Mục Đích Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam

1.1. Mục đích bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam

Quyền sở hữu với tư cách là một quyền dân sự của cá nhân, tổ chức được pháp luật công nhận và bảo vệ, không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Dân sự. Khác với việc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật hình sự và pháp luật hành chính bên cạnh việc bảo vệ quyền sở hữu còn nhằm hướng tới mục đích cao hơn là trật tự xã hội, trật tự quản lý hành chính do nhà nước thông qua pháp luật thiết lập. Mục đích cao nhất của việc quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự chính là đảm bảo quyền dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đảm bảo quá trình thực hiện quyền sở hữu, chiếm hữu hợp pháp diễn ra một cách bình thường và mang lại lợi ích cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp trong quá trình chiếm hữu, khai thác, sử dụng tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự là nhằm ngăn chặn các hành vi có nguy cơ gây thiệt hại, cản trở quá trình nắm giữ, quản lý, khai thác, sử dụng, định đoạt tài sản của người có quyền cũng như khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản hoặc đền bù cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp một lợi ích tương đương mà họ bị mất đi khi xuất hiện hành vi xâm phạm. Kết quả của việc thực hiện biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự không nhằm trừng trị chủ thể thực hiện hành vi cản trở, hành vi xâm phạm đến quá trình thực hiện quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp hay tước đi một số quyền của họ mà chỉ buộc họ phải thực hiện một hành động hay bồi thường một lợi ích nhằm khôi phục quyền lợi cho người có quyền. Mục đích của bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự sẽ tác động rất lớn đến việc thiết kế các biện pháp bảo vệ cũng như xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu.

1.2. Chủ thể bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam

Chủ thể đầu tiên được thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu đầy đủ và triệt để nhất chính là chủ sở hữu tài sản. Chủ sở hữu là người có đầy đủ 3 quyền năng sở hữu được quy định tại Điều 164 BLDS bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Tư cách chủ sở hữu của một cá nhân, tổ chức được xác lập dựa trên căn cứ xác lập quyền sở hữu được quy định tại Điều 170 BLDS bao gồm xác lập quyền sở hữu: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thu hoa lợi, lợi tức; tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; được thừa kế tài sản; chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai…phù hợp với thời hiệu quy định và các trường hợp khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu là người có thể lựa chọn tất cả các phương thức bảo vệ quyền sở hữu theo biện pháp dân sự, đồng thời thực hiện quyền đối kháng của mình đối với bất kỳ ai có nguy cơ và thực tế đang có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình không kể tài sản đó là động sản hay bất động sản, tài sản có phải đăng ký quyền sở hữu hay không phải đăng ký quyền sở hữu. Giới hạn lớn nhất mà chủ sở hữu gặp phải khi thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu chính là các biện pháp được thực hiện không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, để đảm bảo trật tự và sự lưu thông cho các giao dịch dân sự trong đời sống, chủ sở hữu có thể bị hạn chế trong việc lựa chọn phương thức bảo vệ quyền sở hữu nhưng quy định này không làm mất đi quyền lợi của chủ sở hữu.

Chủ thể thứ hai thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự chính là người chiếm hữu hợp pháp. Người chiếm

hữu hợp pháp được ghi nhận duy nhất tại Điều 255 BLDS tuy nhiên không có khái niệm định nghĩa “người chiếm hữu hợp pháp”. Bộ luật dân sự hiện hành chỉ quy định các trường hợp được coi là “chiếm hữu có căn cứ pháp luật” tại Khoản 1 Điều 183 và “chiếm hữu không có căn cứ pháp luật” sẽ được hiểu theo phương pháp loại suy. Theo đó, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là chiếm hữu trong các trường hợp: chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định và các trường hợp khác do pháp luật quy định... Người chiếm hữu hợp pháp hiểu theo nghĩa của từ “hợp pháp” là người chiếm hữu phù hợp với các quy định của pháp luật. Như vậy, người chiếm hữu có căn cứ pháp luật chính là người chiếm hữu hợp pháp. Tuy nhiên việc quy định người chiếm hữu hợp pháp đầu tiên là chủ sở hữu là điều không cần thiết, vì chủ sở hữu mặc nhiên được coi là người có quyền chiếm hữu đối với tài sản, đó cũng là cơ sở để họ thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình. Nếu hiểu người chiếm hữu hợp pháp là người chiếm hữu tài sản phù hợp với các quy định của pháp luật thì người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng được coi là người chiếm hữu hợp pháp. Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật bao gồm người chiếm hữu đối với tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu và không có chứng cứ chứng minh rằng họ biết được người chuyển giao tài sản là người không có quyền định đoạt đối với tài sản; hoặc người chiếm hữu đối với tài

sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký sở hữu nhưng có tài liệu, chứng cứ chứng minh được rằng họ không thể biết người chuyển giao tài sản cho mình không phải là người có quyền định đoạt đối với tài sản như giấy tờ chứng minh quyền sở hữu bị giả tạo tới mức tinh vi mà họ không thể phát hiện hoặc họ đã xác lập giao dịch với người mà theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu, người có quyền định đoạt với tài sản nhưng thực tế lại không phải. Bên cạnh đó, người hiện đang quản lý di sản chung là do sản thừa kế chưa chia, người quản lý các di sản dùng vào việc thờ cúng cũng được coi là người chiếm hữu hợp pháp.

Chủ thể thứ ba, một chủ thể đặc biệt được thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự là người chiếm hữu tài sản trên cơ sở quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. Hiến pháp 1992 ghi nhận hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai, trong đó nhà nước là đại diện chủ sở hữu thực hiện giao tài sản cho tổ chức, cá nhân chiếm hữu, khai thác, sử dụng và định đoạt quyền sử dụng của mình. Toàn dân hay đại diện là nhà nước không thể tự mình thực hiện các quyền sở hữu đối với đất đai vì thế nhà nước giao lại quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt quyền sử dụng lại cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện một phần quyền sở hữu thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, khai thác, hưởng lợi, cũng như định đoạt quyền sử dụng như chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thừa kế… Đương nhiên, đối với các quyền đã được nhà nước giao, chủ sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với đại diện nhà nước. Đối với chủ sở hữu nhà và người sử dụng đất liền kề tuy không phải là chủ sở hữu của bất động sản liền kề nhưng họ lại có quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề trên cơ sở thỏa thuận hoặc quy định pháp luật trong trường hợp nhà, đất của họ bị vây bọc bởi bất động sản khác mà không có phía nào tiếp giáp với công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật. Việc bảo vệ quyền sử dụng bất động sản liền kề

phát sinh từ thực tiễn bị hạn chế bởi bất động sản vây bọc nên chủ sở hữu nhà, người sử dụng bất động sản liền kề phải nhờ đến bất động sản thuộc sở hữu, sử dụng của người khác để có một lối đi, một đường cấp thoát nước, cấp khí ga hoặc các nhu cầu cần thiết khác... Quyền sử dụng của hai chủ thể này sinh ra trên cơ sở sự chia sẻ phần quyền chiếm hữu, sử dụng từ chủ sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy không phải là người có quyền sử dụng đối với đất đai hay bất động sản liền kề nhưng người sử dụng đất và người sử dụng bất động sản liền kề vẫn có quyền thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ mà pháp luật ghi nhận cho chủ sở hữu.

Pháp luật dân sự Việt Nam không tách biệt quyền sở hữu và quyền chiếm hữu như pháp luật nhiều quốc gia khác mà ghi nhận chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu, là hình thức biểu hiện bên ngoài của sở hữu thể hiện ở việc thực tế đang nắm giữ, quản lý đối với tài sản. Do đó, trong trường hợp chủ thể thứ 2 và thứ 3 đã ghi nhận ở trên, mặc dù khái niệm người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất và quyền sử dụng bất động sản liền kề được ghi nhận nhưng không được hiểu những chủ thể này nắm quyền chiếm hữu một cách tuyệt đối, quyền của họ được pháp luật quy định và bị hạn chế bởi thỏa thuận đối với chủ sở hữu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Trong nhiều trường hợp, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là người chưa có đầy đủ năng lực hành vi, người hạn chế năng lực hành vi, người mất năng lực hành vi hoặc vì lý do nào đó không thể tự mình thực hiện các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu thì người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận như: người giám hộ, người được ủy quyền hợp pháp sẽ thay mặt họ thực hiện hành vi bảo vệ quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có

quyền sử dụng đất là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp hoặc người được người đại diện hợp pháp ủy quyền sẽ đứng ra đại diện thực hiện các biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu theo luật định.

Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam - 3

Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tham gia quá trình bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự với tư cách là chủ thể trung gian, hỗ trợ chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình khi có yêu cầu bằng cách thừa nhận giá trị pháp lý của các tài liệu, chứng cứ chứng minh mà họ cung cấp, thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm tránh thiệt hại khi các chủ thể quyền yêu cầu, công nhận và đảm bảo cho thỏa thuận giữa các chủ thể được thực hiện trong thực tế. Vai trò của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề luôn thể hiện vị trí trung tâm và quyết định đến hiệu quả của các biện pháp bảo vệ được thực hiện.

1.3. Chủ thể đối kháng trong bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam

Tất cả những người có nguy cơ hoặc đã thực hiện hành vi trái pháp luật tác động tới lợi ích của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu trên cơ sở quyền sử dụng đất và quyền sử dụng bất động sản liền kề theo quy định đều có thể là chủ thể đối kháng trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu. Đó là người mà chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng đối với tài sản nhưng không thực hiện đầy đủ các cam kết mà hai bên đã thỏa thuận, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình hoặc không ngay tình, thậm chí là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có các quyết định, bản án trái pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất và quyền sử dụng bất động sản liền kề.

Trước tiên, chủ thể đối kháng trong quan hệ bảo vệ quyền sở hữu có thể là người được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử

dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo thỏa thuận thông qua một giao dịch hợp pháp như hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cho vay, thế chấp, hợp đồng thuê tài sản… Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện thỏa thuận, chủ thể này thực hiện hoặc không thực hiện hành vi dẫn tới vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận giữa các bên về việc chiếm hữu, khai thác, sử dụng tài sản, ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề. Do đó, căn cứ trên các ràng buộc phát sinh từ hợp đồng, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng, đòi lại tài sản hay yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc bảo vệ quyền sở hữu trong trường hợp này rõ ràng và thuận lợi hơn khi chứng minh quan hệ xác lập giữa hai bên cũng như chỉ rõ các vi phạm dẫn đến chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người có quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình hay xác định các thiệt hại mà bên vi phạm hợp đồng đã gây ra.

Chủ thể đối kháng thứ hai là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản. Như đã nêu quy định chiếm hữu có căn cứ pháp luật ở phần trên, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật hiểu theo phương thức loại suy là chiếm hữu không căn cứ trên các căn cứ xác lập quy định tại Khoản 1 Điều 183 BLDS. Người chiếm hữu không có căn pháp luật có thể là người đã lấy cắp, chiếm đoạt tài sản từ chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, hoặc là người hiện đang chiếm hữu, sử dụng tài sản thông qua xác lập giao dịch với người không phải là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp của tài sản đó…Ví dụ: anh A là chủ sở hữu của chiếc xe máy SH nhập khẩu phân khối 125 cc màu xanh biển số 29A-032.21. Khi anh A vắng nhà, B đã phá khóa cửa vào nhà anh A lấy trộm chiếc xe máy bao gồm cả giấy tờ chứng nhận

quyền sở hữu xe trong cốp và mang ra tiệm cầm đồ bán cho anh C là chủ tiệm cầm đồ. Anh C sau đó đã bán chiếc xe này cho anh D. Như vậy, người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật trong tình huống này bao gồm anh B, anh C và anh D. Anh B có sự chiếm hữu tài sản trên cơ sở hành vi vi phạm quy định của pháp luật hình sự là hành vi trộm cắp, trong khi đó anh C và anh D là người thứ ba có được xe máy trên cơ sở thực hiện giao dịch với anh B và anh C là người không có quyền sở hữu đối với tài sản mà trong trường hợp này, anh C và anh D khi thực hiện giao dịch đối với tài sản phải đăng ký sở hữu là chiếc xe máy buộc phải biết về chủ sở hữu thực sự của chiếc xe. Về mặt nguyên tắc, hành vi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật được hiểu là không ngay tình. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có những trường hợp, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không biết được rằng việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ. Do vậy, để xác định đúng chủ thể đối kháng khi thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, pháp luật dân sự căn cứ vào việc buộc phải biết hay không biết/không thể biết hành vi chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật mà chia người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thành hai dạng là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Trên cơ sở đó, chỉ dẫn chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đến đối tượng cần thực hiện biện pháp đối kháng thực sự sao cho phù hợp quy định pháp luật, hiệu quả và bảo đảm trật tự xã hội. Khoản 2 Điều 183 BLDS quy định: “Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết hay không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật” [6]. Vậy trong trường hợp nào, người chiếm hữu không biết hay không thể biết việc chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp luật. Điều này không đồng nghĩa với việc người chiếm hữu biết hay không biết về quy định tại khoản 2 Điều 183 BLDS mà phụ thuộc vào quá trình thực hiện giao dịch chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản, người chiếm

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí