Đề Xuất Giải Pháp Thúc Đẩy Báo Mạng Điện Tử Thực Hiện Tốt Hơn Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Công Dân Trong Thời Gian Tới


lượng cao này, công dân sẽ có những ngôn luận giá trị nhất định đối với cơ quan báo chí: làm phong phú hơn nội dung thông tin và đa dạng góc nhìn; đối với xã hội: tạo ra dòng chảy dư luận (đồng tình hay phản đối) về những vấn đề quan trọng của quốc gia và của cuộc sống người dân; gợi ý được những giải pháp có giá trị để xây dựng và phát triển đất nước. Kết quả điều tra của tác giả luận án (câu B11) cũng cho thấy, lý do thực hiện QTDNL trên BMĐT của công chúng cũng đã thay đổi rất nhiều so với TK20:

Biểu đồ 3.1. Lý do công dân thực hiện QTDNL trên BMĐT

Khác


Để kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội.


Để khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức…


Để giải trí, giết thời gian


Để cung cấp thông tin, tư liệu cho BMĐT.


Để tham gia ý kiến xây dựng và hoàn thiện đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà…

Để nêu gương những người tốt, việc tốt, nhằm cổ vũ người khác, phát triển hành vi tích cực trong…

Để thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, quyền lợi của mình trong quá trình thực hiện đường lối…

Để thể hiện quan điểm cá nhân và thỏa mãn nhu cầu được tự do ngôn luận, kết nối, chia sẻ với…

78.74%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

(781 người = 95,12%)



0.00%




0.00%

0.00%

7.17%

20.35%

22.15%

29.57%

63.12%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 21


(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án, tháng 3/2018 - tháng 12/2018)

Kết quả này cũng cho thấy, tuy mục đích công chúng tiếp cận BMĐT rất đa dạng, nhưng vẫn tập trung nhiều (78,74%) ở mục tiêu hưởng thụ thông tin theo nhu cầu và chủ động chia sẻ thông tin, bộc lộ quan điểm, tự do ngôn luận trên BMĐT. Xu hướng ngày nay là nhu cầu thông tin của công dân ngày càng chuyên biệt theo sở thích, dẫn đến xu hướng “cá thể hóa nội dung thông tin” của BMĐT. Điều này đặt ra cho BMĐT một vấn đề, nếu BMĐT không thường xuyên nghiên cứu công chúng của mình, thì không thể biết họ đã có thay đổi về “chất” nhanh như thế nào để mà đáp ứng cho tương xứng. “Hiểu” đối tác của mình muốn gì (ví dụ: nhu cầu cao của công dân về chất lượng


thông tin; mong muốn các công cụ kỹ thuật thật hiện đại để dễ dàng tương tác với tờ báo; còn thiếu hụt gì về kỹ năng phản hồi thông tin), từ đó mới có thể cung cấp những gì họ đang “cần”, để họ trở thành những công dân có ý thức cao, làm “người dân chủ” thực sự khi thực hiện QTDNL trên báo chí. Trong tương lai, sản xuất nội dung số sẽ trở thành xu hướng chủ đạo, có thể người đọc BMĐT phải trả tiền như mua báo in, nếu không nghiên cứu “công chúng thị trường”, BMĐT sẽ bị mất đi một thị phần lớn để cung cấp nội dung số, để thu hút công dân ngôn luận trên tờ báo của mình.

* Công dân sở hữu nhiều danh tính khi thực hiện QTDNL trên báo chí:

