Bình Luận Của Công Dân Ở “Box Ý Kiến Bình Luận” Về Vụ Trung Quốc Hạ Đặt Giàn Khoan Hd981 Ở Biển Đông Năm 2014 - 2015


trợ giúp của các chuyên gia. Khảo sát trang Bạn đọc của Dantri.com.vn hầu như không thấy tác phẩm do công dân thực hiện, mà chỉ có tác phẩm của PV sản xuất từ thông tin ban đầu (nguồn tin) do công dân cung cấp. Chính vì vậy, cả 3 chuyên mục này sẽ được tác giả luận án đề cập đến ở mục 2.2.3.

Trang Bạn đọc của tuoitre.vn gồm các chuyên mục: Bạn đọc làm báo, Phản hồi, Đường dây nóng, Chia sẻ. Ở phần 2.2.2. này, tác giả luận án chỉ tập trung khảo sát và nghiên cứu chuyên mục Bạn đọc làm báo Chia sẻ, các mục khác sẽ nghiên cứu ở mục 2.2.3. Số lượng tác phẩm của công dân được đăng tải hàng tháng trên tuoitre.vn có sự chênh lệch nhất định, tháng ít nhất là 30 tác phẩm (9/2015), tháng nhiều nhất (những tháng có tổ chức cuộc thi viết hoặc có sự kiện nổi bật) là 138 tác phẩm (tháng 12/2018); bình quân gần 70 tác phẩm/1 tháng. Tổng số 5 năm là 4.368 tác phẩm.

Như vậy, trong 5 trường hợp BMĐT được khảo sát, tuoitre.vn có số lượng tác phẩm của công dân được đăng tải trên trang Bạn đọc nhiều nhất.

- Chủ thể Công dân có tin - bài được BMĐT đăng tải trên trang Bạn đọc: Theo lý thuyết Vòng xoắn im lặng, tin bài của công dân đăng tải trên trang Bạn đọc sẽ cho biết: Ai? Đang ở vòng xoắn nào? Tuy nhiên, hầu hết các tờ BMĐT không thể hiện rõ ràng thông tin cá nhân của công dân có tác phẩm được đăng tải, cho nên, không thể thống kê về chủ thể tác phẩm là công dân có địa vị xã hội như thế nào. Chỉ có một điều có thể biết rõ: họ là bạn đọc của BMĐT, là những cộng tác viên tự nguyện, chuyên và không chuyên, là người

Việt Nam và người nước ngoài.

Duy nhất chỉ có vnexpress.net có cách thể hiện trang Góc nhìn minh bạch, thông tin về cá nhân chủ thể tác phẩm báo chí được hiện rõ: họ, chữ đệm, tên, nghề nghiệp hiện tại, giới tính, ảnh chân dung, qua đó có thể biết được tên gọi (chính danh), địa vị xã hội của họ. Ví dụ: Bài: Năng lực xã hội, Trần Văn Thọ, Giáo sư kinh tế, Đại học Waseda, Giới tính: Nam [vnexpress.net, Góc nhìn, 7/11/2018]. Đây là một phong cách làm báo chuyên nghiệp, hiện đại của vnexpress.net, hầu như không có tờ BMĐT nào làm được như vậy. Có thể thống kê khá chính xác được các nhóm chủ thể tác phẩm


đăng tải trên trang Góc nhìn của vnexpress.net, gồm: (i) Chủ thể là các nhà chuyên môn khoa học: Những người có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn cao, như: giáo viên, nhà báo, kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân,...(trong đó, có những người nước ngoài), có số lượng tác phẩm được đăng tải nhiều nhất (1.508 bài); (ii) Chủ thể là cá nhân có thẩm quyền, như: các nhà lãnh đạo, đại biểu Quốc hội,... có số lượng tác phẩm không nhiều (171 bài); (iii) Chủ thể là người nổi tiếng: như: nghệ sĩ, nhà văn,...có số lượng bài viết không nhiều (5 bài); (iiii) Chủ thể là thường dân, như: sinh viên, học sinh, người lao động, cán bộ viên chức,... có số lượng tác phẩm quá ít ỏi (19 bài).

Đây là một sự chênh lệch rất đáng kể. Tác phẩm được đăng tải ở Góc nhìn thường có chiều sâu, có chất lượng chuyên môn khá cao, chứng tỏ người thực hiện bài viết cũng phải có chuyên môn sâu nhất định, có tầm nhìn thời cuộc.

- Nội dung tin - bài của công dân được BMĐT đăng tải trên trang Bạn đọc: Nội dung tin - bài của công dân thường bao quát mọi vấn đề của cuộc sống, rất rộng, mới mẻ, không trùng lặp về đề tài, có góc nhìn riêng, có bài

phân tích sâu. Có thể chia thành các nhóm nội dung:

Nhóm 1: Công dân phản ánh hiện trạng bất cập, vấn đề nóng bỏng gây bức xúc trong dư luận xung quanh nơi công dân sinh sống và làm việc, như: quản lý đất đai, giao thông, môi trường, tiếng ồn đô thị, việc làm, tranh chấp dân sự,... Có đề tài rất nóng, mang tính phản biện xã hội cao, được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội hoặc của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, hoặc được rất nhiều người “thích” và “bình luận”. Ví dụ: Đức Hùng (nhà báo), Những Thủ Thiêm khác, (vnexpress.net, Góc nhìn, 5/11/2018); Trần Thắng (Kỹ sư hàng không), Bản đồ Hoàng Sa, (vnexpress.net, Góc nhìn, 17/7/2020); Đào Phương, Lãng phí lớn từ dự án nuôi trồng thủy sản ở Hà Nam (nhandan.com.vn, 02/01/2019); Anh Thơ, Vướng mắc trong xét tặng Danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng (nhandan.com.vn, 03/01/2019); Dự án chống ngập 10.000 tỷ “trùm mền” chưa biết ngày tái khởi động (TTO, Bạn đọc, 02/12/2018); Người rao bán ... trụ sở công an phường là “ma”? (TTO, Bạn đọc, 16/7/2019).


Nhóm 2: Công dân góp ý, hiến kế để giải quyết những vấn đề xã hội: Tuy số lượng tác phẩm không nhiều nhưng lại có giá trị thực tiễn rất lớn. Ví dụ: Đề xuất thành lập liên minh chính phủ điện tử 4.0 (TTO, Bạn đọc, 02/12/2018); Xóa bỏ hộ khẩu để giảm phí tổn (TTO, Bạn đọc, 23/10/2018); Quản lý ta xi công nghệ - một vài khuyến nghị (TTO, Bạn đọc, 31/10/2018). Sớm xử lý việc giao đất trái pháp luật ở Bạc Liêu (Trọng Duy, nhandan.com.vn, 07/01/2019),...

Nhóm 3: Công dân chia sẻ những câu chuyện bình dị, tâm tư, tình cảm giữa con người với con người, nêu gương người tốt, việc tốt, những phong trào vì cộng đồng, như: Cẩm Hà (Chuyên viên truyền thông), Tết nội hay Tết ngoại (vnexpress.net, Góc nhìn, 3/2/2019); Lưu Đình Long (Cư sĩ), Mê tín và chánh tín (vnexpress.net, Góc nhìn, 25/3/2019); Thầy giáo “như mẹ hiền” của trẻ khuyết tật (TTO, Bạn đọc, 20/11/2018); Niềm vui mỗi ngày - Người lập các bếp ăn từ thiện (TTO, Bạn đọc, 25/11/2018); hoặc những bài thơ về những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống, có tác dụng neo giữ tâm hồn con người và lan tỏa những xúc cảm đời thường đến với hàng triệu người khác. Ví dụ: nhân dịp 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc, cùng trong ngày 18/02/2019, chuyên mục Thơ của vnn.vn có 2 bài thơ rất xúc động: (i) Đồng đội ơi của Nguyễn Đức Biểu, (ii) Sừng sững hiên ngang những dáng hình của Hoàng Thị Trang Viên, nhận được rất nhiều like của công chúng.

Nhóm 4: Công dân phản ánh những sự kiện văn hóa, thể thao tiêu biểu, như: AFF Cup 2018, Duyên dáng Việt Nam,...

Nhóm 5: Công dân bàn luận về những vấn đề quốc tế: Lạ kỳ khủng hoảng chính trị ở Srilanka (TTO, Bạn đọc, 01/12/2018); Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng thống Bush “cha” (TTO, Bạn đọc, ngày 17/12/2018); Học online mùa dịch tại Canada có gì lạ? (vnexpress.net, Ý kiến, tháng 9/2020)...

Qua nội dung tin - bài của công dân được BMĐT đăng tải trên trang Bạn đọc - Góc nhìn, các nhà lãnh đạo, cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của công dân, nắm bắt được những điều bất cập đang diễn ra trong cuộc sống thực tế, từ đó sẽ


điều chỉnh chính sách, pháp luật cho phù hợp, giải quyết bất cập, bảo đảm quyền lợi cho người dân, đúng như Seth Stephens - Davidowitz đã nhận định: “Khi con người gõ bàn phím với hàng ngàn chuỗi ký tự để bộc lộ những suy nghĩ mênh mông của mình một cách “tự nguyện”, thì đó là những dấu hiệu kỹ thuật số tiết lộ rất nhiều điều, cho phép ta có cơ hội “nhìn trộm” vào tâm hồn con người, họ đang thực sự suy nghĩ, thực sự ao ước, thực sự lo sợ, thực sự làm những gì” [89, tr. 4 - 6]. Có thể xem trang Bạn đọc là một cầu nối hữu hiệu nhất giữa nhân dân với Đảng, Chính phủ và ngược lại, giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân. Có những việc công dân kiến nghị, như: xóa bỏ hộ khẩu, quản lý ta xi công nghệ, chính phủ điện tử,... nay đã được Đảng và Nhà nước quyết định thực hiện, đã có hiệu quả trong cuộc sống thực tiễn.

* Báo mạng điện tử tiếp nhận, đăng tải ngôn luận của công dân qua “Box Ý kiến bình luận” dưới mỗi tác phẩm báo chí:

Box Ý kiến bình luận (comment) là công cụ thông minh của BMĐT, có tính năng tương tác, để bạn đọc sử dụng gửi bình luận tức thời theo nội dung được phản ánh trong mỗi tin - bài, với lưu ý: “Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu”. Theo lý thuyết Thông tin giao tiếp, lợi thế nhất của BMĐT là có tính năng tùy biến để giao tiếp trực tuyến tức thời với công chúng của mình qua công cụ kỹ thuật thông minh là Box Ý kiến bình luận. Qua công cụ này, ngoài việc giao tiếp với tờ báo, bạn đọc báo cũng có thể giao tiếp được với nhau thông qua việc đọc các comment được hiển thị theo chuỗi, thậm chí, cùng nhau trở thành “độc giả trung thành” của tờ báo nếu họ cùng nhau có nhiều bình luận trên tờ báo trong thời gian dài. Nhandan.com.vn không thiết kế Box Ý kiến bình luận trên giao diện tờ báo, với lý do: “Việc hiển thị bình luận của bạn đọc là con dao hai lưỡi. Với những bình luận tích cực, mang tính đóng góp, sẽ giúp phần nào cải thiện chất lượng tin - bài và tăng sự tương tác. Với những bình luận tiêu cực và phản động, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của tờ báo”[PVS số 7, mục 2.2., câu 6]. Điều này thể hiện sự cẩn trọng của nhandan.com.vn, tuy nhiên, cũng có điểm bất tiện cho bạn đọc theo dõi tin - bài, khi không nhìn thấy ý kiến


bình luận của bạn đọc thì các công dân khác cũng “ngại” bình luận. Còn 4 tờ: vnexpress.net, vnn.vn, dantri.com.vn, tuoitre.vn thiết kế giao diện có Box Ý kiến bình luận ngay dưới chân mỗi tin - bài; hình thức tương đối giống nhau; cách sử dụng cũng tương đối giống nhau; chỉ khác nhau ở chỗ: vnexpress.net có kèm theo lời nhắn rất thân thiện, mời gọi người đọc viết bình luận: “Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài”, còn tuoitre.vn lại nổi bật hơn bởi nút Gửi bình luận màu đỏ và có những quy tắc bạn đọc cần chú ý trước khi gửi bình luận. Ví dụ:


Gửi bình luận

Phạt 7,5 triệu vì đăng Facebook phát ngôn giả lời Phó thủ tướng Vũ ĐứcĐam-26 ngày trước










Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 16

Bình luận (6)

Duong Duyen Nên xử lý người tung tin giả thì đúng hơn o 2 Hình 2 1 Công cụ 2Duong DuyenNên xử lý người tung tin giả thì đúng hơn.

o 2

Hình 2.1. Công cụ “Box Ý kiến bình luận” của tuoitre.vn (Nguồn: Internet) Khi bạn đọc gửi ý kiến vào Box Ý kiến bình luận, sau khoảng 20 giây,

hoặc chậm nhất là 1 - 2 phút, thông báo của tòa soạn về việc đã nhận được ý kiến bình luận sẽ được hiển thị. Nếu ý kiến được chấp nhận thì sẽ được đăng tải sau đó. Theo lý thuyết Vòng xoắn im lặng, sẽ có nhiều hay ít, có tạo thành “chuỗi” ý kiến bình luận qua Box Ý kiến bình luận dưới mỗi tin - bài hay không, phụ thuộc vào nội dung đề tài được phản ánh và cách tư duy đề tài của nhà báo BMĐT có thu hút được sự quan tâm của bạn đọc hay không. Cùng phản ánh về một sự kiện nhưng cách thông tin của mỗi tờ BMĐT khác nhau, nên cũng thu hút số lượng phản hồi ý kiến của công dân khác nhau. Ví dụ:


Bảng 2.3. Bình luận của công dân ở “Box Ý kiến bình luận” về vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 ở Biển Đông năm 2014 - 2015

Tên báo

Tổng số

bài

Số bài có

bình luận

Số bình

luận ít nhất

Số bình luận

nhiều nhất

Tổng số

bình luận

vnexpress

118

89/118

01

392

5.370

vnn

164

0

0

0

0

nhandan

189

0

0

0

0

dantri

177

43/177

01

503

1.633

tuoitre

108

57/108

01

295

1.345

(Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án từ 2014 - 2015)

Với sự kiện này, dantri.com.vn có một bài có số bình luận nhiều nhất là 503 comment (Lê Chân Nhân, Không thể lùi bước trước giàn khoan bất chính và phi nghĩa, dantri.com.vn, ngày 09/5/2014). Những nội dung công dân comment dưới mỗi tin - bài qua công cụ Box Ý kiến bình luận được xem là sự tham gia của độc giả vào câu chuyện nhà báo đã kể, do đó, cả nhà báo sản xuất tin - bài và công dân bình luận dưới tin - bài (người “tạo ra thông tin” và người “phản hồi thông tin”) đều có trách nhiệm pháp lý như nhau (nếu thông tin tạo ra khủng hoảng). Tuy nhiên, người phản hồi ý kiến có thể xuất hiện chính danh, hoặc nặc danh, hoặc ẩn danh, dẫn đến khó khăn cho BMĐT khi cần truy vết tác giả comment nếu xảy ra sai sót.

Có trường hợp BMĐT có Box Ý kiến bình luận nhưng lại không để chế độ hiển thị comment nếu xét thấy sự việc có độ “nhạy cảm” cao. Ví dụ: Vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 ở Biển Đông năm 2014 - 2015, nhandan.com.vn không có Box Ý kiến bình luận nên không khảo sát được, còn vnn.vn tuy có Box Ý kiến bình luận nhưng lại không hiển thị comment, mà chủ yếu được hiển thị ở các “cánh tay nối dài” của tờ báo (như: fanpage).

Kết quả điều tra của tác giả luận án ở câu hỏi B.12, mục 6, cho thấy, công cụ Box Ý kiến bình luận được bạn đọc sử dụng nhiều nhất và sử dụng thường xuyên hơn các công cụ khác. Số lần sử dụng từ 2 lần - 30 lần/năm cũng khá cao, cũng có nhiều người sử dụng từ 31 lần trở lên trong một năm.


100%

80%

60%

40%

20%

0%

Từ 31 lần trở lên Từ 11 - 30 lần

Từ 2 - 10 lần

Chỉ 1 lần Không lần

Biểu đồ 2.2: Mức độ công dân sử dụng Box Ý kiến bình luận trên BMĐT


vnexpress.net

vietnamnet.vn

dantri.com.vn

tuoitre.vn

nhandan.com.vn

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án từ 3/2018 đến 12/2018)

Mỗi ý kiến được chọn đăng, BMĐT đều giữ nguyên cả nội dung và hình thức văn phong, khẩu khí của người nêu ý kiến, thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối của BMĐT với công dân. Mặc dù quy trình gác cổng của báo chí chính thống khá chặt chẽ, tuy nhiên, với số lượng hàng ngàn comment của công dân “đổ về” BMĐT mỗi ngày, một con số rất lớn, chưa kể tới số comment trên fanpage, đòi hỏi những BTV phải “căng óc, căng mắt” làm việc suốt ngày đêm, trong khi đó, có thể vẫn còn có những người chưa đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ để xử lý nhanh vấn đề, thì việc để lọt ngôn luận mang nội dung tiêu cực là không thể tránh khỏi: “Hiện nay, nhân sự của BMĐT ở Việt Nam hầu hết rất trẻ, ở một số cơ quan những nhà báo chạy tin Đường dây nóng, hoặc xác minh đơn thư bạn đọc có khi còn là cộng tác viên, sinh viên báo chí thực tập”[PVS 8, mục 2.2., câu 7]. Tuy số lượng không nhiều, mỗi năm chỉ một vài trường hợp sai sót nhưng những sai sót này thường kéo theo những bình luận ác ý trên MXH, làm ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của công dân vào chế độ hiện hành, đến hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế, đến uy tín của cá nhân và tổ chức, trong đó, có cả uy tín của tờ báo. Ví dụ: Bài: Đề xuất sáp nhập thêm tỉnh thành như Hà Nội và Hà Tây (vnexpress.net, ngày 26/10/2018), khâu quản trị ý kiến phản hồi dưới mỗi tin - bài để lọt bình luận thiếu nghiêm túc: “Chuẩn rồi, tôi đề nghị sát nhập 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh thành Bình Tĩnh, Tiền Giang và Cần Thơ thành Cần Tiền”.

Hiện nay, BMĐT vẫn chưa thực sự thu hút được số đông công dân trở thành “người bạn thân thiết” của mình qua công cụ Box Ý kiến bình luận, bởi nhiều lý do, trong đó có lý do (câu B13, mục 6): tờ báo trả lời chậm, thậm chí,


không trả lời (nhận được hay không? có sử dụng hay không? vì sao không sử dụng? Đây là hạn chế mà BMĐT cần phải khắc phục trong thời gian tới.

* Báo mạng điện tử tổ chức Diễn đàn trực tuyến theo chủ đề “nóng”

để công dân tham gia thảo luận

- Hình thức diễn đàn: Hiện nay, hầu hết các cơ quan BMĐT đều tổ chức diễn đàn trực tuyến (Forum) với mục đích giải quyết “độ nóng” của dư luận xã hội trước một vấn đề nào đó. Diễn đàn trực tuyến thường được tổ chức dưới hai hình thức chính: (i) diễn đàn trực tuyến gián tiếp; (ii) diễn đàn trực tuyến trực tiếp.

> Diễn đàn trực tuyến gián tiếp: Được BMĐT tổ chức dưới hình thức một chuyên mục theo chủ đề nhất định, dành riêng cho bạn đọc chia sẻ ý kiến (dưới dạng bài viết): vnexpress.net là Ý kiến, vnn.vn là Góc nhìn thẳng, còn 3 tờ: nhandan.com.vn, dantri.com.vn, tuoitre.vn thì tổ chức diễn đàn trực tuyến gián tiếp theo chủ đề “nóng” theo dòng thời sự chủ lưu, hoặc theo chủ đề cuộc thi viết, như của tuoitre.vn: Khoảnh khắc thay đổi đời tôi; Đường về quê ăn Tết,... Mỗi ý kiến được gửi đến, bộ phận phụ trách diễn đàn sẽ xử lý theo quy trình nghiệp vụ, nếu không có vấn đề gì (sai phạm về tư tưởng chính trị hoặc phạm luật) thì sẽ đăng tải ngay, thường giữ nguyên phong cách ngôn ngữ, khẩu khí của tác giả. Ví dụ: Mặc dù nội quy của vnexpress.net ghi rõ: “Bài gửi trang Ý kiến không nhất thiết phải trùng quan điểm của tòa soạn và không có nhuận bút”, tuy nhiên, công dân vẫn rất tích cực tham gia diễn đàn này. Trung bình mỗi tháng, diễn đàn Ý kiến đăng tải từ 10 - hơn 1.000 ý kiến của công dân, với các góc nhìn khác nhau. Để khuyến khích công dân gửi ý kiến cho diễn đàn này, vnexpress.net sử dụng “chiêu cổ vũ” bằng cách: hàng tuần có bảng tổng kết xếp hạng: 10 độc giả có ý kiến nhiều nhất trong tuần; 10 ý kiến được thích nhất trong ngày. Ví dụ: 10 độc giả có ý kiến nhiều nhất trong tuần: nhiều nhất trong top 10 là Nguyễn Bình có 274 ý kiến/tuần, thấp nhất là Vi Quang có 97 ý kiến/tuần. Hoặc: 10 ý kiến được thích nhất trong ngày. Ví dụ: Nghề này cực lắm, mong mọi người ý thức để TP sạch sẽ và người làm nghề cũng đở vất vã. [PPhạm Đăng 3020]. Diễn đàn này được công dân tham gia tích cực, bởi chính slogen của nội quy diễn đàn thể hiện sự thoải mái, tự do nhất định trong việc gửi ý kiến.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí