Các Giải Pháp Bảo Đảm Chất Lượng Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Của Tòa Án Nhân Dân

là: "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" [8].

Các nghị quyết này là cơ sở cho việc từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Quán triệt các nghị quyết này, Nhà nước đã có nhiều hoạt động cụ thể thực hiện chủ trương, cải cách tư pháp của Đảng. Đó là việc sửa đổi bổ sung, ban hành mới nhiều văn bản pháp luật nhằm kiện toàn và đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động ADPL của các cơ quan tư pháp, như: Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009, BLTTHS năm 2003, Luật Tổ chức TAND năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân sửa đổi năm 2011, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 sửa đổi năm 2006... Việc thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước đòi hỏi các cơ quan tư pháp có sự đổi mới toàn diện. Thực tế các cơ quan tư pháp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hội nhập quốc tế, thì những chuyển biến của các cơ quan tư pháp là chậm, chưa đồng bộ so với đổi mới lập pháp và cải cách hành chính, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân. Vẫn còn tình trạng bắt giam, truy tố, xét xử oan sai, bỏ lọt người phạm tội…, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng về số vụ và tính chất mức độ phạm tội.

Trong hệ thống các cơ quan tư pháp Việt Nam, Tòa án được xác định là trung tâm, xét xử là trọng tâm của nền tư pháp và việc nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án được coi là khâu đột phá của quá trình cải cách tư pháp. Tòa án là nơi thể hiện rò nhất nguyên tắc dân chủ và bình đẳng. Bản án là kết quả của quá trình tố tụng từ điều tra cho đến truy tố, xét xử. Đòi hỏi hoạt động ADPL của Tòa án phải chính xác, khách quan, xét xử phải đúng

người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần duy trì trật tự xã hội, thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

- Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước

Bên cạnh những thành tựu to lớn, hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường mang nhiều hậu quả tiêu cực, làm gia tăng tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm. Đặc biệt trong điều kiện mặt bằng dân trí và trình độ hiểu biết pháp luật của đại bộ phận dân cư chưa cao, những tác động này càng dễ phát triển và lây lan trên diện rộng. Đó là lối sống thực dụng, xa lạ với nền văn hóa, phong tục tập quán và những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận không nhỏ trong số đó luôn coi giá trị đồng tiền là trên hết, vì đồng tiền họ sẵn sàng chà đạp lên tất cả, sẵn sàng làm bất cứ việc gì, miễn là kiếm được tiền kể cả phạm tội, như: Buôn bán ma túy, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo…, thậm chí chém, giết thuê. Trong khi đó công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự chưa đáp ứng được yêu cầu, còn bị động, đối phó, nhất là trong giải quyết các vấn đề phức tạp và bức xúc của xã hội mới nảy sinh. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm còn yếu, chưa phát huy được sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào hoạt động này.

Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi, thực hiện những bước đi đầu tiên của phát triển kinh tế thị trường, đa dạng các hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng cạnh tranh phát triển. Pháp luật về lĩnh vực quản lý xã hội, quản lý an ninh trật tự còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và có nhiều sơ hở đã tác động xấu đến ý thức chấp hành pháp luật, đến nếp sống tự do vô kỷ luật của một bộ phận dân cư.

Bối cảnh và thực trạng trên cho thấy, để bảo đảm và duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng, giữa các cá nhân với nhau, đấu tranh phòng chống tội

phạm có hiệu quả đòi hỏi hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động ADPL hình sự của Tòa án nói riêng phải ngang tầm với nhiệm vụ mà xã hội đang đặt ra.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Bảo đảm chất lượng ADPL hình sự của TAND cần phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, các giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành cơ chế vận hành thúc đẩy hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong hoạt động ADPL hình sự. Sau đây là các giải pháp bảo đảm chất lượng ADPL hình sự của TAND.

Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa - 14

3.2.1. Các giải pháp chung

- Hoàn thiện pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.

Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng ADPL được thống nhất và chính xác. Hiện nay BLHS và BLTTHS dù được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng một số quy định vẫn còn những bất cập, không phù hợp, gây khó khăn cho các chủ thể ADPL và không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ các quyền lợi ích chính đáng hợp pháp của công dân.

- Đối với BLHS:

Bộ luật hình sự năm 1999 mới được sửa đổi bổ sung năm 2009 nhưng vẫn còn nhiều điều luật chưa phù hợp.

Điều 250 BLHS quy định "Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rò là do người khác phạm tội mà có…". Ví dụ A tiêu thụ tài sản của B trộm cắp được có giá trị dưới 2.000.000 đồng, nếu B chưa bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc chưa có tiền án về tội chiếm đoạt tài sản mà chưa được xóa án tích thì B không đủ dấu hiệu pháp lý cấu thành tội "Trộm cắp tài sản" và A cũng không đủ dấu hiệu pháp lý cấu thành tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Trường hợp B có tiền án về tội chiếm

đoạt tài sản chưa được xóa án tích hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản thì B phạm tội "Trộm cắp tài sản" và A tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội cũng đủ dấu hiệu cấu thành tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có", trong trường hợp này A phải chịu trách nhiệm hình sự vì yếu tố nhân thân của B. Điều này là không hợp lý và không công bằng đối với A.

Điều 139 BLHS quy định "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…", Điều 140 quy định "Người nào có một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác … Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó…". Ví dụ: A vay tiền của B thông qua hợp đồng và ghi rò là nhằm mục đích kinh doanh nhưng sau khi vay được tiền thì B chỉ dùng một phần rất nhỏ vào mục đích kinh doanh, hoặc thậm chí dùng hoàn toàn số tiền vay vào mục đích khác và cố tình chiếm đoạt số tiền đó. Nhưng do pháp luật thiếu đồng bộ, không thể kiểm soát việc chi tiêu thực tế của các cá nhân, tổ chức trong xã hội nên rất khó khăn trong việc xác định dấu hiệu gian dối để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A hoặc xác định thời điểm dùng thủ đoạn gian dối trước hay sau khi nhận được tài sản để xác định tội danh là lừa đảo hay lạm dụng hoặc người nhận được tài sản cố tình chiếm đoạt và không bỏ trốn thì cũng rất khó truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Người bị chiếm đoạt tài sản chỉ còn cách khởi kiện dân sự. Trong khi việc thi hành án dân sự hiệu quả rất thấp. Người dân bị kẻ khác lợi dụng sơ hở của pháp luật chiếm đoạt tài sản của mình, đứng nhìn kẻ chiếm đoạt tài sản nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Các cơ quan bảo vệ pháp luật lúng túng, thậm chí bất lực trong việc bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp tài sản của người dân vì thiếu quy định cụ thể của pháp luật. Điều này khiến người dân và dư luận xã hội vô cùng bức xúc, đòi hỏi cần sớm hoàn thiện quy định của BLHS để khắc phục bất cập này.

Điều 304 BLHS, tội không chấp hành án, quy định "Người nào cố ý không chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án dù đã bị áp dụng

biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt…". Trong thực tế hầu như chưa đưa ra xét xử được vụ án nào với tội danh này. Do thiếu quy định của pháp luật về quản lý tài sản của người phải thi hành bản án, nên cơ quan có thẩm quyền không kiểm soát được tài sản của người phải thi hành án. Mặc dù họ có tài sản nhưng vẫn cố ý không chấp hành án bằng cách nhờ người thân quen, đứng tên sở hữu tài sản có đăng ký quyền sở hữu, còn những tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì thông qua hợp đồng thuê, mượn tài sản của người khác và họ vẫn thường xuyên sử dụng tài sản đó, khiến cơ quan thi hành án không thể thi hành được bản án, cơ quan bảo vệ pháp luật không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người cố ý không chấp hành bản án của Tòa án. Người được thi hành án đã mất tài sản lại còn mất thêm thời gian, công sức đi khởi kiện mà vẫn không đòi được tài sản. Đây là một trong những nguyên nhân mà người dân không muốn lựa chọn con đường tố tụng dân sự tại Tòa án, giảm niềm tin vào hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan tư pháp. Vì vậy cần sớm sửa đổi quy định tại điều luật này cho phù hợp với thực tế và hỗ trợ tích cực cho việc thi hành bản án của Tòa án, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Điều 245 BLHS, tội gây rối trật tự công cộng, quy định "Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng…". Khách thể được điều luật này bảo vệ là trật tự công cộng. Hành vi phạm tội gây rối loạn trật tự công cộng, gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của đời sống cộng đồng. Tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng điều luật này còn mang tính gán ghép. Ví dụ: A, B, C bàn nhau gây thương tích cho Y và phục đón đường đánh Y trên đoạn đường đê vào ban đêm hầu như không có người qua lại, cách xa nơi có dân cư. Cả 3 tên A, B, C đều dùng tay chân đấm đá Y, khi Y bỏ chạy chỉ có mình A tiếp tục đuổi đánh Y và Y tự vệ thì bị A rút dao thủ sẵn trong người đâm 01 nhát dẫn đến cái chết của B. Kết quả khám nghiệm tử thi xác định ngoài vết dao gây ra cái chết cho Y thì không còn thương tích nào khác. Tuy nhiên sau khi xảy ra vụ án cơ quan điều tra đã bắt giam cả 03 bị cáo A, B, C

để điều tra và chuyển Viện kiểm sát truy tố A về tội "Giết người" còn truy tố B, C tội "Gây rối trật tự công cộng". Hành vi đấm đá Y của B, C không gây thương tích cho Y, không hề ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự công cộng và họ không biết A mang theo dao và đâm chết Y. Việc trót bắt giam B, C để điều tra được gán cho tội "Gây rối trật tự công cộng". Vì vậy cần sớm quy định rò ràng dấu hiệu pháp lý cấu thành tội "Gây rối trật tự công cộng" để cơ quan tố tụng thận trọng hơn trong việc bắt tạm giam và có cơ sở để người dân bảo vệ mình.

Việc định lượng bằng số tiền cụ thể đối với một số tội về chiếm đoạt tài sản, như trộm cắp, hủy hoại, lừa đảo, lạm dụng, đưa hối lộ… có mặt tích cực là thuận lợi cho việc ADPL của cơ quan tiến hành tố tụng xác định tội danh. Nhưng tiền Việt Nam thường xuyên mất giá, mà BLHS lại không được điều chỉnh kịp thời dẫn đến giá trị tài sản thực tế chỉ đáng xử lý hành chính thì lại phải xử lý hình sự hoặc khung hình phạt thấp thì lại phải chịu tình tiết định khung cao hơn. Vì vậy nên định lượng mức tiền tương đương với bao nhiêu tháng lương tối thiểu, vì mức lương tối thiểu thường xuyên được điều chỉnh hàng năm tùy theo mức độ trượt giá của đồng tiền.

Về hình phạt thì hình phạt cải tạo không giam giữ quy định tại Điều 31 BLHS: "Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do bộ luật này quy định đang có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rò ràng …bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước…". Thực tế Tòa án ít khi áp dụng hình phạt này và cơ quan thi hành án khó thi hành vì khó xác định được thu nhập thường xuyên của người bị kết án. Hiệu quả của hình phạt này không cao và không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay của Việt Nam, cần sớm sửa đổi hoặc hủy bỏ loại hình phạt này.

Một số tội danh chỉ có BLHS Việt Nam quy định mà nhiều nước trên thế giới không quy định là tội phạm, ví dụ: Tội đánh bạc. Nhu cầu cá cược trong xã hội là có thật, tồn tại từ trong cả xã hội phong kiến và xã hội tư bản.

Thực tế không ít người dân Việt Nam thường xuyên sang các nước láng giềng để đánh bạc và Việt Nam đã xây dựng casino cho người nước ngoài đến đánh bạc. Tuy nhiều lần có dự thảo nghị định về cá cược, nhưng đến nay vẫn chưa ban hành. Một số cá nhân lén lút đứng ra tổ chức cho những người có nhu cầu đánh bạc, phát sinh việc cho vay lãi xuất cao để đánh bạc, hình thành các băng nhóm đòi nợ thuê …và nhiều tệ nạn khác mà Nhà nước không quản lý được. Trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng nên tham khảo pháp luật, cũng như kinh nghiệm của các nước phát triển để quản lý những vấn đề tồn tại của xã hội một cách tốt nhất, tránh việc áp đặt duy ý chí, kịp thời sửa đổi một số tội danh của BLHS để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đời sống xã hội.

- Đối với BLTTHS.

Sau 07 năm thực hiện BLTTHS năm 2003 vẫn còn một số quy định có nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến sự áp dụng còn thiếu chính xác. Để đáp ứng được các đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tư pháp hình sự, nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, hỗ trợ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, cần tiếp tục hoàn thiện BLTTHS theo hướng quy định rò ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như mối quan hệ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, đặc biệt là trình tự thủ tục tố tụng tại phiên tòa, nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng dân chủ công khai tại phiên tòa, bảo đảm cho người tham gia tố tụng thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Hội đồng xét xử phán quyết chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Tổ chức hệ thống xét xử theo đúng tinh thần nghị quyết 49 NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận số 79 ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra;

Không ngừng bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật tố tụng, khắc phục những quy phạm pháp luật chồng chéo và không phù hợp với thực tế. Ví dụ: Vấn đề thẩm quyền trưng cầu giám định của Tòa án. Thực tế đã có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau.

Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì có tới 39 điều luật liên quan tới việc giám định gồm các điều: 14; 34; 36; 42; 49; 50; 51; 52; 53; 5 6;

58; 59; 60; 61;64; 65; 73; 7 5; 98; 151; 152; 155; 156; 157; 158; 159; 160;

169; 184; 193; 199; 202; 203; 207; 215; 291; 311; 315; 317; trong đó quy

định về thẩm quyền trưng cầu giám định, nội dung giám định, kết luận giám định, các trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định, việc tiến hành giám định, sự tham gia của điều tra viên, kiểm sát viên, quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định…

Trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự còn nhiều cách hiểu và áp dụng chưa thống nhất về thẩm quyền trưng cầu giám định của Tòa án. Gây nhiều tranh cãi về việc Tòa án có thẩm quyền trưng cầu giám định không? Nếu có thì trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 38, 39 BLTTHS thì không quy định thẩm quyền trưng cầu giám định của Thẩm phán và chánh án mà chỉ quy định tại điểm d khoản 2 điều 34 và điểm g khoản 2 điều 36 đối với thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát.

Trên thực tế thì sau khi nhận được yêu cầu của bị cáo hoặc bị hại đề nghị Tòa án trưng cầu giám định lại vì không đồng ý với kết luận giám định mà cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát đã trưng cầu. Đã có những quan điểm giải quyết khác nhau:

Quan điểm thứ nhất: Tòa án trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra giải quyết, vì Điều 38, 39 BLTTHS không quy định thẩm quyền cho chánh án và thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022