Comment/378 Tác Phẩm Của 5 Tờ Bmđt Trong 2 Năm 2019 - 2020 (Vnexpress.net: 42 Bài; Vnn.vn: 163 Bài; Nhandan.com.vn: 77 Bài; Dantri.com.vn: 55 Bài; Tuoitre.vn: 41 Bài), Mong Đợi


tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế đã phải rút quyết định xử phạt và xin lỗi bác sĩ Truyện. Về vụ việc này, Lê Thị Thiên Hương (NCS Tiến sĩ ngành luật tại Pháp) đã có bài chia sẻ trên trang Bạn đọc của Tuổi trẻ Tp.HCM: “... Hiện nay, trong luật hiện hành của Việt Nam không hề có điều khoản nào định nghĩa rõ ràng thế nào là hành vi “xúc phạm danh dự và nhân phẩm cá nhân”.... Điều cần nhất bây giờ là các cơ quan có thẩm quyền nên nhanh chóng công khai một định nghĩa rõ ràng, hợp lý thế nào là “xúc phạm”, “xỉ nhục” người khác trên mạng, theo đúng tinh thần của luật Việt Nam. Việc này không chỉ hạn chế các phát ngôn thù ghét trên mạng, mà còn để tránh xảy ra các trường hợp tùy tiện, hiểu và áp dụng sai luật” [132]. Những góp ý của công dân có giá trị thực tiễn này sẽ giúp cho các nhà soạn thảo văn bản luật kịp thời tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện các bộ luật, bởi khi các quy định hiện hành chưa bắt nhịp với cuộc sống, cũng khó tránh khỏi những bất cập trong xử lý vụ việc, hoặc nảy sinh những ý kiến bất đồng quan điểm.

* Báo mạng điện tử phản ánh tinh thần yêu nước “phò chính diệt tà” của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch:

Hiện nay, vẫn còn tồn tại những thế lực thù địch ở trong nước và ở nước ngoài chống phá đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, như: Việt Tân, mạng lưới nhân quyền của Nguyễn Thanh Trang, hoặc Hội nhà báo độc lập Việt Nam thành lập ngày 4/7/2014, với 42 hội viên, do Phạm Chí Dũng làm chủ tịch (Ba người trong Hội này đã bị ra Tòa vì đã làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước). Các thế lực thù địch này viết bài bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lênin, đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, nói xấu Chính phủ và các nhà lãnh đạo Việt Nam, thậm chí, đòi thay đổi Điều 4 của Luật Hiến pháp, đòi thay đổi chế độ chính trị từ dân chủ XHCN sang dân chủ tư sản, kêu gọi biểu tình lật đổ chính quyền,... [127]. Luận điệu phá hoại này được phát tán ở mức độ đậm đặc, rất nhanh trên Internet, bởi chúng không thông qua bất kỳ “màng lọc” nào, trong khi đó, sự kiểm soát bằng kỹ thuật theo luật quốc gia còn gặp nhiều khó khăn. Những hành vi “nhân danh yêu nước” để chống phá Việt Nam này nhằm gây


phân tâm trong một bộ phận công dân, làm suy giảm lòng tin vào chế độ, thậm chí, có một số cán bộ bị mất phương hướng, phản bội sự nghiệp cách mạng của Đảng, đòi “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, như: Bùi Tiến Lợi, nguyên Thượng tá, nguyên Chủ nhiệm khoa CNXHKH của Trường sĩ Quan Công Binh là một ví dụ.

BMĐT làm “người đại diện” cho quyền lực của nhân dân, nói tiếng nói của nhân dân theo đúng tinh thần yêu độc lập, tự do, bình đẳng trong chế độ dân chủ pháp quyền XHCN Việt Nam. Thông qua các tác phẩm báo chí, BMĐT đại diện cho tiếng nói của nhân dân, thể hiện rõ lập trường, quan điểm chính trị của tờ báo là chống “quan điểm sai trái, thù địch” theo tư tưởng Hồ Chí Minh “phò chính, diệt tà”, chứ hoàn toàn không phải là chống lại sự “bất đồng chính kiến” như các thế lực thù địch đã xảo biện. Cụ thể những việc BMĐT đã thực hiện:

- Báo Mạng điện tử tuyên truyền quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, mà người đại diện chính là Đảng Cộng sản Việt Nam, để công dân nhận thức rõ những quan điểm này, từ đó có tiếng nói đồng tình, ủng hộ

Mặc dù lượng tin - bài không nhiều, thường chỉ xuất hiện vào các dịp ngày sinh, ngày mất của Mác - Lê nin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc ngày chiến thắng phát xít, ngày Quốc khánh và một số dịp lễ hội khác, hoặc tổ chức chuyên trang về chủ đề: Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh; hoặc tổ chức diễn đàn theo chủ đề Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, Chống diễn biến hòa bình; Bình luận và Phê phán, hoặc đưa tin - bài ở trang Thời sự - Chính trị, nhưng những tin bài đó đã góp phần khẳng định và bảo vệ sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng cách mạng đã dẫn dắt Đảng và đất nước ta vượt qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử để có được kết quả như ngày hôm nay, giúp công dân nhận thức đúng về con đường cách mạng mà dân tộc ta đã lựa chọn, từ đó, công dân góp thêm tiếng nói ủng hộ để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ví dụ: GS,TS. Tạ Ngọc Tấn, Chủ nghĩa Mác - Lê nin không lỗi thời [nhandan.com.vn, các ngày


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

13-17/01/2017], Hà Đăng, Đòi từ bỏ CNXH là một sai lầm lớn [nhandan.com.vn, ngày 16/01/2017]; Nhị Lê, Đảng dẫn dắt dân tộc hùng mạnh và trường tồn [Tuổi trẻ, ngày 03/02/2020],...

BMĐT bám sát Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) để phản ánh trung thực tiến trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó, phản ánh công khai những vụ việc nằm trong 27 biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên (tham nhũng, lợi ích nhóm, tự diễn biến, tự chuyển hóa, phát ngôn sai trái), từ đó, giúp từng cán bộ, đảng viên tự “soi”và “sửa” mình. Trong bài viết “Những bài học kinh nghiệm trước Đại hội Đảng XIII”, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chỉ ra rằng, bài học về xây dựng, chỉnh đốn Đảng thông qua công tác cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa được làm đúng và đây là khuyết điểm lớn [153]. Chính vì vậy, Đại hội Đảng lần thứ XIII cần phải “Chọn cán bộ có phẩm chất đạo đức, có trí tuệ, tầm nhìn” [Tuổi trẻ Tp.HCM, ngày 27/4/2020] và “Không để lọt vào Trung ương những người thiếu đức, kém tài” [Tuổi trẻ Tp.HCM, ngày 11/5/2020] như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trăn trở. Công dân đón nhận chủ trương này với tình yêu và trách nhiệm với đất nước, thể hiện qua

Báo mạng điện tử thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam hiện nay - 15

1.052 comment/378 tác phẩm của 5 tờ BMĐT trong 2 năm 2019 - 2020 (vnexpress.net: 42 bài; vnn.vn: 163 bài; nhandan.com.vn: 77 bài; dantri.com.vn: 55 bài; tuoitre.vn: 41 bài), mong đợi những đổi mới đất nước tiếp theo sẽ thành hiện thực.

- Báo Mạng điện tử bóc trần bộ mặt thật của thế lực thù địch trong nước và nước ngoài đang núp dưới chiêu bài tự do ngôn luận, nhân quyền, để công dân nhận diện và có tiếng nói phản bác các thế lực thù địch

Bám sát tinh thần nghị quyết Đại hội XII của Đảng: “Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, chủ động ngăn chặn, phản bác các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch” [22, tr. 201], BMĐT đã tổ chức các tuyến bài theo các chủ đề của từng tháng, hoặc theo từng sự kiện, tuy số lượng tin - bài không nhiều (chỉ từ 2-7 bài mỗi đợt) nhưng có tác dụng rất lớn, vừa phản bác quan điểm


sai trái, thù địch, vừa “xây” quan điểm đúng đắn, nuôi dưỡng trong lòng mỗi người dân niềm tin vững chắc vào Đảng, vào chế độ dân chủ XHCN. Ví dụ: Họ vì nhân quyền hay vì mục tiêu nào khác? [117]; Kêu gọi “bỏ Đảng” sau phán quyết vụ Đồng Tâm - chiêu trò lố bịch và lạc lõng [134]; Không để kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng [147]; Đội lốt học thuật, nghiên cứu để chống phá chế độ [148]; Lật tẩy những chiêu trò chống phá Đảng của các thế lực thù địch [154],... Từ những bài viết này, công dân đồng tình, chia sẻ, góp nhiều ý kiến có giá trị. Ví dụ: Trước nguy cơ giới trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước - bị các thế lực thù địch “ngầm mua chuộc” bằng vật chất, dẫn đến “tự chuyển hóa” chống lại chế độ bằng những bài viết trên MXH, công dân đã có ý kiến mang tính chất cảnh báo: “... đẩy mạnh tăng học bổng, hỗ trợ kinh phí từ các NGO, liên kết đào tạo, thẩm thấu những “giá trị” xã hội tư bản một cách tự nhiên, nhưng rất thâm độc, nhằm nuôi dưỡng đội ngũ này với âm mưu làm thay đổi chế độ ở Việt Nam trong tương lai. Họ gieo rắc vào giới trẻ khái niệm “cấp tiến”, “tự do”, “dân chủ” vô tổ chức, bất chấp luật pháp, tung hô những ý kiến “phản biện” ảo tưởng, xa rời thực tiễn. Hậu quả là một số bạn trẻ đã “sập bẫy”, hoài nghi, phủ nhận quan điểm, đường lối của Đảng và thành quả cách mạng; tự đề cao cái tôi cá nhân, lối sống vị kỷ, cá biệt có trường hợp tha hóa về nhân cách, trở thành công cụ đắc lực cho các thế lực thù địch. Với những thay đổi tinh vi cả về thủ đoạn và sách lược của các thế lực thù địch nhằm “tẩy não” làm chuyển hóa tư tưởng, dẫn tới quá trình “tự diễn biến” ở lớp người đang là rường cột, tương lai của đất nước, nếu thanh niên không được trang bị lý luận, nhận thức đúng để đủ sức “đề kháng” sẽ gây hậu quả khó lường” [120]. Tuy nhiên, theo khảo sát của tác giả luận án, các bài viết chống quan điểm sai trái, thù địch thường quá dài, quá hàn lâm, thiếu sự châm biếm, đả kích dưới dạng hài hước, nên sẽ có người không đủ “kiên nhẫn” để đọc hết bài. Các cơ quan BMĐT có thể vẫn chưa thật sự chủ động phối hợp với nhau thành một ekip để tạo ra những vệt bài thật đặc sắc, lôi cuốn người đọc, để từ đó lan tỏa được rộng và sâu trong lòng công chúng xã hội, từ đó có nhiều hơn những luận bàn chất lượng của công chúng. Kết


quả điều tra của tác giả luận án về ý kiến công dân (câu C5), cũng có ý kiến cho rằng: “Các báo cần có nhiều bài chống lại quan điểm phản động có chất lượng hơn. Tôi thấy việc này các báo còn yếu.”

- Báo mạng điện tử phản bác thông tin sai trái, thù địch bằng việc cung cấp nhiều hơn thông tin mang tính tích cực “Lấy cái tích cực để đẩy lùi cái tiêu cực”, để dẫn dắt công dân ngôn luận theo chiều hướng tích cực

Theo tinh thần NQ TW 5, khóa VIII (tháng 7/1998): “Lấy cái tích cực để đẩy lùi cái tiêu cực”, BMĐT không chỉ phân tích, bình luận, chỉ ra những đúng - sai, tốt - xấu, tích cực - tiêu cực, thuyết minh, làm rõ mọi vấn đề mà mỗi cá nhân công dân và nhà nước đều quan tâm, đều bức xúc, đều cần làm và phải làm để chống lại thế lực thù địch, mà còn cung cấp nhiều hơn thông tin mang tính tích cực, như: tình cảm “đồng bào”, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, những “tấm gương” người tốt, việc tốt, những việc tử tế trong cuộc sống hàng ngày, về những đổi thay to lớn của đất nước,... để truyền cảm hứng cho xã hội, “lôi kéo” con người tham gia chia sẻ nhiều hơn về cái tốt, tạo lập những “dòng chảy comment” mang tính tích cực, để dẹp bỏ những tin xấu, độc, tin đồn thất thiệt. Mỗi tờ BMĐT có cách đấu tranh chống lại luận điệu sai trái, thù địch bằng cách truyền cảm hứng của riêng mình. Ví dụ: tuoitre.vn có những chiến dịch truyền thông “Góp đá xây Trường Sa”, “Chào cờ vào sáng Thứ Hai,... Theo số liệu của Trung tâm lưu giữ truyền thông số Quốc gia thuộc Cục Báo chí, chỉ riêng năm 2019, trong tổng số 15.832.700 tin - bài của BMĐT trong cả nước, có 24,80% là thông tin tích cực; 9,87% là thông tin tiêu cực, thông tin trung tính là 65,33%; so với năm 2018, thông tin tiêu cực giảm 6,2%, thông tin tích cực tăng 8,5%. Đây là bằng chứng xác thực để có thể khẳng định rằng, BMĐT đã cố gắng cung cấp ngày càng nhiều hơn thông tin mang tính tích cực, với mục đích đẩy lùi tin giả, tin xấu - độc khỏi cuộc sống tinh thần của công dân, đấu tranh có hiệu quả với thông tin sai trái, thù địch.

Tóm lại, “quyền được biết thông tin từ báo chí” của công dân là một trong ba nội dung QTDNL của công dân. Theo PGS, TS. Mai Quỳnh Nam, lợi ích


của nhân dân là được công khai thông tin, “báo cho dân biết” - đấy là điều kiện hàng đầu để nuôi dưỡng các cuộc tranh luận, hình thành dư luận xã hội [80, tr. 71 -79]. BMĐT cung cấp thông tin để công dân “biết” và công dân “có ý kiến” về thông tin tác động đến cuộc sống của mình, là cả một quá trình nhận thức và hành động có trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân. Ông Nguyễn Đức Hiền (Trưởng Ban Dân nguyện) đã phát biểu tại cuộc thảo luận của Quốc hội trong kỳ họp tháng 9/2015: “ Tôi đọc báo điện tử thấy các phản hồi của người dân rất có giá trị, tiếng nói lạc lõng thì ít thôi, còn lại đều là tiếng nói đóng góp thiết thực, chân tình”. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nội dung quyền này, BMĐT vẫn còn có những hạn chế nhất định, cũng làm ảnh hưởng đến lòng tin của công chúng đối với BMĐT.

2.2.2. Báo mạng điện tử làm “diễn đàn” để công dân tự do ngôn luận (Báo mạng điện tử thực hiện “quyền tự do nói trên báo chí” của công dân)

* Báo mạng điện tử đăng tải trên trang Bạn đọc những tin - bài do công dân thực hiện:

Đã có người ví Ban Bạn đọc là trung tâm “Dân nguyện” của một tòa soạn báo [5, tr. 84], bởi bộ phận này được thiết lập ra chỉ dành riêng cho công dân - công chúng của tờ báo. Nhiệm vụ chính của Ban Bạn đọc là thay mặt cho cơ quan báo chí tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, đăng tải tin - bài do công dân thực hiện; tiếp nhận, xử lý, điều tra, thông báo kết quả trên báo chí về đơn

- thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định trong Mục 1, Điều 10, Chương 2 của Luật Báo chí 2016.

- Tần suất tin - bài của công dân được BMĐT đăng tải trên trang Bạn đọc:

Theo lý thuyết Người gác cổng, quy trình “gác cổng” thông tin ở Ban Bạn đọc cũng giống như các Ban khác, chỉ khác ở chỗ: công dân là chủ thể của tin - bài được BMĐT “gác cổng” và đăng tải trên trang Bạn đọc. Thông thường, số lượng tin - bài, đơn thư Ban Bạn đọc nhận được mỗi ngày khá nhiều, tuy nhiên, qua khâu sàng lọc, thẩm định và lựa chọn kỹ càng theo tôn chỉ, mục đích của tờ báo, số lượng tin - bài của công dân được đăng tải


khoảng 3-15% [PVS 6, 9, 12, mục 2.2., câu 4]. Theo một số nhà báo, trong quy trình sản xuất thông tin từ tác phẩm của công dân, “khó nhất là khâu lựa chọn tác phẩm có giá trị để sử dụng, bởi phải đọc nhiều, đọc nhanh và phán đoán, lựa chọn, xác minh chỉ bằng kiến thức, kinh nghiệm, linh cảm của bản thân” [PVS 12, mục 2.2., câu 4]. Điều đó cho thấy, công việc tiếp nhận, xử lý tin - bài do công dân tự do thực hiện có thể còn “khó” hơn gấp nhiều lần so với công việc sáng tạo tác phẩm báo chí của bản thân nhà báo.

Khảo sát trên thanh Menu trang chủ của 5 tờ BMĐT hiện rõ: các tờ vnn.vn, nhandan.com.vn, dantri.com.vn, tuoitre.vn đều có tên trang là Bạn đọc, chỉ Vnexpress.net có tên trang hơi khác là Góc nhìn. Như vậy, không có tờ BMĐT nào không có trang Bạn đọc - một phương tiện chính để BMĐT đăng tải tin bài do công dân sáng tạo, thực hiện quyền được “tự do nói” trên báo chí của công dân.

Biểu đồ 2.1: Số lượng tin - bài của công dân được đăng tải trên trang Bạn đọc của BMĐT (2015-2019)

5000

4000

3000

2000

1000

0

2019

2018

2017

2016

2015

vnexpress vnn nhandan dantri tuoitre

( Nguồn: Kết quả khảo sát của luận án năm 2015 - 2019)

Thực trạng cụ thể:

Trang Góc nhìn của vnexpress.net gồm các chuyên mục: Góc nhìn, Thư Tòa soạn, Bản thảo. Trong ba chuyên mục đó, tác giả luận án chỉ tập trung khảo sát chuyên mục Góc nhìn - nơi hội tụ các tác phẩm do công dân sản xuất, còn Thư Tòa soạn, Bản thảo là dành cho Tòa soạn nên không khảo sát. Từ năm 2014 trở đi, chuyên mục Góc nhìn được vnexpress.net xem là “loại báo chí ý kiến, bình luận, thể hiện quan điểm về các sự kiện thời sự, vấn đề hữu ích đối với xã hội” (vnexpress.net, ngày 5/5/2017). Từ ngày 5/5/2017,


chuyên mục Góc nhìn được nâng cấp với một phiên bản mới, giao diện được thay đổi thuận tiện hơn cho bạn đọc. Góc nhìn đã thu hút hơn 40 triệu lượt người đọc, gần 200.000 bình luận đã được đăng tải. Tổng số tác phẩm của công dân đã được vnexpress.net đăng tải trên trang Góc nhìn trong 5 năm là 1.703 tác phẩm. Vnexpress.net đã khá thành công khi xây dựng được một đội ngũ cộng tác viên đông đảo, có chất lượng và tương đối ổn định (có danh sách cụ thể về thông tin cá nhân của công dân ngay bên trái màn hình của trang Góc nhìn), do đó, số lượng bài đăng tải ở trang này không quá khác xa nhau trong từng tháng và trong từng năm, trung bình có 25 - 30 bài/tháng, cá biệt có tháng lên tới 34 bài/tháng (tháng 01/2018), bởi thời điểm đó có sự kiện đặc biệt, hoặc sự kiện “nóng”, nhiều người quan tâm.

Trang Bạn đọc của vnn.vn được chia thành 3 chuyên mục: Chia sẻ: chủ yếu dành cho những thông tin về hoàn cảnh khó khăn và kêu gọi giúp đỡ; Hồi âm: là nơi bạn đọc gửi thắc mắc cần được giải đáp, như: pháp luật, những vấn đề cuộc sống và tờ báo trả lời về đơn thư khiếu nại, tố cáo của bạn đọc; Thơ: là nơi bạn đọc chia sẻ tâm tình, cảm xúc quê hương, hoặc nỗi niềm về cuộc sống, thời cuộc. Tính theo tháng, vnn.vn đăng tải ít nhất là 56 tác phẩm, cao nhất là 87 tác phẩm (trong đó, chủ yếu là tác phẩm chia sẻ địa chỉ từ thiện, tác phẩm có nội dung sâu, có phân tích, bình luận không nhiều, chỉ chiếm 1/15). Tổng số 5 năm là 4.252 tác phẩm.

Trang Bạn đọc của nhandan.com.vn được sắp xếp khoa học, thuận tiện cho bạn đọc sử dụng, gồm các chuyên mục: Bạn đọc viết, Thông tin nhanh qua đường dây nóng, Điều tra qua thư bạn đọc, Kết quả thư bạn đọc, Người tốt - việc tốt. Mỗi tháng, nhandan.com.vn đăng tải 20 - 25 tác phẩm của công dân. Tổng số 5 năm là 1.379 tác phẩm.

Trang Bạn đọc của Dantri.com.vn gồm 3 chuyên mục: Điều tra, Tư vấn pháp luật, Hồi âm. Khác với các tờ báo khác, trang Bạn đọc của Dantri.com.vn chuyên về xử lý thông tin do bạn đọc cung cấp (Điều tra và Hồi âm), còn chuyên mục Tư vấn pháp luật chuyên về giải đáp khúc mắc của công dân có liên quan đến luật pháp cũng do Ban Bạn đọc thực hiện dưới sự

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 13/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí