đây là trường hợp phổ biến. Đối với hợp đồng bảo lãnh thì người bảo lãnh căn cứ chủ yếu vào điều kiện của người được bảo lãnh để quyết định có bảo lãnh cho nghĩa vụ của họ hay không. Do vậy, những thông tin từ phía người được bảo lãnh là rất quan trọng. Chắc chắn một tổ chức tín dụng sẽ không phát hành thư bảo lãnh cho một doanh nghiệp trong một thương vụ kinh doanh nếu biết chắc chắn doanh nghiệp này đã lâm vào tình trạng phá sản….Tuy nhiên, trường hợp không có thông tin hoặc hiểu sai về người được bảo lãnh không phải là trường hợp nhầm lẫn để tuyên bố hợp đồng vô hiệu, vì đó là nghĩa vụ của người bảo lãnh phải tìm hiểu trước khi quyết định ký hợp đồng bảo lãnh.
Tóm lại, hợp đồng bảo lãnh sẽ bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn nếu: sự nhầm lẫn về nội dung giao kết phải do lỗi của phía bên kia, nếu sự nhầm lẫn đó không do lỗi của bên kia thì hợp đồng không bị coi là vô hiệu; lỗi của bên còn lại phải là lỗi vô ý, nếu là lỗi cố ý thì hợp đồng này cũng bị coi là vô hiệu nhưng vô hiệu do bị lừa dối.
Lừa dối
Khi xem xét cần phải xác định xem xét kỹ yếu tố lừa dối để tuyên bố hợp đồng bảo lãnh vô hiệu. Các vấn đề cần phải xem xét là: thứ nhất, có sự cố ý đưa thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên; thứ hai, người nghe phải không biết đến sự sai lệch và đã tin vào sự sai lệch đó mà tham gia hợp
đồng; thứ ba, phải có thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế khi xem xét phải kết hợp các yếu tố một cách hợp lý, bởi vì mọi yếu tố này đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau và phải phù hợp với tính chất khách quan của vụ án.
Ngoài ra, lừa dối trong hợp đồng bảo lãnh có thể còn là hành vi cố ý của người thứ ba nhằm làm cho bên bảo lãnh hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên đã xác lập hợp đồng đó. Người thứ ba trong quan hệ này có thể là người được bảo lãnh hoặc là người thứ ba bất kỳ. Cũng cần phải phân biệt rõ, nếu người thứ ba có liên quan đến một trong các bên tham gia hợp đồng và hành động vì mục đích của phía bên này, thì hợp đồng đó phải được tuyên bố vô hiệu. Ngược lại, nếu người thứ ba không liên quan đến các bên và họ hành động không nhằm mục đích gì, hoặc vì một mục đích khác thì hợp đồng này không thể bị tuyên bố vô hiệu.
Đe dọa
Để xác định một hợp đồng bảo lãnh vô hiệu do bị đe dọa cần xác định hành vi mà do đối phương gây ra cho họ có phải là hành vi cố ý hay không và xem xét liệu hành vi đe doạ của một bên có đủ khả năng làm cho đối phương khiếp sợ mà xác lập hợp đồng nhằm tránh gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho chính họ hoặc cho những người thân thích của họ. Nếu sự đe dọa mà không nhằm mục đích xâm phạm đến lợi ích của người bị đe dọa hoặc người thân của họ thì không thể coi là căn cứ để tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa được.
Tương tự như lừa dối, đe dọa trong hợp đồng bảo lãnh có thể còn là hành vi cố ý của người thứ ba nhằm làm cho các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh sợ hãi mà phải ký kết hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích. Người thứ ba trong quan hệ này có thể là người được bảo lãnh hoặc là người thứ ba bất kỳ. Nếu người thứ ba có liên quan đến một trong các bên tham gia hợp đồng và hành động vì mục đích của phía bên này, thì hợp đồng đó phải
được tuyên bố vô hiệu. Ngược lại, nếu người thứ ba không liên quan đến các bên và họ hành động không nhằm mục đích gì, hoặc vì một mục đích khác thì hợp đồng này không thể bị tuyên bố vô hiệu.
Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
Các thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật ở đây được hiểu là các thỏa thuận mà mục đích và nội dung vi phạm các quy định của pháp luật dân sự. Điều cấm của pháp luật ở đây không chỉ là trái với pháp luật dân sự mà còn trái cả với các văn bản pháp luật khác hoặc trái với chính sách của Nhà nước, bị cấm không được thực hiện như: cho vay nặng lãi hoặc bảo lãnh thu tỷ lệ phí % cao có tính chất bóc lột.
Điều cấm của pháp luật còn thể hiện người tham gia giao dịch dân sự không vi phạm điều pháp luật cấm thực hiện hoặc đối tượng của giao dịch là tài sản bị Nhà nước cấm lưu thông. Khi những giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội thì đều bị vô hiệu tuyệt đối, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
Điều kiện không trái đạo đức xã hội
Trong pháp luật dân sự tuy có quy định về khái niệm đạo đức xã hội, nhưng hiện nay chúng ta chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào của
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích về vấn đề này. Điều 8 BLDS chỉ nêu nguyên tắc tôn trọng đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp. Các yếu tố như: phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết tương thân tương
ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao
đẹp... được xếp vào phạm trù đạo đức truyền thống.
Hợp đồng bảo lãnh vi phạm điều kiện về hình thức
Đối với hợp đồng bảo lãnh thì hình thức của hợp đồng phải là bằng văn bản. Trong nhiều trường hợp, hình thức bằng văn bản của hợp đồng bảo lãnh chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ, để hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, Điều 362 BLDS đã quy định: "... trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực". Như vậy, nếu hợp đồng bảo lãnh không đảm bảo các điều kiện nói trên thì sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
Các quy định về hình thức này thường áp dụng đối với các hợp đồng bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức tín dụng. Đây là quy định của Ngân hàng nhà nước.
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH
3.1. Thực tiễn hoạt động bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự
Tình hình bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự tại Việt Nam trong những năm qua là một trong những kết quả quan trọng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình giao dịch; điều này đồng nghĩa với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế của đất nước. Trong hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp, các tổ chức tín dụng được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau như Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài… cùng với sự phát triển và đa dạng hóa nghiệp vụ hoạt động, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cũng đã được các tổ chức tín dụng quan tâm và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trước năm 1993, hoạt động bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự còn mang tính chất manh mún, không chuyên nghiệp và chủ yếu phát sinh trong đời sống dân sự với những giao dịch có giá trị không lớn. Quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh dựa trên quan hệ thân quen, người bảo lãnh không phải là chuyên nghiệp và không nhằm mục đích lợi nhuận.
Sau năm 1993, khi nền kinh tế đất nước đã có những bước phát triển đáng kể, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mở, số lượng các giao dịch tăng nhanh, nhu cầu được bảo đảm nghĩa vụ của các giao dịch cũng tăng theo. Nói riêng trong lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng, sau khi có các quy định về bảo lãnh ngân hàng, hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng cũng phát triển nhanh chóng, doanh số bảo lãnh liên tục tăng qua các năm với tỷ lệ trung bình từ 20- 25%/năm trong giai đoạn 1993-1998. Trong năm 1997, do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng bị chững lại; các tổ chức tín dụng cơ bản chỉ tập trung cho việc xử lý các hợp đồng bảo lãnh trước đó. Từ năm 2000 đến nay, nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đã được phục hồi, hoạt động quy mô và có sự tăng trưởng đáng kể không chỉ về doanh số mà còn đi sâu vào chất lượng bảo lãnh. Điều đó được thể hiện thông qua số lượng các giao dịch được bảo lãnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng nhà nước, doanh số bảo lãnh của các tổ chức tín dụng trong 03 năm gần đây đều có mức tăng trưởng tốt.
Biểu 3.1 . Doanh số bảo lãnh của các TCTD trong 03 năm gần đây.
Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD.
2005 | 2006 | 2007 | ||||
VNĐ | USD | VNĐ | USD | VNĐ | USD | |
NHTM nhà nước | 14.000 | 700 | 15.500 | 830 | 16.200 | 950 |
NHTM khác | 5.800 | 300 | 7.000 | 370 | 8.500 | 420 |
Tổng số | 19.800 | 1000 | 22.500 | 1.200 | 24.700 | 1.370 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Các Bên Trong Quan Hệ Bảo Lãnh
- D Và 3.4.g Mục Này Mà Gây Thiệt Hại Cho Bên Bảo Lãnh Thì Bên Bảo Lãnh Có Quyền Yêu Cầu Bồi Thường Thiệt Hại Và Sử Dụng Số Tiền Bồi Thường Thiệt
- Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 9
- Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Có Liên Quan Đến Bảo Lãnh Tại Tòa Án.
- Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 12
- Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Lãnh Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Pháp Luật Dân Sự Việt Nam.
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Phân tích các số liệu trong bảng thống kê 3.1 chúng tôi nhận thấy, doanh số bảo lãnh của các tổ chức tín dụng của năm sau cao hơn năm trước, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 14%/năm, trong đó bảo lãnh bằng nội tệ có xu hướng tăng chậm hơn so với bảo lãnh bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, doanh số bảo lãnh của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm khoảng 20% so với số dư nợ tín dụng hàng năm của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Doanh số bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm tỉ lệ lớn ≈ 2/3 so với các loại ngân hàng thương mại khác.
Về cơ cấu khách hàng, trong những năm 2000, cơ cấu khách hàng được các tổ chức tín dụng bảo lãnh chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp dân doanh và các chủ thể khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các cá nhân cũng đã được tiếp cận với hình thức bảo đảm nghĩa vụ này. Nếu như năm 2000, các doanh nghiệp nhà nước được các tổ chức tín dụng bảo lãnh khoảng 12.000 tỷ đồng, doanh nghiệp khác là 3.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khoảng 90%, thì đến năm 2006 khách hàng là doanh nghiệp nhà nước được các tổ chức tín dụng bảo lãnh khoảng 22.000 tỷ đồng, trong khi đó, các doanh nghiệp khác khoảng 7.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng ≈ 75%. (nguồn Ngân hàng nhà nước). Đối với các loại bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong đời sống xã hội (bảo lãnh không chuyên nghiệp), giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với các pháp nhân không phải là tổ chức tín dụng thì không có số liệu thống kê cụ thể. Tuy nhiên, qua khảo sát số lượng các tranh chấp liên quan đến bảo lãnh được thụ lý, giải quyết thông qua con đường Tòa án, chúng tôi nhận thấy, số lượng án loại này có chiều hướng gia tăng, cụ thể:
- Năm 2005, toàn ngành Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý và giải quyết 243 vụ án tranh chấp dân sự, thương mại có liên quan đến hợp đồng bảo lãnh. Trong đó, chiếm tới 85% các vụ án có một bên là các tổ chức tín dụng hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp, chỉ có 15% các vụ án có người bảo lãnh không phải là tổ chức bảo lãnh chuyên nghiệp. Phần lớn những người bảo lãnh này đứng ra bảo lãnh cho người thân đi lao động, học tập ở nước ngoài.
- Đến năm 2006, số vụ án loại này là 282 vụ và năm 2007 là 312 vụ. Cũng tương tự như những năm trước, số lượng án liên quan đến tranh chấp hợp đồng bảo lãnh vẫn xẩy ra chủ yếu đối với người bảo lãnh là tổ chức tín dụng có hoạt động bảo lãnh chuyên nghiệp và việc bảo lãnh cho người thân đi lao động học tập ở nước ngoài.
Với số liệu tham khảo về hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trong 03 năm liên tiếp, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận:
- Số lượng án tranh chấp loại này đang ngày càng gia tăng. Điều này phần nào phản ánh thực trạng ngày càng có nhiều giao dịch dân sự được bảo đảm thực hiện bằng hình thức bảo lãnh của người thứ ba;
- Các giao dịch có bảo lãnh chủ yếu phát sinh giữa một bên là tổ chức tín dụng và bên còn lại có thể là doanh nghiệp hoặc cá nhân. Hầu như không có hoặc không đáng kể các hợp đồng bảo lãnh được ký kết giữa các cá nhân với nhau. Có thể do tính chất của loại bảo đảm này được thiết lập dựa trên cơ sở mối quan hệ thân thích giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Do vậy, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu người được bảo lãnh không có khả năng trả nợ thì người bảo lãnh sẽ trả thay và quan hệ quyền và nghĩa vụ của họ sẽ được giải quyết êm đẹp bằng tình cảm mà không cần đến sự can thiệp của Tòa án.
Mặt khác, có thể do tâm lý của đa số những người khi tham gia giao dịch đều muốn có một tài sản cụ thể để bảo đảm cho nghĩa vụ (bảo đảm đối vật) bằng cách cầm cố hoặc thế chấp… một tài sản nào đó và trong suốt quá trình thực hiện nghĩa vụ họ có quyền kiểm soát, quản giữ đối với tài sản đó. Các biện pháp này đã tỏ ra hiệu quả, đáng tin cậy hơn so với hình thức bảo lãnh.
- Giá trị nghĩa vụ được bảo lãnh cũng ngày càng tăng. Ngoài việc số lượng các giao dịch được thiết lập ngày càng nhiều thì giá trị của các giao dịch cũng tăng cao hơn. Điều này thể hiện nền kinh tế của chúng ta đang phát triển tốt, đúng quy luật.
- Số lượng thư bảo lãnh do các tổ chức tín dụng phát hành để bảo đảm cho một nghĩa vụ cũng ngày càng nhiều và phần lớn được phát hành theo yêu cầu của bên có quyền là đối tác nước ngoài. Đây là tín hiệu chứng tỏ sự ưu