Lược Sử Về Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý


(type), hoặc "dạng" (style) - nên áp dụng thực tế của Thỏa ước còn rất hạn chế. Thỏa ước này cũng chấp nhận bảo hộ các chỉ dẫn cho rượu vang mặc dù đã trở thành tên gọi thông thường của sản phẩm theo cách đối nghịch với các nguyên tắc cơ bản nhất của luật nhãn hiệu hàng hoá [48]. Hiện nay chỉ có 35 nước đã tham gia Thỏa ước Madrid và rất nhiều nước quan trọng không tham gia, như Mỹ, Bỉ và hầu như tất cả các nước Nam Mỹ [57].

Cả Công ước Paris và Thỏa ước Madrid về chống chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hàng hóa 1891 đều có phạm vi bảo hộ rất hẹp đối với các chỉ dẫn địa lý. Để khắc phục hạn chế này, một số nước đã cùng nhau ký kết Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ ("Thỏa ước Lisbon") vào ngày 31/10/1958. Thỏa ước này được xem xét lại tại Stockholm năm 1967 và được sửa đổi năm 1979. Thỏa ước Lisbon có phạm vi bảo hộ rộng hơn cho các chỉ dẫn địa lý.

Mục đích của Thỏa ước Lisbon là bảo hộ và thực thi một cách hiệu quả các chỉ dẫn địa lý trên một cơ sở mới. Thỏa ước này không hạn chế biện pháp thực thi chỉ ở các biện pháp kiểm soát biên giới như trong Công ước Paris mà quy định một hệ thống đăng ký chỉ dẫn địa lý theo mô hình của đăng ký nhãn hiệu quốc tế trong Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế các nhãn hiệu 1891 (Việt Nam tham gia Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế các nhãn hiệu 1891 từ ngày 8/3/1949). Đối tượng bảo hộ của Thỏa ước Lisbon là các tên gọi xuất xứ theo cách diễn giải thuật ngữ "appellation d'origine" trong luật của Pháp - có nghĩa là Thỏa ước Lisbon chỉ bảo hộ các chỉ dẫn mà chất lượng và tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn đó hoàn toàn hoặc về cơ bản là do môi trường địa lý quyết định (kể cả yếu tố tự nhiên và con người). Những chỉ dẫn nguồn gốc đơn giản (có thể sử dụng cho những sản phẩm mà đặc tính của nó không bắt nguồn từ điều kiện địa lý) không thuộc phạm vi bảo hộ của Thỏa ước này. Sự hạn chế đó đã cản trở việc gia nhập Thỏa ước của các nước không biết về khái niệm tên gọi xuất xứ hàng hóa.


Cho đến nay, mới chỉ có 26 nước đã tham gia Thỏa ước Lisbon và có 2 nước đang ký kết Thỏa ước Lisbon đó là Rumani và Tây Ban Nha [57]. Có hai lý do chính để các nước ít tham gia Thỏa ước này. Thứ nhất, một tên gọi xuất xứ chỉ được bảo hộ quốc tế khi nó đã được bảo hộ "như vậy" ở nước xuất xứ. Thứ hai, Thỏa ước này không quy định các trường hợp ngoại lệ cho các chỉ dẫn đã bị biến thành tên gọi thông thường của hàng hóa ở một số nước.

Do tầm quan trọng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý trong xuất khẩu, các nước có nhiều chỉ dẫn địa lý (như các nước Châu Âu) đã yêu cầu phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ hơn nhằm thi hành một chuẩn mực bảo hộ cao hơn cho loại quyền sở hữu trí tuệ này. Bảo hộ hiệu quả các chỉ dẫn địa lý, đặc biệt các chỉ dẫn địa lý cho rượu vang và rượu mạnh, là lý do quan trọng nhất để EC trình vấn đề này ra trước GATT và đã trở thành một vấn đề gây rất nhiều tranh cãi.

