Hiện nay đang tồn tại một số quan điểm cho rằng, việc phát hành thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng là hành vi pháp lý đơn phương không mang tính chất của hợp đồng. Theo quy định hiện hành, thư bảo lãnh là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh (Quyết định số 26/2006/QĐ - NHNN ngày 19/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng). Với quy định này, các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều này đã phần nào thể hiện rõ quan hệ bảo lãnh phát sinh trên cơ sở thoả thuận từ việc đưa ra cam kết bảo lãnh; sự ghi nhận yếu tố thoả thuận này chứng tỏ quan hệ bảo lãnh không phát sinh mang tính đơn phương bằng cam kết của riêng bên bảo lãnh.
Như vậy, với "Thư bảo lãnh", thì hợp đồng bảo lãnh coi như được xác lập kể từ thời điểm bên nhận bảo lãnh nhận được thư bảo lãnh và chấp nhận thư này. Nếu bên nhận bảo lãnh không hoàn toàn đồng ý với thư bảo lãnh và có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì hợp đồng bảo lãnh chưa được xác lập, khi đó bên bảo lãnh phải phát hành một thư bảo lãnh mới có nội dung phù hợp với yêu cầu của bên nhận bảo lãnh. Chỉ khi nào bên nhận bảo lãnh chấp nhận thư bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh mới được giao kết.
Đối với trường hợp nhiều người cùng cam kết bảo lãnh cho một nghĩa vụ. Trường hợp này có thể xẩy ra theo ba hướng sau đây: có nhiều chủ thể và mỗi chủ thể đều cam kết bảo lãnh toàn bộ cho nghĩa vụ của người được bảo lãnh, mỗi chủ thể đều ký một hợp đồng bảo lãnh riêng lẻ với người nhận bảo lãnh. Khi đó người nào đặt bút ký vào hợp đồng thì hợp đồng của người đó có hiệu lực pháp luật. Trường hợp thứ hai là nhiều người cùng cam kết bảo lãnh
cho nghĩa vụ của người được bảo lãnh và họ cùng tham gia với tư cách là một bên của hợp đồng bảo lãnh và nếu họ cam kết cùng có nghĩa vụ liên đới với nhau đối với việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì hợp đồng bảo lãnh được giao kết kể từ thời điểm người cuối cùng ký vào hợp đồng bảo lãnh. Nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập, lúc này hợp đồng bảo lãnh bao gồm nhiều sự thoả thuận độc lập với nhau, tức là nhiều hợp đồng nhỏ khác hoặc có thể tách thành từng hợp đồng riêng biệt. Nếu trong cùng một bản hợp đồng thì người nào ký vào bản hợp đồng, phần thỏa thuận của người đó phát sinh hiệu lực.
Cũng cần phải nói rõ hơn đối với hai trường hợp, nhiều người cùng cam kết bảo lãnh cho toàn bộ nghĩa vụ của người được bảo lãnh và trường hợp nhiều người cùng cam kết với người nhận bảo lãnh về việc sẽ bảo lãnh theo từng phần riêng lẻ đối với nghĩa vụ của người được bảo lãnh. Trường hợp thứ nhất, người nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu một trong số những người đã cam kết bảo lãnh thực hiện toàn bộ nghĩa vụ được bảo lãnh khi nghĩa vụ này đến hạn, bởi vì tất cả họ đều cam kết bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ. Ngược lại, trường hợp thứ hai thì người nhận bảo lãnh chỉ có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tương ứng với phần đã cam kết trong hợp đồng bảo lãnh. Ví dụ: bảo lãnh 1/2 nghĩa vụ chính, hoặc chỉ bảo lãnh 100 triệu đồng trên khoản nợ chính là 1 tỷ đồng.
- Nội dung của sự ưng thuận
Nghĩa vụ được bảo lãnh có thể là một món nợ được xác định bằng những con số cụ thể hoặc những giới hạn tới những con số đó, ta tạm gọi việc bảo lãnh cho loại nghĩa vụ này là bảo lãnh xác định về số lượng. Loại nghĩa vụ thứ hai là một hoặc nhiều món nợ mà ở thời điểm giao kết hợp đồng bảo lãnh, chỉ được dự kiến hoặc ước tính dựa trên các tham số liên quan, ta tạm
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 3
- Các Quy Định Về Bảo Lãnh Của Một Số Nước Trên Thế Giới
- Sự Ưng Thuận Của Các Bên Trong Hợp Đồng Bảo Lãnh
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Các Bên Trong Quan Hệ Bảo Lãnh
- D Và 3.4.g Mục Này Mà Gây Thiệt Hại Cho Bên Bảo Lãnh Thì Bên Bảo Lãnh Có Quyền Yêu Cầu Bồi Thường Thiệt Hại Và Sử Dụng Số Tiền Bồi Thường Thiệt
- Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
gọi việc bảo lãnh cho các nghĩa vụ thứ hai này là bảo lãnh không xác định về số lượng.
Trường hợp bảo lãnh xác định về số lượng, nghĩa vụ bảo lãnh có thể được xác định một cách đầy đủ, tỷ mỉ theo kiểu liệt kê: nợ gốc, lãi, tiền phạt... hoặc toàn bộ nợ phát sinh trong một thời hạn và trong một phạm vi nào đó (500 triệu, 1 tỷ đồng...).
Theo quy định tại Điều 363 BLDS, nghĩa vụ bảo lãnh do các bên tự thoả thuận có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm: nợ gốc, tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Đối với trường hợp hợp đồng bảo lãnh đã liệt kê cụ thể phần nghĩa vụ bảo lãnh, thì việc xác định nội dung của sự ưng thuận là việc làm không khó, nghĩa vụ bảo lãnh sẽ bao gồm toàn bộ những khoản đã được liệt kê mà không gồm những khoản khác không có trong thoả thuận.
Ví dụ: A đồng ý bảo lãnh cho B đối với khoản vay là 200 triệu và toàn bộ tiền lãi phát sinh. Phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh ở đây chỉ gồm 200 triệu cộng với số tiền lãi phát sinh trên 200 triệu gốc mà không bao gồm tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có phát sinh.
Trường hợp trong hợp đồng bảo lãnh cam kết bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh, hoặc trong hợp đồng các bên không có thoả thuận cụ thể thì phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh được coi là toàn bộ: tiền nợ gốc, tiền lãi, tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại nếu có.
Tuy nhiên, Điều 363 BLDS còn cho phép các bên có thoả thuận khác. Nếu trong hợp đồng bảo lãnh chỉ ghi nhận số nợ cụ thể hoặc giới hạn nợ tối đa mà người bảo lãnh chịu trách nhiệm và không nói rõ giới hạn đó là giới hạn cho nợ gốc hay toàn bộ các khoản có thể phát sinh, thì người bảo lãnh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi đó. Trong trường hợp này, áp dụng Điều 363
BLDS ta có thể giải thích ý chí của người bảo lãnh và của người nhận bảo lãnh theo các hướng khác nhau. Hai bên thoả thuận, người bảo lãnh chỉ chịu trách nhiệm với nợ gốc mà không liên quan đến tiền lãi... và nợ gốc cũng chỉ nằm trong giới hạn thoả thuận.
Ví dụ: A đồng ý bảo lãnh cho B vay vốn của ngân hàng C với mức tối đa không quá 200 triệu đồng (C đã cho B vay 150 triệu). Đến hạn B không trả được cho C, tổng cộng cả gốc và lãi lên tới 180 triệu. A chỉ đồng ý trả cho C 150 triệu, dù tổng số nợ chính và phụ của B vẫn chưa vượt quá giới hạn bảo lãnh với lý do, số tiền lãi 30 triệu đồng không được bảo lãnh.
Các bên cũng có thể giải thích theo hướng trong hợp đồng bảo lãnh hai bên không có thoả thuận đặc biệt về tiền lãi và tiền bồi thường thiệt hại. Như vậy, phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh là toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh, tuy nhiên tổng nghĩa vụ bảo lãnh không vượt quá mức cam kết. Với ví dụ nêu trên thì A phải trả cho C 180 triệu đồng, bởi vì mức cam kết bảo lãnh của A có giới hạn tới 200 triệu.
