Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 14


10/10/2016 đến ngày 17/10/2016), 50 cơ quan báo chí khác đã “hội đồng” đăng tải 560 tin - bài, trong đó, 170 tin - bài công bố kết quả khảo sát của thanh niên online và Vinastas; 390 tin - bài thông tin kết quả công bố từ Bộ Y tế và các cơ quan chức năng. Mật độ thông tin đậm đặc như vậy, khiến cho dư luận hết sức hoang mang, dẫn đến tính trạng “tăng đột biến” mức độ sử dụng QTDNL của toàn xã hội trên MXH, đã “ồ ạt ăn theo” báo chí để bình luận về sự kiện này. Chỉ từ ngày 12/10/2016 đến 23/10/2016, trên MXH đã có trên

44.000 bài viết, 95.000 lượt chia sẻ, 108.000 thảo luận, hơn 63.000 bình luận, với các góc nhìn rất khác nhau. Đáng chú ý là ngày 18/10/2016, khi Vinastas công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu, trên MXH đã có tới 42.275 bàn thảo. Hậu quả tất yếu là các sản phẩm nước mắm bị người tiêu dùng tẩy chay, không được đưa vào siêu thị, đặc biệt là đang trong bối cảnh cá chết hàng loạt do Formisa gây ra. Thương hiệu hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc tế cũng vì thế mà gặp không ít khó khăn. Khi phát hiện sai phạm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kịp thời chỉ đạo xử lý thông tin không đúng của báo chí, giúp các doanh nghiệp nước mắm ổn định sản xuất, giữ gìn nghề truyền thống. Ngoài việc phải gỡ bài, đăng cải chính, xin lỗi, báo thanhnien online bị xử phạt vi phạm hành chính là 200 triệu đồng; lãnh đạo, PV, BTV bị xử lý kỷ luật, do thông tin sai sự thật phương hại đến lợi ích quốc gia theo Điểm b, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Các cơ quan báo chí khác và các cá nhân có liên quan, do: (i) thông tin sai sự thật gây hậu quả rất nghiêm trọng; (ii) thông tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng, thì lần lượt bị xử phạt hành chính: cao nhất là 50 triệu đồng, thấp nhất là 10 triệu đồng [176]. Lợi dụng sự kiện này, các thế lực thù địch đã “gây nhiễu loạn thông tin” trên Internet nhằm chống phá đất nước. Đây là bài học xương máu cho những người làm báo kiểu “salon và hội đồng”, bỏ qua nguyên tắc tối thượng của báo chí là khách quan, chân thật và đã không lường hết được hậu quả về TDNL do thông tin sai sự thật gây ra, khi thông tin được lan truyền trên môi trường Internet toàn cầu.


Vnn.vn cũng bị xử phạt một số vụ việc thông tin sai sự thật, trong đó có những thông tin gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ: vnn.vn bị phạt 50.000.000 đồng do thông tin sai sự thật trong bài: “ Chủ tịch nước: “Sẽ báo cáo Quốc hội về Luật biểu tình” (19/6/2018), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức chính trị của công dân, tạo kẽ hở cho các tổ chức nhân quyền và thế lực thù địch lợi dụng chống phá nước ta. Hoặc liên quan đến phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (tháng 01/2018), vnn.vn có bài Thực hư thông tin Bộ Chính trị chỉ đạo chỉ định thầu nhà máy nhiệt điện cũng là sai sự thật, bởi Kết luận 41-KL/TW và các kết luận sau đó hoàn toàn không đề cập đến nội dung chỉ định thầu công trình nhà máy nhiệt điện 2 Thái Bình. Điều này đã gây hiểu lầm, dẫn tới những bình luận trái chiều trên MXH.

Dantri.com.vn bị phạt 13.000.000 đồng (cùng với 13 cơ quan báo chí khác) vì thông tin sai sự thật trong vụ Cậu bé 11 tuổi tự tử vì không có áo mới đến trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, đặc biệt là đối với lứa tuổi vị thành niên.

Những sai phạm này thuộc về cá nhân nhà báo thực hiện công việc nhưng một phần rất lớn thuộc về người quản lý tờ báo. Đã có không ít Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, Tổng Thư ký Tòa soạn, trưởng, phó văn phòng đại diện,...bị kỷ luật trong 5 năm này.

* Báo mạng điện tử cung cấp thông tin minh bạch, có chiều sâu về những điểm “nóng” đang gây bức xúc trong xã hội, nhằm định hướng ngôn luận của công dân đúng với quy định của pháp luật

Trong thời gian từ 2015 đến 2019, đất nước đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng và tệ nạn xã hội (một điểm nhấn quan trọng trong nhiệm kỳ XII của Đảng), có không ít vụ việc “nóng” liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh được đem ra xét xử công khai, thu hút sự quan tâm của công dân không những ở trong nước, mà còn cả Việt kiều ở nước ngoài. Lợi dụng những vụ việc “nóng” đang được xét xử này, các thế lực thù địch đã công khai bóp méo sự thật, hòng gây hoang mang, bức xúc, bất an trong cuộc sống bình thường


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

của người dân, nhằm “lôi kéo” người dân chống lại chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Bám sát dòng thời sự “nóng”, BMĐT đã cung cấp thông tin công khai với độ nông - sâu khác nhau, phản ánh đúng bản chất sự việc, nhằm định hướng nhận thức và ngôn luận của công dân đúng với bản chất sự việc, tránh việc ngôn luận theo “tâm lý đám đông”, hoặc theo sự lôi kéo của thế lực thù địch. Có những sự việc “nóng” chỉ phản ánh trong một số tin - bài rồi thôi, nhưng có những sự việc “nóng” có tính chất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước, BMĐT “đeo bám”, phản ánh sâu sắc ở từng góc độ, “thiết lập chương trình” để công dân “nghị sự” trong một thời gian dài. Ví dụ: Sự kiện Formosa (Đài Loan) ở Hà Tĩnh xả thải ra môi trường làm cá chết hàng loạt ở vùng biển Miền Trung từ tháng 4/2016 đến tháng 02/2017, đã gây thiệt hại lớn về kinh tế của đất nước. Trong khi đó, Formosa còn chối cãi, biện hộ cho mình, thậm chí, lãnh đạo Formosa có thái độ “trâng tráo” khi phát biểu gây “sốc”: “ Đã hỗ trợ ngư dân chuyển nghề rồi sao vẫn còn đánh bắt ở vùng biển này?”càng làm “nóng” dư luận. Nhân sự kiện này, một số người tụ tập, gây náo loạn, làm mất an ninh và trật tự xã hội. Theo sát sự kiện này, BMĐT liên tục cập nhật thông tin trong trang Thời sự. Tuy số lượng tin - bài không quá nhiều (vnexpress.net: 65 tin - bài; vnn.vn: 77 tin - bài; nhandan.com.vn: 12 tin - bài; dantri.com.vn: 71 tin - bài; tuoitre.vn: 48 tin - bài) nhưng có chiều sâu, mọi diễn biến sự việc được phản ánh minh bạch và khách quan dưới góc nhìn đa chiều: từ người dân địa phương, đại diện công ty Formosa, cơ quan chức năng, các nhà chuyên môn khoa học, các cá nhân có thẩm quyền,... giúp cho người dân hiểu rõ bản chất thực của sự việc, có hành vi ứng xử đúng luật pháp, không còn gây ra những vụ tụ tập đông người không đáng có. Sự kiện này đã khơi nguồn cho hàng ngàn comment của công dân cả nước, trong đó có những comment rất trăn trở: “Cá tôm chết thế này thì ai dám ăn cá biển? Nước nào dám nhập hải sản của ta? Ai dám du lịch, đi bơi, lặn ở biển miền Trung? Những đứa trẻ quê vô tư tắm mỗi ngày có sao không?”[vnexpress.net, ngày 26/4/2016].

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 14


Người đọc báo thời kỹ thuật số hiện nay có trình độ dân trí cao hơn so với TK20. Theo kết quả điều tra của tác giả luận án (Phụ lục 1), 821 người có trả lời, thì 100% có trình độ văn hóa từ Trung học phổ thông (cấp III) trở lên, trong đó, trình độ Đại học là 53,22%, Sau Đại học là 19,36%, do đó, họ ngày càng trở nên “khó tính”, hay “nghi ngờ” về tính xác thực, tính minh bạch của thông tin trên BMĐT. Đã từng có những câu hỏi: Liệu báo chí Việt Nam có được tự do đăng tải mọi thông tin hay có những “vùng cấm thông tin”? Có phải báo chí Việt Nam thông tin về chống tiêu cực như người ta “tắm từ ngực trở xuống”? [136]. Khảo sát sự kiện và con số dữ liệu được phản ánh trên BMĐT từ 2015 đến 2019, đặc biệt là thời gian 2017 - 2020, khi cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tệ nạn xã hội ngày càng nóng bỏng, mới thấy được BMĐT đã thông tin công khai, minh bạch, đúng thời điểm, đúng pháp luật, “không có vùng cấm” về nội tình của những “đại án tham nhũng, tiêu cực”, tiến trình điều tra, xử lý kỷ luật đúng người, đúng tội đối với hàng trăm cán bộ, quan chức cấp cao, mà khi án đã xử xong, chưa chắc đã thu hồi được tài sản quý, như: tiền bạc, khoáng sản, đất đai,.. nhưng sẽ giữ được tài sản lớn hơn gấp vạn lần vật chất cụ thể, đó là giữ được lòng tin của dân đối với Đảng, với Chính phủ.

- Năm 2015 - 2020: Vụ Vinashin; vụ nhà 8B Lê Trực, Hà Nội; sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng, như: Ocean Bank, Phương Nam, BIDV;

- Năm 2016: Bắt đầu xảy ra vụ tranh chấp đất đai tại xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội): ngày 15/4/2017: Dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người làm con tin; ngày 9/01/2020: một số đối tượng quá khích dùng bom xăng tấn công, làm 3 chiến sĩ công an hy sinh; đến ngày 07/9/2020: Bắt đầu phiên tòa sơ thẩm.

- Năm 2017 - 2018: Vụ: Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG); Vụ: Nguyên Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát công nghệ cao (C50) Nguyễn Thanh Hóa “tổ chức đánh bạc”; các vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, như: Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm; Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn và 20 đồng phạm; Trần Bắc Hà và đồng phạm,...


- Năm 2017 - 2019: Vụ: Đinh La Thăng và đồng phạm; Vụ: Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm; Nguyễn Văn Hiến và đồng phạm trong vụ Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải Quân; vụ Công ty Nhật Cường và các đơn vị liên quan, trong đó có ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội.

Mỗi ngày, BMĐT đều thận trọng và quyết liệt đặt trước mỗi công dân Việt Nam một vấn đề “nóng” cần phải suy nghĩ cho đất nước, cho cộng đồng, thì không ai có thể cứ mãi “im lặng đáng sợ” như những năm 80/TK20 được. Từ những thông tin nóng hổi trên BMĐT, nhiều người cùng tích cực suy nghĩ, cùng tích cực hành động thì sẽ có câu trả lời, sẽ có cách giải quyết hiệu quả: “Chỉ trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã chỉ đạo xử lý 107 vụ án lớn, 90 vụ việc, thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương, trong đó có 21 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp Tướng trong lực lượng vũ trang” [157]. Có thể thấy, chưa bao giờ như trong nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng, báo chí đưa tin về các vụ việc chống tiêu cực, tham nhũng lại nhiều, công khai, minh bạch như vậy, giúp cho người khác soi vào, lấy đó làm gương để phụng sự đất nước cho tốt hơn. Đấy chính là báo chí thể hiện tinh thần dân chủ trong tiến trình xây dựng một chính phủ liêm chính, neo giữ lòng tin của nhân dân vào chế độ hiện hành.

Thông tin về những vụ “đại án,” BMĐT thường lấy nguồn từ tài liệu được công bố chính thức của các cơ quan Chính phủ, thông tin bảo đảm độ tin cậy cao nhưng thường bị “chậm” hơn so với các phương tiện truyền thông xã hội khác (như MXH), làm ảnh hưởng nhất định tới việc thu hút sự chia sẻ, bình luận của độc giả. Tuy nhiên, những độc giả có tâm huyết với đất nước thường chờ thông tin chính thống trên BMĐT rồi mới chia sẻ, bình luận. Ví dụ: dantri.com.vn, ngày 9/3/2017 đăng ý kiến của công dân Bùi Hoàng Tám: “Vụ Trịnh Xuân Thanh, kết quả đã quá rõ ràng... Từ những sự việc như thế này gần đây cho thấy, có lẽ chưa bao giờ, quyền giám sát của người dân lại được nâng cao và tôn trọng như hiện nay. Điều đó khiến các cán bộ, công chức luôn phải chú ý đến


mỗi hành vi, cử chỉ, việc làm của mình. Đây là điều tích cực, vừa để phát hiện những cán bộ, công chức có những tác phong, hành động không đúng, còn có tác dụng giúp họ hoàn thiện hơn trong cách ứng xử hàng ngày. Đây cũng chính là quyền giám sát của quần chúng nhân dân đối với cán bộ, công chức theo tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Song, để người dân ý thức được cái quyền này của mình, không thể không nói đến tinh thần mà một Chính phủ liêm chính của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gợi mở. Việc Chính phủ và các cơ quan chức năng vừa qua luôn gần dân, lắng nghe dân và hành động quyết liệt trước những phản ánh đúng của người dân là động lực để người dân phản ánh, tố cáo. Về phía người dân, sẽ rất phấn khởi khi những ý kiến của mình được lắng nghe, tôn trọng nên cũng không tiếc công sức để phản ánh tới các cơ quan chức năng những việc làm chưa (hoặc không) được của cán bộ, công chức. Về phía Chính phủ, sẽ có nhân dân hậu thuẫn trong công cuộc quản lý, giám sát cán bộ của mình một cách chặt chẽ hơn”. Ý kiến chất lượng này đã thu hút 69 bình luận.

Thông tin minh bạch về nội dung vụ việc, BMĐT đã giúp cho công dân hiểu rõ thời cuộc, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ dân chủ XHCN, có những bình luận mang tính tích cực, góp phần phá tan đi nghi kỵ từ những tin đồn thất thiệt do những kẻ có dã tâm chống phá đất nước phát tán trên MXH mỗi ngày.

* Báo mạng điện tử phổ biến đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Chính phủ để công dân góp ý kiến, giúp Đảng và Chính phủ điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách:

Đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là công cụ nhận thức, là cơ sở chính để công dân dựa vào khi tranh luận, tỏ thái độ và quyết định về mọi vấn đề đời sống dân sinh, không bị “tâm lý đám đông” dẫn dắt. Hiểu đường lối, chính sách, công dân sẽ đưa ra những ý kiến góp ý có giá trị để Đảng và Chính phủ kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách phù hợp với cuộc sống thực tiễn.

- Về chủ trương, đường lối của Đảng: BMĐT đăng tải nguyên văn hoặc rút gọn, hoặc trích đoạn nội dung chiến lược kinh tế - xã hội của các kỳ đại


hội Đảng XI, XII; Chỉ thị, Nghị quyết của các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Khóa XII, các kỳ họp Chính phủ, Quốc hội,..., qua đó, công dân sẽ nhận thức được con đường phát triển đất nước theo kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được xác định từ năm 1986 là đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại, lấy đó làm thước đo để căn chỉnh hành vi, trách nhiệm công dân trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt, trước thềm mỗi kỳ Đại hội Đảng (Kỳ XII năm 2016 và Kỳ XIII năm 2021), BMĐT là nơi tập hợp ý kiến của người dân đóng góp vào Dự thảo Văn kiện trước Đại hội Đảng. Ví dụ: Từ tháng 10/2020 trở đi, BMĐT đăng tải Dự thảo Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII để công dân góp ý. Cho đến khi Đại hội chính thức, Dự thảo này đã qua 22 lần được công dân góp ý, sửa đổi. Đây là dịp để công dân phát huy trí tuệ của mình, góp ý cho phương hướng đường lối của Đảng, giúp cho các tiểu ban Dự thảo văn kiện của Đại hội có thể chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện tốt nhất văn kiện trước khi trình Đại hội.