Đặc điểm chung của văn hóa đại chúng là hiệu ứng “đám đông”. Một sự kiện xảy ra sẽ thu hút “đám đông” rất nhanh nhưng “đám đông” này cũng “tan rã” rất nhanh, có (hoặc không) để lại “dấu vết” trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong kỷ nguyên số ngày nay, những công dân Việt Nam làm ra văn hóa Việt Nam, hưởng thụ văn hóa Việt Nam và văn hóa thế giới, không chỉ còn là “đám đông vô danh” nữa, mà là một cộng đồng chính danh, nặc danh và ẩn danh, tương tác và đối thoại với nhau một cách dân chủ trên diễn đàn BMĐT; thể hiện sự nhiệt tình, đôi khi thái quá trên MXH. Tuy nhiên, việc công dân sở hữu nhiều danh tính khi thực hiện QTDNL trên BMĐT cũng dẫn đến việc khó xác định sự chân thànhcủa người ngôn luận, khó thẩm định tính chính xác của thông tin trong ngôn luận của công dân, khó truy tìm nhanh nguồn gốc thông tin khi sự cốxảy ra, (như: quyền riêng tư bị xâm phạm, tin giả), phải mất thời gian, tốn tiền và đầu tư nhân lực cho công việc này. Vì vậy, nếu không thường xuyên nghiên cứu công chúng, sẽ không nắm được những nhóm công chúng thân thiết (hoặc không thân thiết), chân thành (hay không chân thành) với tờ báo, rất dễ “mắc bẫy” tiếp tay cho “truyền thông đen”. Hiện nay, hầu hết cơ quan BMĐT hiểu về công chúng của mình qua mức độ truy cập vào thông tin của tờ báo, hoặc số lần comment hay gọi điện thoại báo tin, chia sẻ, thỉnh thoảng có thực hiện các cuộc điều tra xã hội học với một bộ phận công chúng nào đó. Cách làm này cũng khá hiệu quả, tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh thông tin, cạnh tranh thị phần


công chúng sôi động như hiện nay, việc nghiên cứu công chúng một cách bài bản; đầu tư cho bộ phận “chăm sóc” công chúng thị trường - những người trực tiếp hoặc gián tiếp mua và sử dụng sản phẩm BMĐT; có phương thức khuyến khích, khen thưởng công chúng phù hợp,... là những vấn đề đặt ra cho BMĐT thực hiện trong thời gian tới.

3.2. Đề xuất giải pháp thúc đẩy báo mạng điện tử thực hiện tốt hơn quyền tự do ngôn luận của công dân trong thời gian tới

3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

* Nâng cao phẩm chất và năng lực lãnh đạo, quản lý của người

đứng đầu cơ quan Báo mạng điện tử:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ”. Cán bộ định ra tổ chức và tổ chức lại định ra vị trí, vai trò của cán bộ trong tổ chức, cho nên, cán bộ mạnh thì tổ chức mạnh và ngược lại. BMĐT có thực hiện tốt QTDNL của công dân hay không, điều đầu tiên là phụ thuộc vào người lãnh đạo, quản lý - “bộ não” của cơ quan BMĐT.

- Người được chọn bổ nhiệm làm lãnh đạo cơ quan BMĐT nhất thiết phải đảm bảo đủ “phẩm chất nghề nghiệp đặc thù” của người lãnh đạo cơ quan báo chí:

Theo nhận thức của tác giả luận án, người lãnh đạo cơ quan BMĐT không giống với người lãnh đạo ở bất cứ cơ quan hành chính nào khác do “bản chất chính trị của công việc làm báo”, bởi họ phải đại diện cho ý chí chính trị của Đảng, đại diện tư tưởng cho đường hướng phát triển của đất nước trước quốc gia, dân tộc và trước thế giới. Chính vì vậy, họ cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn “siêu việt” và linh cảm nghề nghiệp tốt, cần có trách nhiệm pháp lý cao hơn người bình thường để lãnh đạo, quản lý và xử lý kịp thời mọi tình huống, mọi thông tin ngôn luận, giúp tờ báo ngày càng phát triển. Khi đã tin tưởng và bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan


báo chí, cơ quan lãnh đạo cấp trên cũng nên thường xuyên kiểm tra, giám sát quyền lực của họ trong những hoạt động thực tế. Ngày 12/01/2022, phát biểu trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu cần tăng cường thanh, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu. [Tuổi trẻ, ngày 13/01/2022]. Theo PVS1, mục 1.1, câu 8: “Qua công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và kiên quyết đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo, quản lý đối với những người không đủ bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”; kịp thời uốn nắn hành vi sai trái, để quyền lực luôn được đảm bảo “trong lồng cơ chế” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mong mỏi; không nên để đến khi quyền lực bị tha hóa rồi mới xử lý, sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho uy tín tờ báo và tâm lý của chính những cán bộ, PV đang hoạt động trong cơ quan báo chí, làm giảm lòng tin của công dân vào báo chí.

- Lãnh đạo cơ quan báo chí cũng nên hàng ngày rèn luyện bản lĩnh chính trị cách mạng để tránh bị lợi dụng làm điều tiêu cực:

Mỗi cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí là một cá thể có quan điểm sống và tính cách riêng. Các cấp lãnh đạo cấp trên và ngay cả những cấp dưới trong cơ quan báo chí cũng nên tạo cho lãnh đạo cơ quan báo chí một “không gian” nhất định, để họ có thể phát huy trí tuệ của mình, lãnh đạo cơ quan báo chí theo cách sáng tạo của mình, mà vẫn tuân thủ đúng luật pháp và đạo đức nghề nghiệp. Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 Hội Nhà báo Việt Nam, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã nhắc nhở: “Một số cấp hội, cơ quan báo chí chưa quan tâm đúng mức công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức cán bộ, chưa thực sự chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên” [Baonghean.vn, ngày 24/12/2021]. Do vậy, bản thân người lãnh đạo cơ quan BMĐT cũng phải tự mình thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, học tập lý luận chính trị, kiến thức mọi mặt, bởi khi đã nắm quyền lực trong tay, sẽ luôn phải đối mặt với sự cám dỗ, thậm chí, sự thúc ép hay sự bị lợi dụng. Nếu không tỉnh táo, rèn luyện chính mình, hậu quả thật khó lường.


Ví dụ: Theo dõi diễn tiến vụ án Dự án mua AVG xảy ra ngay ở Bộ TT&TT - một cơ quan lãnh đạo, quản lý cấp Nhà nước của toàn bộ hệ thống báo chí Việt Nam - đã được xét xử (tháng 12/2019), tác giả luận án nhận thấy, ông Bộ trưởng Bộ TT&TT lúc đó cùng nhiều người khác phạm tội, một phần do mờ mắt vì lợi ích cá nhân, nhưng một phần còn do bị nguyên cấp trên của mình thúc ép: “Cậu ký đi!”. Khi đã bị cấp trên của mình thúc ép thì cấp dưới rất khó từ chối, nếu bản thân không có bản lĩnh chính trị vững vàng. Đây là một bài học đau xót và đắt giá cho làng báo Việt Nam. Claude Frederic Bastiat đã viết: “Nếu luật pháp đặt vào tay những kẻ vô đạo đức, thay vì luật pháp phải bảo vệ con người, trừng trị cái ác, luật pháp sẽ bị lợi dụng thành công cụ cướp bóc, đưa vào xã hội cái ác lớn hơn ”[17, tr. 48 - 55]. Cho nên, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm văn hóa của người đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan BMĐT, là nên tự đặt ra trong lịch trình công việc của mình kế hoạch học tập nâng cao trình độ về mọi mặt và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó, bởi theo nhà báo Hà Đăng, người lãnh đạo tờ báo “trước hết phải là nhà báo giỏi nhất trong cơ quan báo chí,... một nhà báo biết điều hành quản lý” [121]. Người lãnh đạo tờ báo chỉ cần tự hài lòng với mình, dừng lại ở một khoảng nào đó, rất có thể sẽ kéo tờ báo “tụt bậc” rất xa trong một thị trường báo chí - truyền thông ngày càng bộc lộ xu hướng cạnh tranh quyết liệt như hiện nay.

* Xây dựng và phát triển đội ngũ Nhà báo báo mạng điện tử có chất lượng cao “multimedia journalist”, ngang tầm khu vực và thế giới:

- Nhà báo cũng nên tự mình rèn luyện và nâng cao bản lĩnh chính trị

Trong bài phát biểu tại Đại hội 2 Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ CNXH... Chính vì thế, tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên, báo chí của ta phải có đường lối chính trị đúng” [73, tr. 391 - 401]. Tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ X, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhắc nhở: “Báo chí phải hướng


vào mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tiếp tục sự nghiệp đổi mới” [146]. Bản lĩnh chính trị của nhà báo không thể hình thành trong một vài ngày, mà phải là cả quá trình rèn luyện trong hoạt động nghề nghiệp. Để BMĐT có thể thực hiện được mục tiêu và sứ mệnh đó, theo tác giả luận án, mỗi nhà báo cũng nên thường xuyên tự mình rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp như lời Hồ Chủ tịch đã chỉ dạy về nghề làm báo: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Theo quan điểm nào?, Dựa trên “nguyên tắc nào?”, sao cho nhận thức ấy ăn sâu vào tâm khảm, để mỗi khi “vấp” phải tình huống “khó lựa chọn” nào đó, thì có thể giải quyết tình huống đó dễ như một phản xạ tự nhiên, không cần phải băn khoăn suy nghĩ. Để nhận thức đúng về sứ mệnh của mình, không bị rơi vào bẫy “nhà báo hai mặt”, giải pháp mà tác giả luận án muốn gợi ý là:

> Nhà báo BMĐT phải luôn bám sát đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong từng thời kỳ, từ đó thực hiện nhiệm vụ đưa đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống thực tiễn; dẫn dắt ngôn luận của công dân đúng đường lối, chính sách và đúng pháp luật.

Công dân tiếp cận và nhận thức thông tin từ BMĐT, có nhận thức đúng thì mới thực hiện đúng. Cho nên, nếu không muốn thông tin của tờ báo mình đi chệch con đường phát triển của đất nước, nếu muốn có những tác phẩm báo chí đáp ứng đúng, trúng nhu cầu thông tin của mọi công dân, thực hiện tốt “quyền được biết” của công dân, khơi nguồn cho công dân ngôn luận, thì nhà báo BMĐT phải hiểu thấu đáo đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, từ đó “soi” vào thực tiễn để “bắt mạch trúng” những vấn đề cần phản ánh. Cơ quan BMĐT nên thường xuyên phổ biến và nhắc lại những nội dung cơ bản của đường lối, chính sách mới trong từng thời kỳ cho từng cán bộ, PV, BTV (dù người đó đã làm báo lâu năm hay mới vào nghề) bằng những nhắc nhở trong mỗi sáng giao ban đầu tuần, bằng những đợt tập huấn ngắn - dài ngày. Cách “thủ công”, thú vị và đỡ tốn tiền hơn học theo nhà báo Mỹ nổi tiếng Joshep Pulitzer từ đầu TK20 là viết các khẩu hiệu lên các mảnh giấy màu và treo trang trí trên tường phòng họp chính của Tòa soạn, hoặc


hiện đại hơn thì treo một màn hình lớn có kết nối internet, tự động hiện nội dung đường lối hay chính sách mới nhất (như một số Tòa soạn báo ở nước ngoài), để mỗi khi nhà báo đi vào, đi ra, đều nhìn thấy. Nội dung đó sẽ như một “điểm ảnh” được chụp đi chụp lại nhiều lần, sẽ khắc sâu vào trí nhớ của mỗi nhà báo, giúp cho mỗi nhà báo luôn nhớ mình là Ai? Đang làm gì? Làm cho ai? Để làm gì? Ngoài ra, mỗi nhà báo cũng nên tự mình nghiên cứu và thấm nhuần đường lối, chính sách mới về những lĩnh vực thông tin chuyên sâu mà mình có nhiệm vụ theo dõi, bởi trong quá trình tác nghiệp, chẳng ai có thể đem theo hết những quyển sách như Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, hay một Bộ Luật dày cộp để khi cần thì giở ra tra cứu, hoặc kết nối được internet mà tìm kiếm Google. Montesquieu đã viết: “Mỗi dân tộc đều tìm ra lý do của các kỷ cương trong dân tộc mình và chỉ người thông minh bẩm sinh, thấu hiểu Hiến pháp của nước nhà mới kiến nghị được những điều thay đổi.” [78, tr. 434].

