứ mà không thể nào gặp được nhà quản lý, có chức
năng xử lý vụ việc” [133]. Trong kết quả khảo sát thực tế các tác phẩm BMĐT, lời nói của cá nhân có thẩm quyền được sử dụng thường ở tần suất cao trong so sánh với lời nói của các chủ thể công dân khác, tuy nhiên, không phải lúc nào nhà báo cũng thuận lợi, dễ dàng trong quá trình khai thác thông tin, ngôn luận của các chủ thể này, đôi khi họ còn dựa vào Quy chế phát ngôn để né tránh, đặc biệt là trong một số vụ việc mang tính chất nhạy cảm.
> Báo mạng điện tử sử dụng lời nói của chủ thể công dân là Nhà chuyên môn khoa học:
Nhà chuyên môn khoa học là những người có chuyên môn sâu về một lĩnh vực nào đó, hoặc có kiến thức uyên thâm, như: nhà giáo, nhà khoa học, doanh nhân, kỹ sư, bác sỹ, sĩ quan quân đội, công an, luật sư, ... Đây là những người có thể dùng chuyên môn sâu của mình để nói về vụ việc, có thể làm rõ bản chất sự việc, hoặc đánh giá mức độ, tính chất của vụ việc. Đặc điểm chung trong lời nói của nhà chuyên môn khoa học là mang phong cách khoa học: chính xác, rõ ràng, khúc chiết, đôi khi có tính chất trào lộng. Ví dụ: Về vấn đề chặt cây xanh ở TP. Hà Nội năm 2015, các nhà chuyên môn khoa học đưa ra ý kiến phản đối chủ trương này của Hà Nội.
Bài : “Chặt 6.700 cây xanh: đề nghị thanh tra Chính phủ vào cuộc” (vnn.vn, ngày 23/3/2015), dẫn 02 lời của GS.TS. Nguyễn Lân Dũng (lời 1): “ Theo tôi, vấn đề đặt ra là phải truy cứu trách nhiệm của những người đề ra chủ trương này, chứ không thể dừng ở đây được. Hà Nội đã vi phạm, gây bức xúc cả nước, thì Hà Nội không thể tự thanh tra, mà thanh tra Chính phủ phải vào cuộc”. (lời 2):“Thủ đô Việt Nam rộng thứ 3 thế giới, chỉ sau Bắc Kinh và Tokyo. Hà Nội đẹp nhờ hồ và cây. Chúng ta đã lấp rất nhiều hồ. Bài học đó đau đớn lắm rồi, giờ lại đến cây xanh. Có 50.000 cây mà chặt tới 1/7 thì tôi không thể tưởng tượng được.” GS.TS. Nguyễn Lân Dũng dẫn ra những con số mang tính khoa học để chứng minh cho việc vì sao lại phản đối việc chặt cây xanh ở Hà Nội. Những lời cảnh báo có tính khoa học chính xác này của các nhà chuyên môn khoa học về chặt cây, phá rừng từ những năm trước mà không được xử lý triệt để, ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với hậu quả tàn khốc là lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng,...
> Báo mạng điện tử sử dụng lời nói của chủ thể công dân là Người của công chúng
Họ là những người có thành tích cao trong cuộc sống, hoặc những nét đặc biệt về quan điểm sống, tính cách, tình cảm, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, giải trí, du lịch, thể thao,... BMĐT thường khắc họa về họ bằng những bài báo hoặc phỏng vấn chân dung, với mục đích thu hút công chúng đọc báo, bởi lời nói của người nổi tiếng có tác động rất lớn đến một lượng công dân trẻ đông đảo - các fan của họ, có tác dụng gây ảnh hưởng. Thông tin về họ thường được BMĐT khai thác từ nhiều nguồn, trong đó có cả việc khai thác thông tin từ MXH, từ những trang web của cá nhân. Đặc điểm chung trong lời nói của những người của công chúng là phóng khoáng, gần gũi và thân mật, đôi khi hơi bốc đồng. Ví dụ: Bài “ Thúy Nga chua chát so sánh đời mình với Angela Phương Trinh” (vnn.vn, ngày 13/01/2015) có trích dẫn dòng trạng thái từ web cá nhân của nghệ sĩ hài Thúy Nga: “Em trẻ, em đẹp nên trai cho em 6 tỷ. Chị già, chị xấu nên trai lấy đi của chị 6 tỷ. Nghĩ lại tức hộc máu” và lời chia sẻ của chính nghệ sĩ Thúy Nga trong bài viết sau khi có nhiều người bàn luận về dòng trạng thái này: “Tôi chỉ chia sẻ vui vẻ thôi không có ý đá xoáy ai cả.... Lúc tôi đăng giữa Angela Phương Trinh và tôi kẻ được người mất thì ai cũng tưởng tôi đùa nên cười vỡ bụng. Một số bạn bè biết chuyện của tôi thì nói, trong lúc này vẫn còn làm trò cho thiên hạ cười được. Hay thiệt!”
> Báo mạng điện tử sử dụng lời nói của chủ thể công dân là Dân thường có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vụ việc
Hầu hết các tác phẩm của BMĐT đều dẫn lời nhân vật là dân thường có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vụ việc, đặc biệt là những vụ việc trong hai lĩnh vực: Xã hội (gồm: pháp luật, y tế - sức khỏe, đời sống xã hội, nhân ái); Văn hóa (gồm: giáo dục, giải trí, du lịch, thể thao), tuy nhiên, những vụ việc liên quan đến chính trị, ngoại giao, chủ quyền biển đảo,... thì việc sử dụng lời nói của dân thường rất hạn chế. Tùy theo tính chất vụ việc mà lời nói của dân thường được sử dụng hay không trong tác phẩm BMĐT. Đặc điểm chung lời nói của dân thường là mộc mạc, tự nhiên, dung dị, dễ hiểu, thường sử dụng phương ngữ của nơi mình sinh ra, đôi khi có sắc thái thông tục. Theo ý kiến
nhà báo [PVS 12; mục 2.2, câu 5], dân thường là người trực tiếp hoặc gián tiếp nhìn thấy, nghe thấy trong sự việc, lời nói thường mang tính chất cảm tính, do vậy, thông tin do dân thường cung cấp có thể không tuyệt đối chính xác, hoặc “tam sao thất bản”, chưa được kiểm chứng dưới góc độ khoa học và luật pháp, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian kiểm chứng thông tin. Tuy nhiên, nếu chỉ vì “kiểm chứng thông tin mất nhiều thời gian” mà sử dụng ít, hoặc không sử dụng lời nói của dân thường, vô hình trung tạo cho người đọc một tâm lý “dân thường ít được chú ý”, dẫn đến việc họ sẽ “rụt rè hơn” khi tham gia vào quá trình sản xuất thông tin của BMĐT. Theo lý thuyết “Vòng xoắn im lặng”, tỷ lệ dân thường trong xã hội thường nhiều nhất, tuy nhiên, tiếng nói của dân thường trong tác phẩm báo chí lại không nhiều, một mặt vì bản thân công dân đã sẵn có tâm lý “ngại” xuất hiện trên báo chí, thể hiện rõ ở câu trả lời cho câu B13, mục 1 trong Phiếu điều tra của tác giả luận án, như: “Ngại” lên báo, mặt khác, còn có lý do kiểm chứng thông tin từ lời nói của công dân phải mất nhiều thời gian. Ví dụ: Trong 15 tin - bài của vnexpress.net (từ 17/2/2016 đến 28/3/2016) về vấn đề Trung Quốc đặt hệ thống tên lửa lên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hầu như không có tác phẩm nào sử dụng lời của dân thường, chỉ sử dụng lời của cá nhân có thẩm quyền (30 lời) và nhà chuyên môn khoa học (42 lời).
Biểu đồ 2.8. Tương quan thái độ của công dân
khi nhà báo BMĐT khai thác tư liệu “lời nói” của công dân
Cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhiễu… Ngôn luận phản cảm, gây kích động bạo… Có thái độ nghiêm túc, sẵn sàng chịu trách…
Ngôn luận hướng tới mục tiêu tích cực
0%
20% 40% 60% 80% 100%
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án, tháng 3/2018 - tháng 12/2018) Tóm lại, sử dụng lời nói của công dân trong tác phẩm báo chí chính là
BMĐT thực hiện đúng nguyên tắc “chân thật, khách quan” trong thông tin. Tuy
nhiên, xét theo lý thuyết Vòng xoắn im lặng thì đang tồn tại một nghịch lý trong việc sử dụng tư liệu là lời nói của công dân trong tác phẩm BMĐT hiện nay: lời của nhà chuyên môn khoa học nhiều (vòng lớn nhất), lời cá nhân có thẩm quyền (vòng 2); lời của người của công chúng (vòng 3); lời của dân thường còn quá ít, ở vòng bé nhất, mà lẽ ra phải là sự ngược lại, lời dân thường phải là ở vòng to nhất. Đây là một hạn chế mà BMĐT cần phải khắc phục.