- Về chính sách, pháp luật của Nhà nước: BMĐT dành một dung lượng nhất định trong trang Thời sự - Chính trị và có riêng trang Pháp luật để thông tin về chính sách, văn bản pháp luật. Trong trang Pháp luật lại có những chuyên mục chuyên sâu về tư vấn pháp luật, văn bản mới về chính sách, pháp luật, câu chuyện vụ án,... giúp cho công dân chưa được học về luật thì cũng có thể nắm bắt được những kiến thức luật cơ bản theo những vụ việc cụ thể, biết luật sẽ tuân thủ pháp luật, hoặc khi có việc liên quan đến luật pháp, người dân cũng có thể tìm đến địa chỉ tư vấn về luật, hoặc gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo đến BMĐT. Năm 2015 - 2019, trên cơ sở lấy ý kiến của người dân thông qua các tổ chức dân chủ cơ sở, qua báo chí, rất nhiều bộ luật được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện, nhiều bộ luật mới được ban hành, như: Luật đặc khu kinh tế, Luật An ninh mạng,...Theo dòng sự kiện, những ý kiến đóng góp kịp thời của công dân rất có giá trị đối với việc vạch ra phương hướng lãnh đạo của Đảng và việc hoạch định chính sách của Nhà nước. Ví dụ: Từ tháng 10/2018, bạn đọc của tuoitre.vn đã kiến nghị Xóa bỏ sổ hộ khẩu để giảm phí tổn và vấn đề này đã được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội Khóa 14, đến nay (từ tháng


7/2021) đã thành hiện thực. Hoặc BMĐT thông tin công khai các vụ trọng án đang được xét xử, công dân trong nước và Việt kiều ở nước ngoài đều chăm chú theo dõi, có những bình luận, so sánh, góp ý quan trọng. Ví dụ: Ông Hoàng Duy Hùng - luật sư người Mỹ gốc Việt, khi theo dõi qua báo chí và MXH về tiến trình xét xử vụ án Đồng Tâm (Hà Nội), đã bình luận: ... Trong lúc phiên tòa đang diễn ra,... một luật sư khác viết trên Facebook rằng đó là "lựu đạn rởm" không thể coi là vũ khí giết người... Nếu ở Mỹ, theo án lệnh Graham v. Connor, 490 U.S. 386 (1989) đề cập ở trên, khi tính mạng bị đe dọa, chỉ trong tích tắc Cảnh sát phải quyết định có hay không bóp súng, đâu cần xác định lựu đạn "rởm" hay lựu đạn "thật" mới bắn hạ. Công an Việt Nam quá hiền, như theo luật pháp Mỹ thì Cảnh sát đã bắn cả băng đạn.... Là một luật sư người Mỹ gốc Việt, tôi quan sát vụ án và rất tán thành cách làm việc của Tòa án, trình tự rõ ràng, xử lý nhân văn, mức án đúng người, đúng tội. Qua vụ án, pháp luật Việt Nam đã chứng tỏ với thế giới về sự nghiêm minh nhưng cũng đầy tính nhân văn. Cũng như trong thực tế cuộc sống đất nước hiện nay, ý Ðảng và lòng dân đã kết hợp hài hòa, triển khai rất cụ thể, hiệu quả. Phiên tòa là một bằng chứng thuyết phục, góp phần bẻ gãy những luận điệu chống phá Nhà nước Việt Nam”[131]. Như vậy, BMĐT đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa người dân với Đảng, Chính phủ và ngược lại, giữa Đảng, Chính phủ với người dân. Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT - Lưu Đình Phúc đã đánh giá: “ Những giá trị do báo chí mang lại vô cùng to lớn. Báo chí tuyên truyền tạo niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự năng động, sáng tạo, quyết liệt của Chính phủ, là hình ảnh Việt Nam tăng trưởng trên các lĩnh vực” [119]. Tuy nhiên, trong thực tế, luật pháp Việt Nam cũng còn nhiều kẽ hở, có nhiều thuật ngữ chưa được giải nghĩa cặn kẽ, dẫn đến hiểu sai và áp dụng sai luật, lách luật; tình trạng “luật ống”, “luật khung” làm cho đời sống của văn bản luật không được dài lâu, không theo kịp sự phát triển rất nhanh của thực tiễn đời sống báo chí. Ví dụ: Năm 2017, từ sự việc bác sĩ Hoàng Công Truyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế bị phạt 5 triệu đồng “vì có phát ngôn xúc phạm, xỉ nhục” Bộ trưởng Bộ Y tế, thực tế sau đó, Sở Thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/01/2023