Trong thực tiễn giao kết hợp đồng bảo lãnh, chỉ các loại hợp đồng có công chứng, chứng thực hoặc các hợp đồng bảo lãnh được ký kết với một bên là tổ chức bảo lãnh chuyên nghiệp, thì nội dung các cam kết trong hợp đồng mới được xác định rõ ràng do được tổ chức, hướng dẫn giao kết khá tốt và an toàn nhờ có sự can thiệp của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Ngược lại, các loại hợp đồng bằng văn bản không có công chứng, chứng thực, rất khó xác định có hay không có thoả thuận khác giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh về những nghĩa vụ phụ được phát sinh từ nghĩa vụ được bảo lãnh. Tuy nhiên, do bảo lãnh là sự cam kết của một người về việc thực hiện nghĩa vụ của một người khác, bởi vậy, phạm vi cam kết bảo lãnh cần được xác định theo hướng có lợi cho người bảo lãnh nếu việc thỏa thuận là không rõ ràng và việc giải thích đó là không trái với tinh thần của điều luật [16, tr.155].
Đối với trường hợp bảo lãnh không xác định về số lượng. Về nguyên tắc chung, người bảo lãnh giao kết hợp đồng một cách tự nguyện, hợp pháp, việc bảo lãnh cho một hoặc một số nghĩa vụ, không được xác định về số lượng, thì sẽ phải chịu trách nhiệm không chỉ đối với nợ gốc mà còn cả đối với tiền lãi và tiền bồi thường thiệt hại có thể phát sinh. Bởi vì, khi tham gia vào hợp đồng bảo lãnh, người bảo lãnh phải dự liệu và đánh giá được những hậu quả pháp lý mà mình sẽ phải gánh chịu, phát sinh từ hành vi giao kết hợp đồng. Luật buộc người bảo lãnh phải nhận thức được tầm quan trọng của nợ gốc, những nghĩa vụ phụ có thể phát sinh.
Ngoài một số nghĩa vụ đã được dự liệu trong Điều 363 BLDS, thực tế giao kết, thực hiện hợp đồng bảo lãnh còn có thể phát sinh một số nghĩa vụ khác như: tiền phạt vi phạm hợp đồng, án phí và chi phí kiện tụng... Nếu các bên đã thoả thuận rõ trong hợp đồng bảo lãnh thì vấn đề không cần phải bàn luận thêm. Trên thực tế có không ít trường hợp các bên không thoả thuận trong hợp đồng và quá trình thực hiện lại phát sinh những khoản nói trên. Vậy, các khoản này có nằm trong nghĩa vụ bảo lãnh không? Đối với khoản phạt vi phạm, nếu đã thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh như một điều khoản riêng, quy định chế tài cho bên có hành vi vi phạm việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ của hợp đồng, thì được coi như là một phần của nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của Điều 363 BLDS. Ngoài ra, tất cả các khoản khác như án phí, chi phí kiện tụng... không được liệt kê tại Điều 363 BLDS và không được các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh sẽ không nằm trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh.
2.1.2. Năng lực của các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh
Là một hợp đồng dân sự, do vậy, bảo lãnh đòi hỏi ở các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có đầy đủ các điều kiện về năng lực chủ thể theo quy định của BLDS: phải là người đã thành niên; không bị hạn chế, bị mất năng
lực hành vi. Tuy vậy, phải ghi nhận một thực tế là có rất nhiều người không có, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhưng họ có tài sản riêng và đủ lớn để có thể đứng ra bảo lãnh cho một nghĩa vụ dân sự nào đó. Vậy, họ có quyền thông qua người khác (người giám hộ) để xác lập hợp đồng bảo lãnh hay không?
Trường hợp khác xảy ra đối với người có tài sản vắng mặt hoặc người bị tuyên bố mất tích, bằng một quyết định của Toà án, liệu người quản lý tài sản của người này có quyền giao kết hợp đồng bảo lãnh bằng các tài sản đặt dưới sự quản lý của anh ta?
Ngoài ra, đại diện của pháp nhân có quyền nhân danh pháp nhân để giao kết hợp đồng bảo lãnh trong những trường hợp và điều kiện nào? Nếu pháp nhân đó đồng thời là một tổ chức tín dụng, thì người đại diện, hoặc một người có chức vụ khác có quyền ký hợp đồng bảo lãnh cho một hợp đồng tín dụng với chính doanh nghiệp của mình không?
Trường hợp nữa là trong gia đình, chỉ có vợ hoặc chồng tham gia vào hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đó có hợp pháp không; và nếu hợp pháp thì khối tài sản nào đứng đằng sau cam kết bảo lãnh loại này?
Dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt xem xét đến năng lực của những chủ thể đặc biệt. Như đã nói ở phần trên, hợp đồng bảo lãnh là loại hợp đồng trong đó người bảo lãnh gánh vác hầu hết các nghĩa vụ. Vì vậy, chúng tôi chỉ tập trung phân tích về năng lực của người bảo lãnh.
Như chúng ta đã biết, thực chất trong quan hệ bảo lãnh, đối tượng mà người nhận bảo lãnh hướng tới là toàn bộ khối tài sản của người bảo lãnh chứ không phải cá nhân người bảo lãnh. Do vậy, khi tồn tại một khối tài sản độc lập có chủ sở hữu hợp pháp, thì quan hệ bảo lãnh về lý thuyết có thể được thiết lập. Tuy nhiên, do chủ sở hữu của các khối tài sản này không đủ năng lực để tham gia giao kết hợp đồng mà phải thông qua người quản lý tài sản.
Theo quy định tại Điều 69 BLDS, thì người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi... cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (quy định tại khoản 3, Điều 69 BLDS).
Với quy định của điều luật này có thể hiểu, đối với các giao dịch có giá trị lớn thì giao dịch đó phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ; ngược lại giao dịch đó sẽ bị vô hiệu. Tuy nhiên, khái niệm “giá trị lớn” trong điều luật là rất chung chung, không có nội hàm xác định.
Trường hợp người giám hộ ký hợp đồng bảo lãnh nhân danh người có tài sản và đã được sự đồng ý của người giám sát. Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng này, người giám hộ đã biết rõ người được bảo lãnh không còn khả năng trả nợ. Hợp đồng này không vì lợi ích của người được giám hộ, do vậy nó phải bị vô hiệu. Người quản lý tài sản cũng không được phép giao kết hợp đồng bằng tài sản của người chưa thành niên hoặc không có năng lực hành vi, nhằm bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của chính mình (khoản 3, Điều 69, BLDS).
Do quy định chưa rõ ràng của Điều 69 BLDS, mà xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề người quản lý tài sản có được phép bảo lãnh nhân danh người có tài sản hay không? Theo quan điểm của TS. Nguyễn Ngọc Điện thì nên hiểu và mở rộng theo hướng người quản lý tài sản có
quyền này. Tuy nhiên, cần phải tuân theo một thủ tục chặt chẽ, đặc biệt phải kiểm tra mục đích của giao dịch có vì lợi ích của người có tài sản không. Tuy nhiên, trên thực tế loại giao dịch rất khó thẩm định, hoặc khó kiểm tra mục đích thực của giao dịch.
Theo quan điểm của chúng tôi, không nên quy định cho người quản lý tài sản có quyền ký kết hợp đồng bảo lãnh nhân danh cho người có tài sản. Bởi vì, khái niệm "lợi ích" trong điều 69 BLDS là một khái niệm quá rộng, không có tiêu chí để định hình khái niệm này. Từ đó dễ nảy sinh tình trạng tẩu tán tài sản hoặc thiếu trách nhiệm trong việc định đoạt tài sản của người bị hạn chế hoặc không có năng lực hành vi.
Đối với trường hợp quản lý tài sản của người vắng mặt hoặc mất tích pháp luật không cho phép người quản lý tài sản đưa các loại tài sản này vào tham gia các loại giao dịch, trừ một số giao dịch đặc biệt. Ví dụ: Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hỏng. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn... Khái niệm quản lý trong các trường hợp này cần phải hiểu là chiếm hữu, sử dụng hạn chế và định đoạt trong giới hạn rất hẹp theo quy định của pháp luật. Như vậy, có thể khẳng định ngay, người quản lý tài sản của một người vắng mặt hoặc mất tích không có quyền tham gia hợp đồng bảo lãnh nhân danh người vắng mặt, mất tích trên nền khối tài sản của anh ta.
Như chúng ta đều đã biết, pháp nhân có quyền bảo lãnh cho một nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, pháp nhân là một khái niệm riêng biệt, pháp nhân chỉ tồn tại thực tế khi xuất hiện người đại diện, hành động của pháp nhân đều thông qua người đại diện.
Sẽ không có vấn đề gì nếu người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (thường là giám đốc, tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị) trực tiếp ký kết hợp đồng bảo lãnh nhân danh pháp nhân để bảo lãnh. Vấn đề trở nên