khung khổ pháp lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả cho việc triển khai hoạt động THADS nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng.
Phạm vi, nội dung phải thực hiện thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự rất rộng, nhưng trong những năm qua đã được cơ quan THADS tỉnh Đồng Nai triển khai thi hành đồng bộ, kết quả đạt được đáng khích lệ, đã được ngành cấp trên đánh giá có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tề, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, án tham nhũng… vẫn còn thấp do thiếu sự hợp tác từ phía người phải thi hành án. Vẫn còn nhiều trường hợp người phải thi hành án bằng mọi phương cách để tẩu tán tài sản hoặc chây ỳ, chống đối kéo dài thời gian không chịu thi hành án hay không ít trường hợp họ không có tài sản gì để thi hành án.
Tính bình quân mỗi năm ngành THADS tỉnh Đồng Nai thụ lý các loại án có phần thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự với số lượng rất lớn, lên đến
7.036 việc/ năm, với số tiền phải thi hành là: 270.561.541.400 đồng/ năm. Nhìn chung, đối với các đối tượng đang thụ hình thì việc tác động đến họ việc thi hành phần dân sự là một bài toán khó, vì thường thuộc diện sống lang thang, không nơi cư trú nhất định, không có tài sản, nên không có điều kiện thi hành án. Việc quản lý nhân hộ khẩu của chính quyền địa phương sau khi người phải thi hành án mãn hạn tù trở về địa phương hiện nay thật sự hết sức lòng lẽo, hoặc do đặc thù về mặt tâm lý của đối tượng đã nêu ở phần trên, sau khi ra tù họ bỏ địa phương đi đâu biệt tích không cơ quan nào nắm được. Đây là những lý do cơ bản tạo nên lượng việc thi hành án tồn đọng ngày càng nhiều mà không có biện pháp tháo gỡ.
+ Đối với Chấp hành viên: Trong thực tế khi có phát sinh việc phân chia tài sản chung của vợ, chồng thì hầu như Chấp hành viên không tự mình thực hiện việc xác định phân chia phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung mà Chấp hành viên thường hướng dẫn vợ hoặc chồng khởi kiện ra Tòa án để giải quyết. Nếu họ không chịu khởi kiện thì lúc đó Chấp hành viên đứng đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản. Trong khi việc phân chia tài sản của vợ, chồng đòi hỏi phải tuân thủ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan.
Trong đó, nhất là các quy định về chế độ tài sản chung, riêng của vợ, chồng đối với tài sản là bất động sản rất phức tạp, còn nhiều chồng chéo cho nên Chấp hành viên sẽ gặp khó khăn trong việc xác minh làm rò về nguồn gốc tài sản, do đó có tiềm ẩn nhiều thiếu sót, thiếu công bằng, thiếu khách quan trong việc xác định, phân chia tài sản chung của vợ, chồng. Do vậy, việc phân chia tài sản bằng một bản án, quyết định của Tòa sẽ đảm bảo được tính chính xác và khách quan hơn, cũng không loại trừ trường hợp Chấp hành viên né trách trách nhiệm vì chưa tin tưởng vào năng lực của mình.
+ Về việc xác minh điều kiện thi hành án: Căn cứ Điều 44 Luật THADS và khoản 1 Điều 9 Nghị định 62/2015/ NĐ-CP của Chính phủ . Quy định này, trong thực tế gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì đòi hỏi Chấp hành viên phải gặp người phải thi hành án mới lập được biên bản xác minh; chờ kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án từ người phải thi hành án. Quy định này, chỉ mang tính hình thức vì người phải thi hành án thường không hợp tác, còn tìm mọi cách để kéo dài thời gian thi hành án.
Trong công tác phối hợp cung cấp thông tin lại càng khó khăn hơn như: xác minh tiền trong tài khoản ngân hàng của người phải thi hành án. Thực tế ngân hàng, các tổ chức tín dụng thường vin vào việc quy định của ngành họ phải bảo vệ khách hàng nên khi biết Chấp hành viên xác minh hoặc chuẩn bị áp dụng các biện pháp đảm bảo hoặc cưỡng chế, ngân hàng thường tạo điều kiện cho người phải thi hành án chuyển hoặc rút hết tiền trong tài khoản gây khó khăn thêm cho cơ quan thi hành án.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Hệ Phối Hợp Giữa Cục (Chi Cục) Thi Hành Án Dân Sự Với Các Lực Lượng Có Liên Quan
- Một Mảnh Vườn Rộng 8.235 M2, Ghi Trong Thửa 1.582 Tờ Bản Đồ Số 13 Tại Ấp Nông Doanh, Xã Xuân T., Huyện Lk, Tỉnh Đn. Nguyễn Văn Th. Và Phạm Văn H. Mua Của
- Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Đúng Quy Định Của Pháp Luật Về Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự Từ Thực Tiễn Tỉnh Đồng Nai
- Củng Cố Mối Quan Hệ Phối Kết Hợp Giữa Các Cơ Quan Hữu Quan Có Trách Nhiệm Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự (Gồm: Tòa Án, Viện Kiểm
- Tăng Cường Công Tác Tuyên Truyền Phổ Biến, Giáo Dục Pháp Luật Về Thi Hành Quyết Định Dân Sự Trong Bản Án Hình Sự .
- Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Trong trường hợp xác minh điều kiện thi hành án đối với tài sản là bất động sản thì cơ quan thi hành án cũng gặp rất nhiều khó khăn khi yêu cầu cung cấp thông tin từ các cơ quan quản lý đất đai, cung cấp hồ sơ cho vay, thế chấp tài sản đối với ngân hàng.
Thi hành án dân sự nói chung đã khó, việc thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự lại càng khó khăn hơn. Trong thời gian qua, từ sau khi Luật thi hành án hình sự được ban hành cũng tạo khá nhiều thuận lợi cho các cơ quan THADS. Việc kết nối với các trại giam, trại cải tạo có đồng bộ hơn, có thuận lợi
hơn, song từng nơi từng lúc cũng chưa chặt chẻ. Chính quyền địa phương quản lý đối tượng ra tù cũng còn lòng lẽo nên khi Chấp hành viên xác minh hoàn cảnh của các đối tượng này, chính quyền địa phương cũng không cung cấp được hiện tại họ sinh sống ở đâu, họ có tài sản gì không.
Trong tình hình thực tiễn như thế, yêu cầu khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong việc thi hành các quyết định dân dự trong bản án hình sự là hết sức cấp thiết. Điều tiên quyết là phải có sự phối kết hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan hữu quan, xác lập được trách nhiệm của từng đơn vị, hình thành được quy chế hoạt động phù hợp thì mới có thể nâng cao được hiệu quả của việc thi hành các quyết định dân sự trong bản án hình sự được.
3.2 Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng qui định của pháp luật và nâng cao hiệu quả về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự
3.2.1. Tiếp tục kiến nghị hoàn thiện các qui định của pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự
Trong những năm qua, pháp luật về THADS nói chung và pháp luật quy định về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng đã có những bước phát triển quan trọng, từng bước được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý hữu ích cho hoạt động THADS; góp phần bảo đảm các quan hệ THADS; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân. Từ đó, đảm bảo công bằng xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần cải cách tư pháp; từng bước phân định dần chức năng, thẩm quyền, nâng cao trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước đối với công tác THADS.
Một bước ngoặt quan trọng về công tác THADS là việc ngày 14/11/2008, Quốc hội đã lần đầu tiên thông qua Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014), trên cơ sở kế thừa từ những pháp lệnh về THADS trước đó. Tiếp đến là các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành như Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009; Nghị định 74/2009/NĐ-CP ngày 09/9 /2009; Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 và gần đây nhất là Nghị định 33/2020/NĐ- CP ngày 17/3/2020… Sự ra đời của các văn bản pháp lý này cho thấy nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến
công tác THADS. Từ đây, hệ thống cơ quan THADS được tổ chức và quản lý tập trung, thống nhất, là một ngành mang tính độc lập cao và thể hiện nhiều điểm đặc thù trong tổ chức và hoạt động. Vị trí của ngành THADS đã được quy định rò ràng, cụ thể hơn, thể hiện rò vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ở nước ta.
Tuy nhiên, xét một cách tổng quan, cho đến nay, Nhà nước chưa hoạch định được chương trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về quy định cụ thể đối với lĩnh vực thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trong THADS nói riêng. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật chưa được thực hiện một cách triệt để, sâu rộng trên tất cả các mặt.
Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về hiệu quả hoạt động xây dựng, hoàn thiện về pháp luật thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, trên thực tế diễn ra chậm, không kịp thời, có những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý.
Kết quả nghiên cứu thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai cho thấy vẫn còn những bất cập khi áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật nói chung.
Định hướng cho việc nâng cao chất lượng công tác THADS và tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, cần thiết phải chú trọng đến công tác sơ, tổng kết đúc rút kinh nghiệm, từ đó tạo tiền đề cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, cụ thể:
Một là, Cục THADS tỉnh Đồng Nai cần chủ động kết hợp với các ngành trong khối Nội chính, các Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học tiến hành sơ, tổng kết công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự.
Chú ý đến hình thức tham luận, tổng hợp thực tiễn, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Đánh giá được những mặt tích cực đã đạt được, những bất cập gây cản ngại trong quá trình thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự.
Hai là, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo tính khả thi đối với phần hình phạt về vật chất đã được quy định trong BLHS năm 2015, theo hướng:
+ Đối với hình phạt tiền: cần phân định cụ thể hạn mức tối thiểu, tối đa của phạt tiền với tính chất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Cần có quy định thời gian cụ thể người bị kết án phải hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền phạt.
+ Về việc miễn, giảm các hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án hình sự .
Những quy định về miễn, giảm được quy định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014); Nghị định 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ; Thông tư 12/2015/TTLT-BTP- BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/9/ 2015 của liên Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - TAND Tối cao - VKSND tối cao, qui định và hướng dẫn về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Theo quy định tại các quy phạm pháp luật này thì người phải thi hành án nếu đã thi hành được ít nhất 1/50 khoản phải thi hành thì được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. Qua khảo sát tại Cục THADS và 11 Chi cục THADS tỉnh Đồng Nai cho thấy trừ những trường hợp đối tượng bị kết án có điều kiện thi hành án nhưng cố tình trì hoãn, kéo dài không chịu thi hành thì có rất nhiều trường hợp bị án phải thụ hình với thời gian dài, thậm chí án chung thân. Bản thân họ trước đây sống lang thang, không có bất cứ tài sản nào, thế mà cơ quan THADS phải theo định kỳ đi xác minh tài sản của họ qua trại giam, trại cải tạo vừa tốn kém công sức, vừa tốn kém công tác phí từ ngân sách của nhà nước. Do vậy, cần bổ sung quy định trường hợp không xác minh được địa chỉ, nhiều lần xác minh người bị kết án không có tài sản gì thì nên xét miễn cho họ phần nghĩa vụ còn lại phải thi hành.
+ Ba là, cần nhanh chóng khắc phục những bất cập của pháp luật khi áp dụng trong thực tiễn.
Luật THADS được xem như là một bước tiến lớn trong hoạt động THADS nhưng khi áp dụng vào thực tế vẫn còn quá nhiều bất cập cần kịp thời sửa đổi, bổ sung; Ví dụ: Điểm a, khoản 2 Điều 2 Luật THADS năm 2014 quy định: “Những bản án bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tổn thất tinh thần, cấp dưỡng, trả lương được đưa ra thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị, theo thủ tục phúc thẩm”. Như vậy những bản án này được đưa ra thi hành ngay khi chưa có hiệu
lực, nhưng theo nội dung bản án thì kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật người phải thi hành án mới phải thi hành phần lãi suất do chậm thi hành án. Do đó, trong trường hợp cơ quan THADS ra quyết định thi hành án ngay khi bản án chưa có hiệu lực thì phần lãi suất có được đưa ra thi hành án ngay không? Nếu có thì thời điểm tính lãi suất từ thời điểm chậm thi hành án hay thời điểm án có hiệu lực pháp luật?. Hoặc tại khoản 1, Điều 68 Luật THADS năm 2014 quy định về yêu cầu lực lượng hỗ trợ Chấp hành viên để tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự, chỉ quy định ngắn gọn “…Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ”. Trong quá trình thực hiện đương sự chống đối, Chấp hành viên yêu cầu lực lượng công an hỗ trợ để thực hiện việc tạm giữ nhưng gặp khó khăn, lực lượng công an từ chối với lý do theo quy định của Thông tư liện tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp và Bộ Công an chỉ quy định về phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong THADS, còn việc hỗ trợ Chấp hành viên tạm giữ tài sản do chưa có văn bản quy định cho nên không cử lực lượng tham gia…
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện về bộ máy tổ chức các cơ quan THADS, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ ngành
Cục THADS tỉnh Đồng Nai là cơ quan Trung ương đóng tại địa phương, trực thuộc quản lý nhà nước của Tổng cục THADS thuộc Bộ Tư pháp và sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng tỉnh. Tính đến tháng 12/2015, thực hiện chỉ tiêu biên chế và cơ cấu tổ chức như sau: số biên chế được giao là 207, thực hiện 202, bao gồm Chấp hành viên (CHV) cao cấp: 0, CHV Trung cấp: 11, CHV sơ cấp:75; Thẩm tra viên: 10; Thư ký THA: 29 (03 Trung cấp); Chuyên viên: 36 (01 chuyên viên chính); Cán sự và thương đương: 05; kế toán: 20 và công chức khác là 16 (Biểu số :13/TK- THA).
Trình độ công chức: trên đại học ngành Luật là 03, Đại học ngành Luật 165 – ngành khác 17, trung cấp Luật 04- ngành khác 12, số công chức khác 01. Trình độ Quản lý nhà nước (QLNN): cao cấp 01, chuyên viên chính 06,chuyên viên 70. Trình độ chính trị: cao cấp 40, trung cấp 20 (Biểu số :14/TK- THA).
Đến tháng 2020, thực hiện chỉ tiêu biên chế và cơ cấu tổ chức như sau : số biên chế được giao là 200, thực hiện 190, bao gồm Chấp hành viên (CHV) cao cấp: 01, CHV Trung cấp: 24, CHV sơ cấp: 67; Thẩm tra viên: 13; Thư ký THA: 40 (03 Trung cấp); Chuyên viên: 08 (01 chuyên viên chính); Cán sự và thương đương: 09; kế toán: 19 và công chức khác là 09 (Biểu số :13/TK- THA).
Trình độ công chức: trên đại học ngành Luật là 04, Đại học ngành Luật 163 – ngành khác 15, trung cấp Luật 01- ngành khác 04, số công chức khác 01. Trình độ Quản lý nhà nước (QLNN): cao cấp 01, chuyên viên chính 06, chuyên viên 88. Trình độ chính trị: cao cấp 50, trung cấp 68 (Biểu số :14/TK- THA).
Đối chiếu 05 năm từ 2015 đến 2020 nhận định, do thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế ở các đơn vị hành chinh nhà nước nên qua 06 năm biên chế của Cục giảm 12 người, toàn ngành có 112 CHV, 10 Thẩm tra viên và 62 Thư ký. Như vậy số CHV sau 05 năm chỉ tăng 26 người, số Thẩm tra viên vẫn là 10, Thư ký THA tăng 33 người.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức ngành trong 05 năm qua: phân tích từ số liệu thống kê trên cho thấy CHV cao cấp không thay đổi; CHV Trung cấp tăng 13; Thẩm tra viên tăng 03; Thư ký THA tăng 11. Trình độ trên Đại học Luật tăng 01; Cao cấp lý luận chính trị tăng 10, Trung cấp CT tăng 48. Như vậy, về nâng cao trình độ chính trị, nâng ngạch CHV Cục đã thực hiện tương đối tốt, riêng mặt nâng cao trình độ trên đại học còn thấp cần có hướng quy hoạch cán bộ cụ thể và tạo điều kiện cho các công chức, nhất là lực lượng CHV tham gia các lớp cao học Luật.
Với số việc phải thi hành án năm 2020 là 28.408 việc thì bình quân 01 CHV phải phụ trách giải quyết 254 việc. Từ đó, cho thấy áp lực giải quyết án của các CHV là không nhỏ. Mặc dù vậy, với kết quả đạt được, chỉ tiêu về việc và về tiền hàng năm đạt cao như năm 2020: kết quả số việc thi hành xong + số việc đình chi là
16.159 việc – đạt tỉ lệ 75,81%; Số tiền thi hành xong + số tiền đình chi là 1.239.581.636 đồng – đạt tỉ lệ 59,43%. Từ kết quả này chính là câu trả lời sinh
động và thiết thực nhất cho sự nổ lực, phấn đấu của tập thể ngành Thi hành án dân sự tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số cán bộ trong ngành, kể cả các CHV, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, còn ngại khó, ngại khổ, thiếu quyết tâm trong quá trình tác nghiệp, chưa quyết liệt trong việc đôn đốc, xác minh, kê biên tài sản của đối tượng phải thi hành án dẫn đến không ít vụ việc bị kéo dài, gây bức xúc cho bên được thi hành án.
Do vậy, ngành THADS tỉnh Đồng Nai cần quan tâm thực hiện các giải pháp sau:
+ Chú trọng việc xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, đảm bảo đủ về số lượng chỉ tiêu biên chế được giao, đồng thời xây dựng được lộ trình nâng cao chất lượng toàn ngành.Tập trung chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm, nhất là đối với các cấp lãnh đạo, quản lý và các Chấp hành viên. Cụ thể hóa và thực hiện nghiêm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Chấp hành viên, gắn với việc thực hiện Nghi quyết Trung ương IV; thường xuyên phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tăng cường kỷ cương trong hoạt động công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, mạnh dạn đưa ra khỏi ngành những đối tượng làm tổn hại đến thanh danh của ngành. Thường xuyên làm trong sạch hóa đội ngũ ngành, đẩy mạnh việc phòng, chống quan liêu, nhũng nhiễu trong thi hành công vụ, phấn đấu xây dựng cơ quan THADS là cơ quan văn hóa, giảm thiểu thủ tục hành chính trong hoạt động của ngành, thực hiện tốt tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân. Sẳn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn khi được tổ chức phân công.
+ Thực hiện tốt công tác quy hoạch lực lượng trẻ kế cận, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
+ Cần hướng tới việc chuyên môn hóa các vị trí công tác tại Cục và 11 Chi cục THADS trong toàn tỉnh.
Hiện nay, đội ngũ Chấp hành viên và các công chức khác thường thực hiện công tác luân chuyển dẫn đến tình trang xáo trộn vị trí công tác. Không ít trường