Lần đầu tiên trong khuôn khổ GATT, các cuộc đàm phán đã bàn đến các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại quốc tế. Kết quả của các cuộc đàm phán này là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) được ký kết ngày 15/4/1994 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. TRIPS quy định các tiêu chuẩn pháp lý tối thiểu đối với việc bảo hộ các đối tượng của sở hữu trí tuệ (trong đó có chỉ dẫn địa lý) mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ, từ đó thiết lập một khung pháp lý thống nhất, có hiệu quả trong việc bảo hộ toàn diện quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm cả chỉ dẫn địa lý).

Nhìn chung các quy định của TRIPS về chỉ dẫn địa lý là một sự thỏa hiệp giữa các quyền lợi của Mỹ và EC, đó là: sẽ ngăn cấm trong tương lai sự lạm dụng và biến các chỉ dẫn địa lý thành các tên gọi thông thường của sản phẩm, nhưng thực trạng hiện nay vẫn sẽ được giữ nguyên. Một số quy định quan trọng của TRIPS về chỉ dẫn địa lý cũng còn chưa rõ ràng và đang gây nhiều tranh cãi, ví dụ về loại sản phẩm được bảo hộ (Điều 22.1) [48], về mối quan hệ giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa (Điều 24.5 và Điều 16). Tuy nhiên, Hiệp định TRIPS là điều ước quốc tế đầu tiên quy định hệ thống


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

các biện pháp chế tài trong đó có những biện pháp chế tài khẩn cấp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm và những biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn không để các hành vi xâm phạm tiếp diễn. Các biện pháp chế tài này hoàn toàn không có trong Công ước Paris.

Như vậy, với việc ra đời Hiệp định TRIPS, việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới đã được đẩy mạnh, mang lại lợi ích cho cả người sáng tạo và người sử dụng công nghệ, cũng như lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và đảm bảo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam - Ninh Thị Thanh Thủy - 5

Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý ngày càng được xây dựng đầy đủ, chặt chẽ và ngày càng hoàn thiện nhằm bảo hộ một cách có hiệu quả đối tượng sở hữu công nghiệp này và nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển, hội nhập quốc tế của thế giới trong giai đoạn hiện nay.

1.2.2. Lược sử về sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp của Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu được hình thành từ đầu những năm 80 lại đây. So với hệ thống pháp luật sở hữu công nghiệp của một số nước trên thế giới, Việt Nam tuy chưa có những bộ luật riêng để bảo hộ từng đối tượng của sở hữu công nghiệp như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha... song xét về mặt nội dung, tính chất,... hệ thống pháp luật sở hữu công nghiệp của Việt Nam không có những điểm khác biệt cơ bản mà còn phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam tham gia. Sự phù hợp đó đã tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam dễ hòa nhập với các nước, các tổ chức quốc tế khu vực trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các pháp nhân, thể nhân nước ngoài xin đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam.


Quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý sau khi thống nhất đất nước có thể được chia thành ba giai đoạn sau:

* Giai đoạn từ 1980 - 1995:

Đây là giai đoạn mở đầu hoạt động bảo hộ sở hữu công nghiệp ở nước ta. Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự ra đời của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989.

Một trong những nội dung cơ bản của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đó là việc quy định về các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Theo Điều 1 Pháp lệnh, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức nhà nước, tập thể, tư nhân có tư cách pháp nhân và cá nhân bao gồm quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa.

Như vậy, tên gọi xuất xứ (một dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý) đã được quy định là một trong các đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở thời kỳ này.

Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989 đã có một số quy định riêng cho việc bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa như quy định về khái niệm tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền đối với chủ văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa, các hành vi sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ tên gọi xuất xứ, v.v

Về cơ bản, các quy định pháp luật về đăng ký, sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa trong pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp còn rất hạn chế. Pháp lệnh không có các quy định điều chỉnh hoạt động quản lý đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã đánh dấu bước phát triển mới của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói


chung ở Việt Nam, phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và nâng cao hiệu lực pháp luật của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta.

Các quy định của Pháp lệnh này phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của các Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Việt Nam gia nhập. Đây là điều kiện quan trọng để nước ta dễ dàng hội nhập vào quá trình phát triển của quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đồng thời tạo môi trường thuận lợi thu hút sự đầu tư nước ngoài, thu hút việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các nhà đầu tư này tại Việt Nam.

* Giai đoạn từ 1995 - 2005:

Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam trên cơ sở các quy định của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1989 dần dần cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Một số quy định có tính nguyên tắc về xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung chưa được cụ thể hóa đúng mức nên gây khó khăn, lúng túng trong việc áp dụng. Thực tiễn của quá trình đổi mới cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ về sở hữu công nghiệp nói chung.

Để khắc phục những hạn chế và bất cập này, ngày 28/10/1995 Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự năm 1995 trong đó dành hẳn một chương quy định về sở hữu công nghiệp (chương II Phần thứ sáu). Các quy định về tên gọi xuất xứ hàng hóa tại chương II Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự 1995 bao gồm những nội dung cơ bản sau:


- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định (Điều 780)

- Các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ gồm: tên gọi xuất xứ hàng hóa và các đối tượng khác do pháp luật quy định, trừ các đối tượng được quy định tại Điều 787 của Bộ luật Dân sự 1995 (Điều 781)

- Điều 786 quy định về khái niệm tên gọi xuất xứ hàng hóa: là tên địa lý của nước, địa lý địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.

- Ngoài ra Bộ luật Dân sự 1995 còn có những quy định về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa như quyền nộp đơn, quyền ưu tiên, thời hạn bảo hộ; về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa; v.v

Để thực thi các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản được ban hành trong thời kỳ này tạo thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý nói riêng. Đó là các văn bản:

- Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; được bổ sung, sửa đổi theo Nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ;

- Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;


- Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31/12/1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ;

- Thông tư số 23/TC-TCT của Bộ Tài chính ngày 09/05/1997 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;

- Thông tư số 825/TT-BKHCNMT ngày 03/05/2000 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06/03/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư số 49/2001/TT- BKHCNMT ngày 14/09/2001.

- Một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, so với Hiệp định TRIPS một loạt các đối tượng được đề cập trong TRIPS lại chưa được quy định trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 như: bí mật kinh doanh; chỉ dẫn địa lý; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp; các bí quyết, kiến thức kỹ thuật; các dạng thiết kế, bố trí mạch tích hợp. Để đáp ứng được các tiêu chuẩn sở hữu công nghiệp của Hiệp định TRIPS mà Bộ luật Dân sự 1995 chưa quy định cụ thể, ngày 03/10/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2000/NĐ-CP mở rộng đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam. Đó là các đối tượng: bí mật kinh doanh; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.

Theo Nghị định số 54/2000/NĐ-CP, quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý tự động xác lập khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Nghị định mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, Nghị định này chỉ đề cập tới một số vấn đề và quy định rất chung chung như định nghĩa về chỉ dẫn địa lý, người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, thời hạn


bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, các hành vi xâm phạm quyền, v.v... Nghị định chưa quy định cụ thể về thủ tục và trình tự xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý, các biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm quyền, v.v

* Giai đoạn từ 2005 - nay:

Mặc dù chúng ta đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ sở hữu trí tuệ nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa tiến kịp so với thực tiễn và kinh nghiệm của thế giới. Tuy đã có các quy định ở Phần thứ 6 của Bộ luật Dân sự năm 1995 và hơn 40 văn bản liên quan nhưng trước xu thế hội nhập và phát triển của thế giới, so với yêu cầu để Việt Nam có thể gia nhập WTO, hệ thống này còn bộc lộ nhiều điểm bất cập và chưa tiếp cận được với các tiêu chuẩn bảo hộ trên thế giới.

Chính vì vậy, việc sửa đổi Bộ luật Dân sự và ban hành một đạo luật riêng điều chỉnh lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết. Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ 1/1/2006, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010 ra đời đã đáp ứng được phần nào những yêu cầu trên.

Theo quy định tại Điều 750 Bộ luật Dân sự 2005, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đã tương thích với các quy định trong Hiệp định TRIPS, bao gồm cả chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Để triển khai các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện cũng đã được ban hành như:

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 22/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí