Những Ưu Điểm Của Việc Đảm Bảo Chất Lượng Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất Tại Tòa Án Nhân Dân


SỐ THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT CÁ LOẠI TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2010 CẤP TỈNH, HUYỆN



LOẠI VỤ VIỆC VỀ

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

SỐ ÁN PHẢI GIẢI QUYẾT

SỐ VỤ ÁN ĐÃ GIẢI QUYẾT

SỐ VỤ ÁN CÒN LẠI

ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN ĐƠN

ĐẶC ĐIỂM BỊ ĐƠN

Cũ còn lại

Mới thụ lý

Tổng số

Chuyển hồ sơ vụ án

Đình chỉ

Công nhận sự

thỏa thuận

Xét xử hoặc

giải quyết

Tổng số

Tổng số

Quá hạn luật định

Tạm đình chỉ

Cơ quan tổ chức

Cá nhân

Cơ quan tổ chức

Cá nhân

1. Tranh chấp hợp

đồng chuyển đổi

372

531

903

15

118

28

247

408

495

52

91

18

574

11

571

2. Tranh chấp hợp

đồng chuyển nhượng

1855

3437

5292

123

594

674

1098

2489

2803

321

378

29

4463

15

4524

3. Tranh chấp hợp

đồng thuê

111

217

328

5

32

48

76

161

167

6

16

12

198

4

251

4. Tranh chấp hợp

đồng thế chấp

152

357

509

1

21

71

142

235

274

34

25

2

746

4

745

5. Tranh chấp về thừa

kế

452

648

1100

17

62

53

240

372

728

53

74


871


872

- Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng

thủy sản


172


124


296


5


28


26


107


166


130


6


20


3


165



171

- Đối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất nông

nghiệp để trồng rừng, đất ở


182


207


389


1


36


26


162


225


164


2


34



365



356

6. Đòi đất cho mượn,

cho sử dụng nhờ, lấn chiếm


3533


5027


8560


101


1146


480


1754


3481


5079


632


1181


90


7016


54


7272

Cộng

6829

10548

17377

268

2037

1406

3826

7537

9840

1106

1819

154

14398

88

14762

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân - 7


SỐ THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT CÁ LOẠI TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2011 CẤP TỈNH, HUYỆN



LOẠI VỤ VIỆC VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

SỐ ÁN PHẢI GIẢI QUYẾT

SỐ VỤ ÁN ĐÃ GIẢI QUYẾT

SỐ VỤ ÁN CÒN LẠI

ĐẶC ĐIỂM NGUYÊN ĐƠN

ĐẶC ĐIỂM BỊ ĐƠN

Cũ còn lại

Mới thụ lý

Tổng số

Chuyển hồ sơ vụ án

Đình chỉ

Công nhận sự

thỏa thuận

Xét xử hoặc

giải quyết

Tổng số

Tổng số

Quá hạn luật định

Tạm đình chỉ

Cơ quan tổ chức

Cá nhân

Cơ quan tổ chức

Cá nhân

1. Tranh chấp hợp đồng

chuyển đổi

367

757

1124

18

213

135

353

721

403

15

137

1

1095

8

1038

2. Tranh chấp hợp đồng

chuyển nhượng

2038

4455

6493

135

1092

904

1835

3966

2527

123

1028

14

6553

16

6666

3. Tranh chấp hợp đồng

thuê

127

285

412

6

56

58

137

257

155

4

43

20

434

2

452

4. Tranh chấp hợp đồng

thế chấp

223

326

549

13

69

72

221

375

174

17

72

8

721

1

740

5. Tranh chấp về thừa kế

566

762

1328

21

177

121

430

749

579

25

217

29

1350

13

1359

- Đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng

thủy sản


119


168


287


7


47


37


108


199


88


1


41



264



265

- Đối với đất nông

nghiệp để trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp để trồng rừng, đất ở


123


124


247


2


30


29


106


167


80



29


13


321



323

6. Đòi đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lấn

chiếm


3790


6009


9799


179


1582


850


2680


5291


4508


260


2176


47


9589


50


9660

7. Tranh chấp quyền sử dụng đất


306


1026


1332


20


214


118


474


826


506


15


256


5


1558


5


1543

Cộng

7659

13912

21571

401

3480

2324

6346

12551

9020

460

3999

137

21885

95

22046

Từ thực tế giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân cho thấy chất lượng áp dụng pháp luật có những ưu điểm, hạn chế sau đây.

2.2.1. Những ưu điểm của việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân

- Việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặc dù các vụ việc dân sự mà các Tòa án phải thụ lý giải quyết tăng, nhưng do nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt là Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, Luật đất đai, … và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành các đạo luật này, các Tòa án đã không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ vụ án, làm rò yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan, thực hiện tốt phương châm kiên trì hòa giải đúng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, dứt điểm, góp phần giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Trong năm 2012, tổng số các vụ việc dân sự toàn ngành Tòa án giải quyết, tỷ lệ hòa giải thành đạt 50%. Công tác giải quyết các vụ việc dân sự nói chung được thực hiện đúng quy định của pháp luật, về cơ bản đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự [17].

- Việc áp dụng pháp luật và đường lối giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất đã có sự thống nhất giữa các Tòa án. Việc xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật cũng đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở để pháp luật ngày càng hoàn

thiện hơn, phục vụ đắc lực công tác chuyên môn. Các dự thảo Luật được chuẩn bị công phu, kịp thời, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Việc ban hành các Thông tư liên tịch và các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán đã góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật, thông qua đó nâng cao chất lượng công tác xét xử đối với công tác xét xử của ngành Tòa án nhân dân nói chung và việc giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng. So với các tiêu chí để đánh giá chất lượng xét xử, những ưu điểm của ngành Tòa án trong những năm qua đã tạo được những ấn tượng tốt đẹp trong đời sống xã hội. Những phiên tòa mẫu với việc tranh luận công khai dân chủ, những bản án "thấu tình, đạt lý" đầy tính thuyết phục đã đi vào đời sống nhân dân, tạo nên niềm tin vào công lý xã hội chủ nghĩa, vào lẽ phải và sự công bằng xã hội. Công việc xét xử của Thẩm phán đã dần được xã hội nhìn nhận như một nghề cao quý, vinh dự. Cơ quan Tòa án nhân dân ở nước ta thực sự là địa chỉ tin cậy của quần chúng nhân dân trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng theo quy định của pháp luật.

- Việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân trong thời gian qua cho thấy đội ngũ Thẩm phán ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét, đánh giá chứng cứ, tổ chức phiên tòa, lựa chọn và áp dụng đúng các quy phạm pháp luật và ban hành bản án, quyết định đúng pháp luật ngày càng được nâng cao đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Với những ưu điểm đã đạt được trong công tác xét xử trong thời gian qua, ngành Tòa án nhân dân nước ta hoàn toàn có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ mà Hiến pháp và pháp luật đã giao, xứng đáng trở thành cơ quan trung tâm của hoạt động tư pháp trong việc xây dựng một Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Thông qua việc xét xử, Tòa án nhân dân giáo dục pháp luật cho đương sự và những người khác.

2.2.2. Hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân

a. Hạn chế về việc đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật về tố tụng

- Trước tiên về việc phân định thẩm quyền giải quyết giữa Tòa án với cơ quan hành chính: Bộ luật tố tụng dân sự quy định thẩm quyền của Tòa án theo loại vụ việc, thẩm quyền theo lãnh thổ. Đối với thẩm quyền về vụ việc, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 có sự phân chia thành tranh chấp về dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình. Đối với thẩm quyền về lãnh thổ, Bộ luật tố tụng dân sự có sự phân chia thành thẩm quyền theo nơi cư trú của bị đơn, thẩm quyền theo nơi có bất động sản… Tuy nhiên, khi xác định thẩm quyền theo lãnh thổ, Bộ luật tố tụng dân sự ưu tiên việc xác định thẩm quyền theo nơi có quyền sử dụng đất (bất động sản) trước thẩm quyền theo nơi cư trú của bị đơn [8, Điều 35].

Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền thì khi có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp trong cùng vụ án (mỗi quan hệ pháp luật tranh chấp được xác định thẩm quyền theo từng vụ việc khác nhau) thì thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được xác định theo quan hệ pháp luật tranh chấp chính. Chẳng hạn, nếu đó là quan hệ pháp luật tranh chấp về hôn nhân gia đình, hợp đồng tín dụng thì dù vợ chồng có tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất hay các bên đương sự có tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (bảo đảm cho hợp đồng tín dụng) thì thẩm quyền của Tòa án vẫn được xác định theo nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi hợp đồng tín dụng được ký kết, thực hiện mà không phải là nơi có quyền sử dụng đất (bất động sản).

- Hai là, cùng một loại quan hệ pháp luật tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất nhưng tùy thuộc vào yêu cầu của đương sự thì có

khi vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án, có khi vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì quy định về hợp đồng dân sự thuộc Phần thứ ba – Nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự; các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc Phần thứ năm – Quy định về chuyển quyền sử dụng đất. Trong khi đó, quy định về giao dịch dân sự thuộc Phần thứ nhất - Những quy định chung. Cho nên, về nguyên tắc, các quy định về hợp đồng dân sự và giao dịch về quyền sử dụng đất không được áp dụng qua lại cho nhau mà chúng chỉ có thể áp dụng qua lại với quy định về giao dịch dân sự. Chính vì vậy, khi các bên xác lập giao dịch về quyền sử dụng đất, chưa được cấp quyền sử dụng mà có tranh chấp thì việc xác định thẩm quyền của Tòa án hay của cơ quan hành chính còn phụ thuộc vào yêu cầu của nguyên đơn. Nếu nguyên đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án vì chúng được điều chỉnh theo quy định của Phần thứ ba – Nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự và Phần thứ nhất - Những quy định chung (có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu). Nếu đương sự yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì thẩm quyền lại của cơ quan hành chính, chứ không phải Tòa án vì khi đó quy định của Phần thứ năm - Quy định về chuyển quyền sử dụng đất và quy định của Luật Đất đai được áp dụng để giải quyết.

Ví dụ, tại Bản án số 56/2011/DSPT, ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử vụ án: đòi quyền sử dụng đất và bồi thường tài sản trên đất giữa nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Thoa với bị đơn: Ông Nguyễn Văn Biên theo trình tự phúc thẩm, đã xử hủy án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 136 Luật đất đai năm 2003 thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Ủy ban nhân dân.

Như vậy, việc phân định thẩm quyền giữa Tòa án với Ủy ban nhân dân chỉ dựa vào phần đất đó có 01 trong các loại giấy tờ do Luật Đất đai quy định là chưa phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự. Bên cạnh đó, theo quy định

của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án có thẩm quyền và giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Ngoài ra, hạn chế về mặt tố tụng còn thể hiện ở việc Tòa án không áp dụng đầy đủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để xác định tính xác thực của các chứng cứ do đương sự xuất trình trong quá trình giải quyết vụ án. Mặc dù đã được lưu ý trong các hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm trước đây nhưng đến nay trong một số hồ sơ vụ án, các tài liệu, chứng cứ do đương sự xuất trình chỉ là bản photocopy, trong khi những tài liệu, chứng cứ này có tính chất rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết vụ án như: giấy vay nợ, giấy xác nhận số tiền còn nợ, di chúc, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất... nhưng những tài liệu photocopy này không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là đã sao y bản chính...

- Người nhận tài liệu không ký xác nhận (đã đối chiếu với bản chính khi nhận tài liệu) hoặc người nhận tài liệu có ký nhưng không ghi rò chức danh, họ và tên, không lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ... làm cho việc xem xét đánh giá chứng cứ, xác định đường lối xử lý vụ án gặp khó khăn và không bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. Có vụ án tài liệu, chứng cứ, rò ràng có sửa chữa, tẩy xóa đương sự có yêu cầu Tòa án cho giám định và đồng ý nộp tiền giám định nhưng Tòa án không cho tiến hành giám định, dẫn đến sau khi xét xử phúc thẩm đương sự khiếu nại bản án và tiếp tục yêu cầu được giám định nên bản án đã bị kháng nghị. Đối với trường hợp đương sự yêu cầu giám định và đã được Toà án giải thích nhưng đương sự vẫn không nộp tiền chi phí giám định thì Tòa án phải lập biên bản để lưu trong hồ sơ.

- Có một số trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn đã chết trong quá trình tố tụng và họ có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng nhưng Tòa án vẫn xác định người đã chết là nguyên đơn hoặc bị đơn là không chính xác. Trong

trường hợp này cần phải ghi rò nguyên đơn: Nguyễn Văn A đã chết có Nguyễn Văn X là người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng. Áp dụng không đúng quy định của pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và pháp luật thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nên Tòa hành chính cấp sơ thẩm thụ lý vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất nhưng lại bị Tòa hành chính cấp phúc thẩm xử hủy bản án sơ thẩm chuyển hồ sơ cho Tòa dân sự thụ lý xét xử. Sau khi Tòa dân sự xét xử sơ thẩm vụ án thì lại Tòa án cấp phúc thẩm xử hủy bản án sơ thẩm để chuyển hồ sơ cho Tòa hành chính xét xử làm cho vụ án bị chuyển qua chuyển lại từ Tòa dân sự sang Tòa hành chính và ngược lại, việc giải quyết bị kéo dài gây khó khăn cho các đương sự.

- Do không nghiên cứu kỹ hồ sơ dẫn đến có một số vụ án khi xét xử Tòa án bỏ sót người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngược lại, cũng có một số trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm với lý do cần đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng trong khi những người này không có quyền lợi nghĩa vụ nào liên quan đến vụ án. Việc xác định ai là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự phải căn cứ vào quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để quyết định. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc tuy không phải là người yêu cầu, người khởi kiện, người bị kiện nhưng khi giải quyết vụ việc dân sự sẽ dẫn đến họ là người được hưởng quyền hoặc phải thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quyết định của Tòa án. Vì vậy, trong trường hợp này Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng. Ví dụ, Ngày 30 tháng 8 năm 2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp về quyền sử dụng ranh giới đất và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Nguyên đơn: Ông Phan Đăng Lam và Bị đơn: Ông Nguyễn Doãn Kết, anh Nguyễn Doãn Xuyến) bằng Bản án số 163/2011/DSPT hủy Bản án số 05/12011/DSST, ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Tòa án cấp sơ thẩm vì lý do Tòa án án cấp sơ thẩm đưa thiếu người tham gia tố tụng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí