cứ đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, thì người nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ, không cần quan tâm thêm việc người được bảo lãnh có khả năng trả nợ hay không.
Trường hợp thứ hai, thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sẽ xảy ra trước so với thời điểm thực hiện nghĩa vụ chính do các bên đã thoả thuận. Đây là trường hợp đặc biệt mà Nghị định này đã quy định bổ sung cho BLDS. Quy định này là cần thiết vì thực tế quan hệ bảo lãnh thường xuyên xảy ra các tranh chấp loại này.
Ví dụ: Công ty đóng tàu A (bên được bảo lãnh) và Công ty vận tải BC (bên nhận bảo lãnh) ký kết một hợp đồng đóng tàu, có sự bảo lãnh của TCTD (bên bảo lãnh) để thực hiện hợp đồng này. Đến một thời hạn nhất định, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình bên được bảo lãnh đã thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình đã cam kết (ví dụ như sai thiết kế). Khi bên nhận bảo lãnh có đầy đủ cơ sở để cho rằng bên được bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng, họ có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Như vậy, thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là khi bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình như đã cam kết mà không phải là đến thời hạn theo như quy định của BLDS.
Trường hợp thứ ba, bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Quy định này không nói rõ tình trạng không có khả năng thanh toán của người được bảo lãnh xảy ra ở thời điểm nào (trước hoặc sau khi nghĩa vụ chính đến hạn). Ta sẽ chia ra làm hai trường hợp:
Trong trường hợp thứ nhất là người được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ trước khi nghĩa vụ đến hạn, điển hình nhất là trường hợp người được bảo lãnh bị tuyên bố phá sản. Ngay sau khi hoàn tất thủ tục tuyên
bố phá sản bằng quyết định có hiệu lực của Toà án, thì người nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.
Trong trường hợp thứ hai, người được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ sau thời điểm nghĩa vụ chính đến hạn. Nếu khả năng trả nợ của người được bảo lãnh đã được chứng minh bằng một quyết định của Toà án thì đương nhiên người nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu. Ngược lại, nếu chưa có căn cứ chứng minh khả năng thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh thì cần phải chứng minh, nghĩa vụ này thuộc về người nhận bảo lãnh.
- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Bộ luật dân sự cũng như các quy định của pháp luật chuyên ngành chưa đề cập đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, vấn đề này đã được quy định khá cụ thể trong Nghị định giao dịch bảo đảm của Chính phủ, cụ thể là bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn do các bên thoả thuận; Nếu không có thoả thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý, kể từ thời điểm được thông báo [8]. Nghị định này đã cụ thể hóa được các quy định của BLDS, tuy nhiên vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện. Ví dụ, khái niệm trong một khoảng thời gian hợp lý “cần phải hiểu như thế nào, quy định như vậy là quá chung chung chưa cụ thể”, cần phải ấn định một khoảng thời gian cụ thể (15 hoặc 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh).
Ngoài ra, Nghị định cũng không nói rõ việc thông báo của bên nhận bảo lãnh phải theo trình tự, thủ tục nào (bằng miệng, bằng văn bản...).
Như vậy, với việc chưa có những quy định cụ thể về thời điểm, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc những quy định còn chưa có sự thống nhất trong cách hiểu, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, do đó việc xem xét, nghiên cứu để hoàn thiện nội dung này là cần thiết.
2.4. Đối tượng của nghĩa vụ bảo lãnh
Nghĩa vụ bảo lãnh là một nghĩa vụ dân sự, do vậy, đối tượng của nghĩa vụ dân sự cũng là đối tượng của nghĩa vụ bảo lãnh. Theo quy định tại Điều 280 BLDS thì nghĩa vụ dân sự có thể là phải chuyển giao: vật, quyền, tiền, giấy tờ có giá trị, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc theo các đối tượng được quy định cụ thể tại Điều 282 BLDS. Như vậy, phạm vi đối tượng của nghĩa vụ bảo lãnh là rất rộng.
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về bảo lãnh trong hoạt động của Ngân hàng thì lại hạn chế phạm vi đối tượng của nghĩa vụ bảo lãnh trong hoạt động ngân hàng là bằng tiền. "Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của TCTD với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng”.
Xuất phát từ một số quy định của pháp luật về đối tượng của nghĩa vụ bảo lãnh, hiện tại đang tồn tại hai loại quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng bảo lãnh bằng cách thực hiện một công việc chỉ là sự đảm bảo chiếu lệ, bởi, không ai có thể buộc một người khác làm một việc mà họ không mong muốn [16, tr. 7].
Theo tác giả này thì nếu người bảo lãnh thực hiện một công việc cam kết làm thay nhưng không cam kết chịu trách nhiệm thay người được bảo lãnh trong trường hợp công việc không được thực hiện, thì việc bảo lãnh trở nên vô nghĩa. Còn nếu người bảo lãnh thực hiện công việc cam kết chịu trách nhiệm thay người được bảo lãnh trong trường hợp công việc không được thực hiện, thì người bảo lãnh có thể bị buộc phải thanh toán chi phí và bồi thường thiệt hại sau khi công việc đã được người có quyền hoặc người khác thực hiện xong. Khi đó, bảo lãnh thực hiện công việc lại trở thành bảo lãnh trả tiền.
Quan điểm thứ hai cho rằng, việc người bảo lãnh có thể lựa chọn thực hiện nghĩa vụ bằng thực hiện một công việc không xuất phát từ việc có thích
làm hay không, mà phải dựa trên cơ sở tính toán lợi ích (phi lợi nhuận) từ việc thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba, bên bảo lãnh hoàn toàn có thể thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng thực hiện một công việc. Mặt khác, căn cứ vào các quy định hiện hành của BLDS về thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba "khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” (Điều 293 BLDS). Do vậy, việc người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bằng thực hiện một công việc là hoàn toàn có cơ sở pháp lý và thực tiễn [25, tr. 48].
Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai. Bởi vì, cơ sở pháp lý cho quan điểm này đã rõ ràng (Điều 280 BLDS) và khi cam kết thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh phải cân nhắc dựa trên cơ sở tính toán lợi ích và cân nhắc khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Về phía người nhận bảo lãnh cũng phải xem xét, thẩm định khả năng thực hiện công việc của người bảo lãnh. Do vậy, về cơ bản người bảo lãnh hoàn toàn có thể cam kết bảo lãnh bằng thực hiện một công việc.
2.5. Thù lao trong quan hệ bảo lãnh
Bộ luật dân sự có quy định, bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thoả thuận. Như vậy, thù lao chỉ được đặt ra khi trong thoả thuận trước khi ký kết hợp đồng bảo lãnh các bên bảo lãnh và được bảo lãnh có thoả thuận nội dung này. Nếu trước đó các bên không có thoả thuận gì thì coi như bảo lãnh đó không có thù lao và người bảo lãnh không được yêu cầu. Thông thường, thù lao bảo lãnh chỉ xuất hiện trong các quan hệ bảo lãnh của người bảo lãnh chuyên nghiệp, như trong trường hợp bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Phí bảo lãnh do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo lãnh. Biểu phí dịch vụ bảo
lãnh của Ngân hàng được ban hành trong từng thời kỳ, nhưng không vượt quá 2%/năm tính trên giá trị còn đang được bảo lãnh. Ngoài ra, khách hàng còn phải thanh toán cho Ngân hàng thuế giá trị gia tăng trên mức phí bảo lãnh và các khoản phí hợp lý khác phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh khi hai bên có thỏa thuận bằng văn bản.
Biểu 2.1. Phí dịch vụ bảo lãnh trong nước của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Phí tối thiểu | Phí tối đa | |
- Miễn ký quĩ 1.1 hoặc ký quỹ dưới 2%/năm 100% trị giá - Ký quĩ 100% trị 1.2 1% giá 2 Sửa đổi bảo lãnh | 110.000đ 110.000đ | |
2.1 - Sửa đổi tăng tiền, gia hạn | ||
+ Sửa đổi tăng tiền, gia hạn miễn 2.1.1 ký quĩ hoặc ký 2%/năm quỹ dưới 100% trị giá + Sửa đổi tăng 2.1.2 tiền, gia hạn ký 1% quĩ 100% trị giá | 110.000đ 110.000đ |
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Của Các Bên Tham Gia Hợp Đồng Bảo Lãnh
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Các Bên Trong Quan Hệ Bảo Lãnh
- D Và 3.4.g Mục Này Mà Gây Thiệt Hại Cho Bên Bảo Lãnh Thì Bên Bảo Lãnh Có Quyền Yêu Cầu Bồi Thường Thiệt Hại Và Sử Dụng Số Tiền Bồi Thường Thiệt
- Thực Tiễn Hoạt Động Bảo Lãnh Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Giao Dịch Dân Sự
- Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Có Liên Quan Đến Bảo Lãnh Tại Tòa Án.
- Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
2.2 Sửa đổi khác
2.3 Huỷ bảo lãnh
50.000đ
100.000đ
( Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)
Trong một số trường hợp thù lao không được đặt ra, nhưng bản chất của hợp đồng bảo lãnh lại mang tính lợi nhuận. Bởi vì, nếu giao dịch cần bảo lãnh
được xác lập thì người bảo lãnh cũng có lợi ích về tài sản. Ví dụ: Tổng giám
đốc của một doanh nghiệp có phần vốn góp áp đảo đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, ký kết hợp đồng...
Bảo lãnh không có thù lao là loại hình bảo lãnh mang tính chất cổ điển, thông thường loại bảo lãnh này được giao kết bởi những người bảo lãnh không chuyên nghiệp, xuất phát từ mối quan hệ thân thuộc. Ví dụ: Bố bảo lãnh cho con, vợ bảo lãnh cho chồng, bạn bè bảo lãnh cho nhau...
2.6. Hợp đồng bảo lãnh vô hiệu.
Hợp đồng bảo lãnh là một loại giao dịch dân sự, vì vậy hợp đồng này sẽ bị vô hiệu theo các quy định chung của pháp luật dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu, ngoài ra sẽ xem xét các trường hợp đặc biệt dẫn đến hợp đồng bảo lãnh vô hiệu.
Người tham gia hợp đồng bảo lãnh không có năng lực hành vi dân sự
Khi hợp đồng bảo lãnh do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Toà án tuyên bố hợp
đồng đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do người
đại diện của họ xác lập, thực hiện.
Thời gian yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là hai năm, kể từ ngày hợp đồng được xác lập (khoản 1, Điều 136 BLDS). Như vậy, các nhà làm luật tạo điều kiện cho bên tham gia giao dịch là người không
đầy đủ năng lực hành vi mà không có người giám hộ được lựa chọn biện pháp khắc phục hậu quả, có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc mặc nhiên công nhận.
Người tham gia xác lập hợp đồng không đúng thẩm quyền
Chủ thể tham gia hợp đồng bảo lãnh phải là người từ đủ 18 tuổi và không bị hạn chế, mất năng lực hành vi. Nếu một người chưa đủ 18 tuổi, hoặc
đã đủ 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi theo quy định tại Điều 22, 23 BLDS tham gia giao kết hợp đồng bảo lãnh để bảo lãnh cho một nghĩa vụ dân sự, thì hợp đồng đó đương nhiên bị vô hiệu (vô hiệu tuyệt đối).
Trong trường hợp bên bảo lãnh dùng tài sản thuộc sở chung của vợ chồng để bảo lãnh, thì phải được sự đồng ý của hai vợ chồng hoặc của tất cả các đồng chủ sở hữu chung hợp nhất. Loại giao dịch bảo lãnh này còn đòi hỏi tư cách chủ thể của bên bảo lãnh, nếu không tuân thủ quy định này thì phần không có tư cách chủ thể đại diện có thể bị vô hiệu. Những đồng chủ sở hữu chung hợp nhất nếu không trực tiếp ký vào hợp đồng bảo lãnh, thì phải có văn bản ủy quyền hợp lệ theo quy định của BLDS mới có giá trị pháp lý.
Đối với pháp nhân tham gia bảo lãnh, người giao kết hợp đồng phải là
đại diện hợp pháp của pháp nhân (có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền) theo quy định tại Điều 91 BLDS. Vậy, nếu một người không có quyền đại diện cho pháp nhân xác lập hợp đồng bảo lãnh, về nguyên tắc hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu. Tuy nhiên, nếu sau khi đã xác lập hợp đồng và pháp nhân được đại diện đã biết và đồng ý với việc giao kết hợp đồng đó thì hợp đồng bảo lãnh không bị vô hiệu (Điều 145 BLDS).
Một trường hợp nữa cũng có thể phát sinh từ hợp đồng do người đại diện của pháp nhân ký kết, hợp đồng vượt quá phạm vi thẩm quyền đại diện. Hợp đồng này chỉ bị vô hiệu một phần, tức là phần vượt quá phạm vi thẩm
quyền đại diện. Nếu pháp nhân được đại diện biết và chấp nhận cả phần vượt quá thì hợp đồng bảo lãnh sẽ không bị vô hiệu (Điều 146 BLDS).
Hợp đồng bảo lãnh giả tạo
Theo quy định của pháp luật khi hợp đồng bảo lãnh được các bên thỏa thuận ký kết nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, với xã hội hoặc nhằm che dấu một hành vi nào đó, đặc biệt là hành vi bất hợp pháp thì hợp đồng đó phải bị tuyên bố vô hiệu (Điều 129 BLDS). Tuy nhiên, ai sẽ là người yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng này vô hiệu. Chắc chắn không phải là các bên tham gia hợp đồng, vì họ đã thông đồng với nhau từ trước nhằm che dấu một mục đích nào đó. Tính chất vô hiệu thực hiện theo quy định tại Điều 129 BLDS “Khi các bên xác lập giao dịch một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này” (tức Bộ luật dân sự).
Vậy, trên thực tế chỉ những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc các cơ quan, tổ chức xã hội có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Nhầm lẫn
Đối với hợp đồng bảo lãnh thì khi một trong các bên giao kết hợp đồng bị nhầm lẫm về nội dung giao kết hợp đồng, mà sự nhầm lẫn này là kết quả trực tiếp từ lỗi vô ý của phía bên kia thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu thay đổi nội dung giao kết hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu (Điều 131 BLDS). Ngoài ra, sự nhầm lẫn có thể đến từ lỗi vô ý của người thứ ba có liên quan - người được bảo lãnh. Thông thường chúng ta chỉ xem xét tuyên bố hợp
đồng vô hiệu nếu phía bên kia do vô tình mà đưa ra thông tin sai, không đầy đủ hoặc biết mà không nói làm cho đối phương lầm tưởng dẫn đến ký kết hợp đồng,