> Cơ quan BMĐT nên đầu tư tài chính để mở rộng cánh cửa cho Nhà báo được giao lưu, hợp tác với các nhà báo của các quốc gia trong khu vực và quốc tế

Việc này nên dành cho mọi cán bộ, phóng viên của cơ quan BMĐT, không chỉ là các nhà báo thường trú ở nước ngoài. Một mặt, đây là cách để mở rộng cánh cửa nhận thức về bản chất chính trị đặc thù của BMĐT Việt Nam so với báo chí các quốc gia khác, theo góc nhìn về sự khác biệt chính trị, truyền thống văn hóa, sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, những quy định của luật pháp, công nghệ. Biết mình giống và khác biệt với nhà báo của quốc gia khác ở điểm nào, nhà báo sẽ tự mình nhận thức đúng về mình, tự “hiện đại hóa” mình và sẽ làm tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Mặt khác, đây cũng là cách để thúc đẩy sự tự tin, thể hiện bản lĩnh chính trị trong giao lưu quốc tế và nâng cao trình độ giao tiếp chính trị của mỗi nhà báo trong quá trình hội nhập quốc tế. “Đảng và Nhà nước chỉ có thể giao các phương tiện cực kỳ lợi hại là báo chí, xuất bản vào những bàn tay đáng tin cậy, trung thành với chế độ, với


sự nghiệp của nhân dân, những người đủ trình độ và bản lĩnh chính trị cần thiết.” [113].

- Muốn khắc phục những hạn chế đã có, thực hiện tốt quyền tự do ngôn luận của công dân, Nhà báo báo mạng điện tử cần có năng lực nghiệp vụ giỏi:

> Năng lực lập kế hoạch và làm theo kế hoạch:

Để giải quyết tình trạng thông tin sai sự thật, vô bổ, xâm phạm đời tư,... của thời gian qua, theo tác giả luận án, mỗi nhà báo BMĐT nên xây dựng kế hoạch thông tin (của chung cơ quan BMĐT, cụ thể của từng PV, BTV) theo từng tuần, từng tháng, từng quý, từng năm và nghiêm cẩn thực hiện theo kế hoạch. Kế hoạch thông tin sẽ là “cây gậy chỉ huy” hữu hiệu để chủ động và kiểm soát được nguồn tài nguyên thông tin cung cấp cho công dân theo các dạng cụ thể: (i) tin nổi bật (tin top) mỗi ngày để khơi nguồn ngôn luận; (ii) tin cần nhắc lại và bổ sung theo “độ nóng”, “độ sâu”, để công dân tiếp nhận thông tin có ý thức (nhận thức, suy ngẫm và bình luận); (iii) những vấn đề lớn của đất nước cần tổ chức chiến dịch thông tin hay diễn đàn trực tuyến dài ngày, nhằm “sắp đặt nội dung cho công dân nghị sự”, để công dân giám sát và góp ý cho hoạt động của Đảng, của Nhà nước, hiến kế để giải quyết những vấn đề quốc kế dân sinh, góp tiếng nói từ cơ sở để tạo ra sự đồng thuận xã hội trước khi Chính phủ quyết định giải quyết công việc trọng đại, hay công việc của cuộc sống đời thường.

Kế hoạch thông tin không phải là bất biến, sẽ được điều chỉnh theo tình hình thực tế để tạo ra sự cân bằng giữa tính chất nhất quán và sự sáng tạo. Tuy nhiên, thông tin chủ lưu luôn phải là dòng chảy trọng tâm, mọi tin bài của PV hay ngôn luận của công dân đều phải được lựa chọn xoay quanh dòng chảy chủ lưu đó, bởi sứ mệnh của báo chí là “phò chính, diệt tà , ủng hộ và bảo vệ chính nghĩa như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn trong Thư gửi anh em văn hóa và trí thức Nam Bộ, ngày 15 tháng 5 năm 1947. Xây dựng được kế hoạch và làm việc theo kế hoạch một cách sáng tạo, nhà báo sẽ hoàn

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí