Nhóm Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Chuyên Môn Nghiệp Vụ


toàn “tự do” trong công việc của mình, giống như C. Mác đã nói rằng, Tự do là nắm được quy luật.

> Nhà báo cần được thường xuyên đào tạo và đào tạo lại kiến thức pháp luật nói chung, kiến thức về quyền tự do ngôn luận nói riêng

Một số lý do tác giả luận án đề xuất giải pháp này:

(i) Xét theo góc độ nghề báo: Theo ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư: “Công tác bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên, nhà báo ở một số cấp hội và các cơ quan báo chí chưa thực sự được chú trọng” [Baonghean.vn, ngày 24/12/2021]. Cho nên, để thực hiện tốt QTDNL của công dân, nhà báo BMĐT cần nhận thức đủ, đúng về pháp luật nói chung, về nội dung QTDNL nói riêng (đặc biệt là hiểu đúngvề giới hạn của “tự do” trong QTDNL - điều được làm và điều không được làm). Nếu nhà báo không ý thức được công việc mình làm và không làm theo đúng quy định của luật pháp quốc gia và quốc tế về QTDNL, có thể sẽ dẫn đến sự sai lạc trong hành vi thực hiện QTDNL của công dân, thậm chí, trở thành “nhà báo hai mặt” cổ súy cho ngôn luận tùy tiện, tự do, phản bội Tổ quốc. Theo Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hữu Sáng: “Điều quan trọng then chốt vẫn là ý thức của mỗi nhà báo, phóng viên, của các cơ quan báo chí, là thực hiện đúng Luật Báo chí, chấp hành nghiêm 10 quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” [170]. Để giải quyết tối đa tình trạng BMĐT vi phạm những điều pháp luật quy định không được làm hiện nay, các cơ quan BMĐT cần đặt ra trong kế hoạch hoạt động là thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về báo chí, kiến thức văn hóa, kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, PV, bởi một đất nước dân chủ pháp quyền, không thể cho phép tồn tại những nhà báo làm nghề theo quy định của pháp luật mà lại mơ hồ về luật pháp. Ví dụ: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu của hoạt động báo chí là chân thật - khách quan, tuy nhiên, hàng ngày báo chí vẫn thông tin sai sự thật, như Phó Giám đốc Sở TT&TT Tp. HCM Từ Lương chia sẻ: “Ở


Tp. HCM, chúng tôi theo dõi, có những cơ quan báo chí mỗi ngày sửa đến 50% thông tin đã đăng, trong đó có cả cơ quan báo chí chính thống”[170].

(ii) Xét theo quan hệ pháp luật trong việc BMĐT thực hiện QTDNL của công dân, nhà báo BMĐT là chủ thể pháp luật, còn công dân là chủ thể quyền. Trong mối quan hệ pháp luật này, các bên quan hệ pháp luật (nhà báo BMĐT và công dân) có các quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng với nhau, tạo nên nội dung của một quan hệ pháp luật cụ thể. Nếu nhà báo BMĐT không thực hiện đúng nội dung QTDNL của công dân, thì công dân có quyền khiếu nại, tố cáo nhà báo BMĐT trước pháp luật. Theo Cục trưởng Lưu Đình Phúc, chỉ riêng năm 2019, Cục Báo chí, Bộ TT&TT đã phải tiếp nhận qua đường dây nóng 1.766 cuộc điện thoại và 139 thư điện tử của công dân tố cáo, khiếu nại đối với báo chí [119]. Theo điều tra mở rộng của tác giả luận án, có một số nhà báo chia sẻ: hiện nay, do công việc bảo đảm chỉ tiêu tin - bài, chỉ tiêu tài chính, các cơ quan BMĐT không thể thường xuyên thực hiện đào tạo lại, bồi dưỡng về kiến thức nghề, kiến thức khoa học, kiến thức luật pháp, kiến thức văn hóa, kiến thức về kỹ thuật công nghệ,... cho các nhà báo trẻ, kể cả nhà báo sắp về hưu, mà chủ yếu nhà báo phải tự mình nâng cao trình độ. Nếu vì quá bận “chạy theo chỉ tiêu tin - bài” mà việc nhà báo “tự nâng cao trình độ” cũng chưa được chú ý thích đáng, thì việc làm báo có thể lâu dần “theo thói quen”, ỷ lại vào trí nhớ và kiến thức đã có, làm tác phẩm báo chí tư duy theo lối mòn, thiếu tính sáng tạo, sử dụng comment của công dân không đảm bảo chất lượng,.... là không tránh khỏi. Cho nên, nắm vững luật pháp, thường xuyên học tập để bổ sung kiến thức mới, nhà báo có thể làm tốt hơn công việc của mình trong bối cảnh toàn thế giới và từng quốc gia đang chuyển động rất nhanh chỉ trong vòng 24 giờ như hiện nay.

- Phát hiện, tuyển chọn “nguồn” - những người có năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi - để bổ sung vào đội ngũ nhà báo

Chất lượng thông tin của BMĐT tùy thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà báo. Một tờ báo ít sai sót, có nhiều tác phẩm được công dân đọc nhiều, nhiều chia sẻ bình luận hoặc thích, tờ báo đó chắc chắn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.


phải có nhiều nhà báo có năng lực và phẩm chất nghề nghiệp giỏi. Theo nhà báo Hà Đăng: “Nhà báo phải hội tụ đủ 3 yếu tố: Một là, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hai là, có năng lực nắm bắt thực tiễn, lăn lộn trong cuộc sống, tức là có vốn sống. Ba là, phải có chính kiến cá nhân, dám nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật, đưa lên mặt báo những gì mà cuộc sống đang cần. Ba yếu tố đó có mối quan hệ hài hòa, muốn có yếu tố thứ ba thì phải có hai yếu tố đầu, nếu không, cái gọi là bản lĩnh sẽ trở thành tác phong gàn dở, cực đoan và vì chủ quan mà đưa ra những quyết định không chính xác” [122]. Trên thực tế, tòa báo nào cũng muốn có được đội ngũ nhà báo hoàn hảo, có linh cảm nghề nghiệp tốt, bởi mỗi nhà báo là một “đinh ốc” trong tổ chức bộ máy của Tòa soạn, từng người mạnh thì tổ chức sẽ mạnh và ngược lại, cho nên, việc tuyển chọn nhân sự phù hợp với từng công việc trong tòa soạn không thể theo kiểu “ăn xổi, ở thì” được. Giải pháp mà tác giả luận án gợi ý là: Các cơ quan BMĐT nên tuyển chọn “nguồn” nhà báo từ các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông. Đây là cách tuyển dụng cán bộ làm báo được cho là hiệu quả, tuy hơi tốn kém tài chính và thời gian. (Thực tế ở Việt Nam, các nhà báo nổi danh từ xưa đến nay, hầu hết được đào tạo bài bản qua trường đào tạo báo chí truyền thông). Ngay từ năm nhất hoặc năm hai của mỗi khóa đào tạo, cơ quan BMĐT nên liên hệ với cơ sở đào tạo để “đánh dấu nguồn”- những sinh viên nào có tố chất làm báo, có lòng yêu nghề báo và đồng ý hợp tác. Trong hàng trăm sinh viên nhất định sẽ chọn được “nguồn ban đầu” ưng ý, từ đó sẽ cùng với nhà trường tạo điều kiện, bồi dưỡng cho sinh viên theo mục đích mình cần tuyển chọn, khi ra trường sẽ về tòa báo làm việc, bởi nếu được chọn, ngay từ khi học trong trường, sinh viên “nguồn” đã phải tích cực học tập để tiếp thu vững vàng về lý thuyết làm nghề (cơ quan báo không cần phải đào tạo lại về nghề nữa), lại vừa phải thực tập làm nghề ở tòa báo trong những khoảng thời gian nhất định ngay trong khóa học, nên cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Ở nước ngoài, đã có rất nhiều nhà báo giỏi được phát hiện sớm theo cách này. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các cơ quan BMĐT Việt Nam hầu như không

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 22


đầu tư để tuyển chọn “nhà báo giỏi tương lai” theo cách này. Theo tiêu chuẩn cán bộ của từng cơ quan, lãnh đạo cơ quan BMĐT nên thường xuyên rà soát đội ngũ nhà báo, trên cơ sở đó có kế hoạch bổ sung đội ngũ còn thiếu, bố trí đúng người, đúng việc, tạo môi trường làm việc thân thiện để cán bộ phát huy hết khả năng của mình. Mặt khác, trong dự toán kế hoạch tài chính để phát triển tờ báo, nên có dự toán một lượng kinh phí thích đáng, đủ để đào tạo, đào tạo lại ở trong nước và ở nước ngoài cho các nhà báo. “Lãnh đạo cấp trên cần tạo điều kiện cho PV được ra nước ngoài học tập nâng cao trình độ.” [PVS13, mục 2.2, câu 11]. Mỗi tác phẩm do nhà báo làm ra là một sản phẩm văn hóa, có giá trị sử dụng tích cực, góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần cho mỗi công dân Việt Nam, do vậy, ngoài việc cơ quan tổ chức cho đi học, thì mỗi nhà báo cũng nên thường xuyên tự học tập để làm giàu tri thức cho mình. Hồ Chủ tịch đã từng căn dặn nhà báo: “Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi” [71, tr.213]. Học trong trường lớp, trong sách vở, trong quần chúng nhân dân, trong đồng nghiệp, trong thực tiễn cuộc sống và học ngay trong những thành công và thất bại của chính bản thân mình. Lời khuyên rất bổ ích từ nhà báo Hà Đăng: “Nếu có một lời khuyên nào đó đối với nhà báo trẻ thì tôi xin nói như sau: Các bạn hãy tự tin nhưng tránh cho rằng mình cái gì cũng hiểu, cũng hơn người khác. Đừng mắc bệnh ngôi sao”. Phải học, học nữa, học mãi” [122].

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ

* Tổ chức tuyến bài chất lượng cao: tin độc quyền, độc đáo, có chiều sâu, có phân tích, bình luận, có phản biện, đa dạng góc nhìn, đúng thời điểm,... để khắc phục độ “trễ thời gian thông tin” nhằm “mời gọi, giữ chân, thu hút ngôn luận” của công dân

Một tác phẩm báo chí không có thông tin, hay thông tin vô bổ, thì dù dưới tác phẩm báo chí có slogen mời gọi bình luận, cũng khó có thể lôi kéo được bạn đọc tham gia. Hiện nay, công dân có nhu cầu thông tin nhanh, nhiều, BMĐT đã đáp ứng được nhu cầu đó. Nếu không muốn bị “trễ thời gian” thì chỉ cần đưa tin thông báo nhanh về vụ việc là đủ. Tuy nhiên, để khắc phục


được độ “trễ thời gian”, mà lại “mời gọi” được công dân truy cập vào tờ báo, giữ chân bạn đọc ở lâu hơn với tờ báo, muốn quay trở lại với tờ báo nhiều lần hơn, gửi cho báo những tin - bài hoặc bình luận tích cực, thì BMĐT phải tổ chức những tuyến bài chất lượng cao: tin độc quyền, độc đáo, có chiều sâu, có phân tích, bình luận, có phản biện, đa dạng góc nhìn, có phong cách riêng, thậm chí, sự việc “cũ” nhưng có góc độ tiếp cận mới, đúng thời điểm và quan trọng nhất vẫn là thông tin phải chính xác, khách quan. Muốn chủ động được tuyến bài này, ngoài việc phải chú trọng khâu tìm kiếm đề tài hay, kiểm chứng thông tin kỹ càng, thì việc xây dựng kế hoạch về “nguồn tài nguyên thông tin” của cơ quan BMĐT, của riêng PV, BTV, là rất quan trọng. Nhà báo giỏi là người nắm giữ được các đầu mối thông tin trên khắp các vùng miền, thậm chí, khi cần cũng phải trả tiền cho các nguồn tin độc quyền giống như ở một số nước trên thế giới. Mặt khác, theo thời gian (khoảng 3-5 năm) cơ quan BMĐT nên nghiên cứu công chúng của mình để biết được về “chất” công chúng đã có sự thay đổi gì, ai là độc giả trung thành, từ đó có kế hoạch tổ chức nội dung “phục vụ” phù hợp, tránh tình trạng “công dân có nhu cầu thông tin có chiều sâu, có tầm trí tuệ cao”, trong khi đó, thông tin của tờ báo vẫn đang luẩn quẩn ở mức “tình, tiền, tù, tội”. Khi một tác phẩm báo chí hay, có người đọc và bình luận cũng hay, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người vào “thăm” tờ báo. Ví dụ: Bài Án oan của bạn đọc - nhà báo Đức Hiển đăng tải trong diễn đàn Ý kiến/chuyên trang Góc nhìn (vnexpress.net, ngày 24/6/2020) được 251 người quan tâm và 86 bình luận, trong đó có nội dung bình luận của Trần Đăng Trường rất giá trị: “Theo tính toán của Mỹ, trung bình ở Mỹ có 3% tội phạm nhận án oan. Nghĩa là, trong số 2.2 triệu tù nhân ở Mỹ, có khoảng 66 nghìn tù nhân bị oan ở Mỹ. Án oan là không thể tránh khỏi ở bất cứ nước nào. Do đó tôi ủng hộ, nếu không có bằng chứng rõ ràng thì không tuyên án tử hình, vì còn có cơ hội sửa chữa nếu có án oan.”

* BMĐT cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động với các cơ quan báo chí khác để tăng cường sức mạnh tổng hợp, dẫn dắt


ngôn luận của công dân trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, chống quan điểm sai trái, thù địch

Vào đầu TK20, V. I. Lê nin cũng đã từng phê bình báo chí vô sản: “Chúng ta không biết dùng báo chí để tiến hành đấu tranh giai cấp. Chúng ta cứ nhớ lại xem trên báo chí của nó, giai cấp tư sản đã hoàn toàn biết công kích những kẻ thù giai cấp của nó như thế nào, đã chế giễu, đã bôi nhọ họ như thế nào, đã khiến cho họ không sống nổi như thế nào” [12, tr. 435]. So với những năm đầu TK 20, để chống lại quan điểm sai trái, thù địch, thậm chí, kẻ thù trực diện của dân tộc, thì “độ khó và độ phức tạp” tăng lên gấp nhiều lần ở những năm đầu của TK 21 này, khi mà công nghệ số đã phát triển quá cao, cho phép con người làm mọi điều mình muốn một cách tinh vi, mà pháp luật đôi khi cũng không thể đối phó kịp thời. Đề xuất giải pháp này, bởi khi nghiên cứu thực trạng các bài viết về chống quan điếm sai trái, thù địch trên BMĐT, tác giả luận án nhận thấy 3 điểm chung rất rõ là: (i) Khi thế lực thù địch đã có bài ngôn luận chống phá đất nước và lan tỏa rất nhanh trên MXH, thì BMĐT mới có bài đáp trả (cũng không nhiều). (ii) Bài thường rất dài, cho nên, sẽ có nhiều người không “đủ kiên nhẫn” để đọc hết bài, dẫn đến việc chỉ đọc được phần đầu bài báo kể về “thành tích” đã và đang làm của bọn phản động thôi (vô hình trung như là đang “khen ngợi” việc làm của chúng), mà chưa thể nắm được mình đánh vào “gót Asin” nào của nó; (iii) Bài viết dài lại mang “tính hàn lâm”, thiếu đi sự châm biếm, hài hước, khiến cho việc có dùng một số từ “mạnh” cũng bị giảm đi phần nào mức độ “sắc bén”.

Để thường xuyên chủ động phản bác và đấu tranh với các thế lực thù địch, cả hệ thống báo chí cần liên kết, hợp sức với nhau thành một đội quân tinh nhuệ, chọn ra và xây dựng ekip những người vừa giỏi nghề báo, vừa giỏi kỹ thuật, vừa giỏi nhiều thứ tiếng, để cùng nhau thường xuyên thực hiện các bài - cũng không cần quá dài như hiện nay nhưng chất lượng phải rất cao, nên “tỉa tót” ở các góc độ hẹp để có nhiều bài sắc sảo, “điểm trúng gót Asin” mà không bị lặp lại nhau. Kinh nghiệm rất giá trị và quí báu của ông cha ta (như: Báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam) đã có


trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà chúng ta nên học tập là: bài không cần dài, chỉ 200-500 chữ mà vẫn có thể vừa phê phán kẻ thù một cách gay gắt, quyết liệt, hào sảng, vừa châm biếm, hài hước nhưng rất đau đớn, sâu cay. Tuy nhiên, trong những người “tự chuyển hóa” tham gia ngôn luận trái chiều, hoặc chống phá dân tộc hiện nay, cũng có những người trình độ văn hóa chưa thật cao, thiếu hiểu biết về luật pháp, hoặc có lòng tham về vật chất, vinh hoa, do có người hứa hẹn cho tiền, cho chức vụ, hoặc họ bị ép buộc vì đã lỡ tham gia vào một tổ chức “núp bóng nhân quyền” nào đó,... cho nên, BMĐT cần có những tuyến bài mang tính thuyết phục hoặc cảm hóa nhằm tới các đối tượng này, để họ hồi tâm chuyển tính, trở về với chính nghĩa. Trong tác phẩm Về công tác văn hóa văn nghệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy báo chí về cách thu phục lòng dân: “Một con người đều có Thiện và Ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó mới là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, (trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân), ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần Thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần Ác, chứ không phải đập cho tơi bời”[69, tr. 78 - 93].

* Nên tổ chức bộ phận Bạn đọc chuyên trách trong Tòa soạn Báo mạng điện tử, tương đối độc lập và hoạt động mang tính chuyên môn hóa

Kết quả khảo sát BMĐT cho thấy, thông tin, ngôn luận của công dân gửi đến BMĐT tỏa về khắp các phòng ban, ai cũng phải tham gia giải quyết công việc “tiếp dân”, vừa chồng chéo, mất thời gian và hiệu quả có thể không cao. Theo PVS4, (mục 1.1, câu 7): “Giải pháp đầu tiên là các báo nên có những bộ phận chuyên trách liên quan đến bạn đọc để có thể họ chuyên sâu những vấn đề của bạn đọc, đều có thể giải quyết được những vấn đề mà độc giả đặt trong các giai đoạn tình hình mới. Tôi nghĩ đây là các giải pháp mang tính chất căn cơ”; PVS8, (mục 2.2, câu 10): “Các BMĐT cần có ngay bộ phận chăm sóc và tương tác với bạn đọc. Tổ chức kênh tiếp nhận và xử lý thông tin bạn đọc (đường dây nóng, trang Fanpage, group bạn đọc,...). Tiếp


xúc và chủ động tổ chức ý kiến bạn đọc về các vấn đề xã hội quan tâm”. Những hạn chế trong thực trạng BMĐT thực hiện QTDNL của công dân hiện nay, có hạn chế BMĐT chưa thực sự đầu tư thích đáng cho Ban Bạn đọc đủ mạnh để có thể thực hiện tốt công việc. Như vậy, giải pháp cho thời gian tới mà tác giả luận án gợi ý là: Cơ quan BMĐT nên tổ chức một Ban Ban đọc tương đối độc lập và hoạt động chuyên môn hóa(Tiểu Tòa soạn trong Tòa soạn BMĐT), chỉ chuyên làm nhiệm vụ liên quan đến công dân, là một dây chuyền sản xuất thông tin riêng, mà nguyên liệu đầu vàocho sản xuất thông tin là thu gomtoàn bộ những gì công dân gửi đến tòa soạn (tin, bài, đơn thư khiếu nại, tố cáo; comment, bình chọn,..). Người phụ trách bộ phận này có thể là một trong số lãnh đạo (như: Tổng biên tập, hoặc Phó Tổng biên tập) của cơ quan BMĐT để trực tiếp chỉ đạo công việc sản xuất thông tin được nhanh chóng và chính xác. Bộ phận chuyên trách này cũng phải có riêng một đội ngũ nhà báo tương ứng (có đủ số lượng để thực thi nhiệm vụ, được tuyển chọn trong những người giỏi nhất) để thực hiện các nhiệm vụ trong 24/24 giờ, như: (i) Để xử lý công việc hàng ngày (tiếp công dân tại tòa soạn; tiếp nhận, thống kê, sàng lọc, xử lý và đăng tải ý kiến phản hồi của công dân dưới mỗi tin - bài); (ii) Để điều tra, trả lời đơn - thư (tùy theo tính chất vụ việc mà tổ chức ê kíp làm việc); (iii) Để tổ chức các diễn đàn; (iiii) Để biên tập tin - bài của công dân, đăng tải trên trang Bạn đọc. Theo ý kiến PVS từ 1-13, “những người giỏi nhất” ấy phải hội tụ đủ các phẩm chất: có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn cao và nhạy bén với thời cuộc, có năng lực ngôn ngữ Tiếng Việt, Tiếng Anh tốt, có kỹ năng sử dụng công nghệ hiện đại, có sức khỏe, có đức tính nhẫn nại, có khả năng giao tiếp tốt. Mặt khác, tác giả luận án cũng cho rằng, quy trình sản xuất thông tin của Tiểu tòa soạn cũng sẽ khác hơn (nhiều công đoạn hơn và mang tính chất “tĩnh” hơn) so với quy trình sản xuất thông tin nói chung của tòa soạn báo: Tư liệu công dân gửi đến phân loại theo lĩnh vực sàng lọc chọn lựa theo tiêu chí chung của tòa soạn (lần 1) xử lý (điều tra, kiểm định tính chính xác) chọn lựa và loại bỏ (lần 2) xử lý, biên tập trưởng Bộ phận Bạn đọc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023