2.2.3. Báo Mạng điện tử tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân (Báo mạng điện tử thực hiện “quyền tự do khiếu nại, tố cáo trên báo chí” của công dân)
Quyền của công dân được khiếu nại, tố cáo trên báo chí mang nặng tính chất pháp lý, có liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của công dân, của quốc gia, mà BMĐT lại không phải là cơ quan tư pháp chuyên về xử lý những loại đơn thư này. Theo lý thuyết Người gác cổng, BMĐT không thể tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh như các loại thông tin thông thường khác, mà phải phối hợp với nhiều cơ quan chức năng khác để giải quyết. Do vậy, phần này không quá đi sâu vào nghiên cứu nội dung đơn thư, mà chủ yếu nghiên cứu quy trình BMĐT thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trên báo chí của công dân có tuân thủ đúng trình tự pháp lý hay không theo lý thuyết Người Gác cổng và theo quy định của Khoản 2, Điều 12, Chương II của Luật Báo chí 2016: “Báo chí trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến”. BMĐT thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trên báo chí của công dân theo hai phương thức chủ yếu:
* Phương thức trực tiếp: Báo mạng điện tử tiếp nhận, trực tiếp xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, đăng tải kết quả trên báo:
Tương ứng với quy trình thực hiện pháp luật, quy trình BMĐT thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trên báo chí của công dân cũng chia thành các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân:
> Bộ phận tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại - tố cáo:
Các cơ quan BMĐT chính thống đều có bộ phận chuyên môn tiếp nhận, tiến
hành đọc, phân loại, sàng lọc đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Đó là: Vnexpress.net: Ban Thư ký tòa soạn và tất cả các Phòng, Ban chuyên môn; Vnn.vn: “Bộ phận trực tiếp tiếp nhận QTDNL của công dân ở Vietnamnet là Ban Bạn đọc”; Nhandan.com.vn: Ban Bạn đọc; Dantri.com.vn: “Tất cả các ban chuyên môn, kể cả văn phòng, lễ tân, Ban Bạn đọc”; Tuoitre.vn: Ban Bạn đọc [PVS 2,5,6,7,9; mục 2.2, câu 2].
> Quy trình tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân,
đăng tải kết quả trên báo:
Theo khảo sát mở rộng của tác giả luận án đối với nhiều trường hợp BMĐT khác, hầu hết BMĐT Việt Nam đều thực hiện công việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, đăng tải kết quả trên báo, quy trình theo đúng trình tự pháp lý, do lãnh đạo tờ báo và lãnh đạo các Ban chuyên môn, Ban Bạn đọc trực tiếp chỉ đạo, giám sát chặt chẽ. Giai đoạn đầu tiên của quy trình là tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu do bộ phận tiếp nhận đơn - thư thực hiện, cụ thể như sau:
Mọi thông tin về đơn thư (từ khi tiếp nhận cho đến khi giải quyết xong, có kết quả đăng báo) sẽ lần lượt được nhập vào dữ liệu trong hệ thống của BMĐT: thời gian nhận đơn thư//nơi nhận đơn thư// nguồn đơn thư/ phân loại đơn thư: khiếu nại hay tố cáo, chính danh hay nặc danh//nội dung đơn thư (tóm tắt)//nhận định ban đầu về: giá trị thông tin, tính xác thực, khả năng thực hiện// dự kiến phóng viên phù hợp để thực hiện// điều kiện thực hiện (tài chính, công cụ kỹ thuật,...)//kết quả thực hiện//thông tin kết quả trên báo và thông báo cho công dân. Ngoài ra, còn có một bảng theo dõi tiến trình và kết quả thực hiện: đã giải quyết//chưa giải quyết//lưu theo dõi. Sau khi PV tiếp nhận đơn - thư, sàng lọc, báo cáo Trưởng Ban, Trưởng Ban sẽ quyết định những công việc tiếp theo: cử PV phù hợp xử lý đơn - thư hoặc chuyển cơ quan chức năng, từ đó, PV được phân công sẽ bắt đầu quy trình xử lý đơn - thư cụ thể. “Chúng tôi có bộ phận tiếp nhận toàn bộ ngôn luận, tác phẩm của công dân. Sau khi đọc, phân loại tin có giá trị tích cực - tiêu cực, chọn tin có giá trị tích cực, loại bỏ ngay tin có giá trị tiêu cực, thẩm định độ chính xác khách quan, biên tập, xử lý tiếp, lãnh đạo duyệt đồng ý thì sẽ đăng. Thời gian
nhanh hay chậm tùy thuộc vào dung lượng và chất lượng của ngôn luận. Nếu tin nào có nghi ngờ “nhạy cảm chính trị” thì bộ phận tiếp nhận báo cáo lãnh đạo, chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền” [ PVS 12; mục 2.2, câu 6].
- Giai đoạn 2: Báo mạng điện tử thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân:
Trong quá trình điều tra, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, PV được giao nhiệm vụ sẽ có quyền đi điều tra, gặp gỡ, hỏi han, chụp ảnh, ghi âm lời nói (nếu được sự đồng ý của đương sự) các cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền, nhân chứng trực tiếp và nhân chứng gián tiếp - những người có liên quan đến sự việc trong đơn thư, mà không ai được cản trở, hành hung, hay từ chối hợp tác điều tra. Từ nguồn tư liệu của đơn thư và sự điều tra, thẩm định sự việc của mình, PV có thể sẽ viết bài phóng sự, điều tra qua thư bạn đọc. Trong suốt quá trình điều tra, thẩm định thông tin, PV có thể phối hợp với người cung cấp thông tin, tuy nhiên, nếu trường hợp có nguy hiểm hoặc nhạy cảm, thì PV sẽ chỉ phối hợp thực hiện với cơ quan chức năng và người có liên quan trong cuộc. PV có thể thông báo (hoặc không) cho công dân về tiến trình thực hiện điều tra qua đơn thư, tuy nhiên, nhất định phải thông báo cho công dân khi có kết quả cuối cùng. Ví dụ: “Hiểu rõ nhiệm vụ của mình là cầu nối tiếng nói tự do của người dân với các cấp chính quyền, trong những năm vừa qua Vietnamnet đã xử lý rất nhiều đơn thư, khiếu nại về đất đai, chính sách không công bằng,… hầu hết những ý kiến đấy đều được tóm tắt và đăng lên báo. Vietnamnet nếu thấy sai phạm cần bên trên giải quyết, báo sẽ làm công văn gửi lên các cơ quan chức năng. Các cơ quan chức năng sẽ giải quyết đúng theo Luật báo chí và thông báo cho Toà soạn. Ngoài ra, nhiệm vụ mà chúng tôi cũng đã làm rất tốt là điều tra qua thông tin bạn đọc, phóng viên sẽ đến thực hiện nghiệp vụ điều tra sau đó lên bài viết phản ánh. Chúng tôi đã và đang có những bài điều tra rất nhiều kỳ và nhận được kết quả rất tốt, ví dụ vụ kiện cáo đất đai ở Khánh Hòa hay các dự án xây dựng nhà không tuân thủ đúng pháp luật ở Hà Nội…” [PVS6, mục 2.2, câu 2]. “Ban Bạn đọc của Dân Trí tiếp nhận đơn thư của bạn đọc hằng ngày dưới dạng thư gửi trực tiếp, điện thoại đường dây nóng. Qua đó thực hiện các
tuyến bài bằng cách làm việc với tất cả các đối tượng liên quan và kể cả làm việc trực tiếp với bạn đọc để lắng nghe bức xúc của họ, trao đổi với họ, giải quyết tận gốc vấn đề. Ban Bạn đọc của Dân Trí là ban chuyên môn có dấu ấn trong làng báo về mảng giải quyết đơn thư của bạn đọc trên toàn quốc, bởi vì, dấu ấn quan trọng nhất của Ban Bạn đọc là giải quyết quyền lợi chính đáng của bạn đọc bị xâm hại. Ví dụ như bị cưỡng chế đất mà không đền bù thỏa đáng, tranh chấp, oan sai, v...v. Khi đã giải quyết sự việc nào đó cho bạn đọc, Dân Trí giải quyết tới cùng sự việc, thậm chí, theo 1 vụ việc đến vài năm, 70- 80 kỳ báo, đến bao giờ quyền lợi của bạn đọc được xử lý cơ bản thì mới kết thúc vụ việc.” [PVS9, mục 2.2, câu 2].
- Giai đoạn 3: Báo mạng điện tử đăng tải mọi thông tin có liên quan
đến đơn - thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên giao diện tờ báo:
> Nơi đăng tải:
Vnexpress.net tùy theo nội dung vụ việc thuộc lĩnh vực nào, Ban phụ trách trang đó sẽ xử lý và đăng tải trên trang của mình, còn các tờ: vnn.vn, nhandan.com.vn, dantri.com.vn, tuoitre.vn thì đăng tải kết quả xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, trả lời thắc mắc của công dân trên trang Bạn đọc.
Biểu đồ 2.9: Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
160
140
120
100
80
60
40
20
0
vnexpress.net vnn.vn nhandan.com.vn dantri.com.vn
tuoitre.vn
2015 2016 2017 2018 2019
Số lượng/năm
đã được đăng tải trên BMĐT, từ 2015 đến 2019
(Nguồn: Kết quả khảo sát BMĐT của luận án 2015 - 2019)
Kết quả khảo sát thực tế trên giao diện các tờ BMĐT và phỏng vấn sâu, cho thấy: trong hàng ngàn thư tín và e.mail BMĐT nhận được mỗi năm, số