Những Vấn Đề Chung Về Phát Triển Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Của Ngân Hàng Thương Mại


bày hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển TMĐT thông qua truyền thông tư vấn, thực hiện các chương trình, dự án phát triển TMĐT, vận hành các quỹ, phối hợp hoạt động, kiểm soát hoạt động TMĐT, trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về TMĐT, xây dựng các tiêu chí và đánh giá QLNN về TMĐT, kinh nghiệm một số quốc gia trong xây dựng và triển khai các chiến lược, chính sách và pháp luật về phát triển TMĐT, kinh nghiệm QLNN về TMĐT.

Luận án phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động QLNN về TMĐT tại Việt Nam, rút ra các kết quả đạt được, các vấn đề và nguyên nhân tồn tại, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện QLNN về TMĐT tại Việt Nam. Có thể nói đây là một trong những đề tài có liên quan khá sát với vấn đề tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên các giải pháp luận án đưa ra nhằm phát triển TMĐT Việt Nam còn ở mức khái quát, chưa thực sự cụ thể. Ngoài ra, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng chiến lược phát triển TMĐT tại Việt Nam có phần khác biệt so với hoạt động QLNN về TMĐT, cần có những nghiên cứu sâu hơn về các nhân tố này nhằm tạo cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển TMĐT trong thời gian tới.

Lê Văn Huy, Trương Thị Vân Anh (2008), Mô hình nghiên cứu chấp nhận E – banking tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 362 - Tháng 7/2008.

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng e - banking và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này, từ đó đưa ra các hàm ý cho công tác quản lý và triển khai e - banking tại Việt Nam. Trên cơ sở tìm hiểu một số mô hình nghiên cứu e – banking ở các nước khác như: Thái Lan, Hồng Công, Đài Loan, Singapore, tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết ứng dụng TAM để nghiên cứu sự chấp nhận e - banking tại Việt Nam. Mô hình gồm các yếu tố ảnh hưởng như: rủi ro cảm nhận, sự tự nguyện, sự tự chủ có điều kiện, sự thuận tiện, ích lợi cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận... Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu, nghiên cứu đưa ra kết luận rằng rủi ro cảm nhận càng tăng thì cảm nhận về ích lợi của người sử dụng tiềm năng giảm. Mặt khác, trên quan điểm hành vi sử dụng công nghệ của cá nhân, hệ thống NHĐT sẽ thành công hơn nếu cải thiện được cảm nhận của khách hàng về sự dễ sử dụng và ích lợi của NHĐT. Để kích thích hai yếu tố này, nghiên cứu đưa ra đề


xuất tập trung tăng cường sự thuận tiện của NHĐT thông qua gia tăng sự tự chủ về công nghệ của cá nhân và giảm thiểu rủi ro cảm nhận từ phía khách hàng.

Nguyễn Thùy Trang (2018), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank, Tạp chí tài chính, ngày 01/07/2018

Dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại những giá trị mới cho khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi thực hiện mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những chiến lược phát triển được đặt lên hàng đầu của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Xác định đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những trọng tâm hoạt động, Agribank đã có nhiều bước đi cụ thể, từ việc triển khai xây dựng và hiện đại hóa hệ thống thanh toán đến tạo lập hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán tiên tiến.

Trên nền tảng công nghệ hiện đại, mạng lưới rộng lớn, Agribank hiện có trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích. Trong số đó, nhiều sản phẩm dịch vụ của Agribank thuộc nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn, tín dụng, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, thẻ, e-banking... tạo nên thế mạnh riêng có của Agribank về sản phẩm dịch vụ. Tính đến 31/7/2017, hoạt động thu dịch vụ của Agribank tăng 27% so cùng kỳ năm 2016, đạt gần 60% kế hoạch năm 2017. Một số nhóm dịch vụ tăng trưởng khá như dịch vụ e-banking tăng 42%, dịch vụ thẻ tăng 32%... Năm 2017, Agribank hướng tới mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để mở rộng phạm vi, đối tượng phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Thông qua nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 07 nhóm giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT tại Agribank, đồng thời đưa ra khuyến nghị phát triển dịch vụ NHĐT tại các NHTM Việt Nam.

Tóm lại, về cơ bản các luận án và công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã thực hiện đề cập tới những lý luận và thực tiễn về TMĐT, mô hình TMĐT B2B và các yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng mô hình TMĐT B2B trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các luận án mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu về chiến lược nói chung và các nguyên tắc xây dựng chiến lược trên lý thuyết, các đề tài về lĩnh vực TMĐT chưa thực sự đi sâu vào việc xây dựng chiến lược phát triển TMĐT của Việt Nam nói

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung - 3


chung và của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - BIDV nói riêng. Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Hoài Nam (2013), “Phát triển ứng dụng mô hình TMĐT B2B ở Việt Nam” luận án mới tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trên thế giới, tiến hành hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TMĐT B2B, mô hình TMĐT B2B và các yếu tố ảnh hưởng tới ứng dụng mô hình TMĐT B2B trong doanh nghiệp, hoặc Đề tài Quản lý nhà nước về thương mại điện tử của tác giả Đào Anh Tuấn trình bày các chính sách liên quan tới phát triển TMĐT và nội dung QLNN về TMĐT. Nhìn lại thì các luận án này được nghiên cứu dưới góc độ hoàn thiện hoạt động TMĐT tại Việt Nam, chưa có các nội dung đáp ứng các yêu cầu của việc xây dựng chiến lược phát triển TMĐT. Bên cạnh đó, các giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác QLNN về TMĐT mới dừng lại ở mức cơ bản, cần đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nữa nhằm xây dựng chiến lược phát triển TMĐT Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở kế thừa kết quả của những công trình nghiên cứu trên về mặt phương pháp luận, tham khảo các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng đã được phân tích trong các nghiên cứu, tác giả đã chọn lọc, tổng hợp, đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng bên cạnh việc phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHĐT tại ngân hàng trong thời gian qua, từ đó đưa ra cơ sở hợp lý để đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ NHĐT tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung.

3. Mục tiêu nghiên cứu


3.1. Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu thực trạng về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV - Chi nhánh Quang Trung trong giai đoạn từ năm 2018–2020, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng đến năm 2025.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng thương mại;

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của


BIDV - Chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2018-2021;


Ba là, đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV

- Chi nhánh Quang Trung đến năm 2025.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.


- Phạm vi nghiên cứu đề tài:


+ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại;

+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại BIDV - Chi nhánh Quang Trung;


+ Về thời gian: Đề tài đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV - Chi nhánh Quang Trung trong giai đoạn 2018-2021 và đề xuất giải pháp áp dụng đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu


* Phương pháp thu thập dữ liệu


Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các báo cáo của BIDV - Chi nhánh Quang Trung trong giai đoạn từ năm 2018-2021, nghiên cứu chọn lọc trên Internet, các giáo trình phát triển dịch vụ NHĐT.

Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát trực tiếp theo bảng hỏi được chuẩn bị trước. Việc chọn mẫu điều tra đối với khách hàng được thực hiện ngẫu nhiên đối với 320 khách hàng đang sử dụng dịch vụ NHĐT của BIDV - Chi nhánh Quang Trung. Từ 320 phiếu khảo sát khách hàng được phát ra, kết quả thu được 310 phiếu, trong đó số phiếu hợp lệ là 307 và 3 phiếu không hợp lệ.

Thời gian khảo sát từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2021. Nội dung phiếu khảo sát là các ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV - Chi nhánh Quang Trung như tiện ích sản phẩm, thời gian thực hiện giao dịch, mức độ an toàn của giao dịch, sự thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ NHĐT.


* Phương pháp xử lý dữ liệu


Dữ liệu thứ cấp: sử dụng các phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp.


Phương pháp phân tích, đánh giá: Sử dụng đánh giá tốc độ tăng trưởng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV - Chi nhánh Quang Trung dựa trên các dữ liệu thu thập được. Phân tích các dữ liệu thu thập từ các chuyên gia ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử.

Phương pháp so sánh: Thực hiện so sánh các tiện ích của ngân hàng điện tử, giao diện website, .... của BIDV - Chi nhánh Quang Trung so với các ngân hàng khác. Đồng thời, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu về quy mô, thu nhập...từ dịch vụ ngân hàng điện tử qua các năm.

Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp kết quả nghiên cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài.

Dữ liệu sơ cấp: Các số liệu sau khi thu thập đã được đưa vào máy tính với phần mềm Excel để tổng hợp và thống kê lại những tiêu thức cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV - Chi nhánh Quang Trung.

6. Kết cấu của đề tài


Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung

Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại


1.1.1. Dịch vụ ngân hàng thương mại


Trong nền kinh tế thị trường, NHTM là một trong những chủ thể cung cấp các dịch vụ ra thị trường. Cho đến nay, trên thế giới chưa có một khái niệm chuẩn hoá nào về dịch vụ ngân hàng, mặc dù dịch vụ ngân hàng ngày nay được mở rộng rất nhiều, từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống đến các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Sản phẩm của NHTM được hiểu là những dịch vụ mà ngân hàng có thể tạo ra để cung cấp theo nhu cầu của khách hàng.

Theo Hiệp định về thương mại - dịch vụ (GATS): Dịch vụ ngân hàng thương mại là một bộ phận cấu thành trong dịch vụ tài chính nói chung. Dịch vụ ngân hàng thương mại bao gồm: Nhận tiền gửi, cho vay, cho thuê tài chính, chuyển tiền và thanh toán thẻ, séc, bảo lãnh và cam kết, mua bán các công cụ thị trường tài chính, phát hành chứng khoán, môi giới tiền tệ, quản lý tài sản, dịch vụ thanh toán và bù trừ, cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, dịch vụ tư vấn và trung gian, hỗ trợ tài chính.

1.1.2. Phân loại dịch vụ ngân hàng


a) Nhóm dịch vụ ngân hàng truyền thống


* Hoạt động nhận tiền gửi: là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

Đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của một NHTM. Hoạt động nhận tiền gửi giúp ngân hàng có được nguồn vốn để từ đó thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay.


* Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận.

Cùng với hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng là một trong hai hoạt động truyền thống của NHTM mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay thu được và lãi suất đầu vào phải trả. Dịch vụ cho vay là dịch vụ sinh lời quan trọng, chủ yếu của NHTM. Không có dịch vụ cho vay thì không còn NHTM.

* Cung ứng dịch vụ thanh toán:


tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

- Thanh toán chuyển tiền trong nước: Thanh toán chuyển tiền là một dịch vụ trong đó ngân hàng thực hiện lệnh của khách hàng chuyển tiền từ ngân hàng đó đi một nơi khác cho một người nhất định, hay ngân hàng trích một khoản tiền từ tài khoản của khách hàng theo lệnh của họ để ghi có cho tài khoản của người khác và ngân hàng thu được một khoản phí nhất định.

- Thanh toán thường thực hiện trong nội bộ ngân hàng, thanh toán giữa các chi nhánh trong nội bộ hệ thống, thanh toán liên ngân hàng và kho bạc trong phạm vi quốc gia. Các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ thanh toán…

Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghĩa vụ và yêu cầu về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, giữa các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng.


Khác với thanh toán nội địa thực hiện trong phạm vi một nước, thanh toán quốc tế thường gắn với việc chuyển đổi giữa đồng tiền của nước này với đồng tiền của nước khác. Những phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu là chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng thư, trả tiền lấy chứng từ. Các công cụ thanh toán quốc tế chủ yếu: Séc, Hối phiếu, lệnh phiếu.

* Dịch vụ cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hình thức tài trợ vốn bằng cách ngân hàng giao động sản, bất động sản,…cho khách hàng (người thuê) sử dụng. Nói cách khác cho thuê tài chính là hình thức tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê bất động sản và động sản.

* Dịch vụ bảo lãnh: là sự cam kết của ngân hàng nhận bảo lãnh, chịu trách nhiệm thay cho người xin bảo lãnh nếu người đó không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận với người thụ hưởng, bảo lãnh đã được quy định trong thư bảo lãnh.

Bảo lãnh ngân hàng là một hình thức tín dụng rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để một số người mua được hàng hóa, dịch vụ trả chậm giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Bảo lãnh thường được thực hiện trong các trường hợp bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thuế quan, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh vận đơn…Dịch vụ bảo lãnh gồm: bảo lãnh trong nước và bảo lãnh nước ngoài.

* Dịch vụ phát hành giấy tờ có giá, trái phiếu ngân hàng: Ngân hàng có thể huy động vốn của công chúng qua phát hành giấy tờ có giá, các loại trái phiếu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn… Thực hiện dịch vụ này ngân hàng có thể thu các khoản vốn có thời hạn dài nhằm đảm bảo khả năng đầu tư các khoản vốn dài hạn cho nền kinh tế và ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Phát hành giấy tờ có giá, trái phiếu ngân hàng, các ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động. Dịch vụ này chỉ được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động không đủ. Khi thực hiện dịch vụ này, ngân hàng phải căn cứ vào vốn cụ thể để quyết định khối lượng vốn huy động, lãi suất và thời hạn, phương thức huy động.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí