phức tạp khi người đại diện theo pháp luật không trực tiếp ký kết hợp đồng bảo lãnh mà uỷ quyền cho người khác tham gia ký kết hợp đồng này. Trong hệ thống Ngân hàng của Việt Nam hiện nay, do đặc điểm của hoạt động kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng nào cũng thành lập hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện tại các đơn vị hành chính các cấp. Tuy nhiên, chỉ có Ngân hàng Trung ương là có tư cách pháp nhân, còn lại chi nhánh, văn phòng đại diện ở các địa phương không có tư cách pháp nhân (Điều 92 BLDS). Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền. Với quy định này, có thể khẳng định giám đốc chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng ở địa phương không có quyền ký hợp đồng bảo lãnh với tư cách là đại diện theo pháp luật của ngân hàng. Trong thực tế, các Ngân hàng thương mại thường có giấy ủy quyền riêng của Tổng Giám đốc để thực hiện việc bảo lãnh này. Về nguyên tắc, pháp nhân có thể uỷ quyền cho bất cứ một cá nhân nào tham gia một hoặc một số công việc nhất định. Ngân hàng thương mại cũng có thể uỷ quyền cho bất cứ ai ký kết hợp đồng bảo lãnh thay cho mình, nhưng thông thường là lãnh đạo các chi nhánh.
Trên nguyên tắc này, Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước (Điều 15) và áp dụng cho các bảo lãnh không phải để vay vốn nước ngoài (Điều 4), có quy định: Người có thẩm quyền ký văn bản bảo lãnh của ngân hàng là Tổng Giám đốc (giám đốc) ngân hàng. Người này có thể uỷ quyền cho Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc chi nhánh trực thuộc mình ký bảo lãnh. Người được uỷ quyền không được phép uỷ quyền lại.
Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho tất cả các pháp nhân khác. Pháp nhân có thể trực tiếp ký hợp đồng bảo lãnh thông qua người đại diện theo pháp luật, hoặc uỷ quyền cho người khác tham gia ký kết hợp đồng bảo lãnh.
Như vậy là có hai loại người được phép đại diện cho pháp nhân để ký kết hợp đồng bảo lãnh, đó là đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền. Mặc dù đều là đại diện cho pháp nhân, song quyền hạn của hai người này là không giống nhau. Quyền hạn của đại diện theo pháp luật được quy định trong luật và cụ thể hoá ở Điều lệ của doanh nghiệp và thông thường quyền hạn của người này là bao quát. Còn quyền hạn của người đại diện theo uỷ quyền do hai bên thoả thuận, thông thường là một vụ việc với nội dung cụ thể, có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định (một năm, hai năm...) hoặc giới hạn mức giá trị của nghĩa vụ bảo lãnh (mức bảo lãnh tối đa là một tỷ, hai tỷ đồng...).
Trường hợp pháp nhân bảo lãnh là một tổ chức tín dụng, thì mức bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, các nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một tổ chức tín dụng không vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của tổ chức tín dụng do Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định (Điều 79, Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997).
Với mục đích bảo vệ lợi ích của pháp nhân, đặc biệt là pháp nhân kinh doanh tiền tệ, khoản 3 Điều 77 luật các TCTD quy định, tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng hợp tác) không được chấp nhận bảo lãnh của những người sau đây để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng.
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó giám đốc) của tổ chức tín dụng;
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quy Định Về Bảo Lãnh Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Sự Ưng Thuận Của Các Bên Trong Hợp Đồng Bảo Lãnh
- Năng Lực Của Các Bên Tham Gia Hợp Đồng Bảo Lãnh
- D Và 3.4.g Mục Này Mà Gây Thiệt Hại Cho Bên Bảo Lãnh Thì Bên Bảo Lãnh Có Quyền Yêu Cầu Bồi Thường Thiệt Hại Và Sử Dụng Số Tiền Bồi Thường Thiệt
- Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 9
- Thực Tiễn Hoạt Động Bảo Lãnh Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Giao Dịch Dân Sự
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
- Người thẩm định, xét duyệt cho vay;
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) [7].
Đối với bảo lãnh của vợ hoặc chồng, như đã nói ở trên, mục đích của người nhận bảo lãnh là khối tài sản của người bảo lãnh. Tuy nhiên, khi quan hệ vợ chồng đang tồn tại thì khối lượng tài sản của gia đình là tài sản chung hợp nhất của cả hai vợ chồng (Điều 27 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000). Về nguyên tắc, cá nhân vợ hoặc chồng đều có quyền đứng ra bảo đảm cho một nghĩa vụ nào đó. Hành vi bảo lãnh cho một nghĩa vụ của mỗi người không phải là hành vi định đoạt tài sản bởi, bản chất của bảo lãnh là đối nhân. Do vậy, hành vi này không vi phạm Điều 28 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000. Vấn đề còn lại là xác định khối tài sản của người bảo lãnh. Trường hợp một trong hai người tham gia hợp đồng bảo lãnh và được sự đồng ý của người còn lại mặc dù người này không tham gia ký kết hợp đồng, thì khối tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm phần tài sản riêng của người bảo lãnh và toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồng. Ngược lại, nếu người vợ hoặc chồng ký kết hợp đồng bảo lãnh mà không được sự đồng ý của người còn lại thì khối tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh chỉ bao gồm tài sản riêng của người bảo lãnh và phần tài sản chung mà người này có trong khối tài sản chung hợp nhất của hai vợ chồng. Tuy nhiên, việc yêu cầu chia tài sản chung hợp nhất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đang tồn tại là việc làm tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian. Do vậy, trong điều kiện mỗi cá nhân đều không có khối tài sản riêng đủ lớn để đảm bảo cho nghĩa vụ bảo lãnh, thì giải pháp tốt nhất mà người nhận bảo lãnh nên lựa chọn là yêu cầu cả vợ, chồng cùng tham gia vào hợp đồng bảo lãnh với tư cách là đồng bảo lãnh.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lãnh
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh
Chế định bảo lãnh trong BLDS không có điều luật nào quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh. Trong luật chuyên ngành có quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, tuy nhiên quy định đó hoàn toàn mang tính chuyên biệt cho một lĩnh vực cụ thể như tín dụng, ngân hàng, xuất khẩu lao động.
Tổng hợp các quy định nằm rải rác ở các điều luật khác nhau, kết hợp với quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành có thể thấy một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể tham gia hợp đồng bảo lãnh như sau:
Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của luật dân sự "tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận", quyền đầu tiên của người bảo lãnh là chấp nhận hoặc từ chối đề nghị bảo lãnh. Trước khi có hợp đồng bảo lãnh, người bảo lãnh nhận được lời đề nghị bảo lãnh, có thể từ người được bảo lãnh hoặc có thể từ người nhận bảo lãnh. Khi có lời đề nghị này, người bảo lãnh có quyền từ chối hoặc chấp nhận lời đề nghị. Sau khi đã chấp nhận yêu cầu bảo lãnh, người bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (thông thường chỉ người bảo lãnh chuyên nghiệp mới có yêu cầu này). Trong giao kết hợp đồng bảo lãnh, người bảo lãnh có quyền thoả thuận về phạm vi bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh. Bảo lãnh liên đới hoặc bảo lãnh theo phần riêng biệt (quy chế của người có nghĩa vụ phụ)...; Người bảo lãnh có quyền khởi kiện người được bảo lãnh hoặc những người đồng bảo lãnh để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ (Điều 365, 367 BLDS). Đây là quyền quan trọng của người bảo lãnh, vì vậy, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn ở phần sau. Ngoài ra, một trong những quyền quan trọng của bên bảo lãnh là thu phí bảo lãnh. Thông thường, việc thu phí bảo lãnh chỉ xảy ra đối với người bảo lãnh chuyên nghiệp, còn trong đời sống dân sự, bảo
lãnh chỉ dựa trên cơ sở tình cảm, thân quen. Với việc thu phí bảo lãnh, hoạt động bảo lãnh của các TCTD đã trở thành nghiệp vụ kinh doanh thu lợi nhuận. Theo quy định hiện hành mức phí bảo lãnh do các bên tự thoả thuận trong giới hạn do Ngân hàng nhà nước quy định, đây là điểm mới, trước đây, mức phí này do Ngân hàng nhà nước ấn định. Việc trao quyền cho TCTD thoả thuận với khách hàng mức phí bảo lãnh là phù hợp với nhu cầu của các TCTD, đảm bảo nguyên tắc thoả thuận trong giao dịch bảo lãnh; đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong chiến lược kinh doanh của từng TCTD. Điều đó cũng phù hợp với nguyên tắc của cơ chế thị trường, theo đó cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp quá sâu vào quyền tự do thoả thuận của các bên tham gia quan hệ bảo lãnh. Mặt khác, quy định này là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.
Điều 367 BLDS quy định, khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình... Quy định này chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong trường hợp bảo lãnh liên đới, tức là đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà người được bảo lãnh không thực hiện, và người có quyền đã yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh xong, người bảo lãnh quay lại yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Khi đó, người được bảo lãnh có thể vẫn còn nhiều tài sản nhưng người nhận bảo lãnh không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ mà lại yêu cầu ngay người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Do vậy, khi người bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ và quay lại yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình thì người bảo lãnh vẫn còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ với người nhận bảo lãnh. Với bảo lãnh không liên đới, thì quyền này của người bảo lãnh chỉ tồn tại trên lý thuyết, bởi vì, người nhận bảo lãnh phải chứng minh được việc người được bảo lãnh đã không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ, khi đó mới có quyền yêu cầu người
bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ. Nhưng nếu người được bảo lãnh đã không còn tài sản để thực hiện cho người nhận bảo lãnh thì cũng sẽ không còn tài sản để thực hiện nghĩa vụ trở lại đối với người bảo lãnh. Có chăng, nghĩa vụ đó sẽ được thực hiện trong tương lai (khi nào người được bảo lãnh có tài sản, thì khi đó người bảo lãnh sẽ yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ).
Với quy định của điều 367 BLDS, có thể thấy quyền yêu cầu của người bảo lãnh chỉ phát sinh sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ. Cần phải hiểu như thế nào đối với khái niệm "hoàn thành nghĩa vụ", hoàn thành nghĩa vụ có đồng nghĩa với thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ bảo lãnh không? chắc chắn là không. Bởi vì, ta thử xem xét một giả thiết, khi nghĩa vụ chính đến hạn, người được bảo lãnh đã thực hiện một phần nghĩa vụ, phần còn lại được người bảo lãnh thực hiện, người nhận bảo lãnh đã nhận đủ nợ do vậy, không yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nữa. Trường hợp này, người bảo lãnh vẫn có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình, điều này là chắc chắn không thể khác được. Như vậy, có thể khẳng định, người bảo lãnh thực hiện một phần nghĩa vụ bảo lãnh cũng có quyền yêu cầu người được bảo lãnh hoàn trả một phần tương ứng.
Nếu chỉ đọc điều luật theo hướng xuôi, ta sẽ thấy người bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh hoàn trả lại cho mình phần nghĩa vụ mà mình đã thực hiện với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu đặt vấn đề ngược lại có khi nào người bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh mà không có quyền yêu cầu đối với người được bảo lãnh không? Như nói ở phần trên, bảo lãnh là quan hệ tay đôi giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh. Do vậy, người được bảo lãnh có thể biết hoặc không biết có tồn tại quan hệ bảo lãnh cho nghĩa vụ của mình. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, người được bảo lãnh đã tự nguyện thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh, song do có yêu cầu từ người nhận bảo lãnh và không biết việc người được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ,
người bảo lãnh lại thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp này, người bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình không? Để trả lời cho câu hỏi này cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp người được bảo lãnh có yêu cầu hoặc biết việc có người bảo lãnh cho nghĩa vụ của mình, có thể coi đây là quan hệ uỷ quyền thực hiện nghĩa vụ giữa người được bảo lãnh và người bảo lãnh. Và như vậy, nếu người được bảo lãnh tự mình thực hiện nghĩa vụ mà không cần đến người bảo lãnh, hoạt động này của người được bảo lãnh được coi như quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền với người bảo lãnh. Tuy nhiên, đi kèm với quyết định này, người được bảo lãnh phải có nghĩa vụ báo trước cho người bảo lãnh trong một khoảng thời gian hợp lý (khoản 1 điều 588 BLDS). Nếu người được bảo lãnh đã báo trước mà người bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ đối với người nhận bảo lãnh thì quyền yêu cầu của người bảo lãnh đối với người được bảo lãnh sẽ không còn mà thay vào đó, người bảo lãnh phải yêu cầu người nhận bảo lãnh hoàn trả lại những gì đã nhận theo quy định của điều 599 BLDS. Ngược lại, nếu người được bảo lãnh không báo trước theo quy định của pháp luật, hoạt động uỷ quyền vẫn tồn tại và người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là đúng, do vậy có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với mình.
Trường hợp người được bảo lãnh không yêu cầu và cũng không biết việc có người bảo lãnh cho mình. Rõ ràng, nếu không yêu cầu tức là không có hợp đồng uỷ quyền giữa người được bảo lãnh và người bảo lãnh và khi thực hiện nghĩa vụ, người được bảo lãnh cũng không có nghĩa vụ phải báo cho ai. Do vậy, nếu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với người nhận bảo lãnh khi người được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thì người được bảo lãnh không có lỗi. Nghĩa vụ tìm hiểu thuộc về người bảo lãnh, nếu không tìm hiểu kỹ, mà thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì người bảo lãnh có lỗi, do vậy mất
quyền yêu cầu người được bảo lãnh. Tuy nhiên, quyền này không mất đi mà nó chỉ chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác, cụ thể trường hợp này quyền đó sẽ chuyển sang đối tượng là người nhận bảo lãnh.
Các trường hợp nêu trên được xem xét trong trường hợp người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh không còn tồn tại. Vậy, trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh vẫn còn tồn tại ở thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì sao? Cụ thể hơn, người bảo lãnh trả nợ đến hạn thay cho người được bảo lãnh, sau đó, người được bảo lãnh cũng thực hiện nghĩa vụ do không được thông báo về việc người bảo lãnh trả nợ thay mình. Theo quan điểm của TS. Nguyễn Ngọc Điện thì, người bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với mình, quyền này có được là do tư cách pháp lý của người bảo lãnh, bởi vì, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với người nhận bảo lãnh, người bảo lãnh sẽ trở thành người thế quyền của người nhận bảo lãnh.
Là người thế quyền, người bảo lãnh lại không có trách nhiệm báo cho người được bảo lãnh về việc thế quyền yêu cầu: trách nhiệm này thuộc về người chuyển giao quyền yêu cầu (khoản 2 Điều 309 BLDS). Cũng cần nói rõ thêm, việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần phải có sự đồng ý của người có nghĩa vụ, tức là quyền yêu cầu được chuyển giao từ người nhận bảo lãnh sang cho người bảo lãnh không cần có sự đồng ý của người được bảo lãnh, chỉ cần thông báo để người được bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ mà thôi.
Như vậy, trong mọi trường hợp người được bảo lãnh phải được thông báo, có thể từ người bảo lãnh hoặc từ người nhận bảo lãnh. Mặt khác, tinh thần chung của nhà làm luật là: nghĩa vụ trả nợ trước hết thuộc về người được bảo lãnh chứ không phải của người bảo lãnh. Do vậy, nếu người bảo lãnh trả nợ thay cho người được bảo lãnh mà không báo cho người này biết, để họ lại